TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TRÍ HUỆ và VÔ ÚY
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TRÍ HUỆ và VÔ ÚY

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Thu May 07, 2015 8:07 am    Tiêu đề: TRÍ HUỆ và VÔ ÚY



TRÍ HUỆ và VÔ ÚY


      TRÍ HUỆ và VÔ ÚY

      Trong lục độ ba-la-mật (sàdpàramità) bước cuối cùng là TRÍ HUỆ (prajnàpàramità), tức là chúng sinh (sattva) đã ngộ được lý vô thường (anitya) của thế gian, từ đó thể nhập vào chân như (tathatà) và trở thành: chúng sinh giác ngộ, gọi là bồ-đề-tát-đỏa (bodhisattva = bodhi: giác ngộ + sattva: chúng sinh), gọi tắt là bồ tát. Khi đã đạt đến bậc này rồi thì chẳng còn SỢ HÃI gì nữa. Hãy đọc lại đoạn sau đây trong Prjanaparamita (Bát-nhã ba-la-mật-đa tâm kinh):

      “Bồ-đề-tát-đỏa y bát-nhã ba-la-mật-đa cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố vô hữu khủng bố viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn. ”
   
 “Bồ-đề-tát-đỏa, do y chỉ Bát-nhã ba-la-mật-đa, tâm không bị bưng bít. Do không bị bưng bít, nên không có sự sợ hãi, xa lìa tất cả điên đảo và mộng tưởng, đạt đến Niết-bàn cứu cánh.. ” (Tuệ Sỹ Việt dịch từ bản chữ Hán (của Huyền Trang) trong Thiền và Bát-Nhã, do Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức, Nha Trang ấn hành 2004; tr. 48).
      Hoặc:

      “Do y chỉ trên Bát-nhã ba-la-mật và bởi vì không có những chướng ngại trong tâm mình, Bồ-tát không có sợ hãi, và vượt ngoài những tà kiến điên đảo, đạt đến Niết-bàn. ” (Tuệ Sỹ Việt dịch từ bản tiếng Anh của Suzuki trong Thiền và Bát-Nhã, do Viện Cao đẳng Phật học Hải Đức, Nha Trang ấn hành 2004; tr. 42).
     
Đạt đến quả vị này đâu còn chi lo lắng, đâu còn sợ bị ai khủng bố, dọa nạt nữa đâu; nhờ đó mà rời xa cảnh đời điên đảo đầy mơ mộng và giả tưởng ; cuối cùng có được sự AN LẠC mà nhà Phật gọi gọi là NIếT BÀN (nirvàna), phải không? Từ đó ta trở thành bậc VÔ ÚY (abhaya): không sợ.

      SỢ HÃI là nỗi kinh hoàng của người phàm. SỢ HÃI làm con người ích kỷ. SỢ HÃI làm con người trở nên tàn ác. SỢ HÃI làm cho con người mê tín. SỢ HÃI làm con người ta mất lý trí. SỢ HÃI biến bạn thành thù. SỢ HÃI biến kẻ thù thành bạn. vân vân và vân, kể ra không xiết. Có thể khai triễn ra cả trăm hay cả ngàn thứ sợ hãi. Vì thế, đã là SỢ HÃI rồi thì chẳng có TỪ BI, BÁC ÁI, THƯƠNG YÊU nữa đâu.

      Quả vậy, nếu đã chứng được THỰC TẠI TỐI HẬU (tiếng Anh: Ultimate Reality) thì càng thấy mệnh đề nổi tiếng “BẤT, KHÔNG” (tiếng Phạn: neti, neti; tiếng Anh: not this, not this) trong Bát-nhã tâm kinh rất là siêu tuyệt, phải không? Đó là phương pháp phủ định; phủ định tất cả để rồi cuối cùng ta mới nhận ra thể tánh CHÂN NHƯ, ta được chư vị bồ-tát đến trước ta đón chào ta ở bên kia bờ (từ bờ mê sang bến giác).

      Và chúng ta hãy đọc lại Bát nhã tâm kinh câu cuối: Gate gate pàragate pàrasamgate bodhi svàha. (Đi đi, đi đi, đi đến bên này đi, cùng đến [với ta] bên này đi; giác ngộ rồi! Chào mừng nhé!). Thật là cảm động, phải không? Không cảm động sao được, khi mà quí NGÀI đã đến trước ta, vẫn đang đón chờ ta, và khi ta đến nơi, quí Ngài nói SVÀHA, chúc mừng ta. (svàha: lời chào, lời chúc mừng).

      (Lưu ý: dịch tiếng Việt dễ hiểu hơn chữ Tàu (dịch âm): yết đế, yết đế, ba-la yết đế, ba-la-tăng yết đế, bồ-đề tát bà ha. Vì là câu thần chú – mantra – nên ngài Huyền Trang (600-664) không dịch, ngài cho là linh thiêng lắm, nên ngài chỉ dịch âm từ Phạn ngữ thôi).
   
 Đến đây ta liên tưởng đến đoạn sau trong Áo Nghĩa Thư (Upanishad):

      Lead me from the unreal to the real
      Lead me from darkness to light
      Lead me from death to Immortality.
      Brihadàranyaka Upanishad I. iii. 28

      (xin xem: THE UPANISHAD, của Swami Nikhilananda, nxb Ramakrishna-Vivekananda Center, New York, 4th printing, 2007; vol. III, tr. 111).
   
 (Từ nơi GIẢ, xin dẫn con đến cõi CHÂN,
      Từ TỐI TĂM, xin dẫn con đến ÁNH SÁNG
      Từ chỗ CHẾT, xin dẫn con đến BẤT TỬ).
   
 Vậy là đã rõ rồi, phải không? Giờ đây ta ung dung tự tại, tự mình biết mình thôi, không chia xẻ được với ai, khó mà diễn tả cho ai biết được tâm thái này lắm! giống như cuộc đối thoại giữa Trang Tử và Huệ Tử trong An Tri Ngư Lạc vậy. (Xin xem Hán Văn, tr. 274, của Trần Trọng San, nxb Bắc Đẩu, Sài Gòn, 1970).
      Để tạm kết thúc, tôi xin trích dẫn sau đây câu nói của J. Krishnamurti (1895-1986) người mà các đại trí thức Tây phương coi như là hậu thân của chúa Jesus và Đông phương, như là Đức Phật Di-Lặc:

      “Chân Lý ở trong mỗi người; nó không ở xa, nó không ở gần; nó vĩnh viễn ngay ở đó. Nó ở tâm linh mỗi người. tôi xác nhận rằng chỉ có tâm linh là trạng thái bất hoại của bản ngã, là vĩnh cửu, là sự hòa hợp giữa lý trí và tình yêu. Đó là Chân Ly tuyệt đối. ”

      Hãy để ý hai từ ngữ: LÝ TRÍ và TÌNH YÊU trong câu nói trên, và so sánh với TRÍ HUỆ và VÔ ÚY của chư Bồ-tát.



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân