TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TIẾNG VIỆT MẾN YÊU
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TIẾNG VIỆT MẾN YÊU

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Nov 11, 2014 4:21 am    Tiêu đề: TIẾNG VIỆT MẾN YÊU

TIẾNG VIỆT MẾN YÊU

Thôi đừng nói về  chuyện “lời qua tiếng lại” của Nguyễn Văn Trung và Phạm Công Thiện nữa; nó đã qua lâu lắm rồi; tiếng Anh có câu LET BYGONE BE BYGONE mà. Chỗ này [mình xin phép mở ngoặc chút nhé : em Công Luận có trích đăng bài của NVT viết về PCT, vậy em cũng nên xem bài của Trần Chung Ngọc viết về NVT , em gõ Nguyễn Văn Trung ở Google và xem bài của tác giả này nhé, bài viết chỉ sau  bài của NVT trên Thông Luận năm 2007  không lâu đâu. Em hãy đọc và so sánh . Tất cả ba vị này đều sống ở nước ngoài lâu rồi .  GS Trần Chung Ngọc (1931-2014), tiến sĩ vật lý đại học Wisconsin-Madison, cựu giáo sư trường đại học khoa học Saigon trước 1975;  qua đời ngày 29-01-2014 tại Illinois, Hoa Kỳ. GS Phạm Công Thiện (sinh 1941) thì ra nước ngoài từ 1970 và cũng mất tại  Hoa Kỳ ngày 08-3-2011 ở Houston. Riêng GS Nguyễn Văn Trung (sinh 1930)  cũng như GS Lý Chánh Trung  sau 30-4-1975 được mời dạy lại trường cũ, gọi là Khoa Ngữ Văn đại học tổng hợp TP Hồ Chí Minh ; dạy gần 20 năm trước khi đi định cư tại Canada năm 1994.]

Bây giờ  là tiếng Việt mến yêu nhé .

Hồi mới bước chân vào đại học văn khoa, một vị giáo sư người Anh dạy chúng tôi môn ngữ âm học (phonetics) có nói một câu như sau mà chúng tôi và có lẽ cả những người đồng khóa nhớ mãi : “Các anh/chị nhìn xem ở Á châu này có quốc gia nào dùng mẫu tự la-tinh để ký âm ngôn ngữ của mình không ?  Mà ngoài mẫu tự la-tinh ra,  dân tộc các anh/ chị còn có thêm chữ NÔM nữa, nhìn xem Nhật Bổn chưa bằng Việt Nam trong chuyển hóa ngôn ngữ.”    Câu nói này lại càng gợi cho chúng tôi nhớ đến hai chữ VIỆT NAM , trong đó chữ VIỆT nếu viết bằng Hán tự thì có bộ tẩu  . Có lẽ ông cha chúng ta muốn một dân tộc ở phía Nam phải vươn lên, nhảy cao lên, tiến xa lên  đừng để phương Bắc đô hộ nữa, và trở thành một nước cường thịnh ở Nam Á  chăng  !  

Để mở đầu, kỳ sau xin trích hai bài thơ dịch từ chữ Hán – thơ  Đường – của Tản Đà NGUYỄN KHẮC HIẾU (1889-1939).  Sở dĩ chúng tôi chọn Tản Đà vì ông là một biểu tượng thi ca giao thời giữa chữ Nho và chữ Việt mới manh nha. Từ đó ta thấy tiền nhân ta giỏi biết chừng nào và đã làm cho tiếng Việt mãi mãi là ngôn ngữ của thi ca.

Tây Đô, chiều nhạt nắng , 11-11-2014
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân