TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 14 câu hỏi Phật không trả lời
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

14 câu hỏi Phật không trả lời

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Mon Feb 09, 2015 7:22 pm    Tiêu đề: 14 câu hỏi Phật không trả lời

14 câu hỏi Phật không trả lời
Peter Della Santina, ttt dịch

Có mười bốn câu hỏi không được Phật trả lời, gom lại thành ba loại.
Loại thứ nhất gồm có tám câu liên quan đến bản chất tuyệt đối hay
bản chất tận cùng của thế giới: thế giới bất diệt hay không bất diệt,
cả hai hay không cả hai; hữu hạn hay vô hạn, cả hai hay không cả
hai? Nhóm câu hỏi thứ nhất liên quan đến sự tồn tại của thế giới
trong thời gian, và nhóm thứ hai liên quan đến sự tồn tại của thế
giới trong không gian.
Loại thứ hai gồm có bốn câu hỏi: Như Lai tồn tại hay không tồn tại
sau khi chết, cả hai hay không cả hai? Những câu hỏi này liên quan
đến bản chất niết bàn hay thực tế tối thượng.
Loại thứ ba gồm có hai câu: Cái ngã đồng nhất hay khác biệt với xác
thân? Loại chót này liên quan đến kinh nghiệm bản thân. Phải chăng
chúng ta chết cùng với xác thân hay những cá tính của chúng ta hoàn
toàn khác biệt và độc lập với xác thân?
Ðức Phật im lặng khi được hỏi mười bốn câu hỏi này. Ngài mô tả
những câu hỏi này như một cái lưới và không muốn bị kéo vào cái
bẫy lý thuyết, ức đoán và giáo điều như thế. Ngài nói đó là vì Ngài
không bị ràng buộc vào tất cả những lý thuyết và giáo điều nên Ngài
đã được giải thoát. Ngài nói những ức đoán như thế đem đến bồn chồn,
lo lắng, hoang mang, và đau khổ, và chính nhờ cách tự giải thoát ra
khỏi những thứ nầy mà ta có thể đạt giải thoát (toàn diện).
Nhìn chung, mười bốn câu hỏi này ngụ ý hai thái độ căn bản đối với
thế giới này.
Ðức Phật nói có hai quan điểm căn bản, quan điểm sự tồn tại và quan
điểm về sự không tồn tại; người ta thường quen nghĩ về những điều
này và chừng nào người ta còn vướng mắc vào hai quan điểm này
chừng đó không đạt được giải thoát. Cho rằng thế giới bất diệt, thế
giới vô tận, Như Lai tồn tại sau khi chết, và cái ngã độc lập khỏi xác
thân, phản ảnh quan điểm tồn tại. Cho rằng thế giới không bất diệt,
thế giới hữu hạn, Như Lai không tồn tại sau khi chết và cái ngã đồng
nhất với xác thân, phản ảnh quan điểm không tồn tại.
Hai quan điểm này được giảng dạy bởi các đạo sư của các trường phái
khác trong thời Ðức Phật. Quan điểm tồn tại thường là quan điểm của
những người Bà La Môn, quan điểm không tồn tại thường là quan điểm
của những nhà duy vật và những người theo chủ nghĩa khoái lạc. Khi
Ðức Phật không muốn bị kéo vào cái bẫy của quan điểm giáo điều về
tồn tại và không tồn tại, thiết nghĩ rằng Ngài có hai điều ở trong tâm:
(1) hậu quả đạo đức và (2) thực tế là những quan điểm về tuyệt đối
tồn tại hay không tồn tại không đúng với cung cách, chiều hướng thực
sự của các sự vật.
Thí dụ, những người theo chủ nghĩa bất diệt thấy cái ngã thường còn
và không thay đổi. Khi xác thân chết, cái ngã không chết vì cái ngã có
bản chất không thay đổi. Nếu trường hợp này là đúng, dù xác thân làm
gì, hành động của xác thân không ảnh hưởng đến số phận cái ngã. Quan
điểm này không tương hợp với trách nhiệm tinh thần vì nếu cái ngã bất
diệt và không thay đổi, nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi hành động thiện
hay bất thiện. Tương tự như vậy, nếu cái ngã đồng nhất với xác thân,
và cái ngã chết khi xác thân chết, thì cần gì phải nói về hành động của
cái thân xác, chết là hết, không có sự hạn chế nào về hành động. Tuyệt
đối tồn tại và không tồn tại đều không thể xảy ra, bởi lẽ sự vật tồn tại
do các căn nguyên phụ thuộc lẫn nhau.
Thế giới tồn tại tùy thuộc vào nguyên nhân và điều kiện - vô minh, tham
và luyến chấp. Khi vô minh, tham và luyến chấp hiện diện, thế giới tồn tại;
khi chúng không hiện diện, thế giới ngừng tồn tại. Bởi vậy câu hỏi về tuyệt
đối tồn tại và không tồn tại về thế giới không thể trả lời được.
Tồn tại hay không tồn tại được xem như khái niệm tuyệt đối, không áp dụng
cho những sự vật thực sự. Ngài nhìn thấy những loại siêu hình tuyệt đối
không thể áp dụng đối với những sự vật như thế.  Ðó là lý do tại sao Ðức
Phật không có ý kiến với những lời tuyên bố tuyệt đối về bản chất của sự
vật.

Fourteen questions
not answered by the Buddha

Traditionally, there are fourteen unanswerable questions. We find them,
for instance, in the Chulamalunkya Sutta. These fourteen questions are
grouped into three categories: The first category contains eight questions
that concern the absolute or final nature of the world: Is the world eternal
or not eternal, or both or neither; finite or not finite, or both or neither?
You can see that this category includes two sets of questions, and that
both sets refer to the world. The first set refers to the existence of the
world in time, and the second to the existence of the world in space.
The second category contains four questions: Does the Tathagata exist
after death or not, or both or neither? These questions refer to the nature
of nirvana, or ultimate reality. The third category contains two questions:
Is the self identical with or different from the body? While the first category
of questions refers to the world and the second to what is beyond the world,
this last refers to personal experience. Do we die with our bodies, or are our
personalities altogether different from and independent of our bodies? The
Buddha remained silent when asked these fourteen questions. He described
them as a net and refused to be drawn into such a net of theories, speculations,
and dogmas. He said that it was because he was free of the bondage of all
theories and dogmas that he had attained liberation. Such speculations, he
said, are attended by fever, unease, bewilderment, and suffering, and it is by
freeing oneself of them that one achieves liberation.
Let us look at the fourteen questions in general to see whether we can
understand why the Buddha took this stand. Generally, the fourteen questions
imply two basic attitudes toward the world. The Buddha spoke of these two
attitudes in his dialogue with Maha Kachchayana, when he said that there are
two basic views, the view of existence and the view of nonexistence. He said
that people are accustomed to think in these terms, and that as long as they
remain entangled in these two views they will not attain liberation. The
propositions that the world is eternal, that the world is infinite, that the
Tathagatha exists after death, and that the self is independent of the body
reflect the view of existence. The propositions that the world is not eternal,
that the world is finite, that the Tathagata does not exist after death, and
that the self is identical with the body reflect the view of nonexistence. These
two views were professed by teachers of other schools during the time of the
Buddha. The view of existence is generally the view of the Brahmins; that of
nonexistence is generally the view of the materialists and hedonists. When the
Buddha refused to be drawn into the net of these dogmatic views of existence
and nonexistence, I think he had two things in mind: (1) the ethical consequences
of these two views, and, more importantly, (2) the fact that the views of absolute
existence and nonexistence do not correspond to the way things really are. For
example, the eternalists view this self as permanent and unchanging. When the
body dies, this self will not die because the self is by nature unchanging. If that
is the case, it does not matter what this body does: actions of the body will not
affect the destiny of the self. this view is incompatible with moral responsibility
because if the self is eternal and unchanging, it will not be affected by wholesome
and unwholesome actions. Similarly, if the self were identical with the body and
the self dies along with the body, then it does not matter what the body does. If
you believe that existence ends at death, there will be no constraint upon action.
But in a situation where things exist through interdependent origination, absolute
existence and nonexistence are impossible. Another example drawn from the
fourteen unanswerable questions also shows that the propositions do not correspond
to the way things really are. Take the example of the world. The world does not exist
absolutely or not exist absolutely in time. The world exists dependent on causes and
conditions – ignorance, craving, and clinging. When ignorance, craving, and clinging
are present, the world exists; when they are not present, the world ceases to exist.
Hence the question of the absolute existence or nonexistence of the world is
unanswerable. The same may be said of the other categories of questions that make
up the fourteen unanswerables. Existence and nonexistence, taken as absolute ideas,
do not apply to things as they really are. This is why the Buddha refused to agree to
absolute statements about the nature of things. He saw that the absolute categories
of metaphysics do not apply to things as they really are.-

xuất xứ 14 câu hỏiWeb Page Name
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân