TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - SỨC MẠNH CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ - Đức Đạt Lai Lạt Ma
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

SỨC MẠNH CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ - Đức Đạt Lai Lạt Ma

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Lời Hay Ý Đẹp
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Tue Aug 26, 2014 11:31 am    Tiêu đề: SỨC MẠNH CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ - Đức Đạt Lai Lạt Ma

SỨC MẠNH CỦA CHÚNG TA LÀ GÌ
Đức Đạt Lai Lạt Ma


“Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhục. ”

“Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”

“Ra đời hai tay trắng. Lìa đời trắng hai tay. Sao mãi nhặt cho đầy. Túi đời như mây bay. ”

Thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình”.

“Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta đâu? Suy luận rằng: “vạn vật đồng nhất”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng: “nhất bổn tám vạn thù”, ta nhìn vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài”.

Là con Phật, nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp, đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác, nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức, đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.

“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu. Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô, anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.

“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác”.

“Khi trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi. ”


24 câu nói đáng suy ngẫm của Đức Dalai Lama


24 câu nói đáng suy ngẫm của Đức Dalai Lama

Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam.

1- Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn. Hạnh phúc đến từ hành động của chính ta.

2- Nếu có thể, hãy giúp người khác. Nếu không có thể thì ít nhất không nên hại ai

3- Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.

4- Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế

5- Hãy nhớ rằng khi không đạt được những gì bạn muốn, đôi lúc, lại là sự may mắn tuyệt vời

6- Thẩm quyền tuyệt đối luôn dựa vào lý trí và sự phân tích nghiêm túc

7- Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người

8- Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thực sự có hòa bình trong chính mình

9- Hãy trở nên tử tế bất cứ khi nào có thể. Trên thực tế, ai cũng có thể trở nên tử tế

10- Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn nên quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được, lại càng không nên lo lắng về nó

11- Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác

12- Tiềm năng con người vốn bằng nhau ở mỗi người. Cảm giác: “tôi không có giá trị” là sai lầm. Hoàn toàn sai lầm. Bạn đang lừa dối chính mình. Chúng ta có năng lực tư duy, do vậy, thử hỏi ta thiếu cái gì đây? Nếu ta có năng lực ý chí, bạn có thể thay đổi mọi thứ. Bạn có thể nói rằng: “Bạn là chủ nhân của chính bạn. ”

13- Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.

14- Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời, bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.

15- Khi con người còn sống, chúng ta phải nghĩ đến các thế hệ tương lai: Một môi trường sạch được xem là nhân quyền giống như bao quyền khác. Vì vậy, một phần trách nhiệm của chúng ta về người khác là đảm bảo rằng thế giới mà ta đang sống là khỏe mạnh, nếu không nói là khỏe mạnh hơn cái ta đã thấy

16- Danh ngôn Tây Tạng có câu: “Bi kịch nên được sử dụng như nguồn sức mạnh”. Bất luận là khó khăn nào, kinh nghiệm đau khổ ra sao, nếu chúng ta đánh mất hy vọng thì đó là thảm họa đích thực

17- Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là con người hay con vật, là để cống hiến, theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới

18- Cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó chứa đựng. Tương tự, người ngu không thể hiểu được trí tuệ của người khôn, dù cho có thân cận bậc thánh

19. Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực ra là biểu hiện của sức mạnh

20. Mỗi ngày, khi thức dậy, bạn hãy nghĩ rằng hôm nay tôi may mắn còn sống, tôi có cuộc sống con người quý giá, tôi sẽ không phí phạm cuộc sống này

21. Hãy nhớ rằng im lặng, thỉnh thoảng, là câu trả lời tốt nhất

22. Hạnh phúc đích thực có được từ sự biết hài lòng và hòa bình nội tại. Sự hài lòng và hòa bình nội tại chỉ có thể đạt được thông qua sự phát triển tinh thần vị tha về tình thương, từ bi và sự diệt trừ vô minh, ích kỷ và tham lam.

23. Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì chúng chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều trị tâm. Khi tâm trở thành sự thực tập, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo

24. Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần tu viện; không cần triết học phức tạp. Bộ não và trái tim của chúng ta là chùa chiền của chúng ta; triết học là lòng tử tế.


HỌC LÀM NGƯỜI


HỌC LÀM NGƯỜI

1. Thứ nhất: ”học nhận lỗi”.

Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng. Thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

2. Thứ hai, “học nhu hòa”.

Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên. Cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được.

3. Thứ ba, ” học nhẫn nhục”.

Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.

4. Thứ tư, “học thấu hiểu”.

Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm.

Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?

5. Thứ năm, “học buông bỏ”.

Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, biết buông bỏ thì mới tự tại được!

6. Thứ sáu, “học cảm động”.

Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

7. Thứ bảy, “học sinh tồn”.

Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Tất cả chân lý đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si thì đó là luân hồi đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-bàn tịch tịnh. Vậy bài học là thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-bàn và nguyên nhân của nó ngay trong chính mình và cuộc sống chứ không phải cố gắng cho những ảo tưởng ở tương lai... Lắng nghe, quan sát lại chính mình trong tương giao với cuộc sống, sẽ thấy ra (vipassati) mọi chân lý mà chư Phật đã chứng ngộ.

“ Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhịn. ”

Phần lớn chúng ta khổ vì muốn được thường, lạc, ngã mà không thấy vô thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong vô ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta: Đây được gọi là những điên đảo tưởng.

Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ đau. Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng.

Mọi sự mọi vật do ái dục + vô minh, tức tham-sân + si chi phối trong các hành động tạo tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn.

Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm “ta, của ta, tự ngã của ta” được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là “ta thấy”, tai nghe mà cho là “ta nghe”... rồi “đây là con ta”, “đây là tài sản của ta”... nên mới khổ.

Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới chung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”

“Ra đời hai tay trắng.

Lìa đời trắng hai tay.

Sao mãi nhặt cho đầy.

Túi đời như mây bay”.

Hãy thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.

Thiên Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chỉ là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn là một đối với người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ sắn thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy chỉ là một củ thôi...

Khi còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay còn chấp giữ hệ thống lý thuyết riêng của mình thì vẫn còn chưa thấy Chân Lý... Chính ý niệm của con người chia cắt manh mún Sự Thật thành cái của tôi và của anh mà thôi.

Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta? Nhận thức rằng “ Vạn vật đồng nhất ”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài.

Có hai cách biết: Một là cái biết thực tính (paramattha), hai là cái biết chế định (paññatti) với khái niệm.

Khi biết thực tính thì không qua khái niệm và không phản ứng tạo tác (không làm: vô vi, hoặc làm mà không tạo tác: duy tác).

Khi biết chế định với khái niệm thì có hai cách: Một là làm thiện theo nhu cầu cần thiết, hai là làm bất thiện theo tà kiến và tham ái.

Vì vậy, thấy biết chân thật là chính, còn làm hay không là một động lực tất yếu từ sự thấy biết này.

“Sống với đạo Phật:

– Nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp; đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác.

– Nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức; đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.

Trí tuệ không để bản ngã xen vào (= chấp thủ của các tư kiến) sự vận hành của các Pháp được gọi là Minh. Chỉ có Minh mới chấm dứt được toàn bộ tiến trình của bản ngã trói buộc con người, làm cho con người bị động trong vòng luân hồi sinh tử.

“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu.

- Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô.

- Anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.

– Trong lành là tuyệt đỉnh của Giới.

– Tĩnh lặng là tuyệt đỉnh của Định.

– Sáng suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ.

Thực ra, chỉ có buông xả mới đạt được tuyệt đỉnh của Giới Định Tuệ mà thôi...

“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.

Ví như trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác.

Vì thế, nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí tuệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi. ”

Hãy tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác hơn là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự, mọi người, mọi vật... vì tất cả điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là bài học giúp mình học ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái giả...

Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và chuyên chú... chứ không nên chểnh mảng.

Nhưng phải cẩn thận, đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, dính mắc là trói buộc, trói buộc là đau khổ, là không còn thong dong tự tại...

“Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của bạn...

Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt.


Đạo của tôi rất đơn giản ...


Đạo của tôi rất đơn giản. Đạo của tôi là lòng nhân ái.

Điều quan trọng nhất của đạo

là một tâm hồn thanh cao, một trái tim đôn hậu, và những cảm xúc ấm nồng..

My religion very simple.

A good mind, a good heart, warm feelings these are the most important

Mỗi người

đều có một cơ hội để hoán cải.

Each individual has an opportunity to make a difference.

Giác ngộ

là thành quả của chính bản thân mình.

Your enlightenment rests on your own shoulders.

Hãy giúp người khi có thể.

Bằng không, thì ít ra cũng đừng làm ai tổn thương.

If you can, helps others.

If not, then at least refrain from hurting others.

Đối với tôi, tổng thống, hành khất hay

quân vương thì cũng thế thôi.

To me, there is no difference

whether president, beggar or king.

Tôi cảm thấy những truyền thống tôn giáo

phải có trách nhiệm lớn là đem lại sự bình an trong tâm hồn

và ý thức về tình huynh đệ giữa các chúng sinh.

I feel different religious traditions

have a great responsibility to provide peace

of mind and a sence of brotherhood and sisterhood

among humanity.

Sống hòa bình là

đặt lòng tin vào những ai nâng đỡ ta

và chăm sóc những ai cậy nhờ ta.

Peaceful living is about

trusting those on whom we depend

and caring for those who depend on us.

Cảm thông có thể chữa lành không chỉ nổi giận

trong lòng,

mà cả những bạo lực của thế gian.

Compassion can heal not only inner anger

but the world’s violence.

Tôi tin rằng sự mãn nguyện, niềm vui và

hạnh phúc là những mục tiêu tối hậu trên đời.

Và cội nguồn căn bản của hạnh phúc

chính là lòng tốt, sự cảm thông và tình yêu.

I belive that satisfaction, joy and happiness

areh the ultimate purpose of life.

And the basic sources of happiness

are a good heart, compassion and love.

Có vun đắp cho hạnh phúc của tha nhân

ta mới tìm thấy ý nghĩa đích thực của cuộc đời

Điều then chốt,

là phải thật tâm ý thức được trách nhiệm chung.

If you contribute to other people’s happiness

you will find the true meaning of life.

The key point is to have a genuine sense of

universal responsibility.

Giảm thiểu lòng ghét là giải giới nội tâm To minimise hatred is internal disarmament.

Đừng bao giờ mất lòng tin vào chân lý. Never lose faith in the truth.

Có thể chúng ta ăn mặc khác nhau,

màu da khác nhau, nói tiếng khác nhau.

Đó chỉ là bề ngoài.

Nhưng chúng ta là giống người.

Đó là cái đã ràng buột chúng ta vào nhau.

Đó là cái khiến chúng ta hiểu nhau

kết bạn, và gắn bó cùng nhau.

Maybe we have different clothes,

our skin of a different colour, or we speak

different languages.

That is on the surface.

But we are the same human beings.

That is what binds us to each other.

That is what makes it possible for us

to understand each other

and to develop friendship and and closeness.

Tôi nghĩ khi những việc nghiêm trọng xảy ra,

đó chỉ là mặt nổi.

Cũng giống như đại dương.

Một con sóng dấy lên từ mặt nước, đôi khi

con sóng ấy rất lớn và mạnh.

Nhưng nó đến rồi đi, đến rồi đi,

và dưới đại dương kia vẫn thường hằng tĩnh lặng.

I thing when a tragic happen, it is

on the surface.

It’s like the ocean.

On the surface a wave comes

and sometimes the wave is very serious

and strong.

But it comes and goes, come and goes,

and underneath the ocean always remains calms.

Sẽ là quá kiêu ngạo khi thật tin rằng

mình có thể giác ngộ trong một vài ngày.

Rất cần phải kiên trì tinh tấn,

giống như một dòng nước chảy mãi không ngừng.

If you expect to become enlightened

in a few days, it would be too presumptuous.

It is very important to apply sustained effort,

like the continual flowing of a stream.

Còn sống cùng nhau

trên hành tinh nhỏ bé này,

là còn cần đến sự trìu mến yêu thương của con người.

As long as we are on this small planet together,

we need human gentleness, human affection.

Rất cần phải có tình yêu... và hãy nhớ,

khi ai trao tình yêu cho ai khác,

hạnh phúc dấy lên từ tâm hồn họ

và lúc ấy họ được hưởng nhiều hạnh phúc nhất.

Love is critical... and remember,

when anyone gives love to another, happiness

emerges from their mind,

and they then are the biggest beneficiaries.

Khi tâm tĩnh lặng,

thì thái độ và quan điểm cũng tĩnh lặng

cho dù ở chốn náo loạn khôn cùng.

If an individual has a calm state of Mind,

that person’s attitudes and views will be calm and

tranquil even in the presence of great agitation.

Đừng lưu giữ những tình cảm tiêu cực,

nhất là khi ta sắp lìa đời.

Hãy gìn giữ sự cảm thông khi bước sang cuộc đời sau.

Keep no negative emotion,

particularly if your life is coming to an end.

Keep this mind of compassion

as you move into next life

Phải sử dụng đồng tiền đúng chỗ để giúp đỡ tha nhân,

bằng không ta vẫn muốn có thêm mà vẫn thấy túng thiếu.

It is important to use money

properly to helps others

otherwise you still want more and feel poor.

Những hành vi cao thượng

không có động cơ tư lợi

mà xuất phát từ sự quan tâm đến tha nhân

thực ra là có lợi cho chính bản thân ta.

Spiritual actions we undertake

which are motivated not by narrow self -

interest but out of our concern for others

actually benefit ourselves.

Chỉ có thay đổi thông qua hành động,

chứ không qua cầu nguyện hay quán tưởng

Change only takes place through action.

Not though prayer or meditation, but through action.

Hãy mỉm cười với tha nhân để cho thế gian luôn mỉm cười.

Smile with others and keep the world smiling.

Nếu khó khăn có thể khắc phục,

nếu tình thế có thể cải sửa.

thì cần gì phải lo lắng.

Bằng không, lo lắng cũng chả ít gì.

If a problem is fixable, if a situation is such that

you can do something about it,

then there is no need to worry.

If it’s not fixiable, then there is no help in worrying.

Mục đích của đời người là hạnh phúc và an vui.

Điều ấy là rất rõ.

The very purpose of our lives is happiness

and joyfulness.

That is very clear.

Nếu biết thông cảm,

ta sẽ được thanh thản và thêm sức mạnh

If you utilise compassion,

it will bring you tranquility and strength.




Đức Đạt Lai Lạt Ma


_________________

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Lời Hay Ý Đẹp Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân