TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - THƯ GỬI DIỆU HUYỀN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

THƯ GỬI DIỆU HUYỀN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Feb 03, 2015 7:51 am    Tiêu đề: THƯ GỬI DIỆU HUYỀN



THƯ GỬI DIỆU HUYỀN


   
  THƯ GỬI DIỆU HUYỀN

      Đọc Lời Cảm Tạ của thân phụ Diệu Huyền mới thấy DH và gia đình hình như rất nặng lòng với Tâm Linh Học. Ngoài vị giáo sư Nguyễn Minh Tâm & các thành viên trong hội Tâm Linh Học, mình còn thấy có 03 hội nữa ở ba địa phương khác nhau: Atlanta, Virginia và San Diego. Thảo nào có lần lâu lắm DH có hỏi anh Phụng “anh có thấy gì chưa? ”
      Hay lắm, xứng với quí danh song thân đặt là Diệu Huyền (hay Huyền Diệu hay Diệu Kỳ & Huyền Bí cũng thế thôi). Sẵn dịp này anh Phụng có đôi lời gọi là “Tản mạn ” nhé.

      1) - Hồi nhỏ, anh rất ham đọc những sách tiếng Việt viết về huyền bí Ấn Độ và Tây Tạng ; nhất là huyền bí Tây Tạng. Sở dĩ anh khoái Tây Tạng là vì khoảng năm 1967, 1968 gì đó anh thấy Phạm Công Thiện (1941-2011) nói cuốn sách gối đầu giường của ông là một cuốn sách viết bằng tiếng Tây Tạng gọi là BARDO THODOL (mà tiếng Việt hay gọi là Liễu Sanh Thoát Tử hoặc Thân Trung Ấm) và ông có vẻ rất khoái Mật tông Tây Tạng. Sau 1975 trải qua những năm tháng “cải tạo” anh càng cố tìm đọc hết các sách viết về Tây Tạng để mong tìm được điều kỳ diệu và huyền bí nào đó nằm ẩn khuất đâu đây! Và anh bắt đầu học tiếng Tây Tạng để đọc thần chú (mantra) – tiếng Tây Tạng dễ học hơn tiếng Phạn (Sanskrit) nhiều.

      Từ thập niên 90 của thế kỷ trước anh nhờ bạn bè hay học trò cũ mua giùm các sách ở Ấn Độ và Hoa Kỳ liên quan đến các tôn giáo và triết học Ấn Độ để mong tìm ra điều kỳ diệu.
      Vì thế Anh Phụng hiện tại có 5 cuốn kinh của các tôn giáo lớn sau đây:
      1- Kinh BHAGAVAT GITA của Ấn giáo (Hinduism), bản chữ Anh
      2- Kinh bộ Nikaya (5 quyển, HT Thích Minh Châu dịch từ chữ Pali) + Kinh bộ A-hàm (4 quyển, TT Thích Tuệ Sỹ dịch từ chữ Hán) + Linh sơn Pháp bảo Đại tạng kinh (69 quyển, bản chữ Việt do HT Thích Tịnh Hạnh chịu trách nhiệm xuất bản; tức là gồm toàn bộ các kinh Phật bao gồm các kinh lớn như: Bát Nhã, Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Bảo Tích v. v..)
      3- Kinh Dịch của Nho giáo + Đạo Đức kinh của Lão giáo.    
     4- KINH THÁNH (the Holy Bible) của đạo Chúa (Cựu ước & Tân ước) (8 bản chữ Anh + 02 bản chữ Việt)
      5- Kinh Qur’rân của Hồi giáo. (1 bản chữ Anh, revised edition 2010, Maktaba Dar-us-Salam, in ở Anh quốc).

      Đi đôi với đọc “thiên kinh vạn quyển” đó, mình tham thiền (như kinh sách chỉ dạy). Ôi, có hằng ngàn cách tham thiền - chọn cách nào đây: Hatha yoga hay Raja yoga. Hatha yoga khó quá (phải có minh sư) mà cách đó chỉ chú tâm về thể xác thôi; thôi thì chọn RAJA YOGA cho dễ.

      Trước đó, đọc THẮNG PHÁP TẬP YẾU LUẬN (bản Việt dịch của HT Thích Minh Châu, Tu Thư Đại học Vạn Hạnh xuất bản 1973) có các đoạn sau nói về tu tập như sau:

      Khi các thiền định được phát triển, tâm trí trở thành sáng suốt như tấm gương, sáng chiếu soi rõ sự vật... (trang 126)
      Khi tự mình tu quán về thực tánh của đời sống và luôn luôn chìm sâu trong quán tưởng, một ngày nào đó, thân mình tự phát hào quang (obhàsa) trong sự ngạc nhiên của chính mình. (trang 127)
 

    Mình thấy ham thích quá đi thôi! Mình theo cách dạy của ngài, đó là THIỀN CHỈ QUÁN (Samathavipassanà) – Samatha: chỉ + Vipassanà: quán) hay còn gọi Ànapànassati (sổ tức quán) [àna: thở vào; apàna: thở ra; sati: niệm). Khi tu tập dĩ nhiên mình không bao giờ mong cầu “có hào quang phát sáng” như lời luận giải của HT Minh Châu; chỉ xem mình sẽ có những trải nghiệm nào thôi. Siêng năng và đều đặn. Nhưng... lại chữ NHƯNG!
   
  Để đó nhé, bây giờ xin DH và các bạn hãy cùng tôi đọc mấy đoạn sau đây trong LÁ THƯ LÀNG MAI số 30 ra ngày 24-01-2007 xuất bản bên Pháp, mà ở nước ngoài DH và các bạn hẳn nghe danh của LÀNG MAI nhiều hơn anh Phụng rồi.

      Nơi trang 5 có tựa “Tháng Tám, khóa tu Thần Kinh Não Bộ”. Nguyên văn: Có 800 người về tham dự khóa tu dành cho các khoa học gia về thần kinh não bộ (neuroscientist), tâm lý học và khoa học nhận thức (cognitive scientists) ; số lượng các nhà khoa học chiếm 30% tổng số. Có các giáo sư chuyên môn đến từ các trường đại học lớn như trường y học Washington D. C., George Town, Berlin, London, Paris, Grenoble, Montpellier, Rome v. v.. Có những vị tới từ Nga, Úc và Tây Ban Nha.
      (...) Ngày chót, 12 khoa học gia đại diện cho 12 ngành khác nhau đã lên trình bày cái thấy của chính mình. Rất đông các nhà khoa học đã viết cho Thầy và nói rằng khóa tu đã mở cho họ một chân trời mới. Khóa tu chấm dứt ngày 26-8-2006.

      Tôi không nói ra, nhưng các bạn biết THẦY là ai rồi.

      Cũng trong số này, ở trang 75, thầy Chân Pháp Liệu có bài Chánh Niệm: một liều thuốc cho y học hiện đại . Trang 76: Thành tựu giới hạn của y học Tây Phương. Trang 77: Chánh Niệm: một phương trời mới cho Tây y. Trang 79 với các đoạn: Chánh Niệm có thể đóng góp gì cho nên y học Việt Nam; Chánh Niệm, nền tảng của y đức; Chánh Niệm, sự đầu tư ít tốn kém nhất cho y khoa Việt Nam.

      Vì khuôn khổ có hạn, chúng tôi không trích hết ra ở đây, nhưng qua các đoạn trên đây, ta thấy như vậy là dòng Thiền của LÀNG MAI đã phát minh ra một phương pháp điều trị các bệnh liên quan đến THẦN KINH NÃO BỘ rồi phải không? Bằng cớ là “rất đông các nhà khoa học nói rằng khóa tu đã mở cho họ một chân trời mới”.    

 Và bây giờ THẦY ra sao rồi, chắc hẳn quí bạn đã biết! Còn HT Thích Minh Châu trong những năm cuối đời ngài đã hôn mê trong nhiều năm trước khi qua đời.

      2) - Với tôi, tôi thấy ba câu sau đây làm chúng ta suy ngẫm. Thứ nhất là câu “CỐC THẦN BẤT TỬ “ (thần hang không chết) trong Lão Tử Đạo Đức Kinh. Thứ hai là trong Kinh Thánh, chúa Jesus nói: “Đừng có bắt chước bọn giả hình đứng ngoài đường cầu nguyện, về nhà đóng cửa lại, vì Cha các ngươi ở trong lòng”. Và thứ ba, trong [b]Thư thứ hai của thánh Phê-rô, ở đoạn 3. 8 có câu: “đối với Chúa, một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày. ”[/b]      

3) - Sau cùng, anh Phụng xin trả lời câu hỏi của Diệu Huyền: anh có thấy gì chưa?. Anh không thấy gì cả, nhưng với anh nếu có thấy thì đó chỉ là những ảo giác, tiếng Phạn gọi là UPÀDHI (không phải MÀYÀ đâu nhé) ; đó là những phóng chiếu do MÀYÀ tạo ra thôi. Cũng giống như khi đa số trong chúng ta tin rằng ĐẤNG TỐI CAO là người ban phước lành khi ta cầu nguyện, xin che chở v. v.. Thì đấng mà chúng ta cầu xin đó là ISAVARA (chữ Phạn) và khi ta đang cầu xin thì ta không phải là “một con người thật sự” mà là một JIVA (chữ Phạn). Theo minh triết Ấn Độ: trong ta có ATMAN, atman này được sinh ra bởi Đấng Tối Cao gọi là BRAHMAN ; vì thế Brahman và Atman là một ; nhưng vì ATMAN của ta bị che mờ bởi Upadhi, và vì do sự mong cầu quá tha thiết nên ta thấy có những hình ảnh (trong lúc tham thiền hay trong giấc ngủ) thế thôi.

      4) - Điều mà sự tham THIỀN mang lại thì khó mà giải thích (interprete) cho người khác biết lắm; tự mình biết thôi. Mỗi cá nhân đều có các đặc điểm khác nhau, không ai giống ai, do vậy không thể nào giảng dạy CHÂN LÝ cho cả một đám đông, một tạp thể được.

      Nói như Ngài JIDDU KRISHNAMURTI (1895-1986) “CHÂN LÝ LÀ VÙNG ĐẤT KHÔNG LỐI VÀO” (Truth is a pathless land). Chính vì thế vào ngày 02-8-1929 trước ba ngàn thành viên tham dự hằng năm ở Ommen, Hòa-Lan, Ngài đã giải tán dòng tu Ngôi Sao Đông Phương sau gần 18 năm trời được tôn sùng như một bậc Giáo chủ, trước sự ngỡ ngàng của hằng triệu người trên thế giới. Trong bài thuyết pháp nổi tiếng và để đời ấy, Ngài đã nói những câu đầy xúc động:

      Đây không phải là một hành động cao cả, vì tôi không muốn có đệ tử, và tôi có ý như thế. (...) Tôi không có môn đệ, không có tông đồ cả ở chốn thế tục lẫn cảnh giới tâm linh. (...) Bản thân tôi chỉ mong sao con người được giải thoát. Tôi khao khát giải phóng con người khỏi mọi chiếc lồng, khỏi mọi sợ hãi và không mưu tìm một tôn giáo, một tông phái mới, cũng không xây dựng lý thuyết mới, triết thuyết mới.  

   Diệu Huyền thấy không, bây giờ vị tu sĩ nào cũng muốn mình có thật đông đệ tử. Để làm chi?
      Nhân dịp năm mới sắp đến, xin chúc Diệu Huyền cùng quí đồng môn, đồng hương một năm mới Ất Mùi an khang và thịnh vượng.

      Tây Đô rằm Hạ nguyên Giáp Ngọ (Feb. 3rd 2015)



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân