TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cách Sử Dụng "I" và "Y" và Nguyên Tắc Đánh Dấu Trong Tiếng Việt
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cách Sử Dụng "I" và "Y" và Nguyên Tắc Đánh Dấu Trong Tiếng Việt

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri Apr 24, 2015 12:14 pm    Tiêu đề: Cách Sử Dụng "I" và "Y" và Nguyên Tắc Đánh Dấu Trong Tiếng Việt

Nhiều bạn trẻ ta-thán rằng khi viết văn, một số người có khuynh-hướng đổi “y” thành “i” trong các trường-hợp như “Bắc-Mỹ” thành ra “Bắc-Mĩ,” “Quý-Mùi” thành ra “Quí-Mùi,” và “thế-kỷ” thành ra “thế-kỉ,” v.v. Họ yêu-cầu tôi viết bài để giúp họ hiểu rõ tại sao lại có những trường-hợp như thế. Chính vì-thế, chúng tôi mới có động-lực để viết bài “Cách Sử-Dụng ‘i’ và ‘y’ trong Tiếng Việt.” Muốn hiểu rõ về cách ghép vần với nguyên-âm “i” hay “y” và phương-pháp đánh dấu trong tiếng Việt, trước hết chúng ta cần ôn lại về các chữ cái (tự-mẫu) cũng như các nguyên-âm và phụ-âm.

I. Nguyên-Âm và Phụ-Âm trong Tiếng Việt

Chữ “ i “ là chữ cái (tự-mẫu) thứ 9 trong 23 chữ cái của tiếng Việt và chữ “y” là chữ cái cuối cùng trong 23 chữ cái của tiếng Việt. 23 chữ cái của tiếng Việt gồm có: a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t, u, v, x, y. Trong 23 chữ cái này, có 6 nguyên âm chính (a, e, i, o, u, y) và 17 phụ âm đơn (b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x). Bốn nguyên âm “a, e, o, u” trong số 6 nguyên âm chính “a,e, i, o, u, y” này còn có thêm 6 chữ có dấu nữa (ă, â, ê, ô, ơ, ư) nên 4 nguyên-âm này trở thành 10 nguyên-âm: a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư.

Chính vì lý-do này mà tiếng Việt có tất cả 12 nguyên-âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Ngoài 17 phụ-âm đơn, tiếng Việt còn có các phụ-âm kép. Các phụ-âm kép do hai hay ba phụ âm đơn làm thành (ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr) hoặc do một phụ-âm đơn và một nguyên-âm chính (i hay u) làm thành (gi, qu).

Chính vì-thế, tiếng Việt có tất cả 28 phụ âm: b, c, ch, d, đ, g, gh, gi, h, k, kh, l, m, n, ng, ngh, nh, p, ph, q, qu, r, s, t, th, tr, v, x, và 12 nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.

II. Cách Sử-Dụng Nguyên-Âm “I” và “Y”

Tùy theo mỗi vần và theo nghĩa của mỗi chữ, có những trường-hợp ta chỉ được dùng “y” hay “i” để viết, chứ không thể dùng “i” để thay-thế cho “y” hay dùng “y” để thay-thế cho “i” được. Ở một số trường-hợp khác, trong cùng một chữ, có người viết bằng “i” có người viết bằng “y” như trong trường hợp “quí” hay “quý” chẳng hạn. Tuy-nhiên, theo phong-tục tập-quán, hầu-hết các nhà văn thường viết các chữ với nguyên-âm “y” hơn là “i” khi các chữ này có cùng một nghĩa và phát-âm giống nhau. Lý-do chính là vì các chữ có nguyên-âm “y” trông có vẻ lịch-sự, kính-trọng, quý-mến, trang-nhã, mỹ-thuật, và đầy tình-cảm hơn những chữ viết bằng nguyên-âm “i,” chẳng-hạn như trong trường-hợp của nhóm chữ “quý văn- hữu,” “quý ông quý bà,” “quý quan-khách,” “quý bạn,” “quý vị,” “quý chiến-hữu,” hay “quý cụ,”v.v.

A. Những Trường-Hợp Có-Thể Dùng “I” hay “Y” Cũng Được

Tùy-theo tập-quán hay thói-quen, có người dùng “i” hay “y” để viết cùng một chữ. Dù là được viết dưới dạng bằng nguyên-âm “i” hay “y,” nhưng khi được đọc lên thì chữ này vẫn có cùng một âm-thanh và cùng một nghĩa. Thí dụ: ì-ạch, ỳ-ạch; ì-ra, ỳ-ra; i-như, y-như; v.v.; hi-hữu, hy-hữu; du-hí, du-hý; hí-đài, hý-đài; hí-hởn, hý-hởn; hí-hửng, hý-hửng; hí-họa, hý-họa; hí-kịch, hý-kịch, v.v.; kí-cóp, ký-cóp; kì-cạch, kỳ-cạch v.v.; một li, một ly (a tiny bit), v.v.;mỹ-lệ, mĩ-lệ; mỹ-cảm, mĩ-cảm; mỹ-mãn, mĩ-mãn, v.v. ; ti-tiện, ty-tiện; ty-tiểu, ti-tiểu; tự-ty mặc-cảm, tự-ti mặc-cảm; năm tý, năm tí; tỳ-bà, tì-bà; tỳ-nữ, tì-nữ, v.v.; qui, quy (con rùa); nội-qui, nội-quy; chính-qui, chính-quy; vu-qui, vu-quy; qui-chế, quy-chế; qui-củ, quy-củ; qui-định, quy-định; qui-hàng, quy-hàng, v.v.

Ghi Chú:

* Khi viết văn, nhiều người chỉ ghép phụ-âm kép “qu” với nguyên-âm “y.” Tuy-nhiên, trong vài quyển Việt-Nam Tự-Điển, tác-giả chỉ đề-cập trường-hợp của các chữ do phụ-âm kép “qu” ghép với nguyên-âm “i” mà thôi. Còn về phụ-âm kép “qu” ghép với nguyên- âm “y” thì các tác-giả chỉ ghi: “quy, xt qui; quý, xt quí; quy,ợ xt quì; quỷ, xt quỉ; quy,ờ xt quĩ; quỵ, xt quị” (chữ “xt” là dạng viết tắt của “xem-từ”). Có quyển tự-điển lại ghi “quy (qui),” “quý (quí),” “quỳ (quì),” “quỷ (quỉ),” “quỹ (quĩ),” và “quỵ (quị).” Điều này có nghĩa là ta dùng “y” hay “i” để viết chữ có cùng một nghĩa cũng được.

* Trong trường-hợp danh-từ riêng như tên thành-phố, tên nước, hay tên người, v.v., nếu các chữ đã được viết bằng “i” hay “y” thì ta không được quyền tự-ý thay đổi như trong trường-hợp của tên thành-phố hay tên người sau đây: Thị-xã Qui-Nhơn, Mỹ-Quốc, Mỹ-Châu, tỉnh Mỹ-Tho, Mị-Châu (con gái vua Thục An Dương Vương lấy Trọng Thủy, con của Triệu Đà), Mị Nương (con gái vua Hùng Vương), GS. Doãn Quốc Sỹ, và CT. Trần Thy Vân, v.v.

* Khi đánh các dấu sắc, huyền, hỏi, ngã, và nặng lên chữ “quy” hay “qui,” chúng ta phải đánh dấu lên trên nguyên-âm “y” hay “i” vì chữ “u” trong chữ phụ-âm kép “qu” đã cùng với “q” để biến thành phụ-âm kép chứ không còn là một nguyên-âm nữa. Trong trường-hợp phụ-âm kép “th” ghép với vần “ui” hay “uy” thì các dấu phải đánh lên nguyên-âm thứ nhất “úi” (thúi) và “úy” (thúy). Nếu nguyên-âm thứ 2 có dấu sẵn như “uê” hay “uơ” thì các dấu phải đánh lên nguyên-âm thứ 2 này “uế” (thuế) và “uở” (thuở).

B. Những Chữ Chỉ Được Viết với Nguyên Âm “i”

1. Những chữ có các vần sau đây chỉ được viết với nguyên-âm “i”:

_ Chữ “i” đứng một mình: ì, i-tờ, ì-à ì-ạch, v.v.;

_ “i” đứng đầu mỗi chữ: in sách, inh ỏi, ít nhiều, ỉu, ỉa, ích lợi, im lặng, v.v.; “i” đứng cuối mỗi chữ: oai-hùng, oi-bức, ôi-chao, ơi-ới, úi-chà, tươi cười, v.v.

Ia: ỉa đái, địa-chỉ, trông kìa, mỉa-mai, tứ-phía, cái-thìa, xỉa răng, v.v.
Ich: ích-lợi, xê-dịch, mục-đích, hích nhau, đả-kích, lịch-sử, tĩnh-mịch, nghịch-ngợm, sình-sịch, diện-tích, sở-thích, chỉ-trích, xích-đạo, v.v.
Iếc: Xanh biếc, chiếc thuyền, mắng nhiếc, thương-tiếc, công-việc, v.v.
Iêm: Chiêm-ngưỡng, điềm lành, hiếm-hoi, liêm-sỉ, tiêm thuốc, v.v.
Iên: Biên-bản, chiến-tranh, diễn-thuyết, điên-đảo, hiên-ngang, v.v.
Iêng: Biếng-nhác, tháng giêng, súc miệng, riêng-biệt, v.v.
Iếp: Duyên-kiếp, khiếp-sợ, cơ-nghiệp, trực-tiếp, thiệp mời, v.v.
Iết: Biết điều, trinh-tiết, triết-lý, viết văn, Việt-Nam, v.v.
Iêu: Phát-biểu, hiếu-đễ, kiêu-ngạo, tiêu-chuẩn, thiếu-phụ, v.v.
Im: Im-lặng, con chim, mỉm cười, chiếu phim, chú thím, v.v.
In: In sách, gìn-giữ, kín-đáo, nghìn đời, nhịn-nhục, vịn vào, xin lỗi, v.v.
Inh: Chính-nghĩa, hình-ảnh, linh-thiêng, vĩnh-biệt, xinh đẹp, v.v.
Ip: Lừa-bịp, dịp may, híp mắt, kịp thời, nhịp-điệu, v.v.
It: Hít hơi, đen kịt, khít-khao, mịt-mờ, con nít, xa tít, con vịt, v.v.
Iu: Bận-bịu, chịu khó, dịu-dàng, thiu-thối, trìu-mến, chút xíu, v.v.
Ai: Ai-oán, thất-bại, tương-lai, sai-bảo, thái-độ, từng-trải, v.v.
Oai: Oai-hùng, loài vật, năm ngoái, mệt nhoài, thoải-mái, v.v.
Oi: Thầy bói, cõi Phật, chọi gà, theo-dõi, đòi nợ, gọi dạ, soi gương, v.v.
Ôi: Ôi chao! Bối-rối, đôi-khi, gội đầu, lôi-thôi, ngồi xuống, v.v.
Ơi: Ôi trời ơi! Đời người, giới-thiệu, mới tinh, thời-sự, trời biển, v.v.
Ui: Ủi quần áo, bùi-ngùi, cúi đầu, chùi tay, vui vẻ, xui-xẻo, v.v.
Ưi: Khung-cửi, chửi-mắng, gửi thư, ngửi hơi,v.v.
Uôi: Buổi sáng, cuối cùng, duỗi chân, đuôi ngựa, tuổi-tác, v.v.
Ươi: Quả bưởi, cưới hỏi, lười-biếng, tươi cười,v.v.

2. Những Chữ Sau Đây Chỉ Được Dùng Nguyên Âm “i” Bằng Cách Ghép Phụ Âm Đơn với Nguyên Âm “i.”

“Bi”: Bí-mật, phong-bì, bỉ-cực, bị tù, bị-động, phòng-bị, v.v.
“Di”: Di-cư, di-truyền, bất-đắc-dĩ, khả-dĩ, dĩ-nhiên, dị-nghị, v.v.
“Đi”: Đi bộ, đi tu, đi vắng, lờ đi, bỏ đi, làm đi, đĩ-điếm, v.v.
“Gi”: Gí mũi vào kính, muốn gì? Không can gì, v.v.
“Hi”: Khóc hi-hi, hi-hữu, hí-hoáy, hí-hởn, hí-hửng, hỉ mũi, hỉ-hả, v.v.
“Ki”: Ki-lô-mét, một kí, kì kèo, kị (cụ), v.v.
“Li”: Li-bì, nhỏ li-ti, lí-la lí-lô, lí-nhí, lì-lợm, lì-xì, v.v.
“Mi”: Mi (mày), mi (nốt đàn), lông mi, mí mắt, bánh mì, v.v.
“Ni”: Chỗ ni chỗ nớ (chỗ này chỗ kia), ni-cô, nỉ-non, v.v.
“Ri”: Gà ri, chim ri, nước chảy ri-rỉ, nhỏ rí, xanh rì, rỉ tai, rỉ hơi, v.v.
“Si”: Si tình, ngu si, đen sì, liêm-sỉ, văn-sĩ, kẻ sĩ, sĩ-phu, sĩ-quan, bác sĩ v.v.
“Ti”: Ti-hào, ti-hí, ti-tỉ, một tí, tí-tẹo, tí-xíu, tí-ti, tí-tị, tí-nữa, tí-tách, ghen-tị, v.v.
“Vi”: Vi-trùng, chu-vi, phạm-vi, hành-vi, ví-dụ, bởi vì, vĩ-đại, v.v.
“Xi”: Xi con ỉa, xì hơi, xì dầu, xỉ mũi, xị mặt xuống, v.v

3. Những Chữ Sau Đây Chỉ Được Dùng Nguyên-Âm “i” Bằng Cách Ghép Phụ-Âm Kép với Nguyên-Âm “i.”

“Chi”: Làm chi vậy?, chí-hiếu, bút chì, chỉ biết, chỉ-bảo, chị em, v.v.
“Ghi”: Ghi chép, ghi nhớ, ôm ghì, v.v.
“Khi”: Khi xưa, không-khí, khí-hậu, khí-huyết, cười khì, con khỉ, v.v.
“Nghi”: Nghi-hoặc, nghi-lễ, nghỉ-ngơi, nghĩ-ngợi, quyết nghị, v.v.
“Nhi”: Nhi-đồng, thứ nhì, đẹp quá nhỉ! Nhĩ (tai), sông Nhị-Hà, v.v.
“Phi”: Phi (to brown), phi-cơ, phì cười, thở phì-phì, phỉ nhổ, v.v.
“Thi”: Thi-cử, thi-sĩ, thí-sinh, thí-nghiệm, bố-thí, thí-dụ, thì giờ, v.v.
“Tri”: Bạn tri-âm, tri-giác, trí-tuệ, trí-thức, duy-trì, giá-trị, v.v.

C. Những Chữ Chỉ Được Viết với Nguyên-Âm “Y”

1. Những Chữ Có Các Vần Sau Đây Chỉ Được Viết với Nguyên-Âm “Y”: ay, ây, oay, uây, uy, uya, uych, uyên, uyết, uynh, uyt, uyu, yên, yết, và ynh.

Ay: Áy-náy, tụi bay, cay-cú, ăn chay, day-dứt, dạy-bảo, xảy ra, v.v.
Ây: Cái ấy, bây giờ, cây đàn, giây phút, mấy, ngây-ngất, xây nhà,v.v. Trường hợp sau đây là ngoại lệ vì chữ viết và đọc khác nhau nhưng có cùng một nghĩa: quải gánh, quảy gánh, hay quẩy gánh (đều có cùng một nghĩa là gánh trên vai).
Oay: Khoáy, xoáy, loay-hoay, nghí-ngoáy, xoay-vần, v.v.
Uây: Khuây-khỏa, ngoe-nguẩy, v.v.
Uy: Uy-danh, duy-trì, huy-hiệu, nguy-cấp, suy-nhược, tuy-nhiên, v.v.
Uya: Thức khuya, khuya-khoắt,v.v.
Uych: Uỵch (sound of ralling), huých nhau, huỳnh-huỵch, v.v.
Uyên: Uyên-bác, uyển-chuyển, chuyên-cần, khuyên-bảo, v.v.
Uyêt: duyệt-binh, khuyết-điểm, tuyệt-diệu, thuyết-phục, v.v.
Uynh: huynh-đệ, khuynh-hướng, luýnh-quýnh, v.v.
Uyt: huýt sáo, lườm-nguýt, xuýt chết, v.v.
Uyu: khuỷu tay, khúc-khuỷu, ngã khuỵu, v.v.
Yên: quyên-sinh, quyền-lợi, chính-quyền, quyển sách, v.v.
Yêt: cương-quyết, bí-quyết, quyết-nghị, xảo-quyệt, v.v.;
Ynh: mừng quýnh, cây quỳnh, quỳnh-dao, v.v.

2. Những Chữ Sau Đây Chỉ Được Dùng Nguyên Âm “Y” Đứng Một Mình hay Đứng Đầu Mỗi Chữ:

- Nguyên Âm “ y “ Đứng Một Mình: Y đến rồi, danh-y, qui-y, y-hẹn, y-sĩ, ý-chí, ý-định, ý-kiến, ý-nghĩ, ỷ-quyền, ỷ-thế, v.v.

-Nguyên Âm “Y” Đứng Đầu Mỗi Chữ: yểm-trợ, cái yếm, bình-yên, yên-trí, yết-kiến, yêu-cầu, yêu-chuộng, yêu-mến, v.v.

3. Những Chữ Sau Đây Chỉ Được Dùng Nguyên Âm “Y” Bằng Cách Ghép Phụ Âm Đơn với Nguyên Âm “y.”

-”Hy”: Hy-Lạp, hy-vọng, hy-sinh, hỷ-lạc, hỷ-sự, v.v.
-”Ky”: Chữ ký, ký-giả, thư-ký, kỳ-cục, cực-kỳ, kỳ-lạ, Nam-Kỳ, v.v.
-”Ly”: Ly-dị, ly-hương, lý-lẽ, lý-lịch, lý-sự, lý-thuyết, lý-trí, v.v.
-”My”: Bắc-Mỹ, thẩm-mỹ, Mỹ-Tho, mỹ-thuật, mỹ-ý, mỹ-nư,ờ v.v.
-”Ty”: Ty mật-thám, công-ty, tỵ-hiềm, tỳ-thiếp, tỵ-nạn, v.v.

III. Kết-Luận

Những điều chúng tôi trình-bày trên đây là có ý-định giúp các bạn trẻ ở hải-ngoại có tài-liệu học-hỏi về cách ghép vần với nguyên âm “i” và “y” trong tiếng Việt. Việc ghép vần tiếng Việt hết-sức là quan-trọng. Chúng ta cần phải học-hỏi và nghiên-cứu mới thấu-đáo được. Có thấu-đáo được cách ghép vần tiếng Việt thì ta mới giỏi tiếng Việt. Có giỏi tiếng Việt ta mới xứng-đáng là người Việt và mới có cơ-hội học-hỏi về lịch-sử, phong-tục, và truyền-thống của tổ-tiên...


Khải Chính Phạm Kim Thư


Được sửa bởi THUY LOAN ngày Tue May 26, 2015 3:37 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat May 23, 2015 11:25 am    Tiêu đề: Nguyên Tắc Đánh Dấu Tiếng Việt

Nguyên Tắc Đánh Dấu Tiếng Việt



giá, già, giữa ………… ………….(đánh dấu trên nguyên âm sau chữ i)

giường ………… ………………….(đánh dấu trên nguyên âm trước phụ âm)

quý, quà…………………………….(đánh dấu trên nguyên âm sau chữ u)

quyền, quẹo, khuỷu, quyét…………….(đánh dấu trên nguyên âm trước chữ cuối)

thiếu, huế, thuở, lửa…………….(đánh dấu trên chữ có mũ hay móc)

thủy, thúy, lụy, hòa, khỏe, khỏa, lũy, cũi, súy, húy, hùa …………..

(khi 2 nguyên âm không có mũ hoặc móc, và không có phụ âm ở

cuối, đánh dấu trên nguyên âm giữa trừ hai biệt lệ là chữ gi và qu)


Tóm lại: nguyên tắc đánh dấu tổng quát là:

*Đánh dấu vào nguyên âm có mũ hay móc

*Đánh dấu trên nguyên âm nằm trước phụ âm hoặc nguyên âm cuối.

*Nếu 2 nguyên âm không có mũ hay móc, đánh dấu ở nguyên âm giữa trừ hai biệt lệ là “gi” và “qu” thì đánh vào nguyên âm kế “gi” và “qu”, thí dụ “quý”, nhưng nếu có hai nguyên âm đi sau “gi” hoặc “qu” thì đánh dấu vào nguyên âm sát cuối, thí dụ “quét”


Minh Thi tổng hợp
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân