TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CHƯỚNG TAI GAI MẮT
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CHƯỚNG TAI GAI MẮT

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Mar 23, 2015 4:07 am    Tiêu đề: CHƯỚNG TAI GAI MẮT



Chướng tai gai mắt


   
  CHƯỚNG TAI GAI MẮT

      Đã lâu rồi tôi nghe chướng tai và thấy gai mắt khi mà sách, báo cùng các phương tiện truyền thông XHCN Việt Nam bây giờ cứ gọi các chế độ quân chủ thời xưa ở nước ta là nhà nước phong kiến, chế độ phong kiến. Tôi thấy thật là quá gượng ép và áp đặt, thật tội nghiệp cho các vị vua của chúng ta thời đó. Vì suốt từ thời tự chủ, nhà Ngô (939-965) cho đến triều đại cuối cùng, nhà Nguyễn (1802-1945) có vị vua nào áp đặt chế độ phong kiến đâu.

      Tôi khẳng định rằng các chế độ quân chủ thời xưa của nước ta không phải là chế độ phong kiến; phải gọi đó là chế độ quân chủ hoặc nói theo Tây phương là quân chủ chuyên chế.

      Chúng ta hãy lật lại các từ điển Việt Nam ; xuất bản đầu tiên năm 1931 trước 1975 và năm 2010 sau 1975 xem các nhà biên soạn từ điển định nghĩa như thế nào về từ ngữ PHONG KIẾN nhé:

      1- VIỆT NAM TỰ ĐIỂN (Hội Khai Trí Tiến Đức, Mặc Lâm xuất bản 1931)
      Phong-kiến: Chế độ về đời cổ, chia đất ra làm nhiều nước nhỏ thuộc mệnh lệnh nhà vua (phong vương, phong hầu, phong phò mã) ; tr. 440, cột 1.

      2- HÁN VIỆT TỰ ĐIỂN GIẢN YẾU (ĐÀO DUY ANH, nxb Trường Thi, Saigon, 1957; nxb Văn Hóa Thông Tin tái bản năm 2005)
      Phong-kiến: (Sử) chế-độ phong-tước và kiến-địa: nhà vua phong tước cho chư hầu và cắt đất cho mà quản-lãnh, đại-khái chia làm năm bực: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam. Ở Ấu-châu về cuối đời trung-cổ, ở Trung-hoa về đời Tần, chế độ ấy thịnh-hành lắm (féodalité) ; tr. 614, cột 1.

      3- VIỆT NAM TÂN TỰ ĐIỂN (THANH NGHỊ, nxb Khai Trí, Saigon, 1964)
      Phong kiến. dt (p. feudal). Xem Phong kiến chế độ.
      Phong kiến chế độ dt. (p. féodalité): Chế độ phong tước và kiến địa, chế độ mà nhà vua tự ý phong tước cho bề tôi chư hầu (công, hầu, bá, tử, nam) và cắt đất riêng cho những người ấy làm ra nhiều nước nhỏ khác tùy thuộc nhà vua. (tr. 1068, cột 1).

      4- VIỆT-NAM TỰ-ĐIỂN (LÊ VĂN ĐỨC & nhóm văn hữu; LÊ NGỌC TRỤ hiệu đính; nhà sách Khai Trí, Saigon, 1970)
      Phong-kiến: Phong quan kiến điền gọi tắt, cắt đất và phong làm chư-hầu để cai-trị và hưởng thuế-má vùng đất ấy. (tr. 1161, cột 2).

      Và bây giờ, mời quí vị xem TỪ ĐIỂN VIỆT NAM của Hoàng Phê (cố giáo sư) & 5 đồng tác giả của Trung Tâm Từ Điển Học (nxb Hà Nội, 2010) định nghĩa nhé:
      Phong kiến d; t
      • d (danh từ): những người thuộc giai cấp thống trị trong chế độ phong kiến (bọn địa chủ, phong kiến; thế lực phong kiến).
      • t (tính từ): thuộc về chế độ hoặc giai cấp phong kiến, có tính chất phong kiến (một con người cổ hủ, phong kiến; tư tưởng phong kiến) Trang 1006, cột 2.
      Tuyệt nhiên không thấy cuốn từ điển này định nghĩa từ ngữ phong kiến ở đâu cả! Chỉ thấy toàn giọng diệu hằn học thôi. Lạ thật! Từ điển gì lạ kỳ quá! Lại thêm một cái chướng tai gai mắt nữa!



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân