TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - SỢ HÃI và VÔ ÚY
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

SỢ HÃI và VÔ ÚY

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue May 26, 2015 8:20 am    Tiêu đề: SỢ HÃI và VÔ ÚY



SỢ HÃI và VÔ ÚY


      SỢ HÃI và VÔ ÚY

      Mấy kỳ trước tôi có bài TRÍ HUỆ và VÔ ÚY. Nay nhân lúc nhàn tản tôi mở chồng sách cũ. Lần này là tập san TƯ TƯỞNG (bản photocopy do bạn bè tặng), cơ quan luận thuyết của Viện Đại học Phật giáo Vạn Hạnh, Sai Gòn, ấn hành năm 1967; chủ nhiệm kiêm chủ bút: Thượng Tọa Thích Minh Châu. Trong đó có bài rất đặc sắc liên quan đến Sợ Hãi và Vô Úy. Tôi xin mạn phép được chép lại sau đây để quí bạn thưởng lãm ; và trong chiều hướng đó, quí bạn cũng sẽ thấy niềm tự hào cho một Viện Đại học Phật giáo Việt Nam trước 1975 – hay nói cho rõ hơn, mới được thành lập chưa tới ba năm, mà tầm vóc ảnh hưởng của nó to lớn như thế nào đối với các học giả, trí thức và các trí thức khoa bảng trong cũng như ngoài nước.

      Sau đây là vài đoạn trích trong phần mở đầu của tập san TƯ TƯỞNG:

      1) -... Sợ hãi là cơn bệnh nặng nề nhất trong mỗi người, sợ hãi là mầm mống của mọi cuộc chiến tranh. Vì sợ hãi, nên phải lên tiếng; vì sợ hãi nên phải im lặng; vì sợ hãi nên phải hành động; và cũng vì sợ hãi nên phải thụ động trốn trong tháp ngà.
      VÔ ÚY là một trong những đức tính quan trọng mà đấng Thế Tôn đã dạy cho chúng ta. Đó là con đường của tất cả các Bồ-tát. Hóa thân của Đức Di-Lặc sẽ mang đủ đức tính của Bất-Không-Thành-Tựu Như-Lai (Amoghasiddhi) mà biểu tượng của Bất-Không-Thành-Tựu Như-Lai chính là tư thái thản nhiên của ngài được thể hiện trong VÔ ÚY ẤN (abhayamudra). Tất cả những gì xảy đến trong ta đều xuất phát từ trong ta, từ trong bản thể sâu kín của ta.
      Vậy thì ta không thể nào sợ hãi bất cứ cái gì xảy ra trên đời này, bạo quyền, bất công, độc tài, chiến tranh, tai họa chỉ xuất hiện khi chúng ta đã chứa sẵn trong tự thân và tự thể.

      2) -... Trong chương trình diễn thuyết gần đây, chúng tôi đã mời một vị giáo sư người Đức đến giảng đường Đại học Vạn Hạnh để diễn thuyết về “Heidegger và sự khủng hoảng của Siêu hình học”. Lời mời cuả chúng tôi mang một ý nghĩa kín đáo; đó là một dịp để tư tưởng của triết gia Heidegger được nẩy mầm trong khung cảnh đặc biệt của Đại học Vạn Hạnh, nơi nuôi dưỡng và phát huy tư tưởng Phật giáo và tư tưởng Á Đông trong sự chuẩn bị môi trường ngày mai cho sự đối mặt giữa tư tưởng Tây phương và Tư tưởng Phật giáo trong sự chuyển tánh của vận mệnh con người trên trái đất này.

      Nước Đức cùng nằm chung số mệnh phân ly và phân hóa như nước Việt Nam. Heidegger khi còn làm Viện trưởng Đại học Freiburg-im-Breisgan, đã chịu những sự ngộ nhận không thể tránh được về thái độ của mình đối với sự phân tán trầm trọng của nước Đức, nhưng Heidegger đã không sợ hãi mà từ bỏ con đường tự chọn của mình, và hiện nay tư tưởng của Heidegger đã lan tràn khắp thế giới và ảnh hưởng sâu đậm đến tinh thần của thời đại.

      Heidegger đã nói lên sự vắng mặt của thượng đế và sự phục hồi ý nghĩa của tánh thể. Heidegger đã nói rằng tính thể (Être) là xuất nguồn từ ngôn ngữ Phạn (Sanskrit). Đại học Vạn Hạnh được may mắn là nơi đủ khả năng để đào sâu kiến thức Phạn ngữ cho những người muốn tìm lại nguồn để đặt lại giới hạn của tư tưởng Tây phương trong cơn khủng hoảng thời đại vô cùng trầm trọng hiện giờ. (Tôi cho in đậm).

      3) -... Trước sự sụp đổ của con người và thời đại, Heidegger kêu gọi chúng ta hãy trở về tư tưởng thiền định (pensée méditante) và từ bỏ tư tưởng tính toán (pensée calculante) của tổ chức, kinh doanh, kỹ thuật, kỹ nghệ, cơ khí, chính trị, xã hội, thần học, khoa học.
      Heidegger đã bước đi trên con đường Phật giáo mà chính Heidegger đã không ngờ được: đối với Heidegger, con người chỉ có thể tự giải thoát khi trở về thiền tưởng (méditation) qua tư thái song hành: tâm hồn thản nhiên trước sự vật (l’âme égale en presence des choses) và tâm trí mở ra trước huyền diệu bí mật (l’esprit ouvert au secret).
      Điều trên khiến chúng ta nhớ đến Bình đẳng tánh trí và Diệu quan sát trí, hai trong bốn trí của Duy thức học. Bình đẳng tánh trí (Samatàjnàna) và Diệu quan sát trí (Pratyaveksanàjnàna) đưa đến Đại viên cảnh trí (Àdarsanajnàna) cứu cánh của giải thoát; đó mới chính là con đường giải thoát duy nhất cho mỗi người trong chúng ta.

      (sđd. từ trang X đến XIV)

      ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân