TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - THƯ GỬI QUÍ BẠN WEBSITE DUY TÂN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

THƯ GỬI QUÍ BẠN WEBSITE DUY TÂN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Oct 18, 2014 12:01 pm    Tiêu đề: THƯ GỬI QUÍ BẠN WEBSITE DUY TÂN

THƯ GỬI  TRANG WEB DUY TÂN

Thân gửi Ban Điều hành trang web Duy Tân cùng quí bạn đồng môn, đồng hương Ninh Thuận.

Lâu nay các bạn không thấy tôi viết bài cho trang Duy Tân yêu quí của chúng mình, chắc có lẽ các bạn nghĩ rằng tôi buồn hay giận gì đó phải không ?  Thú thật không phải vậy đâu.  Mà là vì tôi đang “thai nghén” cho đứa con đầu lòng vào đầu năm tới thôi, chứ chẳng có gì.  Năm nay đã 67, 68 tuổi rồi mà mới có “con “  là quá muộn. “Đứa con” của tôi đây , bạn biết tôi giỡn mà !  Đó là tác phẩm mang tựa “TRIẾT PHÁI TÂN VỆ-ĐÀN-ĐÀ (Neo-Vedanta)” .Noi  theo gương ông bà xưa, mình chết nên để lại chút gì cho hậu thế chi bằng có một tác phẩm (thi, họa, văn, thơ, nhạc) để đánh dấu mình đã có mặt trên quê hương Việt Nam này .

Đúng ra tôi có thể viết hai, ba cuốn sách, nhưng như quí bạn biết đấy, khó mà cho ra mắt nếu có gì đó không thích hợp với giòng chảy bây giờ.  Cuốn sách này coi như một tiểu luận triết học – triết học Ấn Độ. Có lẽ cho tới thời điểm này, theo chỗ chúng tôi biết, chưa có cuốn sách nào viết về đề tài này cả.  Nó viết theo loại của Pháp mà gần trăm năm trước đã được nhiều người ưa chuộng là QUE SAIS-JE ? Vì thế nó sẽ không dày lắm, khoảng chừng 150 đến 180 trang trở lại, khổ sách 20x40 cm. Mà sách dày thì tiền đâu  có để in.  Tôi có hỏi bạn bè đã có ra sách họ cho biết nếu in 1000 cuốn thì khoảng 25 triệu đồng; nhưng chắc là tôi cho in chừng 500 cuốn thôi, khoảng 18 triệu đồng. Loại sách này ai mà đọc, nhất là ở VN bây giờ, phải không các bạn ? Chủ yếu là để góp mặt với đời  và tặng bạn bè thân quen thôi, quí bạn ạ; trông mong gì lấy lại vốn, phải không !

Để “đầu tư” cho tác phẩm này mình phải bỏ tiền ra nhờ mấy người ở Hoa Kỳ mua mang tay về giùm hoặc là nhờ Trung tâm Ramakrishna-Vivekananda ở New York gửi về (gần ba tháng mới tới, có lẽ vì kiểm duyệt).

Không biết tôi có cái “GEN” của người Ấn Độ hay không mà từ hồi đi học tôi đã ngưỡng mộ mấy ông đạo sư người Ấn rồi, nhất là Ngài Ramakrishna (1836-1886) và Ngài Krishnamurti (1895-1986) – (hai ngài đều có chữ KRISHNA, làm tôi nhớ đến câu cầu nguyện của người Ấn : Hare Krishna, Hare Krishna, Krishna, Krishna, Hare, Hare – Krishna là danh xưng của Đấng Tối Cao của Ấn giáo) – hai vị đại đạo sư này đã ảnh hưởng rất lớn trong cuộc đời tôi từ sau 1975 đến giờ.  Sau này khoảng đầu thế kỷ 21, tôi ngưỡng mộ thêm GS DEEPAK CHOPRA, đang sinh sống và dạy học tại Mỹ,  với tác phẩm LIFE AFTER DEATH, ông được tạp chí TIME của Hoa Kỳ xếp vào 100 người có ảnh hưởng nhất của thời đại.

Như quí bạn biết đấy, tôi vẫn còn làm việc “để kiếm cơm” , tôi làm nghề độc lập mở văn phòng riêng (dịch tiếng Anh và làm hồ sơ định cư & thăm thân nhân  ba nước Hoa Kỳ, Úc và Gia-nã-đại) , làm từ năm 1988 đến nay. Ngót nghét 26 năm (hơn ¼ thế kỷ ! kinh khủng quá !). Thế mà không giàu nổi, chỉ đủ sống và dư chút đỉnh (bây giờ làm quan mới giàu thôi !) lại thêm phải chăm sóc bà nhà bệnh Alzheimer nữa !  Rõ là KARMA (nghiệp) phải không ? Bởi vậy, người ta gọi ĐẠO HỌC ĐÔNG PHƯƠNG chứ không gọi triết học Đông phương.  Ở Tây phương chỉ có triết gia còn Đông phương  có thánh nhân.  Ở Tây phương từ sau công nguyên chỉ có một người có thể gọi là thánh nhân đó là IMMANUEL KANT (1724-1804) người Đức.

Chào tạm biệt các bạn.  Hẹn thỉnh thoảng viết vài bài nhé, cũng là đề tài đạo học hay Phật học thôi mà.

ĐỖ KIM PHỤNG
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Sat Oct 18, 2014 4:35 pm    Tiêu đề:

Chúc anh Phụng thành công với đứa con đầu lòng là tác phẫm đầu tay "TRIẾT PHÁI TÂN VỆ-ĐÀN-ĐÀ (Neo-Vedanta)” và sẽ tiếp tục thành công với những đứa con kế tiếp là những tác phẫm ra sau này. Anh vẫn còn trẻ mà !!
Vâng thỉnh thoảng có gì hay đóng góp với cả nhà cho vui nhé, nhân tài Duy Tân Gia đình DT không quên cựu học sinh Đỗ kim Phụng ....soi tiền kiếp đi có lẽ kiếp trước anh Phụng là người ấn độ hay là một người tu.... Anh Phụng có đọc Life after life chưa ?


_________________

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sat Oct 18, 2014 8:15 pm    Tiêu đề:

DIỆU HUYỀN thân mến,

Cảm ơn DH có lời chân tình khuyến khích anh Phụng .  Thật ra người Ấn ít khi hay không bao giờ đề cập đến tuổi tác, vì họ nghĩ rằng họ đã chào đời từ muôn kiếp trước rồi, nên ít ai hỏi  "Anh mấy tuổi rồi ?" (trừ trường hợp làm đơn xin việc !) và nếu có bị hỏi như thế thì họ im lặng và cho rằng cái anh chàng hỏi mình câu đó chắc là đời sống "tâm linh có vấn đề" ! Bởi thế khi đọc các sách về triết Ấn, mình thấy hầu như các tác giả - nhất là các học giả người Ấn Độ - không bao giờ ghi tựa là LỊCH SỬ Triết học Ấn Độ, mà họ chỉ ghi là Triết học Ấn Độ (Indian philosophy).

Tôi nể phục GS Lê Xuân Khoa, thầy dạy triết Ấn chúng tôi ở đại học văn khoa Saigon những năm cuối thập niên 60 khi thầy cho ra quyển Nhập Môn Triết Học Ấn Độ mà không có chữ LỊCH SỬ trong khi TT Thích Mãn Giác , cũng là giảng sư đại học văn khoa SG, sau đó cũng cho xuất bản một tác phẩm ghi là Lịch Sử Triết Học Ấn Độ ! Như vậy thấy rõ GS LXK am hiểu tinh thần tư tưởng và triết học Ấn Độ rất rõ mặc dù khi xuất bản cuốn sách ấy thầy chưa tới 40 tuổi (khoảng 35 hay 36 thôi). Giáo sư Lê Xuân Khoa nhỏ tuổi hơn TT Mãn Giác - (không biết GS Lê Xuân Khoa còn sống không ? xin DH cho biết).

DH hỏi mình đã đọc cuốn Life after Life chưa . Không biết DH nhầm không Life after Death chứ của Deepak Chopra .  Nếu là Life after Life mình chưa thấy, còn Life after Death thì minh đã đọc lâu rồi .  Tác giả này còn ra quyển  Làm Thế Nào Để Nhận Biết Thượng Đế , bản Việt dịch do một nhà xuất bản ở Hà Nội cho in năm 2011.  Rât tiếc dịch giả không ghi rõ nguồn : tức là tựa của nguyên bản viết bằng tiếng gì ? xuất bản năm nào ?  Đó là một sơ sót quan trọng , vì khiến người đọc không thể đối chiếu được . Mình nói như vậy là có lý do :  Tôi còn nhớ khoảng năm 1990 báo TUỔI TRẺ ở SG có đăng mọt bài ký tên Hoàng Sĩ Quý tác giả đã rất bực tức khi thấy người dịch tác phẩm đó - có liên quan đến tinh thần và tư tưởng  Ấn Độ - (tôi cũng quên mất tựa, lâu quá mà !) dịch sai quá nhiều  thuật ngữ mang tính đặc thù của triết Ấn làm lệch lạc nội dung của cuốn sách . Tôi không ngạc nhiên lắm về tiếng tăm của tác giả bài viết, nhưng rất ngạc nhiên khi báo này không ghi Hoàng Sĩ Quý là ai cả ! Thành ra chẳng ai biết ông ta là ai !  Thật ra ngài (tôi gọi là ngài mới xứng) không lạ gì với các giáo sư và sinh viên văn khoa SG trước 1975, ngài là Linh mục Hoành Sơn Hoàng Sĩ Quý, Tiến sĩ triết học Ấn Độ tại đại học Sorbonne, guyênPháp . Ngoài việc giảng dãy triết  Ấn tại đại học văn khoa SG trong những năm đầu thập niên 1970, ngài còn là Chủ Tịch Phong Trào Hưng Giáo Văn Đông . Tôi còn nhớ ngài viết đại khái rằng "may là tôi có trong tay nguyên bản mới biết sự tình này" .

Thôi mình tạm ngưng nhé, vả lại có khách đang đợi mình, hẹn dịp khác . Chúc Diệu Huyền và ban điều hành vui khoẻ .

ĐKP
Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Sat Oct 18, 2014 11:33 pm    Tiêu đề:

Life after life


_________________

Về Đầu Trang
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Sun Oct 19, 2014 3:07 am    Tiêu đề:

DIỆU HUYỀN thân mến,

Ôi, cảm ơn DH nhiều lắm .  Và xin lỗi DH : anh Phụng nhầm lẫn, vì anh Phụng chưa biết cuốn sách ấy ! Đúng ra nếu anh Phụng không vội đáp trả DH thì chắc chắn biết DH không có nhầm đâu .  Vì DH biết anh đã đọc Life after Death, nên mới hỏi anh đọc LIFE AFTER LIFE chưa.  Hay quá . Có lẽ anh sẽ nhờ mua, hoặc lên mạng xem sao .  Ở VN này khó mà biết những tác phẩm hay xuất bản ở Hoa Kỳ hay đâu đó trên quả đất này . Sách chắc là hay lắm thấy có 13 triệu bản bán ra rồi . Chân thành cảm ơn DH đã giới thiệu .

Và đây là lời khen chân thành với Diệu Huyền nhé :  Từ năm 2011 khi bắt đầu viết cho trang web Duy Tân, anh Phụng đã đọc những bài viết hay trích đăng của DH , anh thấy DH có một đời sống tâm linh phong phú; ít có người phụ nữ nào như thế . Bây giờ thấy DH giới thiệu quyển Life after life thì anh Phụng lại càng cảm phục hơn nữa; điều đó chứng tỏ rằng DH đã đọc rất nhiều và suy tư sâu sắc đặc biệt về những vấn đề tâm linh .

Rất tiếc là anh Phụng không ở bên Mỹ để gặp DH .  Còn anh Phụng bay sang Mỹ ?  có lẽ cho đến khi lìa đời anh Phụng sẽ không ra khỏi nước VN, không phải phải vì yêu quí  quê hương nhưng có lẽ vì mình đã quen với cuộc sống  cô quạnh với không gian này từ hàng chục năm nay - giống như Immanuel Kant (1724-1804) từ lúc sinh ra ở thành phố Koniberg đến khi vào đại học Koniberg rồi dạy môn luận lý học và siêu hình học ở đại học Koniberg đó cho tới lúc lìa đời ngài  không  bao giờ đi ra khỏi thành phố Koniberg .  Còn anh Phụng sinh ra ở Ninh Thuận, học tiểu học và trung học ở Ninh Thuận, nhưng sau đó lại lập nghiệp ở Cần Thơ, đâu  dám sánh với thánh sư KANT . Anh Phụng chỉ cần là một người bình thường, cảm nhận hiện tại trước mặt (cái đang là - BEING) là đủ và quí lắm rồi .

Hẹn dịp khác nhé, DH . Chúc DH vui và khoẻ để cống hiến cho website Duy Tân trường tồn .

ĐKP
Về Đầu Trang
QuangBĐ



Ngày tham gia: 20 Dec 2012
Số bài: 1165

Bài gửiGửi: Sun Oct 19, 2014 4:47 pm    Tiêu đề:

Rao bán sách đây, sách đây này  :)
Mời anh mời chị tụ quanh đây
Cùng đọc, cùng học hỏi, nghiên cứu
Tạo cuộc sống đẹp nơi chốn này.
QuangBĐ

Để tải sách về, mời anh chị bấm chuột vào đường dây: Sách đây :D

Five percent of the people think; ten percent of the people think they think; and the other eighty-five percent would rather die than think  Wink .” - Thomas Edison
Thích câu này vì hợp với mình, vì mình thuộc vào loại đa số 85% đó  Laughing .Làm nhớ lại lúc học lớp 12, ngoài giờ Toán, Lý, Hóa, Triết. Còn các giờ học khác hay thích ngồi, bàn tay trái che hai mắt, cùi chỏ chống trên bàn, đầu hướng nhìn vào quyển vở hoặc quyển sách ở trên bàn được dở vào trang đang học. Có một lần, thầy đứng trên bục hỏi lớn : « trò Quang đang suy nghĩ à, không hiểu… ? » Đang ngủ, giật mình thức dậy, ấp úng trả lời : « dạ, dạ… »  Crying or Very sad
(
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tản Mạn Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân