TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ông PHẠM QUỲNH tự học
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ông PHẠM QUỲNH tự học

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Jul 26, 2015 10:33 pm    Tiêu đề: Ông PHẠM QUỲNH tự học



Ông PHẠM QUỲNH tự học


      Ông PHẠM QUỲNH tự học
      Phan Thi Nga thuật
      Hà Nội báo
      Số 14, thứ Tư ngày 08-4-1936, tr. 3-4

      LỜI DẪN:

      Như các bài trước, được trích từ các sách xưa, bài này cũng vậy, để tránh dài dòng, tôi chỉ chép lại những đoạn quan trọng và sâu sắc, tuy vậy nó vẫn giữ nguyên vẹn tính bao quát của vấn đề. Phần không trích chỉ bằng 1/6 của bài thôi.

      Qua bài này, và tiếp theo sau là bài “ Ông PHAN KHÔI Tự Học”, quí bạn đọc sẽ thấy GƯƠNG TỰ HỌC CỦA NGƯỜI XƯA nói chung, và ý nguyện của Phạm Quỳnh (1892-1945) nói riêng, một tấm lòng thiết tha với tiếng Việt trong giai đoạn sơ khai của chữ quốc ngữ nước nhà; từ đó ta hiểu thêm được lý do ông cho ra Nam Phong tạp chí. Ta hãy nhớ câu nói nổi tiếng sau đây của ông: TRUYỆN KIỀU CÒN, TIẾNG TA CÒN, TIẾNG TA CÒN, NƯỚC TA CÒN.

      *******
     
Tự học là một sự bất đắc dĩ, tức như Chu Hy xưa gọi là “khốn học” đó, tuy thế mặc dầu, tự học vẫn có cái thú riêng.

      Tôi nhớ năm 1908, ở trường Thông Ngôn ra được vào ngay Bác cổ viện, một dịp may cho người hiếu học. Nhưng tôi nghĩ sách ở Bác cổ toàn là sách nghiên cứu về tôn giáo, lịch sử, triết lý, muốn xem ít ra cũng phải có cái học phổ thông coi mới hiểu chứ, mà sức học của tôi chỉ là sức học của một người ở trường Thông ngôn ra.

      Hồi ấy ở trên hồ Hoàn Kiếm bân cạnh chùa Ngọc Sơn có một thư viện gọi là thư viện bình dân (bibliothèque populaire) nói là bình dân chứ thực ra là thư viện của người Pháp, người mình muốn vào khó khăn lắm. Nhưng muốn học tôi tìm mánh khóe làm quen với người coi thư viện và nộp mỗi tháng hai đồng. Mỗi buổi chiều 5 giờ ở Bác cổ ra tôi vào ngay thư viện học đến 8 giờ. Thật là hai năm kham khổ (...)

      Trong mười năm tự học đó, tôi đã gặp nhiều sự may mắn. Phần tôi có sẵn tính hiếu học, phần ra khỏi trường được sa ngay vào rừng sách, phần bị công việc buộc tôi phải học thêm chữ Hán đọc lịch sử, phần nhờ Hà Nội bấy giờ còn tĩnh mịch không có những thứ ăn chơi như ngày nay; và gặp được bạn tốt, nên bao nhiêu tâm trí tôi đều chú vào sự học. (...)

      Trước kia tôi chỉ mong theo nghề nghiên cứu; không ngờ bao nhiêu sự may, tình cờ đưa đủ tài liệu làm báo lại cho tôi. Hồi ấy tôi viết văn Tây đã thông thông, cũng muốn chuyên trị về văn chương Pháp, nhưng sau đó tôi hiểu rằng quốc văn còn cần hơn, nên xoay về tập quốc văn mấy năm, cho đến năm 1917 mở báo.
      Nam Phong tạp chí của tôi không dám nói là giống hệt “Revue des deux mondes” nhưng có mô phỏng xa xa. Mười năm tự học (1908-1917) của tôi hồi ra Nam Phong là hết. Lối viết của tôi thì bao giờ cũng suy nghĩ trước, tôi không bao giờ đặt viết, viết bông lông, trong trí cần phải có đề dàn xếp hẳn hoi, đủ ý tứ, bố trí trọn bài đâu vào đấy tôi hạ bút. Lúc viết không khó nhọc, trong một trang bỏ độ năm ba chữ.

      ĐKP trích từ 13 Năm Tranh Luận Văn Học (1932-1945), của Thanh Lãng, tr. 280-282.



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân