TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thầy Thiện Giải với môn giáo lý
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thầy Thiện Giải với môn giáo lý

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Trung Học Bồ Đề - Phan Rang
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Wed Jul 08, 2015 8:24 am    Tiêu đề: Thầy Thiện Giải với môn giáo lý



Thầy Thiện Giải với môn giáo lý


      Thầy Thiện Giải với môn giáo lý
      Tặng QuangBĐ cùng các cựu HS trường Bồ Đề

      Tôi không là học sinh trường Bồ Đề nhưng duyên may đưa đến được diện kiến với thầy khi học lớp đệ Thất (lớp 6 bây giờ). Bạn tôi, Trần Đình Quế, sĩ quan phi công trực thăng thời VNCH - đã thất lộc ở Hoa Kỳ cách đây 2, 3 năm, có chia buồn trên trang web duy tân - niên khóa 1959-1960 học Bồ Đề, còn tôi học ở Nguyễn Công Trứ (vì tôi trọ học nhà người Dì ở đường Thống Nhất Phan Rang).

      Năm học 1959-1960 trường Bồ Đề có hai lớp đệ Thất: đệ Thất 1 (Pháp văn) và đệ Thất 2 (Anh văn). Hồi đó hình như trường chưa mở lớp đệ Tứ. Trần Đình Quế ở Tháp Chàm nên đi học trường Bồ Đề gần hơn. Quế học đệ Thất 2. Tôi hay đến thăm Quế ở trường Bồ Đề là vì trường Bồ Đề hai lớp đệ Thất học buổi chiều, nhưng trường Nguyễn Công Trứ thì hai lớp đệ Thất (cũng đệ Thất 1, Pháp văn và đệ Thất 2, Anh văn) cùng với lớp đệ Tứ, học buổi sáng.

      Sau này tôi hiểu ra vì sao trường NCT đệ Thất và đệ Tứ lại học buổi sáng. Lúc đó thầy Nguyễn Quảng Tuân là đương kim hiệu trưởng của hai trường NCT và Duy Tân, có lẽ thầy hiểu được tâm lý của học sinh chăng: đệ Tứ phải thi Trung học đệ nhất cấp còn đệ Thất có thể thi lại vào đệ Thất trường công (tức trường Duy Tân) nên để cho các học sinh thoải mái về sức khỏe và tâm lý. Có lẽ đúng, vì ở trường DT các lớp học buổi sáng đều dành cho các lớp đi thi: đệ Tứ (thi Trung học đệ nhất cấp), đệ Nhị (thi Tú tài phần I) và đệ Nhất (Tú tài phần II).

      Vì học buổi sáng nên thỉnh thoảng buổi xế trưa tôi đến trường BĐ để thăm Quế trước giờ vào lớp hoặc giờ ra chơi. Duyên may đưa đến cho tôi, hôm ấy Quế nói với tôi ”Mày nếu rảnh thì qua chùa chơi đi, đợi hết giờ ra chơi vô lớp tao ngồi, bữa nay hết giờ ra chơi vào là giờ Giáo Lý của Thầy Thiện Giải. ” Tôi hỏi lại “Văn phòng điểm danh làm sao? ” Quế đáp “Điểm danh một lần lúc vào học đầu giờ thôi. ”. Tôi biết Bà Nội và ba má của Quế là những Phật tử nhiệt thành, cùng với mẹ tôi hay đi chùa, Quế cũng vậy nên không ngạc nhiên gì khi Quế ngỏ lời với tôi.

      Đúng giờ, thầy dạy môn Giáo lý bước vào, cả lớp đứng dậy. Thầy tươi cười và ra hiệu cho học trò ngồi xuống. Thầy đẹp người vừa tầm không cao, độ chừng trên dưới 30 tuổi trong áo tu sĩ màu lam (thầy không mặc áo màu nâu như các vị tu sĩ thời đó), nước da trắng, mắt sáng ngời, nói giọng Huế. Hôm ấy tôi nhớ mãi đến bây giờ - có lẽ tuổi ấu thơ rất dễ dàng ghi vào tâm trí các ấn tượng khó quên – thầy dạy bài: Thái tử Tất-đạt-đa lìa bỏ cung vàng điện ngọc và gia đình, để vào rừng tầm đạo.
   
 Tôi vẫn còn nhớ mãi cho đến bây giờ. Giọng của thầy trầm bổng vừa đủ nghe, thầy nói rất nhịp nhàng và du dương, đánh thức trí tò mò của các học sinh nhỏ tuổi như chúng tôi từ lúc này đến lúc khác theo diễn tiến của thời gian trong bài dạy của thầy. Và sau cùng thầy kết thúc bài giảng trong sự ngậm ngùi của bọn học trò nhỏ - (thiếu điều là chảy nước mắt thôi!). Giờ Giáo lý chỉ một tiết (khoảng 50 phút, mỗi tuần) nhưng chúng tôi thấy sao mà nhanh quá so với các môn khác! Hết giờ Giáo lý, tôi lẻn ra khỏi lớp đi sau thầy. Lúc này khoảng 4 giờ chiều. Tôi đi phía sau thầy về phía chùa (gọi là chùa Tỉnh hội). Bất chợt thầy dừng lại nghiêm nét mặt và hỏi tôi “Sao không học tiếp mà bỏ ra? ”. Nhìn tôi một chập thầy nói: “À, sao thầy không thấy em mấy lần học trước? ” rồi thầy tiếp: “Thôi, vào học tiếp đi, còn một giờ nữa thôi. Có gì sau giờ học đến gặp thầy. ”. Thầy bỏ đi vài bước rồi quay lại vẫn thấy tôi còn đứng một chỗ, thầy tiến tới: “Sao em bỏ học, sách vở đâu? ”. Tôi chấp hai tay (như một Phât tử vẫn thường đảnh lễ các vị tu sĩ Phật giáo): [i]” Thưa thầy, con không phải học lớp đó, con chỉ tới nghe thầy dạy giáo lý thôi. ”

      Không ngờ thầy bảo tôi theo thầy về đến phòng thầy ở mé sau chính điện chùa Tỉnh hội; lúc này thầy là trụ trì chùa, còn Ban Trị sự Tỉnh hội là do cụ Bùi Dương làm trưởng ban. Thầy ân cần tiếp đãi tôi như một người em, người cháu; thầy lấy cam, kẹo và nước ngọt con cọp BGI (trong phòng thầy không thấy có tủ lạnh) ra ngồi đối diện với tôi, ân cần thăm hỏi từ gia cảnh đến học hành. Thầy hỏi tôi có thích học giáo lý không, rồi thầy tiếp “còn nhỏ, em phải ươm cái mầm tốt lời Phật dạy, rồi càng ngày cái mầm đó nở lớn ra đến lúc trong tâm em sẽ không còn thấy hận thù mà chỉ thấy toàn yêu thương thôi. ” Và trước khi rời khỏi phòng thầy, thầy còn dặn nếu tôi thích học môn giáo lý cứ đến không sao cả vì có thầy.

      Sau đó, tôi đến trường thường lệ mỗi tuần nhưng được vài tháng tôi không đến nữa (vì lý do giờ giấc không thuận tiện cho tôi) nhưng thỉnh thoảng buổi chiều tôi có lên chùa để thăm thầy. Tôi có rủ thêm năm ba người bạn cùng lớp, thầy vẫn ân cần tiếp đãi chúng tôi; nếu bữa nào đông thì thầy kéo ra ngoài sân. Tôi nhận thấy rất nhiều học sinh lớn hơn tôi dù không học ở Bồ Đề cũng đến với thầy, nhất là ngày chủ nhật. Hồi đó đã có Gia đình Phật tử rồi (y phục và nón giống như các hướng đạo sinh (boyscout), chỉ khác là không có dao và dây thôi! Thầy khuyên chúng tôi nên vào gia đình Phật tử, thầy nói: giáo lý là trí huệ còn giúp đời là từ bi; có vào gia đình Phật tử mới có dịp thể hiện được tấm lòng.
   
 Rất tiếc sau đó thầy được giáo hội trung ương đổi đi (luân chuyển), lúc ấy nhỏ quá mà để ý làm gì (Ăn chưa no lo chưa tới mà!)
      Nhưng mãi đến bây giờ vẫn còn ăn sâu vào não trí tôi hai câu sau của Thầy:

      1- “còn nhỏ, em phải ươm cái mầm tốt lời Phật dạy, rồi càng ngày cái mầm đó nở lớn ra đến lúc trong tâm em sẽ không còn thấy hận thù mà chỉ thấy toàn yêu thương thôi. ”
      2- giáo lý là trí huệ còn giúp đời là từ bi; có vào gia đình Phật tử mới có dịp thể hiện được tấm lòng.

      Tuổi thơ như manh giấy trắng, khi vẽ hay viết mực vào đó khó mà tẩy hết vết xóa, nó vẫn hằn lại.

      Vì vậy tuổi thơ mà được quí thầy như Thầy Thiện Giải, một người chỉ chuyên tâm ươm mầm cho những thiếu niên mới vào năm đầu của trung học, thì thật may mắn cho thế hệ. Mới chừng tuổi đó mà thầy đã có những suy nghĩ và mong mỏi cho các thế hệ sau như thế, đủ thấy tầm vóc cùng khối óc và trái tim của Thầy to lớn biết chừng nào.
     
Tây đô, chiều mưa không lớn lắm
      (July 08th 2015)
      ĐKP



Về Đầu Trang
QuangBĐ



Ngày tham gia: 20 Dec 2012
Số bài: 1165

Bài gửiGửi: Sun Jul 12, 2015 5:49 pm    Tiêu đề:

Cảm ơn anh Phụng đã viết tặng bài này, với lời lẻ chân tình cùng những chi tiết rõ ràng, sắc sảo nên khi đọc có cảm giác như mình cũng đã từng sống qua giai đoạn thú vị đó. Cảm ơn anh đã chia sẻ.

Mình thì không có may mắn học Giáo Lý cùng thấy Thiện Giải, thầy dạy môn này đương thời lớp 11B2 lúc đó là thầy ĐĐ Tịnh Diệu, thú thật là không còn giữ ấn tượng gì nhiều ! Crying or Very sad   Không phải là môn này không thú vị hay người giảng không lôi kéo thính giả mà do lỗi tại mình hay chính xác hơn chắc là do 3 nguyên nhân chính này:
-thứ nhất là vì lúc đó chú trọng môn Vật Lý và Toán hơi nhiều :( ! nhớ là điểm Giáo Lý chỉ 14 !  trong khi Công Dân cũng 16 và Toán thì khỏi nói rồi :D ,
-thứ hai là vì đã có sinh hoạt gia đình Phật tử 2 năm trước (và trước đó nữa thì sinh hoạt Hướng Đạo và lớp 12 lại trở về với Hướng Đạo) nên đã có dịp nghe các huynh trưởng giảng dạy ít nhiều rồi, và
-thứ ba là học chung và quen nhiều “chú” (tu sĩ) nên hàng ngày luôn bàn về giáo lý… nay tuy họ trụ trì nhiều nơi xa nhưng vẫn còn liên lạc…

Tóm lại là vì ham chơi   Embarassed nên không có thì giờ, không chú tâm  :( và cũng có thể là lúc đó có thể thấy không cần thiết, hoặc thấy là mình đã biết qua... nên không chăm chú, nhưng bây giờ mới biết là học giáo lý... liên tục cả đời cũng chưa đủ  Crying or Very sad

Như anh đã viết “Tuổi thơ như mảnh giấy trắng, khi vẽ hay viết mực vào đó khó mà tẩy hết vết xóa, nó vẫn hằn lại.” Ấn tượng tốt đẹp đầu đời mà thầy Thiện Giải đã ban phát thật vô cùng quý giá, đó cũng là diễm phúc mà sự may mắn trong cuộc đời đã mang lại cho mình
Một lần nữa cảm ơn anh đã chia sẻ :thank:…


Bài thầy dạy qua “lời ru” Giáo Lý
Ươm hạt tốt, nảy nở mầm từ bi…
Mang lời Phật suốt đời, từng bước đi
Lòng ngập đầy yêu thương, xóa thù hận

Nuôi cái tâm, luyện trí huệ minh mẫn
Giúp bản thân, độ lượng với thế gian
Lời thầy trầm bổng, du dương, vọng vang
Vào tận tim, ăn sâu vào trí não…

Cuộc đời dù bao thăng trầm chao đảo
Lời thầy, năm tháng qua vẫn còn đây
Xin gìn giữ, truyền cho thế hệ sau này
Để giáo lý nhà Phật tồn tại mãi…
QuangBĐ
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Trung Học Bồ Đề - Phan Rang Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân