TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Tue Oct 21, 2014 5:35 am    Tiêu đề: TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG

TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG (Phần I)
Tặng  Võ thị Diệu Huyền, Mai Hữu Thọ và Đặng Đức Thịnh

Năm quyển sách thiêng còn lưu lại đến bây giờ cho nhân loại :
- Kinh Dịch (biểu thị bằng các vạch đứt và liền)
- Kinh Veda (chữ Sanskrit)
- Kinh Cựu Ước (chữ Hebrew, Do Thái cổ)
- Kinh Tân Ước (chữ Hi-Lạp cổ)
- Kinh Qua’ran (chữ Ả-Rập cổ)
đều, bằng cách này hay cách khác, dẫn dắt chúng ta đến với Đấng Linh Thiêng Tối Cao của vũ trụ. Trừ Kinh Dịch, các kinh còn lại kính ngưỡng đấng Tối Cao này như một Thượng Đế Hữu Ngã (Personal God) theo thuật ngữ SAGUNA BRAHMAN  của triết phái Neo-Vedanta (Tân Vệ-Đàn-Đà của Ấn Độ). Kỳ diệu ở chỗ là (nếu Kinh Dịch sau này được các thánh sư Trung Hoa cổ thời diễn dịch bẵng chữ viết, tiếng Hoa cổ) thì cả năm ngôn ngữ này thuộc loại khó học và khó hiểu nhất thế giới . Thế mới thấy các đại thánh sư của chúng ta ngày trước đầu óc rất ư là thông tuệ .

Trở về với thế kỷ XX và bây giờ XXI, thời đương đại của chúng ta, xuất hiện một vị đại sư – GURU- (đó là do người đời gọi ngài, thực ra mãi mãi ngài vẫn nói ngài chỉ là một người bạn (as a friend) : JIDDU KRISHNAMURTI (1895-1986), người đã từng được tổ chức Liên Hiệp Quốc mời đến nói chuyện năm 1985, kỷ niệm 40 năm ngày thành lập tổ chức này.  Điều đó cho thấy ảnh hưởng của ngài to lớn và rộng khắp cả toàn cầu.  Không hiểu Liên Hiệp Quốc vô tình hay cố ý lại mời ngài khi ngài đã 90 tuổi  – cái tuổi có thể nói là quá yếu kém về thể lực lẫn trí lực đối với một con người .

Với 60 năm đi khắp bốn phương trời Krishnamurti không đề cập đến Thượng Đế Hữu Ngã như các kinh sách cổ thời, ngài thay thế tự ngữ Đấng Tối Cao bằng tự ngữ CHÂN LÝ (Truth); và “CHÂN LÝ LÀ ĐẤT KHÔNG LỐI VÀO” (Truth is a pathless land). Câu này ngài đã nói năm 1929 khi ngài giải tán Hội Ngôi  Sao Đông Phương do bà Annie Besant (1847-1933), chủ tịch Thông Thiên Học lúc đó, đã dày công tạo dựng ngài từ năm 1911, để ngài trở thành vị Đạo Sư Thế Giới (World Teacher) .

Quí độc giả, đặc biệt ở Hoa Kỳ, hẳn cũng đã biết nhiều về ngài rồi, nên tôi không dám viết về cuộc đời cùng lời giảng và ảnh hưởng của ngài đối với các danh nhân thế giới cũng như hằng  triệu người trên quả đất này. Đức Đạt-lai lạt-ma hiện nay đã từng nói J.Krishnamurti là : Một trong những nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong thời đại này (One of the greatest thinkers of the age).

Ở đây tôi chỉ ghi lại cảm niệm của mình về cái tựa của quyển  “THE FIRST AND LAST FREEDOM “, xuất bản lần đầu năm 1954, và cho đến bây giờ đã in đi in lại không biết bao nhiêu lần; một quyển sách đã làm thay đổi tâm thức  của DAVID BOHM (1917-1992), nhà bác học về vật lý lượng tử Hoa Kỳ, khi ông đọc nó năm 1960.

Với riêng tôi, ”THE FIRST AND LAST FREEDOM” (Tự Do Đầu Tiên và Cuối Cùng) là cuốn kinh và là sách gối đầu giường của tôi từ 1980 đến giờ. Không buổi sớm mai nào mà tôi không đọc nó, dù là một chương hay một đoạn. Lúc chưa có bản tiếng Anh, tôi đọc qua bản dịch Việt ngữ của Phạm Công Thiện (1941-2011) do  An Tiêm xuất bản năm 1967. Sau này nhờ phát minh “internet” tôi mới đọc được nguyên bản tiếng Anh .  Nhờ đọc bản tiếng Anh này tôi mới thấy ngài viết rất đơn giản không dùng các thuật ngữ khó hiểu.  Đúng vậy vì ngài đã từng nói : “The teachings are important in themselves and interpreters and commentators only distort them. It is advisable to go directly to the source, the teachings themselves, and not through any authority” (Những lời dạy quan trọng là tự trong chính lời dạy, các nhà diễn giải và  bình luận chỉ làm lệch lạc nó mà thôi. Tôi khuyên các bạn hãy trực tiếp đến tận nguồn, tức là chính những lời dạy, chứ đừng qua bất kỳ thẩm quyền nào cả.”

Đọc đến lời dạy này của Ngài, tôi bỗng nhớ đến lời dạy của Đức Phật Cồ-Đàm trả lời cho các đệ tử khi họ muốn lời dạy của Ngài ghi lại bằng chữ Sankrit (Bắc Phạn) ; tôi xin trích đoạn sau đây từ  BUDDHIST HYBRID SANSKRIT GRAMMAR AND DICTIONATY của  FRANKLIN EDGERTON (1885-1963), quyển. I, tr.1, nhà xuất bản Motilal Banarsidass Publishers, Delhi, India, 2004 :

In the Pali canon (Cullavagga 5.33; Vin.ii.139.1fl.) occurs a famous passage which, in abbreviated form, may be rendered thus : ‘Two monks, brothers, brahmans, of fine language and fine speech, came to the Buddha, and said : Lord, here monks of miscellaneous origin (literally, of various names, clan-names, races or castes, and families) are corrupting the Buddha’s words by (repeating them in) their own dialects; let us put them in Vedic.  The Lord Buddha rebuked them : Deluded men, how can you say this ? This will not lead to the conversion of the unconverted… And he delivered a sermon and commanded  (all) the monks : You are not to put the Buddha’s words into Vedic.  Who does so would commit a sin. I authorize you, monks, to learn the Buddha’s words in his own dialect. “[/b[b]]“Trong kinh Pali (Tiểu Phẩm 5.33; Luật tạng ii.139.1fl) có một đoạn nổi tiếng đã kết lại như thế này : Hai tỳ kheo  bà-la-môn  anh em , giỏi ngôn ngữ và ăn nói, bạch Đức Phật : Thưa Thế Tôn, ở đây có nhiều tỳ kheo thuộc các giòng khác nhau (nói rõ ra là nhiều danh xưng, thị tộc, chủng tộc, giai cấp và họ tộc khác nhau) đang làm hư hoại những lời dạy của Ngài do cách lặp đi lặp lại lời dạy của Ngài bằng phương ngữ của họ; xin Ngài để chúng con ghi lại bằng ngôn ngữ Vệ-đà .  Thế Tôn quở họ : Hỡi các người dối trá, làm sao các ngươi có thể nói vậy được ? Điều này sẽ không dẫn đến sự thay đổi cho những gì không thay đổi được … Và Ngài nói một bài pháp rồi ra lệnh cho tất cả tỳ kheo :  Các ngươi không  được ghi lời Phật dạy bằng văn tự Vệ-đà. Ai làm như thế là phạm tội.  Này các tỳ kheo, ta cho phép các ngươi học những lời Phật dạy bằng phương ngữ riêng của mình .

Trước khi chấm dứt Phần I của loạt bài này, tôi có đôi điều cảm niệm về hai lời dạy trên của nhị vị đại đạo sư của hai thời đại quá cách xa nhau  - gần bốn ngàn năm , như thế này :

• Hãy để các Sách Thiêng tự nói lên những lời dạy và hãy cảm nhận những lời thiêng liêng ; các vị tu sĩ, nhất là Phật giáo, đừng nên diễn giảng CHÂN LÝ qua lăng kính của riêng mình . Kinh điển Phật giáo quá nhiều so với  kinh của các tôn giáo khác. Ở Tây phương hình như họ chỉ nghiên cứu và hành trì bộ NIKAYA của Nam tông  vì lẽ được ghi lại bằng chữ Pali .
• Trong khi các kinh Phật giáo Bắc tông đa số bằng chữ Tàu (Hán ngữ) , họ nói dịch từ bản chữ Sankrit, mà bản Sanskrit gần như không tìm được.
• Vì thế, kinh chữ Tàu có những kinh, mà có nhiều người tự hỏi có phải do Đức Phật Thích Ca thuyết giảng hay không, như Kinh Địa Tạng, Kinh Vu-Lan, Kinh Vạn Phật vân vân và vân vân.
• Bởi vậy  ta  thấy ở Việt Nam chỉ có Ngài Hòa Thượng Thích Minh Châu (1920-2012)  dịch và chỉ  dịch kinh Pali ; Ngài không hề viết một cuốn sách nào gọi là giảng luận , bình giảng hay tìm hiểu  kinh này kinh kia như một số vị tu sĩ  Phật giáo Việt Nam hiện nay đang muốn thổi phồng tên tuổi của mình để cho các đệ tử  của mình rao truyền rằng  “Sư phụ tôi đã chứng đắc rồi, và đang dẫn dắt chúng sinh !”

Tây đô, mùa mưa Giáp Ngọ (2014)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân