TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Các căn bệnh thường gặp trong đời sống
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Các căn bệnh thường gặp trong đời sống

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Jun 21, 2014 2:35 pm    Tiêu đề: Các căn bệnh thường gặp trong đời sống

Bệnh Đau Lưng : Nguyên nhân và cách phòng tránh




Sau Nhức đầu thì Đau lưng Lower Back Pain là nguyên nhân thứ nhì gây đau cho mọi người, đặc biệt là với người cao tuổi.. Chăm sóc đau lưng cũng là nguồn phí tổn khá cao, có lẽ chỉ sau các bệnh về tim.


Với nhiều nhà chuyên môn y tế thì Đau Lưng hầu như là một căn bệnh của đời sống gây ra do thói quen bất thường của người bệnh. Vì họ đứng, họ đi, họ nâng nhấc hoặc lôi kéo sự vật nặng không đúng cách, đưa tới nguy cơ tổn thương cho các thành phần của lưng. Khi đã bị một lần thì đau lưng cũng có nguy cơ tái phát.
Các nhà chuyên môn cũng ước lượng là 80% các trường hợp Đau Lưng có thể phòng ngừa được nếu ta để ý một chút hoặc nếu ta có vài kiến thức căn bản về cột sống.

Lưng là phần dưới của thân mình gồm có 5 đốt xương sống, các gân, dây chằng, cơ bắp để giữ lưng ngay thẳng. Các đốt xương này chịu đựng sức nặng của phần trên của thân mình, cho nên chúng rất dễ tổn thương.

Từ các đốt sống này xuất phát dây thần kinh não tủy. Giữa các đốt sống là đĩa sụn liên hợp giúp cột sống cử động trơn tru.


Đau lưng thường thường gây ra do ba nguyên nhân chính:


-Căng cơ bắp-dây chằng trong các hoàn cảnh như mập phì, có thai, người cao tuổi ít vận động, nâng mang vật nặng mà lại dùng sức mạnh của lưng, tư thế không ngay thẳng, nhiều xúc động mạnh…

-Thoái hóa đĩa đệm.

-Viêm mặt khớp xương.


Ngoài ra, bị chấn thương, u bướu, viêm nhiễm cột sống, nằm ngủ trong vị thế bất thường hoặc nệm quá mềm cũng là nguy cơ gây đau lưng. Nhiều trường hợp phụ nữ với nhũ hoa quá khổ cũng gây ra đau lưng vì lưng chịu một sức nặng ngoài khả năng.

Người cao tuổi thường hay bị đau lưng vì sự thoái hóa cột sống, cơ bắp dây chằng lỏng lẻo, đốt cột sống dễ bị nghiêng vẹo, đè vào dây thần kinh não tủy, gây ra đau. Với các bác, chỉ khom khom di chuyển một chậu cây cảnh hoặc cúi xuống bế đứa cháu nội ngoại cũng dễ dàng ôm lưng nhăn nhó.

Theo các nhà chuyên môn, 80% dân chúng đều bị đau lưng một vài lần nào đó trong cuộc đời. Đau lưng là lý do hàng đầu khiến cho người dưới 45 tuổi phải nghỉ việc.

Đau lưng có thể là cấp tính hoặc kinh niên.

Cấp tính thường kéo dài khoảng 4 tuần lễ còn kinh niên thì liên tục đau, có khi cả dăm ba tháng.

Những cơn đau và cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng sớm và xế chiều. Ban đêm cơn đau khiến người bệnh khó ngủ.

Đau cũng thường thấy ở dưới chân khi đi lại hoặc đứng lâu.


Phòng tránh



Phòng ngừa có mục đích tránh các căng dãn không cần thiết cho cơ bắp và cũng để tăng cường sức mạnh cho các bắp thịt hỗ trợ cột sống.

1- Khi mang vật nặng, không nên khom lưng xuống để nhấc vật đó lên, mà ngồi xuống, hai tay ôm cầm vật đó rồi từ từ đứng lên qua sức mạnh của đầu gối, như vậy tránh được sự tổn thương cho lưng.

2- Khi vật nặng nằm ở trên bàn, ta có thể ôm vào bụng hay quay lưng ôm đồ vật vào lưng để mang đi.

3- Đừng đi giầy gót quá cao, làm xương sống xiêu vẹo, yếu.

4-Giữ dáng điệu ngay ngắn.

5-Khi đứng, bụng thót phẳng , hướng xương chậu về phía sau sẽ giúp phần dưới của cột sống vững hơn. Nếu cần đứng lâu thì đặt một chân lên vật cao khoảng hai tấc để ngả xương chậu về phía sau.

6-Ngồi lâu đều gây nhiều khó chịu cho lưng. Vì thế lâu lâu nên đứng dậy, đi qua đi lại, thư dãn xương lưng. Tránh ngồi trên nệm ghế quá mềm.

7-Nệm xe đều gây đau lưng khi ngồi quá lâu. Nên lót lưng với một cái gối nhỏ và để tay trên vật tựa; kéo ghế gần về phía trước để đầu gối cao bằng hông.

8-Nên ngủ trên nệm cứng; nằm nghiêng, đầu gối co thước thợ hoặc khi nằm ngửa thì lót gối dưới khuỷu chân. Gối cao vừa phải để đầu và mình ngang bằng;

9- Khi cần coi tivi hoặc đọc sách lâu, nên nằm để tránh căng cho xương sống.

10-Quần áo không nên quá bó sát vào người để cơ bắp, xương khớp không bị gò bó..

11-Tập thể dục với các cử động làm thư giãn khớp xương và bắp thịt, tăng cường sức mạnh cho bắp thịt, dây chằng ở lưng.

12-Buổi sáng ngủ dậy, trước khi bước ra khỏi giường nên tập các cử động vẹo người qua lại để thư giãn lưng. Lý do là sau bẩy giờ nằm ngủ, xương khớp, bắp thịt cứng lại, nếu đứng dậy ngay có thể té ngã, gây tổn thương cho lưng và các phần khác của cơ thể.

13-Không hút thuốc lá vì nicotine làm giảm máu lưu thông tới lưng khiến cơ khớp yếu.

14-Giảm cân nếu quá mập, vì mập phì làm mô mềm ở lưng căng cương. Hai phần ba người bị đau lưng kinh niên đều bị béo phì.


Vài cử động để thư dãn cột sống



1-Ðứng thẳng, hai bàn chân xa ngang thân người, úp hai bàn tay lên ngang lưng. Ðầu gối ngay thẳng, ưỡn lưng về phía sau càng xa càng tốt. Giữ nguyên vị trí trong vài ba giây rồi trở lại dáng điệu bình thường. Làm cùng động tác năm lần.

2- Ðứng ngay thẳng, tựa hai tay lên phía sau của thành ghế. Ðầu gối thẳng, dơ một chân về phía sau càng cao càng tốt. Hạ chân xuống từ từ và làm cùng động tác với chân kia. Làm năm động tác liên tiếp cho mỗi chân.

3-Nằm sấp, hai chân duỗi thẳng, khuỷu tay gấp, hai bàn tay úp xuống sàn. Dùng hai tay đẩy thân mình lên càng cao càng tốt, mông và chân vẫn phẳng dưới sàn. Nhắc lại cùng động tác 10 lần.

4-Nằm ngửa,đầu gối gập lại, hai bàn chân để dưới đất. Từ từ nhấc đầu và vai khỏi sàn, hướng hai bàn tay về phía đầu gối, giữ vị trí trong mười nhip đếm rồi nằm thẳng mình trở lại. Nhắc lại cùng cử đông năm lần.

5-Nằm sấp, chân tay đụng mặt bằng. Nâng cao một chân, đếm từ 1 đến 10 rồi hạ chân xuống. Nhắc lại cùng cử động với chân kia. Làm 5 lần mỗi chân.


BS Nguyễn Ý Đức
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jun 25, 2014 5:54 pm    Tiêu đề: Bệnh Zona hay Shingles ( bệnh giời leo)

Bệnh Zona hay Shingles ( bệnh giời leo)




Theo Tintuccaoniẹncom

Bệnh Zona (giời leo) là kết quả của sự tái hoạt động của vi-r út herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Vi-rút này cũng chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Vi-rút thủy đậu trú ngụ trong cơ thể ở trạng thái ngủ bên trong các dây thần kinh cảm giác. Vi-rút sẽ "thức giấc" sau khi gây bệnh thủy đậu nhiều năm trước trong cơ thể của một trong số năm người đã từng bị thủy đậu. Sau đó, vi-rút sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác vào da và tạo ra những mảng phát ban gây đau mà người ta thường gọi là bệnh Zona (giời leo)

* Bệnh Zona trong tiếng Anh là Shingles có xuất xứ từ tiếng Latin và Pháp có nghĩa là dây đai, thắt lưng, phản ánh đúng tính chất phân bố của các dải phát ban. Các dải này thường là chỉ ở một bên của cơ thể và ở khu vực chi phối của một dây thần kinh cảm giác đơn độc.
* Tất cả những ai đã từng bị bệnh thủy đậu hoặc đã từng tiêm vaccine đều có thể nhiễm Herpes Zoster gây ra bệnh Zona. Người lớn tuổi (60+), những người bị ung thư, HIV hoặc đã từng cấy ghép mô vì bị giảm sức đề kháng chống lại nhiễm trùng nên dễ bị bệnh Zona hơn.
* Đa số những người bị Zona đều khỏe mạnh, nên không cần thiết sử dụng những xét nghiệm đặc trưng nếu như hệ miễn dịch của họ còn tốt.


Nguyên nhân



Chưa ai biết được chính xác nguyên nhân vì sao vi-rút thủy đậu lại có thể tái hoạt động và gây ra bệnh Zona. Một vài khả năng có thể xảy ra là:

* Căng thẳng tâm thần(stress)                                                                                    
*  Mệt mỏi
* Hệ miễn dịch suy yếu (có thể là do tuổi tác, bệnh tật, thuốc men làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể nên không thể giữ được vi-rút thủy đậu trong trạng thái bất hoạt).
* Ung thư.
* Các biện pháp điều trị bằng bức xạ.
* Tổn thương nơi vùng da bị nổi ban

Triệu chứng



Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng, bệnh Zona có thể xuất hiện ở nhiều khu vực khác nhau trong cơ thể .                                                                
Mới đầu cảm thấy ngứa, căng, bỏng, nhức dai dẳng hoặc đau sâu đau nhói  một bên mặt hoặc bên nửa người. Da sần lên và làm mủ,rất là ngứa và khó chịu; sau đó sẽ làm cho đau nhức, sốt, nhức đầu, đau bụng,v.v…. và có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến  tai , mắt , thần kinh , đầu , đôi khi  đưa đến tử vong. Thường ra mủ sẽ tụ và đóng vảy trong 10-12 ngày và  sau 2-3 tuần ban đỏ sẽ biến mất, vảy rơi có thể để lại sẹo.


Khi nào cần đến gặp bác sĩ



Bạn nên đi khám bác sĩ khi  bị đau hoặc nổi ban thành một dải ở một phía của cơ thể, và càng sớm càng tốt vì nếu bạn thật  sự bị bệnh Zona thì  những thuốc kháng vi-rút chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm. Vả  lại
   * Nếu vết ban và vết phồng nổi lên ở mũi hoặc gần mắt  thì vi-r út có thể     lan đến mắt làm tổn thương mắt và gây mù.
   * Nếu bạn đang có những bệnh làm suy giảm sức miễn dịch của cơ thể thì những biến chứng có thể xẩy ra.

Trong những trường hơp:
   * bệnh Zona kèm với sốt cao hoặc mệt mỏi.
  * vết phồng lan ra những khu vực khác của cơ thể                                      
bệnh nhân cần đươc chở đi cấp cứu.


Điều trị



Điều bạn cần làm tại nhà:

* Nếu bạn nghĩ mình bị Zona, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì thuốc kháng vi-rút chỉ có hiệu quả khi được sử dụng sớm.
* Không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ  nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo. Thuốc kháng histamin có thể giúp giảm ngứa.
* Dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết
* Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào sang thương rỉ mủ trong khoảng 20 phút khoảng 7, 8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô sang thương., đổng thời cũng để lấy bớt vảy ra ngoài và giảm khả năng bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi sang thương đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.
* Giữ cho khu vực sang thương được sạch sẽ bằng xà bông nhẹ và nước. Mặc quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với sang thương.                                                                                                                          
* Tránh tiếp xúc da-chạm-da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bị bệnh, hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch đễ tránh lây.

Dùng thuốc bác sĩ kê toa:

* Một vài bác sĩ chỉ điều trị triệu chứng của bệnh Zona như đau chẳng hạn . Một vài thuốc giảm đau thông dụng là acetaminophen (VD Tylenol), và ibuprofen (VD Advil) hoặc thuốc giảm đau tricyclic, đặc biệt là trong trường hợp đau dây thần kinh sau tổn thương ( Postherpetic neuralgia—PHN) tức là những cơn đau kéo dài ở một số người ngay cả sau khi sang thương đã biến mất.

* Thuốc kháng vi-rút , như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir), cũng được dùng để  làm giảm thời gian phát ban và đau, bao gồm cả PHN. Cần phải bắt đầu sử dụng những loại thuốc này trong giai đoạn sớm của bệnh mới có hiệu quả.

* Đôi khi, corticoid cục bộ có thể được dùng để giảm viêm. Những thuốc cục bộ có thể được sử dụng để làm giảm đau và ngừa nhiễm trùng.

Ghi chú  Bạn cần phải uống tất cả những loại thuốc được kê đơn và làm theo đúng hướng dẫn. Nếu bạn ghi nhận được những triệu chứng mới hoặc nếu bạn không thể kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa, hãy thông báo cho bác sĩ.



Phòng ngừa



* Bạn không thể bị lây bệnh từ những người bị Zona. Tuy nhiên, nếu bạn chưa từng bị thủy đậu, bạn có thể bị lây bệnh thủy đậu từ những tiếp xúc gần gũi với những sang thương hở miệng ở những người bị Zona. Dùng quần áo che phủ sang thương lại giúp giảm nguy cơ lây lan cho người khác.

* Từ năm 2006,  Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và  Dươc phẩm Hoa kỳ (FDA)  đã  cho phép sử  dụng thuốc chích ngừa bệnh zona (shingles) tên gọi là Zostavax. Thuốc này chích dưới da và chỉ một lần. Cơ quan Kiễm soát và Phòng chống Bệnh tật (CDC) khuyến cáo tất cả những ai tuổi từ  60 trở lên nên chích ngừa  dù là đã bị bệnh zona truớc đây. Tuy  thuốc chích này không bảo đảm tránh được bệnh zona, nhưng thử nghiệm lâm sàng cho thấy là  thuốc chích giảm được thời gian phát ban, mức độ nghiêm trọng của căn bệnh  và rủi ro bị PHN (Postherpetic neuralgia)

Tuy nhiên những người sau đây không nên chich thuốc Zostavax:

v     có dị ứng với gelatin, trụ sinh neomycin và những thành phẩn khác của thuốc

     có  hệ miện dịch suy yếu do bệnh HIV/AIDS, hoặc bệnh khác có liên quan tới miễn dịch

v     đang đươc chữa trị với steroids, adalimumab (Humira), infliximab (Remicade) etanercept (Enbrel), bức xạ  và hóa trị liệu vì lúc này hệ miển dịch bị suy yếu

v     có quá trình bị ung thư tủy xương hay hệ lymphô như bệnh bạch cầu (leukemia), u bạch cầu (lymphoma)

v     bị lao phổi đang hoạt động và  không chữa trị

v     đang mang thai hoặc dự định có thai


Kết luận

Đa số các trường hợp bị Zona đều tự khỏi có thể có điều trị hoặc không. Ban và đau có thể khỏi sau từ 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài lâu hơn và thậm chí là tái phát ở người lớn tuổi, đặc biệt là trên 50 tuổi, hoặc có bệnh trầm trọng.

Có thể những cơn đau vẫn còn tiếp diễn sau khi sang thương biến mất. Những cơn đau này được gọi là PHN. Thường gặp ở người lớn tuổi, và có thể là rất nặng nề.

Những biến chứng khác có thể gặp là nhiễm trùng da, nhiễm trùng lây lan đến những cơ quan nội tạng hoặc làm tổn thương mắt. Thường để lại sẹo .




Bệnh giời leo (Zona) và Shingles (Theo VNTV)



Bệnh giời leo(Zona) và Shingles giống nhau hay khác nhau? triệu chứng của 2 bệnh trên như thế nào? Có tài liệu nói là 2 bệnh này giống nhau nhưng có tài liệu lại nói là 2 bệnh này khác nhau. Mời quý vị theo dõi sau đây với bác sĩ Nguyễn Đăng Khoa.





Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Jul 31, 2014 1:03 pm    Tiêu đề: Chúng ta có thể ăn để bỏ đói tế bào ung thư?

Chúng ta có thể ăn để bỏ đói tế bào ung thư?



William Li



Bài nói chuyện của bác sĩ William Li về một phương thức tiếp cận mang tính đột phá trong y học để chữa trị nhiều bệnh hiểm nghèo, nhất là các loại ung thư và béo phì, dựa trên những hiểu biết mới của bộ môn "angiogenesis" về cơ chế tạo mạch máu. Những hiểu biết này còn giúp tất cả chúng ta có thói quen ăn uống lành mạnh hơn để có đời sống khỏe mạnh và tuổi thọ cao hơn.



Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Tue Aug 19, 2014 2:33 pm    Tiêu đề: ĐỤC THỦY TINH THỂ (CATARACT-CƯỜM KHÔ)

ĐỤC THỦY TINH THỂ (CATARACT-CƯỜM KHÔ)


TRẦN ANH TUẤN

Thông tin này dành cho các bệnh nhân bị đục thủy tinh thể và gia đình hiểu rõ hơn về bệnh đục thủy tinh thể, gồm các phần: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị.

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá: là mờ đục thủy tinh thể trong mắt, gây ra những rối loạn thị giác. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lão hóa. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, với nguồn chiếu sáng tốt để làm giảm những rối loạn thị giác do đục thủy tinh thể. Nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, các biện pháp trên không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực. Hiện nay, với trang thiêt bị hiện đại, phẫu thuật đục thủy tinh thể rất an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, cũng đến lúc phải phẫu thuật để cải thiện thị lực. Hiện nay phẫu thuật thủy tinh thể an toàn và rất hiệu quả.

Thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể là cấu trúc trong mắt có chức năng như một thấu kính giúp hội tụ ánh sáng trên võng mạc. Võng mạc là lớp nhận cảm ánh sáng và gởi tín hiệu thị giác lên não. Ở mắt bình thường, ánh sáng đi xuyên qua thủy tinh thể và hội tụ trên võng mạc. Thủy tinh thể phải trong suốt để tạo ảnh rõ nét.

Đục thủy tinh thể là gì?

Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein. Các protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc. Một số trường hợp protein tập trung thành đám, làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mờ đục trong thủy tinh thể cản ánh sáng đến võng mạc và giảm thị lực. Tình trạng này gọi là đục thủy tinh thể.

Đục thủy tinh thể ở giai đoạn đầu có thể không gây triệu chứng gì vì chỉ một phần nhỏ của thủy tinh thể bị đục. Tuy nhiên dần dần thủy tinh thể đục ngày càng nhiều và bệnh nhân nhìn mờ hơn vì giảm ánh sáng đến võng mạc. Dù nhiều người bị đục thủy tinh thể cả hai mắt nhưng bệnh không lây từ mắt này qua mắt kia.

Người ta vẫn đang nghiên cứu thêm về đục thủy tinh thể nhưng nguyên nhân đục vẫn chưa rõ. Các nhà khoa học cho rằng các yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh đục thủy tinh thể có thể là hút thuốc, tiểu đường (còn gọi là đái tháo đường), môi trường sống quá nhiều nắng.

Tình hình đục thủy tinh thể tại Việt Nam:

Đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây mù chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới cũng như tại Việt Nam nếu không được phẫu thuật sẽ dẫn đến mù hoàn toàn làm tăng gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2007 có khoảng 251.700 người mù do đục thủy tinh thể TTT. 373.000 mù 2 mắt do đục thuỷ tinh thể có thị lực dưới 1/10. Hiện có hơn 700.000 mắt cần phẫu thuật. Số người mắc bệnh mới hàng năm khoảng 85.000 ca 2 mắt (1% dân số) và 85.000 ca 1 mắt. Năm 2009 cả nước đã phẫu thuật 132.419 ca đục thủy tinh thể lĩnh vực y tế công, trong đó phẫu thuật phaco 39.537 ca (29.9%).


Triệu chứng bệnh như thế nào?

Những triệu chứng thường gặp nhất là:

- Nhìn mờ

- Cảm giác chói mắt khi nhìn ánh sáng: ban đêm thấy đèn pha quá sáng, chói mắt khi nhìn đèn hoặc ánh sáng mặt trời mạnh, hoặc thấy quầng sáng quanh đèn.

- Màu có vẻ nhạt hơn.

- Ban đêm thị giác kém hơn.

- Nhìn một hình thành hai hoặc nhiều hình.

- Độ kính đang đeo thay đổi thường xuyên.

Những triệu chứng này có thể cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác tại mắt. Nếu bệnh nhân có những triệu chứng này thì nên đến bác sĩ mắt để được khám và tư vấn.

Khi đục thủy tinh thể ít, có thể người bệnh không nhận ra thị lực có thay đổi hay không. Nhưng đục tiến triển từ từ thì thị lực kém dần. Một số người có đục thủy tinh thể nhận thấy rằng thị lực nhìn gần/ đọc sách trở nên tốt hơn, nhưng chỉ là tạm thời. Thị lực sẽ giảm khi đục thủy tinh thể phát triển nhiều hơn.


Đục thủy tinh thể có các loại nào?

- Đục thủy tinh thể do lão hóa: phần lớn các đục thủy tinh thể do tuổi già.

- Đục thủy tinh thể bẩm sinh

- Đục thủy tinh thể thứ phát: phát triển ở những người có một số bệnh, ví dụ tiểu đường. Đục thủy tinh thể có thể do dùng thuốc steroid kéo dài.

- Đục thủy tinh thể chấn thương.


Làm thế nào để phát hiện đục thủy tinh thể?

Để phát hiện đục thủy tinh thể cần phải khám mắt toàn diện, gồm các bước sau:

- Đo thị lực bằng bảng thị lực.

- Khám mắt với đồng tử dãn: dùng thuốc nhỏ để dãn đồng tử cho phép bác sĩ khám kỹ thủy tinh thể và võng mạc, đồng thời kiểm tra mắt có bệnh khác không.

- Đo nhãn áp: đo thường qui để kiểm tra áp lực trong mắt, nếu nhãn áp tăng có thể là dấu hiệu bệnh glô-côm (cườm nước).

Và một số xét nghiệm khác nếu cần để khảo sát cấu trúc và bệnh của mắt có thể đi kèm.


Điều trị đục thủy tinh thể như thế nào?

Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật là cách điều trị hiệu quả nhất. Phẫu thuật sẽ lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính để thay thế thủy tinh thể.

Phẫu thuật được chỉ định khi đục thủy tinh thể gây giảm thị lực cản trở sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như lái xe, đọc sách hoặc xem ti vi. Bệnh nhân và bác sĩ cùng quyết định thời điểm phẫu thuật. Trong đa số trường hợp có thể trì hoãn phẫu thuật cho đến khi tư tưởng đã sẵn sàng. Nếu bạn bị đục thủy tinh thể cả hai mắt, bác sĩ cũng không phẫu thuật hai mắt cùng lúc mà mỗi mắt sẽ được phẫu thuật ở hai thời điểm khác nhau. Nếu hai mắt bị ảnh hưởng nhiều thì hai phẫu thuật có thể được tiến hành cách nhau 2 – 4 tuần.

Một số trường hợp có thể lấy thủy tinh thể khi chưa gây giảm thị lực nhưng lại cản trở việc khám và điều trị các bệnh mắt khác, chẳng hạn bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già hoặc bệnh võng mạc tiểu đường.


Lấy thủy tinh thể được thực hiện như thế nào?

Chủ yếu có hai cách lấy thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể hai cách phẫu thuật khác nhau như thế nào và giúp bạn quyết định cách tốt nhất:

- Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể hay phaco:

Tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc (giác mạc là cái vòm trong suốt che phủ phía trước tròng đen). Sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng siêu âm làm thủy tinh thể mềm và phân thành những mảnh nhỏ, do đó có thể hút ra. Hiện nay hầu hết phẫu thuật lấy thủy tinh thể được thực hiện bằng phương pháp phaco, còn gọi là phẫu thuật đường rạch nhỏ.


- Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao:

Tạo một đường rạch dài hơn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra. Sau đó hút phần còn sót lại.

Sau khi lấy thủy tinh thể, bác sĩ sẽ đặt một kính nội nhãn thay vào vị trí của thủy tinh thể. Kính nội nhãn là một thấu kính nhân tạo trong suốt, sẽ là một phần của mắt bạn suốt đời nhưng bạn không cần phải chăm sóc cho nó. Thị lực của bạn sẽ cải thiện tốt với kính nội nhãn vì ánh sáng xuyên qua nó đến võng mạc. Nhưng bạn cũng không cảm thấy hoặc nhìn thấy thấu kính mới này.


Một số trường hợp không thể đặt kính nội nhãn vì đang có bệnh mắt khác hoặc có tai biến khi phẫu thuật. Trường hợp này có thể đeo kính sát tròng hoặc đeo kính gọng sau mổ.


Các loại kính nội nhãn (thủy tinh thể nhân tạo):

Hiện nay có nhiều loại kính nội nhãn (thủy tinh thể nhân tạo) đặt vào trong mắt sau phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể như

- Kính nội nhãn đơn tiêu (giúp mắt nhìn rõ một cự ly nhất định)

- Kính nội nhãn đa tiêu (giúp mắt nhìn rõ cả cự ly xa và gần)

- Kính nội nhãn toric (giúp điều chỉnh loạn thị của mắt bệnh nhân).


Tuỳ theo tình trạng mắt, tính chất nghề nghiệp, khả năng tài chính của bệnh nhân, Bác sỹ sẽ tư vấn để đặt kính nội nhãn thích hợp giúp hồi phục thị lực cho người bệnh một cách tốt nhất.


Cần làm gì trước phẫu thuật?

Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm. Những xét nghiệm này bao gồm đo độ cong giác mạc, kích thước và hình dạng nhãn cầu để chọn loại kính nội nhãn thích hợp, xét nghiệm máu (người bệnh nhịn ăn sáng) và khám nội khoa để đảm bảo thể trạng người bệnh cho phép tiến hành phẫu thuật.


Chuyện gì xảy ra trong khi phẫu thuật?

Khi vào bệnh viện, bạn được nhỏ thuốc dãn đồng tử, thuốc rửa mắt.

Cuộc phẫu thuật kéo dài không quá 30 phút và hầu như không đau. Hầu hết bệnh nhân được vô cảm tại chỗ (nhỏ thuốc tê và / hoặc tiêm tê) để làm mất cảm giác đau. Do đó bệnh nhân vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình phẫu thuật.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được băng mắt và nằm nghỉ. Bác sĩ khám và theo dõi có biến chứng sau phẫu thuật không. Hầu hết bệnh nhân có thể về ngay trong ngày. Bệnh nhân không tự lái xe được ngay nên cần có người thân đi kèm.


Chuyện gì xảy ra sau phẫu thuật?

Sau phẫu thuật bệnh nhân thường có cảm giác ngứa và xốn nhẹ một thời gian ngắn. Cũng có thể chảy nước mắt, mắt cảm thấy chói sáng và nhạy đau. Nếu mắt khó chịu, có thể dùng thuốc giảm đau mỗi 4-6 giờ. Sau 1-2 ngày mắt sẽ hết đau. Đa số trường hợp mắt sẽ lành trong khoảng 6 tuần.

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân biết lịch tái khám định kỳ sau phẫu thuật. Những ngày đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân dùng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống để mắt lành và ổn định nhãn áp. Bạn nên hỏi bác sĩ về cách sử dụng thuốc như thế nào, khi nào uống, và có thể có tác dụng phụ gì. Bệnh nhân cũng cần đeo kính bảo vệ mắt. Tránh dụi hoặc ấn lên mắt.

Biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể rất hiếm. Biến chứng có thể là nhiễm trùng, chảy máu, viêm (mắt đau, đỏ, sưng), giảm thị lực, hoặc thấy chớp sáng. Nếu phát hiện kịp thời thì có thể điều trị thành công những biến chứng này.

Không nên khom cúi hoặc xách vật nặng. Khom cúi sẽ làm tăng áp lực nội nhãn. Bạn có thể đi bộ, leo thang lầu và làm việc nhẹ trong nhà.


Khi nào thị lực trở về bình thường?

Bạn có thể nhanh chóng trở về hoạt động thường ngày nhưng mắt có thể còn mờ. Cần có thời gian để mắt điều chỉnh phù hợp với mắt còn lại, nhất là khi mắt đó cũng bị đục thủy tinh thể. Nếu có đặt kính nội nhãn thì bạn sẽ cảm thấy màu có vẻ sáng hoặc hơi xanh. Khi có ánh sáng mặt trời nhiều có thể bạn cũng cảm thấy mọi vật hơi có màu đỏ trong vài giờ. Nếu bạn thấy hiện tượng này có nghĩa là kính nội nhãn trong suốt. Những cảm giác này sẽ hết sau vài tháng. Khi mắt đã lành có thể bạn cũng cần đeo kính thêm.


Đục bao sau là gì?

Bao sau của thủy tinh thể được giữ lại trong quá trình phẫu thuật. Sau phẫu thuật, đôi khi phần bao sau bị đục và làm mắt mờ. Tình trạng này gọi là đục bao sau. Nó có thể xuất hiện sau phẫu thuật nhiều tháng hay nhiều năm.

Khác với đục thủy tinh thể, đục bao sau được điều trị bằng laser. Bác sĩ dùng tia laser tạo một lỗ nhỏ ở bao sau để cho ánh sáng xuyên qua. Thủ thuật này không gây đau và bệnh nhân không cần nằm viện.


Hiện đang có những nghiên cứu gì?

Các nhà khoa học đang nghiên cứu về sự phát triển và các yếu tố thúc đẩy đục thủy tinh thể. Người ta cũng xem xét liệu một số vitamin có thể phòng ngừa hoặc làm chậm đục thủy tinh thể hay không. Các nghiên cứu khác tìm những phương pháp mới để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị đục thủy tinh thể. Ngoài ra các nhà khoa học đang khảo sát vai trò của gen trong sự phát triển đục thủy tinh thể.
     


(Trần Anh Tuấn)




Đục Thuỷ Tinh Thể ( Bác Sĩ : Nguyễn Ý Đức )

Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Oct 30, 2014 2:28 pm    Tiêu đề: Thoái hóa điểm vàng ( Age-related Macular Degeneration) là gì? Phòng ngừa và điều trị

Thoái hóa điểm vàng là gì? Phòng ngừa và điều trị



Thoái hóa điểm vàng là hiện tượng tổn thương võng mạc trung tâm ở những người trên 50 tuổi. Giai đoạn đầu thường có ít triệu chứng, không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nhưng nếu nặng hơn bệnh sẽ gây giảm thị lực trầm trọng, có thể là nguyên nhân chính gây mù lòa ở người cao tuổi. Thoái hóa điểm vàng dạng khô tiến triển có thể gây một điểm mờ ở trung tâm của hình ảnh, điểm mờ sẽ ngày càng lớn và tối hơn.



1. Bệnh Thoái hóa điểm vàng là gì?

Thoái hóa điểm vàng còn được gọi là bệnh AMD (chữ tắt của Age-related Macular Degeneration). Tên Tiếng Việt của bệnh này tuy chưa đồng nhất nhưng Bệnh ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ (hoặc Thoái Hóa Hoàng Điểm) chủ yếu là một tình trạng bệnh lý xảy ra và gây tổn thương ở điểm vàng (“hoàng điểm”) của mắt. Điểm vàng là một điểm nhỏ bằng cỡ chữ o (font chữ 12) nằm tại trung tâm võng mạc ở phần sau nhãn cầu. Bình thường, điểm vàng giúp mắt nhìn rõ ở vùng trung tâm của ngoại vật, và giúp mắt nhìn rõ chi tiết cùng ý thức mầu sắc. Qua ảnh hưởng của tuổi đời, dinh dưỡng, nếp sống, và môi sinh, điểm vàng có thể bị hao mòn (thoái hóa); do đó, thị lực của mắt sẽ suy giảm từ tạm thời đến vĩnh viễn.

Thoái hóa điểm vàng được phân ra làm hai loại: thoái hóa điểm vàng khô và thoái hóa điểm vàng ướt.

Dù khô hay ướt, bệnh thoái hóa điểm vàng thường xảy ra nhiều hơn ở người trên 55 tuổi. Bệnh này từng được gọi là “dịch bệnh thầm lặng” vì là nguyên nhân chính và âm thầm đưa đến chứng mất thị lực ở người cao niên.

2. Triệu chứng bệnh thoái hóa điểm vàng

Khi mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, bệnh nhân có thể có những triệu chứng sau đây:

Lúc đầu mắc bệnh, người bệnh không cảm thấy đau đớn. Nhưng khi dùng mắt bị bệnh AMD để nhìn thẳng vào trung tâm của cảnh vật, hình ảnh hoặc trang sách, người bệnh sẽ cảm thấy ngày càng nặng hơn các triệu chwungs 3M sau:
•Hình ảnh bị mờ
•Hình ảnh bị méo
•Mất trung tâm của hình ngoại vật. (Hình 1, 2, 3, 4)

Hình 1

Hình Sydney Tower (Australia) qua đáy mắt bình thường
(phần trung tâm và ngoại biên đều rõ nét, rõ màu)


Hình 2

Hình Sydney Tower (Australia) qua đáy mắt bịnh AMD
(trung tâm bị méo mó nhưng ngoại biên còn rõ nét, rõ màu)


Hình 3

Hình mạng Amsler qua đáy mắt bình thường
(trung tâm và ngoại biên đều rõ nét , rõ màu)


Hình 4

Hình mạng Amsler qua đáy mắt bịnh AMD
(trung tâm bị méo, mờ nhưng ngoại biên còn rõ nét, rõ màu)


Lúc đầu bệnh thường bắt đầu ở 1 mắt. AMD Khô thường chầm chậm gây ra sự mất thị lực ở vùng trung tâm với nhiều mức độ khác nhau. Trái lại AMD Ướt tuy ít hơn, nhưng thường nhanh chóng gây mất thị lực ở vùng trung tâm nặng hơn. AMD Khô có thể đột ngột trở thành AMD Ướt; do đó cần cảnh giác để sớm đi khám mắt.

Những dấu hiệu khác:

Test về cảm nhận màu sắc: có thể cho thấy khiếm thị về màu sắc

Dùng dụng cụ đặc biệt để soi đáy mắt có thể phát hiện những dấu hiệu ban đầu của thoái hóa điểm vàng như tăng hay giảm bất thường của sắc tố võng mạc hoặc những kết tụ mầu vàng (“drusen”) dưới võng mạc; các “drusen” này thường lớn hơn 63 µm và có be bờ không rõ nét trong trường hợp thoái hóa điểm vàng Ướt.

3. Phương pháp chẩn đoán thoái hóa điểm vàng

Chụp X-quang mạch của đáy mắt dùng Fluorescein hoặc Indocyanine Green (ICG Angiography)
ICG Angiography có thể được Bác Sĩ cho thực hiện đều đặn trong quá trình điều trị và theo dõi bệnh AMD Ướt, nhất là khi AMD Ướt đang ở giai đoạn còn hoạt động. Ở các giai đoạn sau, việc chụp hình Angiography có thể được làm mỗi năm một lần thôi.

4.Các giai đoạn phát triển bệnh:

AMD dù Khô hay Ướt đều có xu hướng tăng dần lên;

AMD đưa đến giảm suy thị lực với những hậu quả như thất nghiệp, ngăn cách với đời sống xã hội, lệ thuộc vào gia đình và xã hội, trầm cảm, sớm vào nhà điều dưỡng (nursing home);

AMD còn làm tăng nguy cơ bị té ngã và gẫy xương.

5. Nguyên nhân thoái hóa điểm vàng


Mặc dù không xác định rõ nguyên nhân sâu xa gây thoái hóa điểm vàng nhưng cần chú ý đến một số yếu tố nguy cơ liên quan:
•Dinh dưỡng kém thăng bằng: ăn quá nhiều mỡ, nhiều thịt, thiếu rau xanh, cá, hoa quả tươi…
•Mắc bệnh cao huyết áp
•Không bảo vệ mắt chống tia cực tím, chống nắng, che mắt khi ra ngoài nắng
•Hút thuốc lá: người hút thuốc lá có nguy cơ bị AMD gấp 3 lần người không hút; người hút thuốc thường bị AMD 10 năm sớm hơn người không hút.

Các nguy cơ khó có thể thay đổi:
•Tuổi cao: từ 50 tuổi trở lên có nhiều nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng (cứ 7 người có 1 người mắc); từ 75 tuổi trở nên (cứ 3 người có 1 người mắc thoái hóa điểm vàng)
•Người da trắng và mắt xanh;
•Có thân nhân đã bị bệnh thoái hóa điểm vàng, nguy cơ tăng lên: cứ 2 người thì 1 người bị bệnh thoái hóa điểm vàng(50%).

6. Phòng ngừa thoái hóa điểm vàng

Việc phòng ngừa gồm các biện pháp để phát hiện sớm bệnh thoái hóa điểm vàng, giảm và tránh các biến chứng của bệnh.
•Khám mắt và đáy mắt định kỳ, nhất là khi trên 55 tuổi hoặc có thân nhân đã từng bị bệnh thoái hóa điểm vàng;
•Không hút thuốc lá;
•Vận động thân thể;
•Giữ thăng bằng trong dinh dưỡng: ăn thêm cá 2-3 lần mỗi tuần; ăn một nắm hạt (nuts) mỗi tuần; ăn rau cải xanh và trái cây mỗi ngày;
•Hạn chế lên cân;
•Bảo vệ mắt bằng kính râm khi ra ánh mặt trời.

7. Điều trị thoái hóa điểm vàng


Hiện nay chưa có cách nào điều trị dứt được thoái hóa điểm vàng nên công tác điều trị chủ yếu nhằm mục tiêu làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh thoái hóa điểm vàng

Những tiến bộ trong việc điều trị bằng laser kèm theo chế độ ăn uống một số các dưỡng chất có thể giúp làm chậm sự thoái hóa.
Chất Lutein có thể bảo vệ chống ‘Thoái Hoá Điểm Vàng’ thường có trong trái cây tươi và rau cải xanh; do đó nên ăn nhiều loại thức ăn này;

Việc điều trị thoái hóa điểm vàng Ướt có thể dùng tia Laser hoặc một số phương pháp khác do Bác sĩ chuyên môn(Ophthalmologists) chỉ định và thực hiện;

Một số dụng cụ ‘trợ thị’ (optical aids) như kính ‘lúp’, đèn rọi để tăng độ sáng, và chữ in lớn cỡ, cũng có thể phải dùng đến để tăng thị lực.

Tóm lại, chú ý đến việc phòng ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng với nếp sống lành mạnh và dinh dưỡng thăng bằng là việc chính. Mỗi khi có rối loạn về thị lực, cần sớm chú ý tìm bệnh thoái hóa điểm vàng để chẩn đoán và điều trị ngay. Người trên 50 tuổi nên dùng Mạng Amsler (Amsler Grid) thường để sớm biết có triệu chứng 3 M như: mờ, méo, hoặc mất trung tâm của hình ngoại vật mà đi thăm khám Bác sĩ chuyên khoa ngay.



(Bs Nguyễn Nguyên)
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri Nov 21, 2014 5:00 pm    Tiêu đề: Bệnh Viêm Xương Khớp

Triệu chứng bệnh viêm xương khớp


Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
nguyentranhoang.com



Hỏi:

-Dạo này tôi đi đứng thỉnh thoảng nghe xương khớp cứ kêu lụp cà lụp cụp, xin cho biết đó là bệnh gì, và bệnh này có nguy hiểm không? Chữa như thế nào?

-Buổi sáng tay bị đau và cứng ngắc không co duỗi được thì đó là bệnh gì? Có cách chữa không?

-Bệnh viêm xương khớp có thể làm ảnh hưởng những khớp nào trong cơ thể?

-Xin cho biết tại sao lại bị viêm xương khớp? Có cách nào để tránh không?


Ðáp:

1. Các loại viêm xương khớp

Dựa trên nguyên nhân của bệnh, người ta chia ra hai nhóm bệnh viêm xương khớp (hay mòn khớp) chính:

a) Viêm xương khớp nguyên phát (idiopathic osteoarthritis): Không có nguyên nhân rõ ràng, có thể khu trú (giới hạn ở một hay hai khớp) hay lan tỏa (ở ba khớp trở lên).

b) Viêm xương khớp thứ phát (secondary osteoarthritis):

Có nguyên nhân rõ ràng, như là:

-Khớp đã bị tổn thương từ trước.

-Tình trạng khớp bất thường ngay từ lúc sanh hay trong khi phát triển.

-Các bệnh làm cho vôi (calcium) bị tích tụ trong khớp.

-Các bệnh khớp khác như là phong thấp (rheumatoid arthritis), thống phong (gout), viêm khớp do nhiễm trùng.

-Các bệnh tổng quát khác như là tiểu đường, suy giáp (hypothyroidism), bệnh to đầu chi (acromegaly).

Số lượng khớp và loại khớp bị ảnh hưởng có thể khác nhau ở từng người. Nói chung, có ba cách ảnh hưởng chính trên khớp:

-Bắt đầu với tình trạng viêm và ảnh hưởng nhiều khớp cùng một lúc. Cách này thường gặp nhất, và thường xảy ra ở người trung niên hoặc phụ nữ lớn tuổi.

-Ảnh hưởng trên chỉ một khớp. Thường gặp ở người trẻ, và thường liên quan đến một tổn thương hoặc bất thường của một khớp ngay từ lúc sanh.

-Ảnh hưởng một số khớp lớn ở chân chịu sức nặng của toàn cơ thể. Thường gặp ở người trung niên.


2. Các triệu chứng

Thường xuất hiện lần đầu tiên ở khoảng tuổi sau 40, có thể khác nhau ở từng người.

-Ðau

Là triệu chứng chính, thường nặng lên bởi các hoạt động thể lực và giảm đi khi nghỉ ngơi. Khi đã bị nặng, đau có thể xảy ra ngay cả lúc nghỉ ngơi.

Ðau thường xảy ra ở khớp bị viêm, tuy nhiên, đôi khi nó có thể ở khớp khác. Thí dụ, viêm xương khớp ở vùng xương hông đôi khi khiến ta có cảm giác đau ở đầu gối.

Mức độ đau thường không thay đổi. Nếu bất chợt đau bị tăng lên quá nhiều, đó có thể là do chấn thương mới bồi vào hay do có sự kết tủa các chất tinh thể (như là urate, hay calcium) trong khớp

Ðau khi chạm vào (tenderness) có thể xảy ra ngay cả khi ta không thấy đủ các dấu hiệu của viêm (sưng, nóng, đỏ, đau).

-Cứng khớp

Cứng khớp vào buổi sáng cũng là triệu chứng thường gặp, thường giảm bớt trong vòng nửa tiếng, tuy nhiên nó có thể trở lại vào những khi không hoạt động trong ngày.

-Sưng

Có thể xảy ra do viêm, cũng có thể do nước bao khớp tiết ra quá nhiều.

-Kêu lụp cụp (crepitus)

Các tiếng kêu lụp cụp khi sử dụng khớp có thể là do các sụn đã bị mòn khiến cho xương va chạm trực tiếp với nhau, có thể là do thiếu chất bôi trơn, cũng có thể do các bề mặt của khớp bị xù xì vì viêm lâu ngày.

-Mọc gai

Tình trạng viêm xương khớp có thể một số phần của xương bị mọc lòi ra bất thường như các gai, có thể cảm thấy dưới da. Chúng thường ngày càng lớn lên.

-Các triệu chứng ở từng khớp

Bệnh mòn khớp không ảnh hưởng các khớp bằng nhau, có người bị ảnh hưởng ở khớp này nhiều hơn, có người bị ảnh hưởng ở khớp kia nhiều hơn. Các khớp thường bị ảnh hưởng nhất là các ngón tay, đầu gối, hông, và cột sống. Bệnh này hiếm khi ảnh hưởng đến các khớp cùi chỏ (khuỷu tay), cổ tay và cổ chân. Các khớp bị ảnh hưởng cũng thường không đối xứng nhau (ví dụ như trong bệnh phong thấp), mức độ ảnh hưởng của mỗi bên cũng thường khác nhau.

Các ngón tay thường bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm xương khớp. Nó có thể khiến bàn tay bị cứng vào buổi sáng (thường là dưới nửa tiếng đồng hồ và không hoàn toàn đối xứng). Nó cũng có thể làm cho khớp cuối cùng (gần đầu ngón tay nhất), hoặc khớp giữa ngón tay u lên (gọi là Heberdon's và Bouchard's nodules). Có vẻ như là yếu tố di truyền có liên quan nhiều đến sự phát triển của các cục u ở khớp gần đầu ngón tay (Heberdon's nodules). Bệnh này cũng có thể làm cho khớp giáp giữa ngón tay và bàn tay sưng lên, làm cho bàn tay có dạng như là hình vuông.

Các ngón chân đôi khi cũng có thể bị ảnh hưởng. Viêm ở khớp ngón cái có thể làm cho chỗ đó u lên (bunion) hoặc làm cứng khớp, khiến việc đi lại khó khăn.

Nếu bị ở khớp gối, bệnh có thể làm gối bị cong. Nó cũng có thể  làm cho dịch bao khớp tích tụ ở phía sau đầu gối gọi là Baker's cyst.

Khớp hông cũng thường bị ảnh hưởng gây ra đau và khó khăn khi di chuyển các khớp này.

Nếu các khớp ở xương sống bị ảnh hưởng, nó thường bị ở những vùng hay cần cong lại nhiều nhất như vùng cổ, thắt lưng hay vùng dưới ngực. Viêm xương khớp ở vùng này có thể dẫn đến các biến chứng như cấn vào thần kinh tủy sống, vẹo cột sống. Biến chứng nặng vào thần kinh tủy sống có thể làm yếu tay hay chân, mất kiểm soát việc tiêu tiểu, liệt dương.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri Apr 24, 2015 8:07 pm    Tiêu đề: Bệnh Viêm Xương Khớp - Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức

“Nắng mưa là chuyện của trời
Đau xương, nhức khớp, chuyện người tuổi cao”


Ở người cao tuổi, viêm xương khớp (osteoarthritis) là loại bệnh rất thường xẩy ra. Có lẽ đây là chứng bệnh mà đa số các cụ hay than phiền với bác sĩ, nhất là khi thời tiết đổi thay.

Các cụ thường thấy đau ở những khớp gần đầu ngón tay, xương sống, đầu gối, hông và cổ tay, và thường là do sự thoái hóa của xương và sụn gây ra. Nam nữ lão nhân đều có thể mắc bệnh như nhau. Đôi khi, có nhiều vị cao tuổi bị viêm khớp mà không biết cho tới khi bác sĩ tình cờ chụp phim quang tuyến thì thấy đã có bệnh từ mấy thập niên.

Chúng ta cần phân biệt bệnh “viêm xương khớp”, còn gọi là “bệnh khớp thoái biến” (degenerative joint disease), với bệnh “khớp viêm phong thấp” (rheumatoid arthritis). Bệnh sau này có ở bất cứ tuổi nào, thường gây tổn thương cho nhiều khớp, nhất là ở đốt cuối ngón tay, ngón chân, cổ tay, đầu gối. Đôi khi bệnh lan tới các cơ quan nội tạng như tim, thận, phổi, dây thần kinh và gây ra những triệu chứng tổng quát như nóng sốt, mệt mỏi, biếng ăn, thiếu hồng huyết cầu, sụt cân cơ thể.


Cấu tạo khớp

Bệnh viêm xương khớp thường xẩy ra ở các khớp di động như đầu gối, khớp háng, khớp cột sống.

Mỗi khớp có nhiều thành phần khác nhau như bắp thịt, dây chằng, sụn, xương, gân, tất cả hoạt động nhịp nhàng với nhau để giúp thực hiện một chức năng rất quan trọng, đó là sự di chuyển của con người trong không gian.

Dây chằng có nhiệm vụ neo xương với xương, giữ cho khớp được vững; gân nối xương với thịt và chuyển sức co của bắp thịt vào xương; còn sụn là lớp tế bào nom trong như thạch, rất bền và dai, không có mạch máu và dây thần kinh, có công dụng che chở đầu xương tránh sự cọ xát khi khớp cử động. Quan trọng như vậy mà sụn lại gồm những tế bào rất mỏng manh, khó nuôi cấy, dễ thoái hóa và sự tái tạo sau khi bị chấn thương cũng rất khó khăn. Sụn chứa 75% nước. Khi khớp cử động, nước đó ra vào, thấm qua màng hoạt dịch để lấy chất bổ dưỡng nuôi sụn. Cho nên sụn sẽ bị suy yếu khi khớp bất động, không được dùng tới. Sụn không có dây thần kinh nên nó không có trách nhiệm gây đau trong bệnh viêm xương khớp.

Khớp nằm trong một cái túi mà tế bào mặt trong túi tiết ra một hoạt dịch lỏng nhờn như dầu để làm khớp trơn tru trườn lên nhau khi co duỗi, cử động. Hoạt dịch cũng là nguồn cung cấp chất bổ dưỡng cho sụn vì sụn không có mạch máu.


Sự thoái hóa của khớp

Với tuổi đời chồng chất, chức năng cũng như cấu tạo của khớp đều có nhiều thay đổi, trở nên kém linh động: tế bào khớp thoái hóa, gân và dây chằng phân đoạn, đóng vôi, khô cằn, trở nên kém bền bỉ, kém co dãn, không chịu đựng được với căng lực và dễ bị tổn thương; sụn trở nên đục mầu, hóa xơ, khô nước, rạn nứt với nhiều tinh thể calcium làm khớp đau. Khớp co duỗi khó khăn vì màng hoạt dịch mỏng khô dần.

Khi bị viêm, xương khớp có nhiều thay đổi như sự hóa xơ và gồ ghề của sụn, khả năng chất đệm kém đi, đầu xương mọc gai, xương giảm khối lượng.

Mặc dù ta không biết rõ cơ chế gây ra viêm, nhưng sự hao mòn tả tơi hay thoái hóa do sử dụng khớp lâu năm được coi như là nguyên nhân chính. Vì thế những khớp chịu sức nặng của cơ thể như xương sống vùng thắt lưng, hông, đầu gối thường hay bị bệnh. Sự thoái hóa này diễn ra từ từ trong khoảng thời gian khá lâu và trở nên rõ ràng khi về già.

Tuy thường xẩy ra ở người cao tuổi nhưng không phải người cao tuổi nào cũng mắc phải bệnh này. Thanh thiếu niên được miễn; tuổi trung niên có nhưng rất hiếm; từ tuổi 50 trở lên thì bệnh tăng theo tuổi: 27% ở tuổi 60-70; 45% vào tuổi 80.

Nguy cơ dễ bị bệnh gồm có béo mập (vì thế giảm cân là phương thức trị liệu tốt), chấn thương khớp, tật bẩm sinh, bệnh về chuyển hóa, di truyền, xáo trộn của kích thích tố. Lúc trẻ tuổi, một lực sĩ liên tục bị chấn thương ở khớp, dù nhẹ, người làm việc chân tay suốt ngày khuân vác nặng nhọc, đều dễ bị viêm xương khớp khi tuổi cao.

Cũng xin nhắc qua về hiện tượng VIÊM (Inflammation). Viêm là một đáp ứng bảo vệ của cơ thể với tổn thương gây ra do tác nhân sinh nhiễm, hóa chất hoặc tác nhân vật lý. Các mạch máu ở gần nơi tổn thương dãn nở, đưa nhiều máu tới vùng này. Bạch cầu vào mô, tiết ra các chất prostaglandins, leukotrienes và tiêu diệt các tác nhân gây tổn thương. Trong diễn biến này, vùng mô bị tổn thương sưng to, nóng, đỏ và đau. Nếu viêm không lành thì sẽ trở nên viêm kinh niên.


Triệu chứng

Khớp đau, sưng, giảm cử động, co cứng là những dấu hiệu thường thấy.

Khớp co cứng mỗi sáng khi thức dậy hoặc sau một thời gian bất động, kéo dài cả nửa giờ đồng hồ. Nhưng khi ta ngâm tay trong nước ấm hay tập co tới co lui một lúc thì nó bớt cứng đi. Những thay đổi khác ở khớp như viêm màng dịch, viêm dây chằng, sự tiêu hao của sụn, co thắt của bắp thịt đều có thể gây đau.

Người cao tuổi mắc bệnh viêm xương khớp có thể bị những cơn đau bất thình lình hoặc khi thời tiết đổi thay, khí hậu lạnh, ẩm, đặc biệt là ở khớp đầu gối. Khớp đau âm ỉ, vừa phải thôi, nhưng gia tăng khi khớp cử động, giảm bớt khi không dùng. Ban đêm ngủ mà bị những cơn đau khớp hành hạ thì bệnh càng gia tăng mà lại dễ gây ra tâm trạng u buồn.

Sau một thời gian, các triệu chứng trên đưa tới mất chức năng của khớp, khiến người bệnh không thực hiện được những sinh hoạt thông thường như cài cúc áo, cột dây giầy, cầm lược chải đầu, cầm bút viết. Đứng lên ngồi xuống, bước ra khỏi xe, lên xuống cầu thang đều khó khăn, giới hạn.

Nhiều nghiên cứu cho hay có tới 12% người bệnh không hoàn tất được sinh hoạt hàng ngày và quá bán số người này nằm liệt giường hay suốt ngày ngồi trên xe lăn.

Quan sát cho thấy đàn ông thường bị giới hạn sử dụng thượng chi còn đàn bà hay bị ở hạ chi, nhưng khi tới tuổi trên 80 thì tứ chi đều bị ảnh hưởng như nhau.

Sự định bệnh căn cứ vào triệu chứng, khám xét cơ thể và chụp quang tuyến X.

Viêm khớp khó mà lành hẳn nhưng sau một năm, chứng đau nhức thường giảm bớt. Sự thoái hóa làm mòn hết sụn, hai đầu xương tiếp tục cọ xát vào nhau trở nên nhẵn bóng như ngà.


Điều trị

Cho tới nay, chưa có dược phẩm hay cách nào có thể phục hồi tế bào sụn và từ đó chữa dứt bệnh viêm xương khớp, mà chỉ chữa theo triệu chứng: đau đâu chữa đó, đau lúc nào uống thuốc lúc ấy.

Tuy nhiên, với những phương tiện hiện có, người bệnh có thể duy trì, cải thiện một số chức năng của khớp bị bệnh, làm bớt đau và làm đời sống linh động tốt hơn.

Người bệnh cần được hướng dẫn, tìm hiểu về bệnh, biết rõ căn nguyên, nguy cơ gây bệnh để tránh, biết phải làm gì để bớt đau và thích nghi với khó khăn, khiếm dụng do bệnh gây ra.

1- Vật lý trị liệu:

Đây là phương tiện được dùng rất nhiều hiện nay vì có nhiều công hiệu. Nó giúp bệnh nhân phục hồi một số chức năng của bắp thịt và khớp như khả năng co duỗi, sự di động, mềm mại; hướng đẫn cách lựa và sử dụng gậy chống, nạng, tựa người (walker).

2- Vận động:

Sự vận động cơ thể làm tăng sự mềm mại của cơ thịt, co vào duỗi ra dễ dàng, khớp cử động nhẹ nhàng, tăng máu lưu thông tới nuôi dưỡng khớp, làm bớt đau, làm tầm cử động rộng hơn. Cần lưu ý là chỉ vận động vừa sức mình, không vận động khi khớp đang sưng, nóng, đau. Trước khi tập, có thể đắp nóng để làm thư dãn cơ thịt, làm máu lưu thông tốt, hoặc đắp lạnh trên khớp để làm bớt đau, sưng và viêm đỏ. Đôi khi ta có thể luân phiên với sức lạnh và sức nóng, mỗi thứ chừng 30 phút.

3- Giảm mập béo:

Mập béo vẫn được coi như là nguy cơ gây viêm xương khớp, nên giảm ký là một cách tốt để làm cơ thể nhẹ nhàng, bớt sức nặng dồn trên khớp nhất là khi ta di chuyển.

4- Dược phẩm:

Dược phẩm được dùng với mục đích chính là để làm giảm đau, chống viêm sưng.

-Thuốc acetaminophen (Tylenol) được coi như là thuốc căn bản, uống với phân lượng cao tới 4 grams một ngày. Thuốc này dùng nhiều có thể ảnh hưởng tới gan nhất là khi người bệnh uống rượu, hoặc đưa đến thận suy.

-Thuốc có chất á phiện chỉ nên dùng ngắn hạn khi cơn đau dữ dội không chịu nổi hoặc làm mất ngủ.

-Có nhiều loại thuốc bôi làm dịu đau như kem bôi capsaicin, mỗi ngày thoa đều trên khớp đau ba bốn lần.

-Thuốc chống viêm không có steroid như ibuprofen, naproxen, Celebrex, Daypro, ... có nhiều công hiệu.

Các thuốc chống đau đều có nhiều tác dụng phụ, không tốt, nên trước khi dùng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình.

Ngoài ra, dùng những máy phát ra sóng từ trường, hoặc chích thuốc (corticosteroids, Hyaluroran) vào khớp cũng giúp giảm cơn đau nhức một phần nào.

Trường hợp nặng có thể giải phẫu thay khớp.

5- Dinh dưỡng:

Trong những năm gần đây, nhiều chuyên gia đã nghĩ ra và đề nghị áp dụng dinh dưỡng trong việc chữa bệnh viêm xương khớp. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào xác định là một chế độ ăn uống hoặc một món thực phẩm nào đó có thể trị được bệnh viêm khớp này.

Có một số ý kiến cho rằng nếu ta ăn vài trăm gram cá mỗi ngày thì có thể giảm cứng khớp mỗi sáng khi thức dậy.

Bác sĩ Joel M.Kremer của Đại Học Y Khoa Nữu Ước cho hay, uống dầu cá viên trong hai tuần lễ có thể làm giảm sưng và đau của viêm khớp. Ta nhớ là cá có loại chất béo Omega-3 fatty acid.

Có người cũng đã thử nghiệm và thấy cà chua, broccoli cũng làm bớt đau viêm khớp.

Trên thị trường, có vài môn thuốc được giới thiệu là làm thuyên giảm triệu chứng của viêm khớp. Đó là:

* Chất Glucosamine. Glucosamine sulfate là chất lấy ra từ vỏ sò, vỏ cua và bán dưới dạng thuốc viên. Theo nhà sản xuất, mỗi ngày uống 1500 mg chia ra làm ba lần. Thuốc chỉ gây ra một chút khó chịu cho bao tử. Nhiều nghiên cứu cho hay, phải uống cả tháng mới thấy có công hiệu. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho hay, Glucosamine có tính chất chống viêm và kích thích sản xuất sụn.

* Chất Chondroitin. Đây là chất được lấy ra từ sụn cá mập, bò và có dưới dạng viên hoặc con nhộng. Cũng như Glucosamine, món thuốc này được giới thiệu có khả năng chống viêm và tạo sụn. Một số nghiên cứu khoa học cho hay, Chondroitin có tác dụng tốt hơn thuốc vờ (placebo) và ít gây ra tác dụng phụ. Mỗi ngày phải uống khoảng 1200 mg, chia ra làm ba lần và phải uống khoảng bốn tuần lễ mới thấy công hiệu.

* SAMe. Đây là viết tắt của S-Adenosylmethionine, là một hợp chất thiên nhiên trong mọi tế bào còn sống và được sản xuất bằng cách nuôi tế bào các loại men, nấm. SAMe đã được bán theo toa bác sĩ ở Âu châu từ năm 1975 để chữa viêm khớp và trầm cảm. Món thuốc này khá đắt và phải dùng từ 400 mg tới 1200 mg mỗi ngày. Tác dụng phụ là khó chịu tiêu hóa, như là tiêu chẩy.

Ngoài ra, theo kinh nghiệm nhiều người thì Gừng, khoáng Borom, chất DMSO Dimethyl Sulfoxide từ quả gỗ cơm (pulp) cũng có công dụng chống viêm của xương khớp.


Kết luận

Viêm xương khớp kinh niên đưa tới nhiều trở ngại, khó khăn cho người bệnh. Ngoài thuốc men và các phương thức trị liệu khác, bệnh nhân cũng nên khéo léo tổ chức trong sinh hoạt hàng ngày để tránh khớp đau nhiều hơn:

- Khi làm việc, khi ăn, nên ngồi nhiều hơn là đứng. Ghế ngồi có chỗ dựa lưng để giảm căng thẳng cho bắp thịt ở lưng. Ghế có dựa tay để giúp đứng lên ngồi xuống dễ dàng.

- Mở hộp thức ăn với dụng cụ thay vì dùng sức mạnh của bàn tay. Đừng cầm vật gì nặng quá lâu.

- Nên thường xuyên co duỗi các khớp xương, vươn vai để cột sống khỏi cứng nhắc.

- Khi cần nâng một vật nặng, nên sử dụng cả hai tay thay vì một tay và chịu sức nặng vào hai chân chứ không vào xương sống lưng.

Làm được như vậy là ta đã phần nào tránh được sự mất khả năng vận động, một trong những nguyên nhân đưa tới việc lệ thuộc vào người khác của tuổi già.

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Fri May 08, 2015 4:15 pm    Tiêu đề: Thủ phạm khiến thận tổn thương nghiêm trọng .

Bác sĩ Eben Alexander
Giảng viên Đại Học Y Harvard


Thận là cơ quan có rất nhiều chức năng như sản xuất hormone, lọc máu, hấp thụ khoáng chất, sản xuất nước tiểu và cân bằng độ pH trong cơ thể.

1) Không uống đủ nước: Chức năng quan trọng nhất của thận đó là lọc máu và loại bỏ các chất độc cũng như các chất thải cặn bã. Khi bạn không uống đủ nước lọc trong ngày, các chất độc và chất thải cặn bã bắt đầu tích tụ và có thể gây hại nghiêm trọng cho cơ thể.

2)Ăn nhiều muối: Cơ thể cần natri (hay chính là muối) để hoạt động một cách chính xác. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều hấp thụ quá nhiều muối, điều đó có thể làm tăng huyết áp và tạo ra nhiều áp lực lên thận. Giống như nguyên tắc của ngón tay cái, chỉ nên hấp thụ không quá 5 gram muối mỗi ngày.

3)Uống quá nhiều nước ngọt và nước có ga: Thận là cơ quan chính để điều chỉnh độ pH của cơ thể, vì thế khi mà cơ thể phải hấp thụ quá nhiều nước ngọt và nước uống có ga trong một thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho thận và làm tăng xác suất gây tổn thương thận.

4)Uống trà đặc sau khi uống rượu: Các chuyên gia đã chỉ ra rằng chất theophylline trong trà có tác dụng làm lợi tiểu và nó có thể ảnh hưởng khá nhanh đến thận. Rượu không có thời gian để phân hủy do đó gây ra kích thích ethanol làm ảnh hưởng nghiêm trọng cho thận.

5)Nhịn tiểu: Nhiều người trong chúng ta thường nhịn tiểu bởi vì họ quá bận rộn hoặc muốn tránh phòng vệ sinh công cộng. Nhịn tiểu một cách thường xuyên làm tăng áp suất nước tiểu và có thể dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu không kiểm soát.

6)Thiếu vitamin và các khoáng chất: Nhiều sự thiếu hụt có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận hay suy thận. Chẳng hạn như vitamin B6 và magie là các chất cực kì quan trọng nhằm giảm bớt sỏi thận.

7)Hấp thụ quá nhiều protein động vật: Hấp thụ quá nhiều protein, đặc biệt là thịt đỏ làm tăng hàm lượng chuyển hóa trong thận. Vì vậy có nhiều protein trong chế độ ăn của bạn đồng nghĩa với việc thận phải làm việc nhiều hơn và theo thời gian điều này có thể dẫn đến tổn hại thận hay rối loạn chức năng.

8)Ăn rau quả không phù hợp: Chúng ta đều biết rằng ăn nhiều rau quả có lợi cho sức khỏe. Kali có trong rau thường được coi là chất hỗ trợ tốt giúp giảm huyết áp tự nhiên ,tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài nó lại có thể làm tổn thương thận đối với những người có vấn đề về chức năng thận.

9)Thiếu ngủ: Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về tầm quan trọng của một giấc ngủ ngon. Sự thiếu ngủ thường xuyên có thể dẫn tới nhiều căn bệnh và các bệnh về thận cũng nằm trong danh sách đó. Trong thời gian ban đêm, cơ thể hồi phục lại tế bào thận đã bị tổn thương, vì vậy hãy cho cơ thể thời gian để tự chữa lành và hồi phục.

10)Uống cà phê: Cũng giống như muối, caffein có thể làm tăng huyết áp và gây áp lực lên thận của bạn. Uống cà phê quá nhiều sẽ không tốt cho thận của bạn.

11)Lạm dụng thuốc giảm đau: Có quá nhiều người dùng thuốc giảm đau mặc dù chỉ là những cơn đau nhỏ, trong khi đó lại có sẵn rất nhiều phương thuốc hoàn toàn từ tự nhiên mà lại an toàn. Sử dụng quá mức hay lạm dụng thuốc giảm đau có thể dẫn đến sự tổn hại nghiêm trọng cho gan và thận.

12)Sử dụng đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn thật sự là một chất độc hợp pháp nhưng nó lại tạo ra nhiều sức ép lên thận và gan.

13)Bánh mì ngọt: Có một loại phụ gia thực phẩm được gọi là kali bromat trong bánh mì và bánh ngọt làm cho bánh mềm và thơm ngon hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều chất này có thể gây ra tổn hại cho hệ thống thần kinh trung ương, máu và thận.

14)Ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn: Hàm lượng chất bảo quản thực phẩm có trong các đồ ăn sẵn là rất lớn, nhất là trong đồ hộp. Nếu ăn thường xuyên, các chất bảo quản tích tụ trong cơ thể ngày càng nhiều. Khi đó khả năng đào thải độc tố có trong các chất này của gan và thận sẽ trở thành 'vô hiệu hóa'

Bác sĩ Eben Alexander
Giảng viên Đại Học Y Harvard


Nguồn Net
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jun 24, 2015 1:19 pm    Tiêu đề: Bệnh Cột Sống - - Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức

Bệnh Cột Sống



Xương sống trẻ sơ sinh có có 33 đốt: 7 đốt cổ, 12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt hông và 4 đốt cụt.
Tới khi trưởng thành, các đốt hông và cụt dính lại với nhau, chỉ còn lại hai xương cùng và xương cụt. Vì thế người trưởng thành chỉ có 26 đốt xương sống.
Xương sống nâng đỡ sức nặng các phần ở bên trên của cơ thể là đầu, mình, hai tay.
Cột sống chạy từ đáy hộp sọ xuống tới cuối lưng, bao bọc và bảo vệ dây cột sống (spinal cord). Dây cột sống gồm có các tế bào thần kinh, các bó sợi thần kinh kết nối tất cả các bộ phận của cơ thể với não bộ. Từ cột sống, phát xuất 32 đôi dây thần kinh tủy sống.
Xương sống khớp với hộp xương sọ, xương sườn, đai hông và là nơi bám của các cơ lưng.
Cột sống không đứng ngay thẳng mà có nhiều đoạn hơi cong để chịu sức nặng cơ thể hữu hiệu hơn trong các thế đứng khác nhau.
Các đốt xương sống được dây chằng và hơn 400 cơ bắp nho nhỏ neo giằng hỗ trợ.
Dây chằng (ligament) là một băng mô liên kết xơ cứng, mầu trắng, nối hai xương với nhau ở vùng khớp. Các dây này không đàn hồi nhưng có thể uốn cong, giữ cho khớp mạnh hơn và giới hạn sự chuyển động của khớp về một phía nào đó.
Nằm giữa các đốt xương là một cấu trúc dẹp (đĩa liên sống) cấu tạo bằng chất collagen rất bền chắc dùng làm chất đệm cho đốt xương, chống đỡ với sức mạnh va chạm. Khi mới sanh, nước chiếm 80% thành phần cấu tạo đĩa và đĩa mềm sốp.Tới tuổi gia tăng, nước trong đĩa khô dần. Vì đĩa không có mạch máu nuôi dưỡng, cho nên khi bị tổn thương thì không tự lành được.
Khi đĩa bị chấn thương, dây thần kinh bị đè kẹp và gây ra đau đớn vô cùng cho chân. Đốt ở phía cuối cột sống là nơi gây ra nhiều đau hơn cả.
Khi các thành phần cấu tạo xương sống bị tổn thương, siêu vẹo, co kéo thì đau lưng xảy ra.
Mấy bệnh thông thường của cột sống:

Thoái hóa đĩa đệm (Degenerative Disc Disease)
Ðĩa đệm là một cấu trúc sụn-xơ nằm giữa hai đốt sống.
Toàn bộ đĩa đệm chiếm ¼ chiều dài cột sống và hoạt động như một bộ phận giàm sốc để bảo vệ não và dây thần kinh não tủy khi cơ thể vận động mạnh, như chạy nhẩy, uốn mình.
Một số tác giả coi thoái hóa đĩa đệm như một diễn biến của sự hóa già. Ðĩa giảm đàn hồi, dẻo dai và giảm sốc. Lớp dây chằng bao bọc đĩa trở nên giòn, dễ gẫy. Ðồng thời phần chất mềm ở giữa đĩa bắt đầu khô và teo lại, mấu xương (spur) mọc nhô ra ở cạnh đốt xương sống vá mặt khớp đốt xương.
Ðĩa đệm sẹp và mấu xương nhô ra sẽ làm thu hẹp khoảng trống dành cho dây cột sống, do đó rễ dây thần kinh bị đè ép.
Không phải ai bị thoái hóa đĩa đệm cũng bị đau lưng.
Cơn đau thường xảy ra khi bệnh nhân ngồi vì lúc này phần dưới cột sống chịu sức nặng gấp ba lần khi đứng. Cơn đau tăng khi bệnh nhân cúi xuống, nâng vật nặng hoặc vặn mình. Ði lại hoặc chạy chậm đôi khi làm cơn đau giảm đi. Khi nằm, áp lực lên đĩa đệm giảm và làm bớt đau.
Ngoài đau lưng, bệnh nhân còn cảm thấy đau nhói nhói, tê tê ở dưới chân và bàn chân vì dây thần kinh có thể bị kẹp hoặc đè ép.
Chụp X-quang MRI hoặc CT scan là hai phương tiện rất hữu hiệu để xác định bệnh. MRI cho biết mức độ thoái hóa và thoái vị của đĩa đệm.

Có nhiều biện pháp trị liệu khác nhau:  
a- Không giải phẫu
- Trước hết, bệnh nhân cần kiểm soát cơn đau: chườm lạnh để làm giảm đau, chườm nóng để cơ bắp thư giãn,
- Dùng thuốc chống đau như acetaminophen, thuốc chống đau không có steroids (NSAIDS), thuốc có chất á phiện, thuốc thư giãn bắp thịt.
- Ðôi khi, bác sĩ cũng có thể chích cortisone vào màng tủy xương.
Ngoài ra, châm cứu, thủ thuật chỉnh xương, thoa nắn, siêu âm... cũng có nhiều công hiệu.
Ðôi khi người bệnh phải phối hợp nhiều phương thức khác nhau, chứ không có một phương thức chung cho mọi người bệnh.

b- Tập luyện, vật lý trị liệu
Khi cơn đau đã giảm, bệnh nhân cần tích cực tập luyện các thành thần cấu tạo cột sống.Tập luyện mang lại một số lợi ích như sau:
-Giúp các thành phần cấu tạo xương sống duy trì sự bền bỉ và sức mạnh, giảm áp lực xuống đĩa đệm. Nhờ đó, cơn đau giảm bớt.
-Vận động mang chất dinh dưỡng tới cho đĩa đang bị thoái hóa, tổn thương. Tập vươn giãn theo thể điệu để tăng cường sức mạnh của bắp thịt dọc theo xương sống, nhờ đó cơn đau cũng giảm.

c- Thay đổi lối sống, thói quen
Bệnh nhân cũng nên tránh các động tác gây ảnh hưởng cho đĩa đệm, như là nâng vật quá nặng, vặn lưng quá cong và nên sử dụng ghế đệm đỡ lưng.
Nếu hút thuốc là thì nên ngưng, vì thuốc lá làm giảm máu tới nuôi dưỡng đĩa. Nếu quá mập phì cũng cần giảm cân.

d- Sau sáu tháng phối hợp điều trị như trên mà cơn đau không những không giảm, mà còn gia tăng, gây trở ngại cho cuộc sống, cho công việc hàng ngày thì có thể nghĩ tới giải phẫu.
Có hai phương thức giải phẫu thường được dùng:
- Nối tiếp đốt sống (Fusion lumbar spine):
Ðĩa thoái hóa được lấy ra và thay thế bằng xương của người bệnh hoặc xương tổng hợp. Xương sẽ mọc ra trên xương ghép và hai đốt xương sẽ dính với nhau. Bệnh nhân sẽ không còn cảm thấy đau vì đĩa thoái hóa không còn nữa.
Phương thức này có vài khuyết điểm: vết mổ đau, mất thời gian lâu để đốt sống dính với nhau, sự dính đưa tới thay đổi chuyển động của các đốt sống lân cận
- Thay thế bằng đĩa nhân tạo
Ðĩa nhân tạo được thay thế vào vị trí của đĩa thoái hóa. Thay thế này mới được cho phép dùng ở Hoa Kỳ vào năm 2004, cho nên còn cần nhiều nghiên cứu bổ túc để hoàn thiện.
Giải phẫu chữa thoái hóa đĩa đệm là một phẫu thuật phức tạp,  cần một thời gian lâu sau giải phẫu để phục hồi và có thể gây ra một số khó khăn. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc suy nghĩ kỹ càng và cần thảo luận lợi hại với bác sĩ điều trị trước khi quyết định.

Sa đĩa liên sống (Herniated Disc)
Còn gọi là thoát vị đĩa đệm, trợt đĩa (slipped disc), vỡ (ruptured) hoặc rách (torn) đĩa.
Trường hợp này xẩy ra khi nhân của đĩa nhô ra qua màng xơ bao chung quanh đĩa và ép lên các rễ thần kinh, dây chằng kế cận.
Ða số các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều thường thấy ở tuổi 30-40, khi mà nhân đĩa còn dẻo như gelatin. Thoát vị xẩy ra bất chợt khi vặn hoặc cong cột sống quá mức. Phần đĩa đệm lòi ra sẽ đè lên dây thần kinh cột sống.
Sa đĩa đệm có thể thấy ở bất cứ phần nào của cột sống, nhưng 98% trường hợp ở giữa hai cột sống lưng số 4- số 5 và cột sống lưng số 5 - xương cùng.
Bệnh nhân có những cơn đau sắc bén, mạnh như xé thịt ở lưng, chạy xuống vùng chân mà dây thần kinh tủy có ảnh hưởng. Dáng đi tập tễnh, co chân đau để tránh mang sức nặng của cơ thể.
Ðiều trị với nghỉ ngơi, chườm nóng lạnh, dùng thuốc chống đau, vật lý trị liệu, giải phẫu nếu cần.

Vẹo cột sống (Scoliosis)
Vẹo cột sống là một hình dạng bất bình thường về độ cong của xương sống.
Ở một người bình thường và khi nhìn từ phía sau, cột sống là một đường thằng đứng từ phần chót của gáy xuống tới xương cụt.
Nếu nhìn nghiêng, xương sống có hình chữ S, cong ra phía trước ở phần lưng trên và cong về phía sau ở phần lưng dưới.
Khi bị vẹo, nhìn từ phía sau sẽ thấy cột sống có một vài độ cong không bình thường.

Các dấu hiệu thường thấy của vẹo cột sống gồm có:
           - Hai vai cao thấp không đều nhau
           - Một xương bả vai nhô cao hơn phía bên đối diện
           - Eo bên cao bên thấp
           - Một bên hông cao hơn bên kia
           - Khi đứng hoặc đi lại, người nghiêng về một phía.
Khi cột sống vẹo nhiều, xương sườn và lòng ngực nhô về phía trước, gây khó khăn cho sự thở và cũng gây ra đau lưng.
Nguyên nhân gây ra vẹo cột sống chưa được biết rõ. Có nhiều trường hợp do bẩm sinh, do chân dài chân ngắn.Vẹo cột sống thường thấy ở nhiều người trong một gia đình.
Vẹo cột sống không phải là hậu quả của dáng điệu không ngay ngắn, vận động cơ thể quá mạnh hoặc đeo vật nặng trên lưng.
Cứ 1000 trẻ em thì có từ 3-5 em bị vẹo cột sống và trẻ gái vẹo nhiều hơn trai.
Vẹo trầm trọng hơn khi xảy ra ở tuổi trẻ, khi cột nghiêng nhiều nhất là nghiêng ở phần trên cột sống.
Bất thường này ít khi xảy ra ở tuổi trưởng thành, đôi khi vì cột đã bị vẹo từ nhỏ mà không chữa hoạc vẹo do thoái hóa cột sống.
Bình thường, vẹo cột sống không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi cột vẹo nhiều sẽ gây tổn thương cho tim, phổi, đau lưng. Lồng ngực sẽ đè vào tim phổi gây khó khăn cho sự hô hấp và sự bơm máu từ tim.
Vẹo cột sống gây ra đau lưng kinh niên, đôi khi viêm xương khớp cột sống.
Thường thường, bác sĩ gia đình cũng như trường học đều khám để coi trẻ em có bị vẹo cột sống không.
Trẻ bị vẹo cột sống được điều chỉnh bằng:
- Ðeo nẹp lưng (brace) để vẹo không trầm trọng hơn. Khi cởi bỏ nẹp, cột sống vẹo trở lại.
- Giải phẫu nối đốt sống ở chỗ vẹo với nhau, nhờ đó cột sống thẳng trở lại.Phẫu thuật này rất phức tạp, cần được bác sĩ và bệnh nhân cân nhắc lợi hại trước khi thực hiện.

Thoái hóa đốt sống (spondylosis, osteoarthritis of the spine)
Trong thoái hóa đốt sống, lớp sụn lót giữa hai mặt đốt xương và đĩa liên hợp bị tổn thương gây ra thay đổi cấu trúc và suy giảm chức năng của cột sống. Tuổi cao là rủi ro chính của sự thoái hóa nhưng mức độ thoái hóa nhanh chậm tùy theo từng người. Thoái hóa có thể xảy ra ở cột sống cổ, ngực, lưng.
1- Thoái hóa đĩa đệm: Với tuổi cao, vành bao bọc đĩa đệm bị rách mòn, phần keo trong đĩa khô nước, giảm khả năng chống sốc và giảm chiều cao của cơ thể. Chất keo có thề lòi ra khỏi vành, đè lên rễ dây thần kinh não tủy.
2- Viêm khớp đốt sống
Mỗi đốt sống có 4 mặt khớp có nhiệm vụ như cái bản lề để cột sống có thể cử động nghiêng ngả về phía trước sau và hai bên. Một lớp sụn bao phủ mặt khớp để sự chuyển động khớp được chơn tru. Khi bị thoái hóa, sụn hao mòn, gai xương (osteophyte=bone spurs) mọc ra.
Thoái hóa đốt sống cổ gây ra đau ở cổ, vai và cánh tay. Gai xương có thể đè lên rễ dây thần kinh, làm cho các bắp thịt ở tay yếu.
Viêm khớp đốt sống ngực gây ra đau khi cúi xuống hoặc ngửa người ra phía sau.
Ðốt sống lưng chịu đựng hầu hết sức nặng của cơ thể. Khi thoái hóa, thường có đau lưng nhất là khi ngồi lâu hoặc nâng nhấc vật nặng.
Chụp hình cột sống (X-quang,MRI, CT Scan) đều thấy rõ các thay đổi của cột sống.

Ðiều trị
Nhiều người cứ cho rằng khi bị thoái hóa cột sống là sẽ bị đau lưng suốt đời hoặc phải ngồi xe lăn. Thực ra, bệnh không đưa tới tình trạng bi quan như vậy, vì với các phương tiện trị liệu hiện có, 75% bệnh nhân có thể phục hồi.
Trị liệu căn bản gồm có:
- Nằm nghỉ không quá 3 ngày, để tránh máu cục ở tĩnh mạch nằm sâu dưới da
- Dùng dược phẩm chống viêm đau, thuốc thư giãn cơ bắp trong thời gian ngắn
- Vùng xương bị viêm được giữ cố định để tạm thời giới hạn cử động khớp và giảm đau
- Chườm nóng, kích thích điện
- Tập các cử động tăng sức mạnh bắp thịt ở bụng, dọc theo cột sống để giúp cột sống mạnh hơn
- Thay đổi nếp sống, việc làm, bỏ thuốc lá, giảm cân nếu mập phì...
Giải phẫu ít khi cần đến trong trường hợp thoái hóa đốt sống.

Ðau dây thần kinh tọa.
Dây thần kinh tọa (sciatic nerve) là dây thần kinh chính ở chân.
Ðây là dây thần kinh lớn nhất, chạy dài từ phần dưới cột sống xuống phía sau đùi. Tới khớp gối, dây chia ra làm hai nhánh phân bố cho các cơ và da của chân.
Ðau dây thần kinh tọa thường xảy ra ở lớp tuổi từ 30- 50 và thường là do một đĩa đệm ở phần dưới lưng lòi ra, đè lên rễ của dây thần kinh.
Triệu chứng chính của rối loạn này là cảm giác đau ở một phía cơ thể, chạy dài từ dưới lưng xuống mặt sau của bắp đùi và bắp chân, đôi khi tới bàn chân, ngón chân. Cảm giác đau có thể là:
- Ðau ở phía sau chân nhất là khi ngồi
- Cảm giác nóng và nhoi nhói dưới da
- Yếu, tê tê và không cử động được chân và bàn chân
- Ðau liên tục khiến cho đứng lên khó khăn
- Thường thường đau ở dưới chân nhiều hơn là ở lưng
Cảm giác đau thường hết sau thời gian từ hai tuần lễ tới vài tháng. It khi dây thần kinh tọa bị tổn thương vĩnh viễn.
Nếu thấy chân mỗi ngày mỗi yếu hoặc có rối loạn đại tiểu tiện, thì cần gặp bác sĩ ngay để khám nghiệm, điều trị vì có thể là dây thần kinh tọa bị tổn thương trầm trọng.
Ðiều trị tập trung ở giải quyết nguyên nhân (kẹp dây thần kinh tọa) giảm đau với thuốc chống viêm đau, vật lý trị liệu, tập luyện tăng sức mạnh bắp thịt.
Giải phẫu cũng được áp dụng khi bệnh không thuyên giảm với các trị liệu kể trên. Mục đích của giải phẫu là để giải tỏa đè kẹp rễ dây thần kinh tọa.

Viêm cứng khớp cột sống (ankylosing spondylitis)
Như tên gọi, viêm cứng cột sống là trường hợp viêm của đốt xương sống. Trong trường hợp trầm trọng, các đốt xương có thể dính lại với nhau và gây ra giới hạn cử động của bộ phận này. Viêm dây chằng, gân kết nối các đốt sống với nhau cũng có thể xảy ra.
Các đốt sống cùng-chậu là nơi thường hay bị viêm
Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy ờ tuồi từ 15 tới 30 và ở đàn ông nhiều hơn đàn bà.
Triệu chứng gồm có:
- Ðau lưng kinh niên, kéo dài từ nhiều tháng tới nhiều năm
- Cơn đau thường xẩy ra vào ban đêm
- Cảm giác cứng nhắc ở lưng sau khi ngủ dậy và kéo dài suốt ngày
- Ðau ở vùng xương sườn, bả vai, hông, đùi, gót chân
- Viêm mống mắt (iritis) với cảm giác cồm cộm như có cát trong mắt.
- Trong một vài trường hợp, viêm phần cuối của động mạch chủ.
Nguyên nhân gây ra viêm cứng khớp cột sống chưa được biết rõ, nhưng bệnh mang tính cách di truyền cho nhiều người trong gia đình.
Bệnh không chữa hết được, nhưng có nhiều phương thức giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, bớt đau và duy trì sinh hoạt hàng ngày.
Các loại thuốc chống viêm đau không có steroid giúp bệnh nhân bớt đau và cứng khớp. Thuốc có steroid đôi khi cũng được dùng.
Tập luyện, vận động cơ thể có vai trò quan trọng trong bệnh viêm cứng này. Tập luyện để giúp khớp xương chuyển động, giảm đau nhức, giữ dáng điệu và lồng ngực bình thường và không gây trở ngại hô hấp.

Kết luận
Cột xương sống là một cấu trúc tuyệt hảo để:
- nâng đỡ đầu và phần trên của cơ thể
- chứa đựng và bảo vệ cột tủy sống, nơi dẫn truyền cả triệu tín hiệu sinh tử giữa não bộ và các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
- giúp cơ thể uyển chuyển thân hình, thích nghi với các hoạt động khác nhau.
Do đó, cột sống cần được sự lưu tâm chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ.


Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức  Texas-Hoa Kỳ
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Jan 04, 2016 11:59 am    Tiêu đề: HO VÌ CẢM (BS NGUYỄN VĂN ĐỨC)



Mùa này, nhiều người chúng ta đang bị cảm. Mấy bữa nay ho quá là ho, uống thuốc ho hoài không bớt, chúng ta muốn bác sĩ cho thuốc ho khác mạnh hơn, và thêm cả trụ sinh nữa. Chuyện không giản dị, khi cái ho do cảm đang trên đà mạnh, chẳng thuốc ho nào giúp nhiều, và trụ sinh càng vô ích thôi [vì cảm do siêu vi (virus), trụ sinh chỉ đánh được vi trùng (bacteria), chẳng ăn thua gì với các siêu vi]. Thậm chí, American College of Chest Physicians, một hiệp hội y khoa của các bác sĩ chuyên về lồng ngực ở Mỹ, còn khuyên chúng ta không dùng thuốc ho cho cơn ho vì cảm.

Bệnh cảm thường (common cold) là bệnh nhẹ đường hô hấp trên, rất hay xảy ra, trẻ em 5 đến 7 lần một năm, còn người lớn chúng ta cũng 2-3 lần một năm.

Chúng ta cần phân biệt cảm với các bệnh cúm (flu), viêm họng (pharyngitis), viêm ống phổi (acute bronchitis), viêm xoang do vi trùng (acute bacterial sinusitis), viêm mũi do dị ứng (allergic rhinitis), ho gà (pertussis). Trong các bệnh vừa kể, viêm mũi do dị ứng hay khiến chúng ta lẫn lộn với cảm nhất.

Có đến trên 200 loại siêu vi (virus) có thể gây bệnh cảm.

Siêu vi cảm ẩn trong nước mũi, nước miếng người bệnh. Chúng ta nhiễm cảm khi bắt tay người bệnh có dính siêu vi cảm, rồi vô tình đưa lên mắt, mũi chúng ta, hoặc chúng ta rờ phải các đồ vật chung quanh người bệnh có dính siêu vi. (Nhiều siêu vi cảm có thể sống vài tiếng đồng hồ bên ngoài cơ thể ta.) Bệnh cũng truyền từ người bị cảm sang ta khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi, bắn ra từ mũi, miệng họ trong lúc họ ho, hắt hơi, ...

Cảm không dữ bằng cúm, song cũng có thể gây các biến chứng viêm các xoang quanh mũi, viêm tai giữa, khiến suyễn trở lại, bệnh phổi, bệnh tim có sẵn nặng hơn.

Triệu chứng cảm:

Thời gian từ lúc mới lây bệnh đến lúc bệnh phát ra ngắn, chỉ khoảng 24-72 tiếng đồng hồ. Khác với cúm (triệu chứng rất đột ngột và nặng), triệu chứng cảm nhẹ và từ từ hơn.

Triệu chứng thay đổi tùy người, nhưng nói chung, khi bị cảm, chúng ta hay chảy mũi, nghẹt mũi, hắt xì, rát họng, ho, nhức đầu, thấy trong người ớn lạnh, uể oải không khỏe. Cúm gây sốt cao, còn cảm thường không gây sốt, hoặc chỉ sốt nhẹ. Rát họng khó chịu nhất trong ngày đầu, trong khi chảy mũi, nghẹt mũi, hắt xì nặng nhất khoảng ngày thứ 2 và thứ 3. Ho thường bắt đầu làm phiền chúng ta khoảng ngày thứ 4, 5.

Cảm thường kéo dài khoảng 10 ngày, người hút thuốc lá lâu khỏi hơn, khoảng 13 ngày. Một số người đến 2 tuần sau mới khỏi hẳn. Cũng có người tuy khỏe rồi, vẫn ho lai rai vài tuần sau khi cảm. Cảm không khiến ta mệt dữ như cúm.

Ngoài các triệu chứng vừa kể, khi thăm khám bạn, bác sĩ không thấy có những dấu chứng gì lạ lắm.

Chữa trị cảm:

Sự chữa trị bệnh cảm thường (common cold), trong những trường hợp không có biến chứng, gồm các phương cách giúp chúng ta dễ chịu, trong lúc chờ cho cơn cảm đi qua.

Trụ sinh (antibiotics) vừa tốn kém, lại chẳng ăn thua, không làm cảm sợ và đi mau hơn. Trụ sinh chỉ diệt được vi trùng (bacteria), không có kết quả trong những bệnh gây do siêu vi trùng (virus) như bệnh cảm, bệnh cúm. Chúng... "siêu" hơn vi trùng, nên không sợ trụ sinh. (Các tài liệu y học, và cả cơ quan y tế CDC của chính phủ Mỹ vẫn luôn đưa lời kêu gọi, yêu cầu các bác sĩ không nên dùng trụ sinh để chữa cảm, cúm). Việc sử dụng trụ sinh chỉ cần thiết, khi đã có các biến chứng (complications) do vi trùng, như viêm tai giữa (otitis media), viêm các xoang quanh mũi (sinusitis), ... Các khảo cứu cho thấy, nếu dùng sớm, trụ sinh cũng không ngăn ngừa được các biến chứng. Và một khi biến chứng xảy ra, vi trùng đã kháng, đã lờn mặt loại trụ sinh đang sử dụng; dĩ nhiên lúc đó chúng ta cần đổi trụ sinh, có khi phải dùng một loại trụ sinh khác độc hại hơn, đắt tiền hơn, làm thủng túi tiền chúng ta. (Người ta cũng nhận thấy, cộng đồng nào sử dụng nhiều trụ sinh, số vi trùng kháng thuốc trụ sinh trong cộng đồng đó cũng nhiều hơn các cộng đồng khác, chứng tỏ việc dùng trụ sinh bừa bãi không những hại cho mình, mà còn hại cho cả người chung quanh).

Ta dùng Tylenol hay các thuốc Aspirin, Advil, Nuprin, Aleve, … (mua không cần toa bác sĩ) để bớt nhức đầu, rát cổ, ớn lạnh. Các thuốc uống như Sudafed, Genaphed và các thuốc xịt mũi như Afrin, Dristan dùng vài ngày giúp chúng ta bớt nghẹt mũi; các thuốc xịt Ipratropium, Cromolyn giúp chúng ta đỡ chảy mũi. Những thuốc chữa dị ứng như Claritin, Loratadine, Clarinex, Allegra, Zyrtec không ăn thua, uống vào nước mũi vẫn chảy ròng ròng. Những thuốc mạnh hơn như Benadryl, Chlor-Trimeton giúp bớt chảy mũi song làm khô luôn môi, miệng, mắt, và ở các vị cao niên có thể nguy hiểm, gây bí tiểu, dật dờ, trí óc mất sáng suốt.

Còn ho? Ho ít chúng ta không cần uống thuốc ho, khi ho nhiều, các thuốc ho chứa chất dextromethorphan hay guaifenesin như Robitussin DM, Robafen DM giúp chúng ta bớt ho chút nào hay chút nấy, lúc ho dữ quá, chúng cũng chẳng giúp bao nhiêu, uống thường còn có thể khiến chúng ta mệt. Các thuốc ho chứa chất Codein không giúp cái ho do cảm, và gây nhiều tác dụng phụ hơn thuốc ho Robitussin DM, Robafen DM. American College of Chest Physicians không cổ võ việc dùng thuốc ho khi bị cảm, theo họ, ho cứ để cho ho, nhất là khi ho có đàm, vì ho là cơ chế tốt của cơ thể giúp chúng ta tống xuất bớt đàm nhớt dơ trong bộ hô hấp ra ngoài, không để chúng ứ đọng trong phổi gây sưng phổi. (Trong cơm cảm vừa qua, người viết ho dữ lắm, ngày lẫn đêm, song không uống ngụm hay viên thuốc ho nào, rồi cơn cảm qua đi, cái ho tự dứt, đâu có chết! Chúng ta không nên cuống lên, ho chút, vội kiếm thuốc ho uống. Tháng 3 tới này, MediCal của tiểu bang California sẽ chẳng còn cho thuốc ho nữa, chắc vì họ thấy nhiều người dùng thuốc ho không đúng, mùa này, ai đến bác sĩ cũng xin thuốc ho, bác sĩ khó từ chối, và như vậy đâm ra quá tốn kém tiền của đất nước.)

Bạn đang bị cảm (hay cúm), nóng lòng muốn "chích thuốc" để cảm mau hết. Đúng theo sách vở, các siêu vi cảm đâu có sợ kim chích, làm gì có thuốc chích để cảm cuốn gói đi nhanh hơn. Bạn đừng tin vào ai dụ bạn, bảo chích thuốc hoặc dùng trụ sinh cảm sẽ mau hết, tốn tiền vô ích, có khi còn hại. (Bạn nên hỏi lại, "Thuốc chích tên gì thế bác sĩ nhỉ, xin viết xuống đây cho tôi biết, để tôi tìm đọc trên internet xem thuốc chích này có thực chữa cảm không", hoặc, "Tài liệu nào nói trụ sinh trị cảm, xin bác sĩ cho xem").

Chúng ta khó tránh cảm 2-3 lần mỗi năm, vì khác với cúm đã có cách ngừa (chích ngừa, thuốc xịt Flumist), cảm chưa có cách phòng ngừa hữu hiệu. Nhưng xin đừng sợ lắm, cảm là bệnh nhẹ thôi, thường sẽ mau chóng ra đi. Đa số các trường hợp cảm, chúng ta có thể tự chữa lấy ở nhà, không cần đến bác sĩ. Còn thuốc ho, muốn dùng lúc ho nhiều không ngủ được hoặc sợ ho làm phiền người khác, bạn thử các thuốc ho Robitussin DM, Robafen DM (mua không cần toa bác sĩ), chúng giúp được chút nào hay chút nấy, không giúp thì thôi. Nếu nóng sốt, hoặc ho dữ trên 10 ngày chưa thấy bớt, bạn nên đi khám bác sĩ xem có bị biến chứng của cảm như viêm xoang quanh mũi (sinusitis), viêm ống phổi cấp tính (acute bronchitis), hoặc suyễn trở lại. Viêm xoang quanh mũi cần đến trụ sinh.

Cảm là bệnh xảy ra nhiều nên triệu triệu đô la đã được đổ ra để nghiên cứu. Nhưng càng nghiên cứu, người ta càng thấy việc chữa cảm không có nhiều lựa chọn: nghỉ ngơi, và nếu cần, dùng thuốc Tylenol, Aspirin, hoặc Advil, Nuprin, Aleve cho đỡ nhức đầu, rát cổ, ớn lạnh, dùng thuốc Sudafed, Genaphed, Afrin, Dristan cho bớt nghẹt mũi, dùng các thuốc xịt Ipratropium, Cromolyn cho bớt chảy mũi (các thuốc mạnh như Benadryl, Chor-Trimeton giúp bớt chảy mũi, song gây nhiều tác dụng phụ); ho nhiều thử dùng thuốc ho Robitussin DM hay Robafen DM xem nó có giúp chăng, không giúp thì thôi, ho cứ để ho, chờ cảm qua đi ho sẽ hết (thường khoảng 10 ngày nếu không hút thuốc lá), không nên nhờ bác sĩ cho thuốc ho khác "mạnh" hơn, chúng cũng chẳng giúp mà còn có thể gây các tác dụng phụ khó chịu, nguy hiểm. Cảm đi ho sẽ tự hết, không phải vì dùng thuốc ho này mạnh hơn thuốc ho nọ (và càng không phải vì trụ sinh).

Ngày nay, với phương tiện truyền thông internet, chúng ta dễ dàng tìm hiểu nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe chúng ta, chẳng hạn, chúng ta có thể vào các websites www.uptodate.com, www.webMD.com để đọc những tài liệu về các bệnh tật thông thường hay xảy ra. Nâng cao kiến thức về mọi mặt, bao giờ cũng tốt cho bản thân chúng ta và gia đình.


Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Mon Jan 04, 2016 12:10 pm    Tiêu đề: Đau họng ở người lớn - Bác sĩ Nguyễn Văn Đức



Mùa lạnh này chúng ta hay đau họng (sore throat).

Nhiều vị trong chúng ta rất sợ đau họng. Cổ họng rát chút, vội đem trụ sinh trữ sẵn ở nhà ra uống, hoặc đi bác sĩ liền tốn tiền. (Trụ sinh là loại thuốc quí, chẳng nên lúc nào cũng trữ ở nhà rồi dùng không đúng khiến các vi trùng đâm kháng thuốc, mai mốt lúc thực sự cần đến nó, nó không còn tác dụng; vi trùng kháng thuốc còn lây lan ngoài cộng đồng, vạ lây những người khác.)
Thực ra, hầu hết các trường hợp đau họng gây do nguyên nhân lành, thường là siêu vi trùng (virus), tự nó sẽ hết, mà muốn dùng trụ sinh chữa cũng không được; trụ sinh chỉ chữa được bệnh vi trùng (bacteria). Chỉ khi đau họng do vi trùng streptococcus nhóm A (group A streptococcus), hay được gọi “strep throat”, chúng ta mới cần đến trụ sinh để chữa. (Họa hoằn cũng có trường hợp đau họng vì những nguyên nhân hiếm, như vi trùng bệnh lậu ở người chơi bời, vi trùng bệnh bạch hầu diptheria, …)



Làm thế nào để phân biệt bệnh đau họng do siêu vi chúng ta có thể tự chữa ở nhà khỏi đi bác sĩ tốn tiền, và bệnh đau họng do vi trùng streptococcus nhóm A chúng ta cần đi bác sĩ?

Triệu chứng

Đến 90% các trường hợp đau họng là do siêu vi. Lũ siêu vi khiến ta đau họng nhiều nhất là các siêu vi hay gây nhiễm trùng đường hô hấp trên (upper respiratory infection, viết tắt URI), như các siêu vi gây bệnh cảm thường (common cold), bệnh cúm (flu). [Nghe thấy tiếng “infection”, dịch là “nhiễm trùng”, chúng ta chớ vội sợ và nghĩ ngay đến trụ sinh, đây là chữ dùng chỉ chung một tình trạng bị lây nhiễm, nhiều nhất là siêu vi trùng (viral infection, không chữa được bằng trụ sinh), sau đến vi trùng (bacterial infection, chữa bằng trụ sinh), rồi nấm (fungal infection, không chữa bằng trụ sinh), và ký sinh trùng (parasitic infection, không chữa bằng trụ sinh).]

Khi rát họng do siêu vi, chúng ta không đau dữ, và cũng hay có thêm những triệu chứng khác của bệnh cảm, cúm:

- Chảy mũi, nghẹt mũi
- Mắt đỏ, hoặc nhặm, khó chịu (irritation)
- Khan tiếng, ho, rát phía trên nóc miệng  
Thường ta không sốt, không đến nỗi đừ lắm, nhưng vài loại siêu vi, như siêu vi cúm chẳng hạn, có thể làm ta nóng sốt, mệt mỏi, nhừ nhẫn, rã rời.  

Còn bệnh đau họng do vi trùng streptococcus nhóm A gây những triệu chứng khác biệt:

- Đau dữ trong họng
- Nóng sốt (thường trên 100.4 độ F hay 38 độ C). (Ở nhà, chúng ta nên có cây nhiệt độ kế thermometer để đo và theo dõi nhiệt độ.)
- Nổi hạch đau ở cổ
- Họng khám thấy hạch hầu (tonsils, ở Mỹ đừng gọi hạch “a-mi-dan” không ai hiểu) sưng to, có mủ màu trắng
- Ta không chảy mũi, không nghẹt mũi, không nhậm hay đỏ mắt, không khan tiếng, không ho.

Rủi có những triệu chứng sau, chúng ta nên đi khám bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu  của bệnh viện gấp:

- Khó thở
- Nước bọt tràn ra khỏi miệng vì ta không còn nuốt được nước bọt xuống cổ
- Cổ hoặc lưỡi sưng to
- Cổ cứng hoặc khó há miệng
Để xác định quả ta bị viêm, đau họng do vi trùng streptococcus nhóm A và cần chữa bằng trụ sinh, bác sĩ sẽ làm trắc nghiệm nhanh tìm vi trùng streptococcus nhóm A ngay trong phòng mạch (fast test) hoặc cấy trùng cổ họng ta, gửi đi phòng thí nghiệm, và sau 24-48 tiếng sẽ có kết quả. Phương pháp cấy trùng cổ họng chính xác hơn phương pháp trắc nghiệm nhanh làm tại phòng mạch.

Chữa trị đau họng

Rát họng do viêu vi, như khi bị cảm, cúm, thường sẽ đi khuất sau 4-5 ngày, chúng ta không nên lo lắm. Dùng trụ sinh không trị được rát họng do siêu vi, chẳng giúp ta mau bớt đau, còn khiến ta phải chịu những tác dụng phụ của thuốc trụ sinh, như nổi mẩn, tiêu chảy, hoặc những phản ứng nhạy cảm (allergic reactions) khác nguy hiểm hơn gây do thuốc.
Bác sĩ sử dụng trụ sinh không với mục đích chữa trị, chỉ để chiều lòng người bệnh thì thực không đúng với sách vở, và có thể còn làm hại họ.

Rát họng do bị cảm, cúm, chúng ta có thể tự chữa ở nhà, dùng các thuốc không cần toa bác sĩ như acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Motrin), naproxen (Aleve) cho bớt đau. Súc cổ họng với nước muối (pha 1/4-1/2 thìa muối trong trong một tách nước ấm 8 ounces tức 250 ml) có thể giúp ta dễ chịu. Các thuốc xịt (sprays) hay kẹo ngậm (lozenges) trong chứa chất thuốc tê nhẹ cũng vậy. Các kẹo ngậm có lợi hơn thuốc xịt ở chỗ ở lâu trong miệng nên tác dụng lâu dài hơn, và còn giúp bớt khô cổ.

Đau họng do vi trùng streptococcus nhóm A (“strep throat”) ta chữa với trụ sinh, thường là Penicillin hoặc một thuốc anh em với Penicillin, uống 10 ngày hay chích chỉ một mũi thôi (thuốc chích đau, có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm ngay nên nay các bác sĩ ít dùng). Sau 3 ngày dùng thuốc, nếu cổ họng bạn chưa bớt đau, hoặc có mòi còn nặng hơn, bạn nên đến khám bác sĩ lại.

Bệnh nào cách chữa nấy, không phải cứ rát đau cổ họng, chúng ta cần đến trụ sinh. Hầu hết những trường hợp đau cổ họng là do siêu vi, chúng ta có thể tự chữa ở nhà bằng những phương pháp giản dị trên, thường sau 4-5 ngày sẽ hết đau. Nếu có những triệu chứng của bệnh “strep throat” (họng đau dữ, nóng sốt, nổi hạch ở cổ sát gần chỗ họng đau, không chảy mũi, không nghẹt mũi, không nhậm hay đỏ mắt, không khan tiếng, không ho), chúng ta nên đi khám bác sĩ.
Và, nhà nhà chúng ta nên có cây nhiệt kế thermometer để đo, theo dõi nhiệt độ, nhiệt độ trên 100.4 độ F hay 38 độ C mới gọi là sốt, không nên sờ trán thấy âm ấm rồi đoán là có sốt; có sốt hay không, chúng ta cho bác sĩ biết, để giúp bác sĩ định bệnh nhanh chóng, chính xác hơn.


Bác sĩ Nguyễn Văn Đức
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Sat Jun 18, 2016 1:19 pm    Tiêu đề: Hỏi đáp Y học: Chữa bệnh viêm gan B


Bác sĩ Hồ Văn Hiền.


Thính giả Hoàng, ở California, hỏi:

“Thưa Bác sĩ,

Tôi muốn hỏi rằng trong thời gian tôi bị viêm gan B, tôi uống thuốc Viread do bác sĩ gia đình cho. Mỗi ngày uống một viên. Tôi uống khoảng 3 năm nay rồi.

Bây giờ đi khám lại, [kết quả] xét nghiệm nói rằng số vi trùng ở trong gan nằm yên, không tăng lên nữa.

[Tôi] có thêm những bệnh khác: mình ngủ đầy đủ, nhưng con mắt nhiều khi tự nhiên cứ sụp xuống, cứ thiếp đi bất cứ lúc nào, thí dụ ngồi trên xe buýt, trong giờ đi lễ, trong đám cưới… nó cứ thiếp đi bất ngờ; rồi lại bị nhiễm trùng đường tiểu, khi đi thử nước tiểu thì bị nhiễm trùng đường tiểu (tức là có một chút xíu máu ở trong đó); rồi móng tay có nhiều sọc.

Tôi có đi mua thuốc dược thảo. Tôi kể với bác sĩ thuốc dược thảo ở bên Texas, thì bác sĩ cho những cái thuốc về để sắc uống. Bác sĩ nói phải sắc 15 thang thuốc. Tôi lấy trước 7 thang, nhưng chưa sắc uống.

Xin hỏi Bác sĩ trong thời gian tôi uống thuốc trị bệnh viêm gan B như vậy, tôi có thể sắc thuốc bắc này uống để trị những cái bệnh vừa kể không?

Ngoài ra, khi trị bệnh viêm gan B như vậy, tôi có thể dùng những loại thuốc dược thảo khác được không? Thuốc dược thảo là những loại thuốc viên mà các đại lý, hay các cơ quan dược thảo bán, như fish oil, thuốc uống tốt về xương, calcium, những thuốc bổ mắt… Tôi có thể uống những loại thuốc dược thảo đó được không?

Xin cảm ơn Bác sĩ."

Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

Chữa bệnh viêm gan B, buồn ngủ ban ngày, và thuốc thảo mộc

(Hepatitis B treatment, daytime sleepiness and herbal medicines)

Cũng như mọi khi tôi xin nói rõ trước là những nhận xét sau đây chỉ có tính cách thông tin tổng quát, không áp dụng cho cá nhân và không có mục đích giúp thính giả tìm cách tự chữa bệnh.

1. Viêm gan B (hepatitis B) là một loại bệnh nhiễm do siêu vi làm tổn thương gan.

Ở Mỹ có chừng 1,2 triệu người mắc chứng viêm gan B mãn tính và trên một nữa số người này là gốc châu Á. Các khảo cứu ở Mỹ cho thấy người gốc châu Á, trong 100 người có chừng 13 người mang siêu vi gan B trong dòng máu mình (viêm gan B mãn tính/chronic hepatitis B). Virus viêm gan B (HBV) có thể lan truyền từ người này qua người khác qua bằng đường máu (kim chích, dụng cụ phẫu thuật không khử trùng đàng hoàng; dùng dao cạo râu chung; do đường tính dục (sexual transmission), và từ mẹ truyền qua con lúc sanh.

Thuốc Viread (tên thương mãi của tenofovir) được cơ quan quản trị thuốc của Hoa kỳ là FDA chấp thuận (2008) để chữa những trường hợp viêm gan. Thuốc được dùng để trị bệnh viêm gan B mãn tính cho người trên 12 tuổi, cũng như cho người nhiễm HIV (trẻ em từ 2 tuổi trở lên). Thuốc tác dụng bằng cách ngăn chặn một enzyme của siêu vi HBV hay HIV (reverse transcriptase inhibitor of HIV and HBV), không cho virus sinh sản. Các cảnh báo cho người dùng thuốc gồm có:

a. Khả năng bị nhiễm acid lactic (lactic acidosis). Mệt mỏi, nhức, đầu, buồn ngủ có thể là dấu hiệu của lactic acidosis,

b. Ảnh hưởng cơ năng của thận. Hiện diện của các tế bào máu trong nước tiểu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: sạn thận, viêm thận, u bướu trong đường tiểu mà bác sĩ sẽ tìm hiểu để phân biệt. Nhiễm trùng đường tiểu chỉ là một trong những chuyện có thể xảy ra; và nhiễm trùng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trách nhiệm của bác sĩ là đi vào nguồn gốc của tình trạng này, ví dụ đề kháng kém, đường chảy của nước tiểu bị nghẽn, sạn thận, vệ sinh vùng sinh dục, vân vân.

Bác sĩ theo dõi cơ năng thận, nếu cơ năng thận yếu, có thể, thay vì uống tenofovir mỗi ngày (người lớn), có thể uống 2-3-7 ngày một liều.

c. Bệnh gan có thể nặng thêm (exacerbation of hepatitis) sau khi ngưng thuốc.

Phản ứng phụ xảy ra thường nhất là buồn nôn, ói mửa (9%, theo nhà sản xuất). Không thấy nhắc đến tương tác với các thuốc bổ như vitamin, dầu cá (fish oil). Tuy nhiên nên cho bác sĩ của mình biết là mình đang uống thêm những thuốc gì, nhất là thuốc bắc vì những thuốc này có thể không được FDA kiểm tra, vì tenofovir, cũng giống như đối với nhiều thuốc khác, danh sách tương tác với các thuốc khác khá dài. Những thuốc dược thảo lấy từ cây cỏ có thể không được định tính và định lượng chính xác. Ví dụ, người bốc thuốc dược thảo có thể lầm lẫn cây này qua cây khác, liều lượng chất có hoạt tính trong thuốc cũng có thể không đo lường chính xác, tuỳ theo cách chế biến thường thô sơ hơn là câch đo đạt chính xác của thuốc tây.

2. Tiện đây cũng xin nói rõ, theo tôi hiểu, thuốc “dược thảo” khác với các chất “phụ dinh dưỡng” bán tự do ở các chợ hay "pharmacy" tại Mỹ. Dược thảo (medicinal plants) dùng để chỉ các cây cỏ được dùng trong mục đích trị bệnh. Cây cỏ dùng những chất này để tự vệ, chống tác dụng của sâu bọ, nấm hay các thú vật có thể ăn cây cỏ đó. Chúng ta lợi dụng những chất có dược tính này để gây tác dụng trên con người theo ý muốn của chúng ta. Những thuốc này gọi là "herbal medicine" (thảo dược), tác dụng tương tự như những chất bào chế nhân tạo, cho nên, trái với tin tưởng phổ biến trong giới tiêu thụ, thuốc từ thảo mộc hay "thảo dược" (herbal medicines) cũng có thể chữa bệnh nhưng cũng có thể gây ra phản ứng phụ, tác dụng độc như thường.

Ví dụ aspirin (ASA, acetylsalicylic acid) được chế biến từ salicylic acid. Salicylic acid gốc là một loại thuốc được biết chứa trong vỏ cây liễu (willow tree bark) từ thời Hippocrates (Greece) để chữa bệnh nhức đầu. cách đây trên 2000 năm nhưng mãi đến thế kỷ thứ 18, người ta mới trích ra được từ vỏ cây liễu và đến 1897 Felix Hoffman thuộc nhà thuốc Bayer mới tổng hợp chất này. Hiện nay thuốc này được dùng khắp thế giới để giảm đau, hạ nhiệt độ, giảm viêm, ngừa bệnh tim mạch và cả trong mục đích ngừa ung thư (nhất là ung thư ruột già/colorectal cancer). Cho nên nếu ta dùng vỏ cây liễu để chữa bệnh thì đấy là một thảo dược, trong lúc chúng ta uống aspirin thì chúng ta dùng "thuốc tây" nhưng cũng là qua tác dụng của salicylic acid, chỉ nguồn gốc khác thôi.

Theo tôi nghĩ các hãng, các công ty tự nhận là "dược thảo" không phải chỉ bán toàn thuốc có gốc từ cây cỏ. Đa số những sản phẩm mà quý vị thính giả kể ra như "fish oil, thuốc uống tốt về xương, calcium, những thuốc bổ mắt…" thuộc loại mà FDA xếp vào hàng ngũ "health supplements" (chất bổ túc dinh dưỡng; dietary supplements). Nhà sản xuất hoàn toàn chịu trách nhiệm về an toàn, bào chế (formulation) và phẩm chất của thuốc. FDA không công nhận các thuốc này là "drugs" vì nhà sản xuất không cần chứng minh là sản phẩm trị một bệnh nào đó hiệu quả. Một số chất trong các sản phảm này được trích từ cây cỏ, nhưng một số thì không phải, có thể gốc động vật (ví dụ như chất bổ xương chondroitin sulfate lấy từ sụn heo, bò), glucosamine lấy từ vỏ tôm; hay do tổng hợp (ví dụ vitamin C, B12). Một số sản phẩm bán phổ biến ở các pharmacy hay warehouse ở Mỹ (như Costco, BJ), tên nhà sản xuất ghi trên chai có từ "thiên nhiên" (ví dụ "Nature Made") nhưng không có nghĩa là lấy từ cây cỏ hay dược thảo. Ví dụ thuốc Estroven, được quảng cáo để giúp cho phụ nữ có triệu chứng thời kỳ bế kinh, có các chất isoflavones tác dụng tương tự như những hormone phái nữ estrogen nhưng lấy từ đậu nành, rễ cây "black cohosh" (Black cohosh là một cây thuốc của Mỹ thổ dân Da Đỏ dùng rễ cây trị các triệu chứng phong thấp và sau này dùng để trị các chứng thời kỳ tắt kinh phụ nữ. Các khảo cứu hiện nay chưa đủ để xác nhận hiệu quả cũng như an toàn của thảo dược này theo tài liệu của NIH)(1) và nhiều chất khác như calcium, vitamins. Hay một số thuốc được cho "giúp cho sức khoẻ" tuyến tiền liệt của đàn ông có chất trích từ trái cây lá tơi (saw palmetto berry extract, Serenoa repens) cọng với nhiều chất khác như vitamin,selenium, zinc, calcium...

3. Những người hay "ngủ gà ngủ gật" ban ngày (excessive daytime sleepiness) nên khám bác sĩ để xem tuyến nội tiết có làm việc bình thường không (ví dụ tuyến giáp, tuyến thượng thận). Nên để ý có ngáy ban đêm hay không, mập quá hay không vì một số người có những cơn ngưng thở (sleep apnea) nhiều lần trong giấc ngủ, cho nên sau một đêm ngủ họ không thấy tỉnh táo, mà mệt mỏi và muốn ngủ ngày. Cần khảo sát giấc ngủ của họ, đo mạch, nhịp thở, mức oxy trong máu suốt đêm (polysomnography). Một số thuốc an thần, thuốc hạ huyết áp, thuốc dị ứng (như Benadryl, zyrtec), thuốc ho, rượu có thể làm buồn ngủ. Ăn quá no cũng có thể làm buồn ngủ.

4. Móng tay dày, có sọc theo đường dọc phần lớn do tuổi già, có thể do bị đụng chạm nhiều (như làm vườn, chủi rửa bếp núc), hay do một vấn đề sức khỏe nào đó. Có thể đồng thời móng tay dễ gãy (onychorrhexis).

Tóm lại, bệnh nhân nên theo hướng dẫn của bác sĩ đang theo dõi thường xuyên cho mình. Mong những thông tin này có thể giúp ích cho thính giả ý thức nhiều hơn về những trị liệu của mình và cộng tác với bác sĩ của mình tốt hơn.

Chúc bệnh nhân may mắn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền.
-------------------------------------

Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.

Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Qúy vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số (202) 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ <vietnamese> để sắp xếp hẹn trả lời cho buổi phát thanh kế tiếp.

Các bác sĩ của chuyên mục Hỏi đáp Y học Trực tiếp của đài VOA sẽ cố gắng giải đáp các thắc mắc về y học của qúy vị.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân