TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - ƯỚC MONG và CẦU NGUYỆN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

ƯỚC MONG và CẦU NGUYỆN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon May 25, 2015 8:10 am    Tiêu đề: ƯỚC MONG và CẦU NGUYỆN



ƯỚC MONG và NGUYỆN CẦU


      ƯỚC MONG & NGUYỆN CẦU

      Tôi không biết ở Hoa Kỳ, Canada, Úc hay Pháp ra sao, chứ ở VN hiện nay hình như đang có phong trào phá bỏ chùa cũ để xây cất thành chùa to tát và đẹp đẽ hơn. Trong khi công cuộc HOẰNG PHÁP (hoằng dương Phật pháp) dần dần lơi lỏng chỉ còn lại là lễ bái & cúng dường.

      I- Đành rằng không phải như trước 1975 mỗi chùa đều có Ban Trị sự với nhiệm vụ quản trị và chăm sóc chùa để cho vị trụ trì (do Giáo hội PG bổ nhiệm với nhiệm kỳ theo qui định) rảnh rang nghiên cứu kinh luận đặng hóa độ Phật tử và chúng sinh ; nghĩa là vị trụ trì không bao giờ đụng tới tiền bạc, vốn được xem là vật cấm kỵ đối với bậc xuất gia tu hành. Bây giờ thì khác, Ban Trị sự không còn nữa; mọi chuyện đều do vị trụ trì thống lĩnh hết: từ tụng kinh gõ mõ, mua sắm tủ bàn, trang trí trong ngoài, món ăn thức uống v. v.. đều do vị này chủ đạo cả; nếu không trực tiếp như thế thì cũng có một người phụ tá đa phần là phụ nữ. Và vị trụ trì ở mãi trong chùa của mình (không có hoán chuyển) cho đến chết thôi (tức là Phật rứơc về cõi trời Đao Lợi hay Tây phương gì đó).

      Có chùa từ sau 1975 đến nay đập bỏ làm lại 2, 3 lần. Còn nếu xây dựng chùa mới thì rất là nguy nga tráng lệ; chỗ nào cũng đặt thùng phước điền. Ở đây tôi không dám có ý kiến về việc xây dựng mới hay trùng tu các chùa trong khi đại đa số dân chúng còn nghèo khổ phải vất vả mưu sinh mới có chén cơm manh áo, chưa kể nơi vùng quê cuộc sống còn khó khăn gấp bội ; mà chỉ ghi lại mấy cảm nhận của mình mà thôi. Tôi cũng xin miễn bàn về đạo hạnh và trí tuệ của mấy vị trụ trì mà đa phần tuổi đời từ 50 đến 60, 65.

      Bây giờ khi tôi đến bất kỳ một ngôi chùa nào dù lớn hay nhỏ, tôi rất thường đến hai nơi sau đây trước tiên: thư viện (hay tủ sách) và nơi cư ngụ của vị trụ trì. Chỉ cần vào hai nơi ấy là thấy được vị trụ trì có quan tâm đến HOẰNG PHÁP (hoằng dương Phật pháp) hay không? Nếu thư viện (hay tủ sách) quá nghèo nàn mà phòng trụ trì rất sang trọng và đẹp đẽ với đầy đủ tiện nghi, thì tôi có thể đánh giá ngay vị trụ trì đó là hạng tu nào. Tiếc thay! hầu hết đều là như vậy (còn chỉ một vài chùa là vì do vị trí của chùa quá xa thị xã, thành phố mà thôi).

      II- Điều này khiến tôi nhớ lại những lời than vãn chân thành của một cư sĩ Phật giáo nổi tiếng về đạo hạnh lẫn trí tuệ, cư sĩ THIỀU CHỬU (1902-1954):
      “Người tín ngữơng Phật giáo nước ta hạng trên nhất chỉ tu lấy lợi một mình, mặc kệ đời chẳng thèm nhìn tới, hạng thứ nhì thì mượn cửa chùa làm chốn dung thân dễ dàng qua ngày; hạng dưới nữa thì lại lấy chùa chiền làm chỗ buôn bán kiếm chác, không từ một sự đê hạ, nhớp nhúa nào mà không dám làm. ” (Con Đường Học Phật Thế Kỷ Thứ XX; nhà in Đuốc Tuệ, Hà Nội, 1952; bản in lại của nxb Tôn Giáo 2002; tr. 30).
   
  Ở đây tôi xin mở ngoặc nói thêm đôi điều về ngài Thiều Chửu.
      [ 1- Giáo sư Lê Mạnh Thát, tiến sĩ triết học đại học Wisconsin, Madison, Hoa Kỳ, 1974, nguyên giáo sư Đại học Phật giáo Vạn hạnh, Saigon, trước 1975, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, năm 2008 đã viết về Thiều Chửu như sau:
      Tên tuổi của cụ đã trở thành bất hủ với bộ HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN. Những người Việt học Hán văn không thể không thể cúi đầu tri ân công trình văn hóa bất hủ mà Cụ đã để lại cho đời....
      ... Cụ là một nhà yêu nước thật sự và là một vị đại Bồ Tát bằng xương bằng thịt hiện thực giữa cõi đời này...
      (xin xem Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1952), Viện Nghiên cứu Phật học Việt nam, 2008, tr. 11)

      2- Và cũng trong tác phẩm vừa dẫn trên, học giả Vũ Tuấn Sán đã nói tác phẩm Con Đường Học Phật Thế Kỷ Thứ XX là tác phẩm cuối cùng và tâm huyết nhất của ông, có thể coi như viết bằng máu và nước mắt.
      (xin xem Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1952), Viện Nghiên cứu Phật học Việt nam, 2008, tr. 59).

      3- Cuốn HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN của Thiều Chửu do nhà xuất bản Đuốc Tuệ (được chính ông lập ra để in các kinh sách do ông dịch từ Hán văn sang Việt ngữ) phát hành lần đầu tiên năm 1942 ; cho đến nay quyển tự điển này đã được tái bản gần 20 lần. Hồi năm 1966 khi học đại học Văn khoa, GS Trần Trọng San (1930-1998) đã dặn các sinh viên chúng tôi nên mang theo cuốn tự điển này bên mình cho đến khi thật giỏi Hán văn. ]

      III- Hầu như các chùa bây giờ không hề có những buổi thảo luận Phật pháp – một truyền thống cao đẹp mà từ thời Huyền Trang (600-664) sang tu học ở Nalanda, Ấn Độ đã có rồi. (Xin xem Các Viện Đại Học Phật Giáo trong 2500 Year of Buddhism; bản Việt ngữ của Nguyễn Đức Tu & Hữu Song, nxb Văn Hóa Thông Tin, 2002; trang 171). Việc này tôi rất nhiều lần thưa thỉnh với các vị trụ trì chùa lớn ở thành thị nhưng vị nào cũng bỏ qua, họ nói có giảng sư từ trung ương lâu lâu về thuyết pháp đủ rồi!

      Tôi nhớ lại, năm 2000 Đại hội Phật giáo thế giới họp tai Nhật Bản có đề cập đến tình trạng: Số tín đồ Phật giáo ngày càng xuống thấp so với hai tôn giáo Thiên Chúa giáo và Hồi giáo, lý do là vì công cuộc hoằng pháp không đến nơi đến chốn.

      Quả thật như thế, nếu tình trạng các chùa, tự viện bây giờ không chú trọng đến công cuộc hoằng pháp mà chỉ chú trọng quá nhiều về lễ bái, cúng dường thì có lẽ một ngày không xa tín đồ Phật giáo nước nhà sẽ cải giáo sang đạo Tin Lành hay Thiên Chúa giáo thôi. Nói chi đâu xa, ngay cả GS Vũ Quốc Thúc (sinh năm 1920, Thạc sĩ Kinh tế học – Agrégé des faculté d’Économie -, cựu Khoa trưởng Luật khoa đại học Saigon) nguyên là một Phật tử, mà sau khi sang Pháp ông đã cải đạo theo Thiên Chúa giáo khi tuổi ông đã cửu tuần, năm 2012!

      Ước mong sao Phật pháp sống mãi trong tim và não của mỗi người Việt Nam.
      Nguyện cầu sao năng lượng của chư Phật và Bồ-tát cùng Thánh Hiền Tăng ở khắp bốn phương trời từng giây từng phút từng giờ đổ tràn vào trong thân tâm của mỗi người Việt Nam.
      NAMO AMITÀBHABUDDHA (Nam-mô A-Di-Đà Phật)
      NAMO AVALOKITESHVARABODHISATTVA (Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát).

ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân