TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Tiếc thương NGUYỄN VĂN VĨNH (1882-1936)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Tiếc thương NGUYỄN VĂN VĨNH (1882-1936)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Fri Jul 24, 2015 10:58 am    Tiêu đề: Tiếc thương NGUYỄN VĂN VĨNH (1882-1936)



Tiếc thương NGUYỄN VĂN VĨNH (1882-1936)


      Tiếc thương NGUYỄN VĂN VĨNH

      Trong bài trước tôi đã chép lại hai bài tiếc thương khi Nguyễn Văn Vĩnh ra đi vĩnh viễn tháng Năm 1936. Nay tôi xin được chép lại những lời tiếc thương của NGUYỄN VỸ (1912 - 1971), nhà văn, nhà thơ, nhà báo; chủ trương hai tạp chí nổi tiếng là Phổ Thông và tuần báo thiếu nhi Thằng Bờm, để quí bạn đọc thấy tầm vóc vĩ đại của người chủ trương Đông Dương Tạp Chí.

      Bài này trích ra từ Nguyễn Văn Vĩnh trong cuốn VĂN THI SĨ TIỀN CHIẾN (xuất bản năm 1970 ở Sài Gòn), được nhà xuất bản Văn học in lại năm 2007. Bài này rất dài nhưng tôi chỉ trích ra những đoạn quan trọng mà Nguyễn Vỹ đã viết về thần tượng của ông.

      * * *
      “ Hồi hãy còn là một sinh viên bé nhỏ, tôi đã coi Nguyễn Văn Vĩnh như bậc Đại nhân, siêu quần bạt chúng, tài trí vô song (...)
      (...) Một buổi chiều vào khoảng ba giờ, một người bạn cùng tôi đi trên vỉa hè phố hàng Gai, bỗng người bạn bảo tôi:
      - Ông Nguyễn Văn Vĩnh kìa, mày!
      - Đâu?
      Người bạn chỉ tôi một ông to béo, mặc Âu phục trắng đội mũ trắng bự giống như cái “mũ thuộc địa” (casque colonial của Tây hồi đó), ngồi trên chiếc xe mô-tô kềnh càng, nổ bình bịch và kêu rầm rầm, từ hàng Bông chạy xuống hàng Gai. Chúng tôi đứng lại ngó ông. Lúc ông bay vụt ngang qua chúng tôi, tôi cúi đầu chào. Ông không trông thấy nhưng tôi vui sướng vô cùng. Tôi đã thấy mặt nhà văn Nguyễn Văn Vĩnh. (...)

      (...) Khác hẳn với Phạm Quỳnh mà cử chỉ, thái độ, ngôn ngữ đều ra vẻ học giả quí phái, lại kiêu căng tự đắc, Nguyễn Văn Vĩnh rất là bình dân, giản dị, không khiêm tốn một cách giả dối mà cũng không kiêu kỳ trịch thượng. (...). Đó là những đức tính của Nguyễn Văn Vĩnh mà người đương thời đều mến phục (...)

      (...) Hôm được tin ông chết bên Lào ngày 02-5-1936, tôi ngồi nơi bàn viết ở Khâm Thiên nhớ đến cụ, bỗng dưng hai dòng nước mắt trào ra.

      Tội nghiệp cụ Vĩnh! Trong lúc kẻ biết xu thời đang ngất ngưỡng cân đai ở Huế, vênh váo bên ngai rồng, thì một bác văn hào lỗi lạc, một nhà ái quốc trung trực và liêm khiết, bị quẫn bách vì tài chánh, đã vỡ nợ theo ông Ameédée Clémenti – (người Pháp, chủ nhiệm báo L’Argus Indochinois, thân Việt, chống Pháp, kẻ thù của chánh phủ thuộc địa, bạn thân của ông Vĩnh) - sang xứ Lào để tìm vàng, đi phiêu lưu mạo hiểm trong rừng thieng6 nước độc, rồi chết trên giường bệnh, vì bệnh sốt rét rừng, xa vợ, xa con, xa quê hương xứ sở, trong túi không có một đồng xu!

      Quan tài của cụ Nguyễn Văn Vĩnh được đưa xe lửa từ Lào về đến ga Thường Tín, ở phía Nam Hà Nội, cách thủ đô khá xa. Tất cả giới sĩ, nông, công, thương ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đều tự động kéo nhau đi, sắp hàng tư hàng năm, có đến mấy chục ngàn người, đi bộ gần cây số, để đón rước linh cữu của bậc Văn hào.

      Linh cữu đến ga hàng Cỏ Hà Nội giữa một biển người im lặng, ai nấy cúi đầu, rưng rưng nước mắt. Linh cữu được đưa vào đặt tại Hội quán [i]Hội Tam Điểm
(Lodge de Franc Maconerie) đường Gambetta, nơi đây có ông Lê Thăng, Tiến sĩ Luật khoa, cộng sự viên báo [i]L’Annam Nouveau, ông Phạm Huy Lực, Viện trưởng Viện Dân biểu Bắc kỳ và hai người Pháp hội viên Hội Tam Điểm, đứng túc trực đêm ngày. ”
   
[/i]Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (sđd. tr. 23 – 35)
      ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân