TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Huyền Thoại & Công Dụng Dược Thảo - Cẩu Kỷ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Huyền Thoại & Công Dụng Dược Thảo - Cẩu Kỷ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Tue Jun 03, 2014 9:45 am    Tiêu đề: Huyền Thoại & Công Dụng Dược Thảo - Cẩu Kỷ

Huyền Thoại & Công Dụng
Dược Thảo - Cẩu Kỷ


Cẩu kỷ có rất nhiều tên, và cũng có nhiều huyền thoại rất huyễn hoặc.

Một trong những huyền thoại kể rằng: Ngày xưa, rất xưa có một vị quan được Triều đình cử đi công cán điều tra tình hình dân chúng, xem “trăm họ” có được an vui hạnh phúc không.

Vị quan lãnh mạng đi kháp các thôn xóm thăm viếng dân tình đến năm năm công tác mới hoàn tất.

Trên đường về, một hôm ông và đoàn tùy tùng đến thành phố Thanh Đảo, một thị trấn gần vùng Tây Hà, nước Lỗ. Đoàn người ngựa đang đi bỗng nhiên ông thấy hai người đàn bà đang chạy đuổi nhau trên đường. Người chạy trước là một bà cụ già tóc bạc trắng, mồm móm như đã rụng gần hết răng. Vì chạy nhanh tóc bà xỏa tung xuống lưng còng gập, dáng điệu mệt mõi, bước chân xiêu vẹo như gần kiệt lực, trông có vẻ cố gắng lắm mới khỏi té nhào. Chạy theo bà cụ là một cô gái độ 15, 16 tuổi. Cô bé mặt mày xinh đẹp hồng hào. Cô chạy nhanh nhẹn, tay cầm cây gậy, mồm quát mắng những gì không ai nghe rõ. Bà cụ thấy bị đuổi gần kịp, cất tiếng năn nỉ xin tha thứ rất thảm thiết.

Vị quan mang sứ mệnh dò xét dân tình, đâu đâu cũng thấy bình yên, an lạc. Hôm ấy ông đang vui bỗng nhiên thấy cảnh chướng tai gai mắt như thế, không thể nào nén giận được bèn nhảy xuống ngựa đến trước mặt cô gái trẻ quát hỏi:

- Ngươi là con cái nhà ai? Tại sao lại dám bất hiếu với bậc trưởng thượng? Bà cụ kia phạm lỗi gì mà ngươi nỡ đuổi đánh tàn nhẫn như thế?

Cô gái thấy vị quan nổi giận đùng đùng, lại thấy theo sau ông có vô số lính hầu thì biết ngay ông là người của triều đình, đang muốn bắt cô đóng nọc đánh đòn trị tội bất hiếu theo thủ tục. Cô gái không hề sợ hãi gân cổ trả lời:

- Con bé kia là cháu tằng tôn của tôi. Tôi đánh cháu của con trai tôi, có gì trái phép không?

Vị quan nghe trả lời như thế cho là cô gái có ý hỗn láo xấc xược với mình, giận đến nổi râu tóc dựng ngược, quát hỏi:

- Con bé này coi bộ khinh ta ngu ngốc hay sao mà ăn nói vô lễ! Bà cụ kia già nua như thế, sao lại có thể là cháu tằng tôn của một con bé trẻ như mi. Bộ mi coi quan chức của triều đình dễ bỡn cợt lắm sao?

Nói xong vị quan chưa hết giận rút kiếm đeo bên lưng ra. Cô gái trẻ thấy thế vẫn không tỏ vẻ hốt hoảng lo sợ. Cô thong thả nói:

- Nhà ta trồng hàng mẫu thuốc quí. Ta đã dùng nhiều năm và đúng cách, nên mới trẻ mãi như thế này. Ai không tin mặc xác! Nếu không dùng vị thuốc quí ấy thì ta cũng tóc bạc da mồi, mồm móm răng rụng, mắt mờ, tai lãng như ai vậy.

Ta sẽ dạy cho ngươi vị thuốc quí nhưng nếu ngươi không tin dùng thì mai đây ngươi cũng sẽ già nua lụm khụm giống như con bé cháu tằng tôn của ta kia kìa!

Vị quan già nghe xong bớt giận dữ, nhưng cũng vẫn còn nghi ngờ hỏi lại giọng ôn hòa hơn.

- Coi cô bé chỉ độ 15, 16 tuổi, làm sao lại có thể làm bà Tằng Tổ Mẫu của người ta được!

Cô bé cười hớn hở trả lời, lễ phép hơn:

- Tuổi của ta không cần ai biết. Tứ đại, ngũ đại đồng đường là chuyện thường. Thực ra nhà có vị thuốc quí gia truyền cũng chẳng nên giữ bí mật. Cẩu Kỷ Tử đó mà! Ông nghe ta dạy gắng ăn được hai trăm ngày, thân thể sẽ rắn chắc, da cũng tươi nhuận. Ăn tiếp thêm một năm sẽ khỏe mạnh, thịt chắc gân mạnh, mắt sáng, ăn hoài khỏe lâu.

Vị quan vẫn còn nghi ngờ, nhưng cũng hỏi thêm cách dùng như thế nào để hữu hiệu và trẻ đẹp như bà Tằng Tổ Mẫu!

Cô gái ân cần trả lời:

- Tháng giêng đào rễ, tháng hai sắc nước uống.

- Tháng ba cắt cành, tháng tư sắc uống.

- Tháng năm hái lá phơi, tháng sáu nấu nước uống thay trà.

- Tháng bảy hái hoa phơi trong mát, tháng tám nấu nước uống.

- Tháng chín hái quả phơi, tháng mười ăn quả.

Thế là tất cả cây Cẩu Kỷ từ hoa, quả, lá, cành, gốc rể đều dùng được. Sắc, nấu, pha, ngâm, tùy loại, tùy mùa, tùy thời tiết, tùy tạng người, tùy trường hợp hoàn cảnh mà xử dụng.

Vị quan già nghe thế ghi nhớ rõ. Ông làm theo lời cô gái “Tằng Tổ Mẫu” dạy bảo, thấy người khỏe mạnh hơn nhiều, khỏi phải về hưu sớm. Ông cũng mách bảo cho nhiều người biết cách dùng nên từ đấy, Huyền thoại cũng như danh tiếng của Cẩu Kỷ được lan truyền khắp nơi.

Huyền thoại chung quanh dược thảo Cẩu Kỷ cũng ghi chép nhiều truyện khác.

Ngày xưa có một cây Cẩu Kỷ mọc bên cạnh một giếng nước sau ngôi chủa cổ tên là Khai Nguyên Tự. Cây già không biết đến mấy trăm năm vì không ai biết cây đã được trồng từ đời vua nào.

Cây này nhờ sống bên cạnh giếng gần mạch nước nên không bị chết trong những vụ hạn hán mùa khô. Còn cái giếng cổ cũng nhờ ảnh hưởng của cây Cẩu Kỷ nên nước biến thành dược thủy. Vì thế ai cũng gọi giếng này là Cao Kỷ Tỉnh. Người trong làng mỗi ngày đều đến giếng lấy nước uống nên người nào cũng mạnh khỏe, sống lâu, và cũng vì thế nên Cẩu Kỷ cũng được gọi là Cao Kỷ.

Căn cứ theo truyền thuyết thì một nơi khác tại Nam Công Thôn, huyện Bồng Lai thuộc tỉnh Sơn Đông vì trồng rất nhiều Cẩu Kỷ, nên dân trong làng cũng mạnh khỏe hơn các nơi khác. Hiện tượng này được giải thích rằng vì thức ăn uống ngũ cốc và nước sông giếng đều hấp thụ thổ khí và thủy khí đầy tư nhuận của Cẩu Kỷ nên đất nước đều trong lành. Trong dân gian cũng truyền tụng một bài thơ Cẩu Kỷ có ý nghĩa:

“Chùa có cây Cẩu Kỷ sống bên giếng lạnh.

Nước giếng tinh khiết là dược thủy

Lá Cẩu Kỷ xanh tươi, rủ bên bờ giếng đá.

Trái Cẩu Kỷ đỏ thắm, tươi mát như mái ngói.

Cành Cẩu Kỷ giống gậy tiên

Gốc già uốn cong hình Thụy Khuyển

Phẩm chất Cẩu Kỷ như Cam Lộ

Uống một ngụm cũng được sống lâu thêm”

Nguyên văn bài thơ cổ:

“Tăng phòng dược thụ hàn y tỉnh

Tỉnh hữu thanh tuyền dược hữu linh

Thúy đại diệp sinh lung thạch trứu

Ân hồng tử thục chiếu đồng binh

Chi phiền bản thị tiên nhân trượng

Căn lão năng thành Thụy Khuyển hình

Thượng phẩm công vi cam lộ vị

Hoàn tri thất thược khả duyên linh”

Một vị Nho Y đã dịch ra quốc âm:

“Cửa thiền hái thuốc có hay không

Giếng nước bên cây Kỷ Tử hồng

Ngành vút gậy tiên như giống giả

Gốc già hóa chó khéo hình dung

Xanh rờn lá rậm quanh thành giếng

Đỏ ối hoa tươi dưới bóng đồng

Một chén thuốc tiên thêm tuổi thọ

Nhớ ơn người trước biết bao công”

Điển tích “gốc già hóa chó” là do truyền thuyết nói rằng ngày xưa có mấy vị nho Y một hôm rủ nhau vào núi tìm thuốc. Họ thấy bên cạnh khe suối có một bụi cây gai góc rậm rạp, trên cành nặng chĩu hoa tím, quả đỏ rất xinh đẹp. Đang mãi ngắm bỗng thấy một con chó lớn đuổi hai con chó nhỏ, đùa giỡn chạy nhảy tung tăng rất thích thú. Trông thấy người, cả ba con chó đều nhảy xông vào bụi cây to rậm ấy và biến đâu mất không chạy ra nữa.

Các vị Nho Y lấy làm lạ vì biết bụi cây rậm ấy là cây Cẩu Kỷ già đến hàng trăm năm mới cao lớn như thế. Họ đào gốc cây thấy rể cây to chằng chịt giăng rộng, trong đám rể lớn có một số giống hình chó lớn, chó con, y hệt như ba con chó vừa chạy đuổi chơi đùa với nhau. Biết rể cây này đã quá già nên biến thành Thụy Khuyển linh dược, bọn họ đào lên đem về chia nhau nấu nước uống, và từ đấy, cũng theo truyền thuyết, họ thấy thân thể nhẹ nhàng, khoan khoái không còn bệnh tật nên cuộc sống vô cùng hạnh phúc.

DƯỢC THẢO CẨU KỶ (Lycium Sinense Mill)



Mặc dầu Cẩu Kỷ là một vị thuốc bổ nhưng trong dân gian vẫn thường dùng trong bữa ăn. Lá nấu canh, hoa pha trà, quả ngâm rượu.

Cây Cẩu Kỷ sau khi lớn, cành mọc ra tua tủa giống như cây gậy nên cũng có tên là Tiên Nhân Trượng. Truyền thuyết cũng nói rằng, ngày xưa các đạo sĩ nghiên cứu chế thuốc trường sinh, Cẩu Kỷ vẫn là vị chính, nhưng được giữ bí mật để dùng riêng cho mình.

Ngoài ra Cẩu Kỷ cũng là một vị thuốc có rất nhiều tên trong dân gian cũng như trong các sách dược thảo.

Cây cao độ hơn hai thước. Trồng bằng cách cắt cành hay gieo hạt. Mùa hoa từ tháng sáu đến tháng chín Mùa quả từ tháng bảy đến tháng mười. Kỷ Tử là quả chín sấy khô.

Cây trồng sau ba năm có thể thu hoạch, thời kỳ cao nhất vào năm thứ mười. Cây thường sống có thể đến hơn 30 năm. Cẩu Kỷ mọc khắp vùng Đông Nam Á, thích nhiệt đới ấm áp. Cây mọc hoang ở những nơi gần bờ sông, khe suối. Các tỉnh Quảng Đông Quảng Tây, Vân Nam ở Trung Hoa và các nước Nhật Bản, Đại Hàn đều có trồng đại quy mô để làm thuốc.

Theo tài liệu cổ, Cẩu Kỷ Tử có vị ngọt, tính bình, không độc, đi vào ba Kinh Phế, Can và Thận. Tất cả các bộ phận rể, cành lá, quả đều dùng được.

Tác dụng bổ gan thận, nhuận phổi, mạnh gân cốt, dùng chữa chân tay yếu, mỏi, mắt mờ, dạ dày yếu.

Địa cốt bì (tức là vỏ và rể cây sấy khô): vị ngọt, tính hàn, đi vào bốn Kinh Can, Thận, Phế và Tam Tiêu. Có tác dụng lương huyết, tả hỏa, thanh phế nhiệt. Dùng chữa ho ra máu, phiền nhiệt, tiêu khát, lao nhiệt ra mồ hôi, nhức xương. Người tỳ vị hư hàn không dùng được.

Ngày nay Cẩu Kỷ được coi là một trong những thứ thuốc bổ quan trọng. Nhất là những thuốc chữa thận tạng thông thường. Xương cốt, đau nhức mõi mệt – Tính dục yếu kém, chóng mặt, mắt kém...

Điều quan trọng có thể làm cho người ta bối rối là luận về Cẩu Kỷ, các sách ghi chép nhiều tính chất trái ngược, dễ bị hiểu lầm: Ví dụ Cẩu Kỷ tính bình và hàn, ngọt và đắng vừa bổ âm vừa bổ dương. Chữa cao và thấp huyết áp, và đi lên được, đi xuống cũng được. Cũng như chỉ một cái tên mà mùa xuân gọi là gọi là Thiên Tinh Tử, màu hạ gọi là Cẩu Kỷ Diệp. Mùa thu gọi là Khước Lão, đến mùa đông lại gọi là Địa Cốt Bì.

Tham khảo các sách nói về Cẩu Kỷ, nếu ghi lại tất cả phải viết riêng một cuốn sách mới đủ, nên chỉ tóm lược một vài ý chính để tìm hiểu những mâu thuẫn:

- Cẩu Kỷ vị hơi cay, khí hơi ấm, mà cũng mát: Đặc tính này làm cho Cẩu Kỷ lên được mà đi xuống cũng được.

- Cẩu Kỷ bổ Dương và Âm: Cẩu Kỷ vị trọng mà thuần túy nên bổ âm, vì còn có tính cách trong âm cũng có dương nên bổ được khí.

Trị cao, thấp huyết áp: Cẩu Kỷ vì bản chất trung hòa đi lên hay xuống đều được, bù đắp chỗ thiếu thốn, giảm khí quá mạnh nên điều chỉnh được huyết áp, làm cho người cao hay thấp huyết áp đều dùng được.

Điều quan trọng là mặc dầu Cẩu Kỷ Tử sắc đỏ nhưng không phải thuộc dương. Khí chính của nó là hàn, nên không thể bổ dương được. Vì thế người có bệnh hư hàn mà dùng nó, thì càng hư thêm, quá nặng có thế biến thành hoạt thoát, tiết tả tháo chảy không cầm được.

Vì thế mặc dầu Cẩu Kỷ Tử nổi tiếng đến nỗi người xưa có câu: “Khứ gia thiên lý nhân vật phục”. Nghĩa là người đi xa gia đình nghìn dặm chớ dùng, vì dược tính bổ rất mạnh, làm khơi động tình dục.

Nhưng nếu cứ nhắm mắt tin theo, người Tỳ Vị hư, yếu kém thủy hàn, thổ thấp, trường vị trơn tuột, đại tiện tháo hoạt, cũng tưởng bổ mạnh là tốt, mà dùng nhiều thì càng sinh tiết tả và suy nhược thêm.

RƯỢU CẨU KỶ:

Cẩu Kỷ Tử khô hay tươi giã nhỏ, ngâm rượu ngon độ một tháng. Dùng mỗi ngày một hay hai ly nhỏ.

Lúc uống kiêng ăn su hào, hành, tỏi, củ cải.

Tác dụng: Bổ lao nhiệt, làm mạnh gân thịt. Muốn trị gan yếu, chảy nước mắt, thêm Sinh Địa vào rượu.

CẨU KỶ CAO:

Cẩu Kỷ Tử cho vào bình chai ngâm với dấm rượu, đậy thật kín. Sau hai tháng, cho vào chậu men dằm nát nhừ, gạn lấy nước cốt, thêm rượu một phần ba. Nấu lửa nhỏ quấy luôn tay. Cao đặc lại dẻo như kẹo mạch nha. Cho vào bình chai để dành. Mỗi sáng, tối dùng một, hai thìa.

Tác dụng: Tăng khí lực – bồi bổ tươi nhuận khí sắc.

CHÁO CẨU KỶ:

Ngâm một nắm Cẩu Kỷ Tử khô vào nước cho nở ra. Xong cho vào nấu chung với cháo gà. Có thể dùng với bất cứ cháo gì, dùng với nước xúp xương heo càng tốt.

CẨU KỶ CHƯNG THỊT GÀ:

Cẩu Kỷ Tử cho vào nồi chung với thịt gà, vài lát gừng nấu sôi vớt bọt: Dùng tô sành có nắp cho gà, Cẩu Kỷ, gừng nấm hương đã ngâm mềm vào tô, chưng cách thủy lửa nhỏ, cho đến khi thịt gà thực mềm. Tác dụng cũng như cháo Cẩu Kỷ.

Lá Cẩu Kỷ dùng nấu canh như rau thường hay nấu nước uống có tác dụng sáng mắt, da hồng hào, trừ phong nhiệt ngoài da.



Cẩu kỷ là một vị thuốc bổ nhưng trong dân gian vẫn thường dùng trong bữa ăn. Lá dùng để nấu canh, hoa để pha trà, quả để ngâm rượu.

Cây Cẩu kỷ sau khi lớn, cành mọc ra tua tủa giống như cây gậy nên cũng có tên là Tiên Nhân Trượng. Truyền thuyết cũng nói rằng, ngày xưa các đạo sĩ nghiên cứu chế thuốc trường sinh, Cẩu kỷ vẫn là vị chính, nhưng được họ giữ bí mật để dùng riêng cho mình.

Cây cao độ hơn hai thước. Trồng bằng cách cắt cành hay gieo hạt. Mùa hoa từ tháng sáu đến tháng chín. Mùa quả từ tháng bảy đến tháng mười. Quả chín sấy khô gọi là Kỷ tử.

Cây trồng sau ba năm có thể thu hoạch, thời kỳ cao nhất vào năm thứ mười. Cây thường sống có thể đến hơn 30 năm. Cẩu Kỷ mọc khắp vùng Đông Nam Á, thích nhiệt đới ấm áp. Cây mọc hoang ở những nơi gần bờ sông, khe suối. Các tỉnh Quảng Đông Quảng Tây, Vân Nam ở Trung Hoa và các nước Nhật Bản, Đại Hàn đều có trồng đại quy mô để làm thuốc.

Theo tài liệu cổ, Cẩu Kỷ Tử có vị ngọt, tính bình, không độc, đi vào ba Kinh Phế, Can và Thận. Tất cả các bộ phận rể, cành lá, quả đều dùng được. Tác dụng bổ Gan thận, nhuận phổi, mạnh gân cốt, dùng chữa chân tay yếu, mỏi, mắt mờ, dạ dày yếu.

Ngày nay Cẩu Kỷ được coi là một trong những thứ thuốc bổ quan trọng. Nhất là những thuốc chữa thận tạng thông thường. Xương cốt, đau nhức mõi mệt – Tính dục yếu kém, chóng mặt, mắt kém...

Điều quan trọng có thể làm cho người ta bối rối là luận về Cẩu Kỷ, các sách ghi chép nhiều tính chất trái ngược, dễ bị hiểu lầm: Ví dụ Cẩu Kỷ tính bình và hàn, ngọt và đắng.. vừa bổ âm.. vừa bổ dương. Chữa cao và thấp huyết áp, và đi lên được, đi xuống cũng được. Cũng như chỉ một cái cây mà mùa xuân gọi là gọi là Thiên Tinh Tử, mùa hạ gọi là Cẩu Kỷ Diệp, mùa thu sang tên Khước Lão, đến mùa đông lại gọi là Địa Cốt Bì.

Tham khảo các sách nói về Cẩu Kỷ, nếu ghi lại tất cả phải viết riêng một cuốn sách mới đủ, nên chỉ tóm lược một vài ý chính để tìm hiểu những mâu thuẫn:

- Cẩu Kỷ vị hơi cay, khí hơi ấm, mà cũng mát. Đặc tính này làm cho Cẩu Kỷ lên được mà đi xuống cũng được.

- Cẩu Kỷ bổ Dương và Âm: Cẩu Kỷ vị trọng mà thuần túy nên bổ âm, vì còn có tính cách trong âm cũng có dương nên bổ được khí.

Trị cao, thấp huyết áp: Cẩu Kỷ vì bản chất trung hòa đi lên hay xuống đều được, bù đắp chỗ thiếu thốn, giảm khí quá mạnh nên điều chỉnh được huyết áp, làm cho người cao hay thấp huyết áp đều dùng được.

Điều quan trọng là mặc dầu Cẩu Kỷ Tử sắc đỏ nhưng không phải thuộc dương. Khí chính của nó là hàn, nên không thể bổ dương được. Vì thế người có bệnh hư hàn mà dùng nó, thì càng hư thêm, quá nặng có thế biến thành hoạt thoát, tiết tả tháo chảy không cầm được.

Vì thế mặc dầu Cẩu Kỷ Tử nổi tiếng đến nỗi người xưa có câu: “Khứ gia thiên lý nhân vật phục” nghĩa là người đi xa gia đình nghìn dặm chớ dùng, vì dược tính bổ của nó rất mạnh... làm khơi động tình dục!!

Nhưng nếu cứ nhắm mắt tin theo, người Tỳ Vị hư, yếu kém thủy hàn, thổ thấp, trường vị trơn tuột, đại tiện tháo hoạt, cũng tưởng bổ mạnh là tốt, mà dùng nhiều thì càng sinh tiết tả và suy nhược thêm.



_________________

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân