TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Lưu trữ năng lượng mặt trời tốt hơn nhờ biến dạng phân tử
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Lưu trữ năng lượng mặt trời tốt hơn nhờ biến dạng phân tử

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9718

Bài gửiGửi: Mon Jun 08, 2015 8:13 pm    Tiêu đề: Lưu trữ năng lượng mặt trời tốt hơn nhờ biến dạng phân tử

Lưu trữ năng lượng mặt trời tốt hơn
nhờ biến dạng phân tử

Bấm vào để xem hình lớn hơn

Anders Bo Skov và các cộng sự của mình đang cố gắng phát triển các loại phân tử có khả năng hấp thụ và chứa một lượng đáng kể năng lượng mặt trời; dự trữ nó trong một khoảng thời gian tương đối dài và có thể sử dụng theo nhu cầu. Tuy nhiên, có một quy luật rắc rối của tự nhiên đã cản trở công việc của Skov. [Quy luật đó là] khi sức chứa năng lượng của phân tử có xu hướng tăng, thì thời gian lưu trữ nó sẽ giảm và ngược lại.


Bấm vào để xem hình lớn hơn

Anders Bo Skov


Skov, sinh viên tiến sỹ ở Đại học Copenhagen, có thể đã tìm ra một giải pháp có tính cục bộ để lưu trữ năng lượng mặt trời như ý muốn.

Skov đang nghiên cứu một hệ phân tử có tên là Dihydroazulene-Vinylheptafulvene. Nói một cách đơn giản, hệ này lưu trữ năng lượng bằng cách thay đổi hình dạng [của phân tử], nhưng mỗi khi nhóm nghiên cứu tìm cách sử dụng các phân tử đã được cải tiến [hình dạng], thì các phân tử này ít nhiều mất khả năng duy trì cái hình dạng đã cải tiến đó, theo giáo sư hóa học Mogens Brondsted Nielsen.

“Mặc dù chúng ta đã cố gắng để ngăn chặn điều này, nhưng các phân tử vẫn sẽ quay trở lại hình dáng ban đầu và phát tán năng lượng chỉ sau một hoặc hai giờ đồng hồ. Thành công của Skov chính là việc anh đã có thể gia tăng gấp đôi mật độ năng lượng trong một phân tử trong khi phân tử này có thể duy trì hình dạng lâu đến một trăm năm.

“[Bây giờ] chỉ còn lại một vấn đề duy nhất là làm thế nào để các phân tử này phát phóng năng lượng trở lại. Phân tử có vẻ sẽ không quay trở lại hình dáng ban đầu nữa”, Brondsted giải thích.


Liệu đây chỉ là bước khởi đầu?

Dù bất kể phương pháp là gì, về mặt lý thuyết luôn tồn tại một mức ngưỡng giới hạn về mật độ năng lượng. Nhưng đó chỉ là trong lý thuyết.

Về lý thuyết, một ki-lô-gam các phân tử chưa thay đổi hình dạng có thể lưu trữ một triệu đơn vị (Jun) năng lượng nếu nó được thiết kế hoàn hảo. Với chừng đó năng lượng bạn có thể từ nhiệt độ phòng đun sôi được 3 lít nước.

[Trong khi đó, mặc dù] một ki-lô-gam phân tử của Skov có thể chỉ đun sôi khoảng 75 centi-lít nước nhưng thời gian làm sôi chỉ trong 3 phút. Điều này có nghĩa là các phân tử của Skov có thể nấu sôi 15 lít nước trong một giờ, và Skov cũng như người hướng dẫn của anh tin chắc rằng đây chỉ là bước khởi đầu.

“Điều mà Skov đã đạt được là một bước đột phá quan trọng. Dù thừa nhận rằng chúng ta chưa có một phương pháp tốt cho việc giải phóng năng lượng như ý muốn, và chúng ta nên gia tăng mật độ năng lượng thêm nữa. Nhưng hiện nay, chúng ta đã có lộ trình để đi tới thành công”, Brondsted nói.


Hoàn toàn không độc hại

Phát minh của Skov có rất nhiều ý nghĩa trong việc sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường. Không hẳn chỉ vì nó thu giữ năng lượng mặt trời, mà các phân tử của Skov còn không gây độc hại.

Skov nói: “Về khả năng tồn trữ năng lượng mặt trời, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của các phân tử của tôi là pin Lithium-ion, vốn có chứa lithium là một kim loại độc hại. Phân tử của tôi không thải khí CO2 cũng không thải các hợp chất hóa học trong khi hoạt động. [Có thể gọi] nó là ‘ánh sáng đi vào – năng lượng đi ra’”. “Và một ngày nào đó khi các phân tử bị hao mòn, nó sẽ rã ra thành một loại hóa phẩm mà cũng có thể tìm thấy trong hoa cúc [, hoàn toàn không độc hại]”.

Jes Andersen, Đại học Copenhage
Nguồn: vietdaikynguyen.com

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoa Học và Kỹ Thuật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân