TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TÌNH ANH EM
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TÌNH ANH EM

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
MINH CAN



Ngày tham gia: 06 Jun 2008
Số bài: 431

Bài gửiGửi: Sun Nov 30, 2008 2:59 pm    Tiêu đề: TÌNH ANH EM - ( MINH CẦN)




TÌNH ANH EM



Bà Hoa gục đầu xuống thau nước lạnh ngắt mà nước mắt nước mũi ràng rụa không thôi. Bên cạnh là một thùng quần áo bẩn to tổ nái. Một bồn chén bát dơ chưa rửa. Tất cả đang chờ đợi bàn tay của người tớ gái mới đến. Lúc bấy giờ là tiết trọng đông. Giấc khuya, thời tiết Sài Gòn mấy hôm rày khá giá buốt, Bà cảm thấy thương thân, tủi phận quá chừng. Không ngở ngày nay mình phải ra nông nỗi này. Hoàng thiên hữu nhãn có thấy không? Đúng là “ Hồng nhan bạc phận”” Má hồng lắm nổi trân chuyên Cứ là gian khổ triền miên cuộc đời” Bà chủ nhà đối xử thiếu tình người đối với bà Hoa. Bà còn bị xử tệ hơn mội con ở, một đứa tôi đòi. Ngày nào, Bà Ba- Xả- Láng, Bà- Ba- An- Đông, Bà-Ba- Chợ- Lớn, chủ nhà, cũng giao công việc ngập đầu cho “cô- tớ- mới-tuyển- dụng”. Anh của bà Hoa, ông Tánh, là chỗ quen biết của bà, gởi đứa em gái của mình từ Phan Rang mới vào, xin tạm trú tại nhà bà. Ông Tánh nhờ bà giúp đỡ vi hoàn cảnh khó khăn của em minh, Em kế của ông, bà Hoa cần có chỗ trú thân và có cơm ăn đủ no qua ngày, ngõ hầu cô ta có thể buôn bán, xoay sở để kiếm chút tiền gửi về quê nuôi năm đứa con dại đang sống với ông bà Ngoại tại một thành phố nghèo, hầu như thời tiết nóng nực, nắng gió quanh năm suốt tháng. Không ngờ, Bà- Ba-Xả -Láng nói trên, lại xử sự với đứa em ruột của người quen, như một con sen, không thua không kém. Có điều Bà Hoa làm công không lương cho chủ nhà. Bà có biệt hiệu trên đây, vì bà tánh tình nóng nầy, hung dữ, thường hay gây gỗ xich mích với người khác. Bà chơi xả láng luôn. Nếu cần đánh lộn, chửi bới, hay dùng dao búa, bà cũng không từ. Bà thường không chịu thua ai. Bà chơi xả láng hết trơn. Nghe nói bà gốc nữ du đãng tại Bến Xe An Đông trước kia. Vì vậy bà dính liền với hỗn danh này. Ai cũng tỏ ra ngán bà. Tránh voi không xấu mặt nào.
ooo
Trước đây, Bà Hoa vốn là một cô giáo. Bà lấy chồng rất sơm. Lang quân ngụ cùng xóm cùng quê với bà, Quả thật bà không may mắn trong tình yêu và tình trường chút nào. Người tình đầu tiên đã đính ước hôn thê với bà, lúc bà mới cán mức 20 cái xuân xanh. Anh ta dồng nghiệp với bà. Anh ta dạy học trên cao nguyên còn bà dạy tại tỉnh nhà. “Xa mặt cách lòng” “ Loin des yeux, loin du coeur” hay “ Out of sight, out of mind” Như người Pháp, Anh, Mỹ thường nói. Anh ta đã “ Có cá phụ canh” “ Chơi lê quên lựu, chơi trăng quên đèn” mất rồi. Ví cái tánh đa tình, đa cảm, lãng mạn, quá hào hoa phong nhã. Hễ gặp cô nào có chút nhan sắc mà tỏ ra cảm tình với “thi sĩ”, thì anh ta sáp vô cái ào. “ Thà giết lầm hơn bỏ sót” Ăn quen rồi nhịn không quen, “ Đi đêm mãi, tất có ngày gặp ma” Bị tổ trát.” “ Em có bầu, anh dính luôn, Em theo em níu làm chồng, chạy đâu”.
Người tình thứ hai của má hồng cũng chả ngon lành gì. Cả hai hiệp sĩ này đều cùng quê quán xóm làng với bà ở vùng ngoại ô Thị Trấn Khô. Thật là bé cái nhầm.
“ Nhát trông ngỡ tượng tô vàng
Nhỉn ra mới biết chẩu chàng ngày xưa”

Bà cô anh ta giàu có, vốn là doanh nhân ở tại thành phố Phan Rang. Bà tỏ ra thương mến bà Hoa. Nhà anh này cũng khá giả. Anh ta tuy không đẹp trai 1ắm nhưng có tài tán gái. Miệng dẻo đeo hà! Anh ta tỏ ra mê mệt bà Hoa. Từ đó, chàng si cứ theo tán tỉnh người đẹp vừa dang dở tình duyên. Hoa đang ủ sầu buồn bã vì vị hôn phu đã có con với cô gái khác. Hai bên đã hồi hôn từ đó. Nàng đang độc thân tại chỗ. Thế là chàng nàng se duyên cầm sắt. Bà cô phú hộ, lo hết mọi việc, nào cưới hỏi, tổ chức tiệc tùng cho cháu trai và cháu dâu. Bà cho hai vợ chồng son chung sống, xây tổ ấm tại một ngôi nhà đúc khang trang, rộng rãi ngay trung tâm thành phố. Ngôi nhà này do bà sở hữu. Lúc đầu bà Hoa tưởng mình có số may mắn, gặp bên nhà chồng giàu có. Tuy nhiên: “ Thức lâu mới biết đêm dài. Ở lâu mới biết lòng người có nhân” như thiên hạ thường nói. Thật ra, chỉ có bà cô của chồng là nhà giàu, có của ăn, của để. Còn gia đình cha mẹ chồng tạm đủ ăn, đủ mặc thôi. Không giàu có như nàng tưởng đâu. Còn ông chồng thỉ rõ là vô nghề nghiệp, vô tích sự. Anh ta chỉ biết dựa vào gia thế của bà cô, em của ông bố mình giàu có. Bà cô vẫn sống độc thân. Không chồng con gì cả, sau mấy lần dang dở tình duyên lao đao, lận đận. Hình như số bà làm sao ấy! Không phải bà già kén đẹn hôn gì. Hễ chàng trai nào yêu thương bà và trở thành tình nhân của bà, đều bị rắc rối này nọ. Rồi tai nạn ụp lên đầu, lên cổ họ ngay, trời ạ! Hiệp sĩ về chầu Diêm Vương hay hôn nhân bị trở ngại linh tinh, khiến cho hai bên không nên duyên phu thê được. Bởi vậy, bà coi người con trai của ông anh kế mình, như con ruột của bà vậy. Do đó, anh chồng của bà Hoa chỉ biết sống dựa vào bà cô giàu có nảy, Anh ta trở thành vô trách nhiệm với bản thân và vợ con mình. Anh ta cứ thích rong chơi, rượu chè, cờ bạc. Nhất là nghiện bia rượu. Hầu như sáng xỉn, chiều say, tối ngày nhậu nhẹt.
Hai vợ chồng đã không chung màu nhiều mặt. Tánh tình lại không mấy hợp nhau, khó mà dung hòa trong cuộc sống nhiêu khê đa dạng này. Dù cho Bà Hoa có van xin năn nĩ ông xã Luu Linh, nên bỏ bớt rượu chè cờ bạc, ông cũng không nghe. Vẫn chứng nào tật ấy. Hai người cứ thường xuyên cải vả nhau, Lúc đó vợ chồng họ đã có năm mặt con. Thật ra bà đẻ như gà. Hầu như năm một vậy. Quả là lang quân truyền giống quá tốt. Cuối cùng việc gì phải dến đã đến. Họ đưa nhau ra tòa ly dị.
“ Phu thê bướm chán ong chường
Tình yêu ảm đạm, rẽ đường đôi ta”
Ông xã tự do, trở thành cu ki tại chỗ. Ông ta trở về cư ngụ, nương tựa nơi nhà cha mẹ ruột của mình từ đó. Bà nuôi dưỡng năm đứa con dại sau khi hai vợ chồng chia tay vĩnh viễn. Song thân săn sóc các cháu Ngoại. Bà tiếp tục nghề cầm phấn, đứng bảng.
Sau cuộc Đổi Đời đầy bi thảm tang thương ờ Miền Nam, bà không thể nào tiếp tực nghề “ Nhà giáo tháo giày”, “ Nhà giáo dứt cháo” với 13 ki gạo, ăn cơm độn với mì, khoai, sắn, bo bo và số tiền lương hàng tháng khiêm nhường, chỉ có thể chi tiêu dè xẻn tiết kiệm, chừng nửa tháng là cạn túi, Lấy gì bà có thể nuôi dưỡng bốn nữ, một nam còn nhỏ dại đây? “ Đói thì đầu gối phải bò”. “ Cái khó nó ló cái khôn” Bà Hoa giao cac con cho ông bà Ngoại săn sóc hộ, rồi đi vào Sài Gòn gặp anh cả mình, anh Tánh. Lúc bấy giờ anh ta mới ra tù sau hơn bốn năm bị chính quyền XHCN bắt đi cải tạo tập trung vì là sĩ quan chế độ cũ.
Người hùng, cựu trung úy trợ y. gốc cán sự y tế, trước khi động viên đi Thủ Đức thi hành nghĩa vụ quân sự của người trai thời loạn. Anh ta bị kẻ chiến thắng giam giữ trong các trại tù xa xôi, trong tận núi thẳm, rừng sâu, mút mùa lệ thủy. Đói lắm! Rách lắm! Khổ sở, lầm than hết mực, trời ạ!
Anh ta phải lao động khổ sai. Công việc người tù XHCN khỏi phải nói. Thân tàn ma dại. Trong khi đó bà xã đã giao hai con cho ông bà ngoại và theo tiếng gọi của con tim. Nàng đã ôm cấm sang thuyền với một cán bộ cao cấp chế độ mới.
Sau khi ra tủ ông Tánh về lại Sài Gòn và ghé nhà cha mẹ vợ thăm con. Bất ngờ ông ta bị họ bạc đãi. Nhất là bà nhạc mẩu trở mặt như trở bánh tráng, Bà ta tỏ ra lạnh lùng khinh dễ chàng rể ra mặt:
- Bây giờ chúng tôi nuôi hai cháu Ngoại. Má chúng nó giao cho ông bà săn sóc. Chúng tôi tốn kém tiến của để dưỡng dục hai cháu mấy năm nay. Muốn bắt chúng đi ư?Anh đửng hồng! Phải trả tiền công một cây vàng mới hòng dẫn đi một đứa?
-Xin má nghĩ lại. Dẫu sao chúng cũng là con ruột của con mà. Má cho con thường xuyên thăm viếng chúng nó. Con rất đội ơn dưỡng dục các cháu của ba má.
Bà mẹ vợ vẫn lạnh nhạt nhìn nghĩa tế gầy còm, thân hình tiều tụy thê thảm, áo quầnbạc màu tơi tả. Bà cau mặt nghiêm khắc phán một câu nghe xanh dờn cán cuốc:
- Ta chỉ cho phép anh thăm con tại nhà này thôi. Không được dẫn chúng ra khỏi nhà. Nhớ chưa?
-Cám ơn ba má. Con xin ghi nhớ lới má dặn.
Anh ta phải xuống nước nhỏ thôi. Kẻ tù tội mới được tha về địa phương, còn trong thời kỳ quản chế của công an. Túi trống trơn, lấy vàng đâu mà trả công cho bà mẹ vợ quá từ bi, bác ái này. Thế là bù trớt. Anh ta về nhà người bạn thân đồng tù trước dăy xin tạm trú qua ngày. Bất ngờ anh này có cô em họ con bà cô. Thì ra cô này chính là Hồng- Chợ-Lớn, bạn học cùng lớp cán sự y tế với ông Tánh trước kia. Hồng là con nhà kinh doanh có của ăn của để. Cô ta có nhan sằc trung bình nhưng là tiểu thư con nhà phú hộ. Duyên tình cũng lao đao lận đận, ba chìm bảy nổi chín long đong ghê lắm. Ngày xưa cô ta cũng tỏ ra mến mộ thương yêu anh chàng Kim Trọng Tánh- Phan-Rang này. Khá bảnh trai, da trắng trẻo, mắt sáng, thông minh lanh lợi, ăn nói khá hoạt bác nhã nhặn tế nhị.
Hai kẻ đang cô đơn phòng không chiếc bóng. Bây giờ bạn cũ không rũ cũng tới. Thề là hai bên sáp vô cái ót. Một bên bị vợ phụ rẫy. Còn nàng “ óng chề”gái già, nhan sắc chỉ hơn Thị Nở một tí. Bù lại nhà Hồng-Y- Sĩ ( Cán sự y tế chế độ cũ trở thành y sĩ chế độ mới) giàu có, nhà cao cửa rộng. Sau khi được tha về thành phố Sài Gòn ông Tánh phải làm đủ nghề để sinh sống. Ông không được làm nghề cũ tức y sĩ điều trị XHCN . Tuy nhiên, nhờ có bà xã làm việc tại một bịnh viện Đô Thành Sài Gòn, chạy chọt xin cho chồng làm nghẻ lao công nhà thương.
Lúc đầu hai người yêu thương nhau thắm thiết. Bà Hồng sanh cho lang quân hai chốc. Một nam, một nữ. Hầu như chế độ XHCN tỏ ra nam nữ bình quyến. Chủ hộ khẩu là bà xã. Nhất là anh chồng gốc ngụy quân, ngụy quyền thì càng lép vế trong nhà lúc bấy giờ. Hầu như ông Tánh không có quyền hạng gì hết. Mọi quyết định đều do hiền thê. có cha mẹ là doanh nhân giàu có thế lực này.
Hôm đó bà Hoa tìm đến nhà ông Tánh, nhờ anh giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn hiện tại của mình thì ông anh cũng tỏ ra dè dặt vì sợ bà xã không vui. Nhà của cha mẹ vợ tặng cho con gái cưng của mình. Ngôi nhà do bà Hông-Chợ- Lớn đứng tên trong giấy tờ sở hữu.
Vỉ thế ông anh phải dưa em gái mình gửi cho một người quen tại Bến Xe An Đông, Bà Ba-Xả-Láng, như đã kể ở đoạn trên. Xin tạm trú một thời gian đang gặp khó khăn về tải chánh. Ngõ hầu em gái có thể xoay sở, buôn bán kiếm tiền gởi về quê để nuôi năm con dại đang nhờ ông bà Nội săn sóc chăm nom.
Không ngờ bà chủ nhà quả tham công, tiếc việc. Thật vậy Bà Ba – Xả-Láng cứ coi bà Hoa như một người ở không công. Mỗi ngày bà giao cho cựu giáo chưc Phan Thành một lô công việc, Nào là phải giặt sạch sẽ một thau đồ dơ to như cái nia của gia đình bà. Một thùng chén bát nồi xoong quánh bẩn thỉu phải rửa kỹ lưỡng, để dùng cho quán cơm bình dân của bà chủ tại Bến Xe nổi tiếng Chợ Lớn An Đông. Phải quét dọn lau chùi nhà cửa sạch sẽ trước sau cảc phòng và hàng quán. Làm hết công việc vặt vãnh trong nhà. Mỗi ngày chủ nhà từ bi bố thí cho hai bữa cơm đạm bạc. Bữa ăn sáng Bà Hoa phải tự túc. Được hai bữa ăn mỗi ngày là mừng rồi. Tuy là hàng quán bán cơm cho khách. Thịt cá ê hề. Nhưng bà Hoa chỉ được ăn cơm với rau muống luộc và nước mắm là quý rồi! Lâu lâu mới ăn được chút cá kho. Còn thịt ư? Còn lâu mới có, họa hoằng lễ lạc. Têt nhất mới thưởng thức các món ăn có nhiều chất đạm và đắc tiền này. Trong thời kỳ kinh tế bị khủng hoảng, khó khăn lúc bấy giờ, hầu như cả nước, nhất là Miền Nam VN /XHCN như hiện nay. Dân phải ăn độn. Gạo nấu với bo bo, ngô sắn, khoai, như đà nói ở đoạn trên. Kinh tế chỉ huy. Sản xuất kinh doanh tập thể. Loại bỏ các hình thức làm ăn, kinh doanh cá thể theo kiều tư bản chủ nghĩa bốc lột nhân dân, bị cấm ngặt, diệt trừ. Áp dụng triệt để chính sách “ Ngăn sông cấm chợ” mà lỵ!
Phải thành thật mà nói vào thời kỳ đó. Thời kỳ bà phải tha phương cầu thực Bà Hoa thê thảm đói rách lầm than nhất trong đời bà. Chia tay chồng. Bỏ nghề dạy học. Một mình nuôi năm con dại. Có lúc bà phải nhịn ăn sáng vì túi tiên trống rỗng. Bà không có đủ hai ngàn đồng để mua ổ bánh mì thịt ăn sáng. Bà thèm bánh mì rõ giải, mà chỉ đành nuốt nước miếng. Tiền đâu mà mua đây? Đau khổ nhất là không có vốn liếng để kinh doanh khi bà vào tới thành phố Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông này. Ông anh trưởng thì nghèo xơ, nghèo xác hà. Mọi tiền bạc đều do bà xã giử hết. Biết vay mượn vàng bạc của ai đề có vốn liếng kinh doanh buôn bán đây? Ba Hoa nài nĩ lắm, anh Tánh mới vay mượn của người bạn thân ba chỉ vàng cho cô em ùt xoay sở làm ăn kiếm sống, Bà Hoa đang gập khó khăn về tài chánh và hoàn cảnh quá ư bi đát hiện tại. Bà thấm thía nhớ lời nói của môt triết gia Trung Hoa:
Trên đới có bốn điều cần ghi nhớ:
1) Việc lên trời khó. Nhưng nhờ cậy người khác giúp mình càng khó hơn,
2) Giá ( sương) mùa Xuân mỏng bạc, nhưng tình đời mỏng bạc hơn.
3) Hoàng liên ( đọt sen) đắng nhưng lúc nghèo đói cơ cực, con người còn cay đắng, tủi cực hơn.
4) Sông biển sâu thăm thẳm dễ dò, nhưng lòng người sâu hiểm khó dò hơn.
Cầm ba chỉ vàng y trong tay nhưng Bà Hoa không biết buôn bán ra sao để kíếm tìền lời gởi về quê nuôi con dại đây? Hơn nữa vì cần chỗ tạm trú bà phải giúp bao nhiêu việc cho chủ nhà cả ngày mới có một chỗ đặt chiếc giường bố nhà binh do ông anh cho. dê cô em có chỗ ngã lưng vào ban đêm và có hai bữa ăn đạm bạc qua ngày, cho đỡ chết đói. Bà còn thời gian đâu mà lo buôn bán xoay sở kiếm tiền. Bà vốn là một cô giáo, quen nghề cầm phấn đứng bảng, nên việc buôn bán, kinh doanh, làm ăn, bà không quen mấy. Ông anh mách nước:
-Thôi em hãy thử kinh doanh thuốc Tây chui, em nhé! Như thế, nếu trót lọt thì kíêm tiền nhanh hơn, em Hoa ơi! Nghe nói một lời hai, ba, hay nhiều hơn nữa. Hễ món hàng nào thuộc dạng quốc cấm thì lợi nhuận càng cao.
- Thưa anh ! Em đâu bíêt buôn lậu bao giờ.
- Không sao. Anh có cô bạn quen tên Hạnh, biệt danh Hạnh- Ma- Lanh, Hạnh- Rạch –Giá. Cô ta là em gái của người bạn của anh. Anh này cùng học một lớp cán sự với anh trước kia. Để anh giới thiệu cho em giao dịch làm ăn nhé! Em bận giúp việc cho bà Ba- Xả-Láng thì em có thể gửi tiền cho cô ta mua hàng hộ để em tiêu thụ kiếm lời nuôi con. Cô ta chuyên buôn lậu thuốc Tây qua biên giới Việt- Miên lâu nay. Nghe nói, cô ta hiện tại làm ăn giàu có lắm. Cô ta có nhiều bạn hàng tiêu thụ thuốc Tây tại nhiều nơi.
- Anh có chắc cô Hạnh chịu giúp em mua hộ thuốc Tây, hàng quốc cấm này không, thưa anh?
- Anh nghĩ hoàn cảnh hiện tại của em chỉ có cách kinh doanh chui này thôi. Em bận như thế, làm sao có thì giờ buôn bán hợp lệ để kiếm sống đây em?
- Thôi em phải nghe lời anh vậy. Chừng nào em có thể gặp cô ta đây, anh Tánh?
- Chừng ba ngày nữa là cô ta lên Sài Gòn. Thế nào cô ta cũng ghé nhà ông anh để xin nghỉ đêm. Lúc đó anh sẽ đưa cô ta dến đây gặp em nhé!
Lúc ông anh ra về xong, Bà Hoa cảm thấy lòng nhẹ nhỏm. Hy vọng số vàng này giúp Bà làm ăn phất lên, Bà Hoa lẩm nhẩm hai câu Kiều:
“ Cũng liều nhắm mắt, đưa chân
Thử xem con tạo xoay vần đến đâu.”
Rồi bà chợt nhớ câu ngạn ngữ cùa người xưa:
“ Một liều, ba bảy cũng liều
Cầm như con nước thủy triều xuống, lên.” (?)
Thế là ba hôm sau Bà Hoa giao trứng cho ác. Bà nhờ Hạnh- Ma- Lanh ( Vì cô ta vốn lanh lợi, ranh mãnh, khôn lanh, nên biệt danh này gắn liền với người dẹp Rạch Giá luôn) mua hộ thuốc Tây chui qua biên giới nói trên cho bà. Bà biết rằng số vốn ba chỉ vàng này không phải của anh mình, cũng không phải của bà chị dâu, bà chằng lửa, bà vợ kế dễ thương vô cùng của sư huynh. Mà chỉ là vàng ông anh đã vay mượn của bạn bè. Lỡ bị mất đi thì bà lấy gi trả lại số vàng bà mượn dùng làm vốn liếng để kinh doanh cho bào huynh tốt bụng đây? Lỡ có gì, làm sao bà ăn nói với ông anh đây? Cầu trời Phật phù hộ cho bà ăn nên làm ra. Bá khấn thầm trong lòng như thế. Cầu mong ơn trên gia hộ cho mọi sự êm xuôi. Không có gì không vui xảy ra cho hai anh em bà.
Chuyến đầu tiên may mắn trót lọt. Bà nhờ anh Tánh giới thiệu đến người quen của anh mình. Các tay bán thụốc chui cho bịnh nhân, hay cho các y sĩ, bác sĩ làm vịêc tại bịnh viện khắp nơi mua ngay. Bà lời một món khá bỡ. Bà Hoa mừng húm. Bà nghĩ mình “ Thần tài gõ cửa” Bà sắp sửa:” Hết cơn bĩ cực, tới hồi thới lai.” Kíếm tiền nhanh thật. Đúng là” Phi thương bất phú. Vi phú bất nhân.”
Nào ngờ!( Cũng lại chữ ngờ!!!) “Trên đời ai học chữ ngờ? Bỗng nhiên bất hạnh đổ xô đến mình.” Thật vậy, chuyến buôn lậu thứ hai bỗng bị trở ngại. Vì bà quá phấn khởi hồ hỡ và an tâm tin tưởng Hạnh-Ma-Lanh cũng như việc buôn lậu lời nhiều, chắc ăn như bắp. Cho nên bà giao hết cả số tiền cả vốn lẫn tiền lời lần trước cho cô ta. Bà tưởng chắc ăn như đinh đóng cột.
Tuy nhiên, cô ta đã biến mất tiêu sau chuyến hàng đó. Bà Hoa lo ngại vô cùng. Ông anh cũng hồi hộp bồn chồn không kém cô em mình. Phải nửa tháng sau, Bà Hoa mới gặp Hạnh tại nhà ông anh, người bạn của bào huynh mình. Cô ta tỏ ra bình tĩnh, thản nhiên như không có việc gì xảy ra. Bà Hoa lo lắng hỏi người đep láu lĩnh Rạch Giá:
- Sao lâu quá không thấy Hạnh? Chuyến hàng ra sao rồi? Thuốc Tây đâu cô Hạnh?
Cô ta nhìn Bà Hoa rồi trả lời tỉnh bơ như không có gì quan trọng và cô ta không có trách nhiệm gì về việc này. Khổ chủ nhờ bà mua thuốc Tây với số vốn hơn ba chỉ vàng như thế mà hiện tại không còn một xu dính tuối.
-Tôi bị công an bắt. Họ tịch thu hết hàng rồi. Tôi bị mất sạch. Lại bị bắt giam cả tuần lễ nữa. Xin lỗi chị nhé! Xui xẻo thật. Tôi cũng bị mất hềt vồn liếng luôn!
Thế là bù trớt! Cô ta có bị công an tóm, tịch thu hàng hóa hay không, chỉ có ba đối tượng biết. Đó là:” Trời bíết, đất biết và cô ta biết” mà thôi. Bà Hoa mất trắng. Tay trắng. Vàng đâu hoàn lại cho ông anh để anh mình trả cho chủ nhân đây? Thật là “Họa vô đơn chí, phước bất trùng lai.” Ngoài ra, Bà Ba- Xả -Láng, chủ quán cơm và chủ nhà, càng ngày càng tò ra khe khắt, chằng ăn, trăn quấn, ó đầm, cọp xé, đối với cô-đày- tớ -bất- đắc- dĩ này. Bà cực quá không chịu nỗi nữa. Bà Hoa phải “ Quit Job” ngay. Ông anh đã an ủi em gái mình, khi nghe tin em mình bị mất trắng vốn liếng để xoay sở làm ăn. Ông có thừa nghi ngờ cô em gái của bạn mình, Hạnh- Ma – Linh. có thể cô ta đã cưỡm hềt ba chỉ vàng của em mình gửi mua thuốc Tây hộ. Tuy nhiên, hai anh em không có bằng chứng gỉ, làm sao buộc tội cô ta gian lận, đoạt vàng của người khác được. Dẫu sao thì họ cũng nghi ngờ cô ả “ dớt” gọn hơn ba chỉ vàng một cách hơp pháp vì “ Không bắt được tay, vây được cánh” kia mà.
“Thôi đành ngậm đắng nuốt cay
Của tiến không cánh mà bay về trời.
Đống tiền nước mắt mổ hôi
Bỗng nhiên tàn rụi, tay thời trắng tay!”
Lúc đó, nhìn Bà Hoa, buồn bã áo não, khổ đau rưng rưng dòng lệ, Ông Tánh âu yếm vỗ vai em, an ủi dịu lời:
-Thôi em! Đừng lo nghĩ đến món nợ ba chỉ vàng, để anh lo cho. Em đừng buồn nữa. Dẫu sao thì của cũng đã không còn. Của mất, người bình an khỏe mạnh là quý rồi. Của cải là vật ngoài thân. Người còn của còn. Còn sức lực, còn đôi tay là ta có thể lao động để sinh tồn em ạ! Trời sanh voi, trời sanh cỏ. Lo gỉ!
Bà Hoa nghe anh nói thế, xúc động ôm anh khóc òa.
Sau đó, ông Tánh đã tìm một nơi trú ngụ khác cho em ở tạm kiếm sống. Bà Năm- Móm, Bà Năm-Coi- Bói, cũng là người quen của bà xã hiện tại của ông giới thiệu, cho cô em chồng, tạm cư ngụ nhà bà một thời gian. Tuy bà ta tốt bụng cho em gái ông ở ăn qua ngày trong nhà, nhưng cô con gái của bà có quán hàng cà phê đã chiến ở vỉa hè, lại lợi dụng người khách trọ này quá mức. Cô Hương- Xảnh- Xẹ, biệt danh cô gái già, cô Hương “ống chề”này, cứ sai vặt bà cả ngày. Thời gian đâu còn cho Bà Hoa có thề xoay sở buôn bán kiếm tiền nuôi con dại, đang nhờ bên Nội nuôi đây? Bà buồn rầu, lo lắng không nguôi.
Một hôm, bà Hoa đi chợ. Tình cờ bà gặp một bà cụ, khoảng chừng sáu mươi hơn. Bà ta đi bán dạo quạt giấy. Bà Hoa chận bà này lại, xin mua một cây quạt dùng quạt khi nghỉ ngơi, vì mùa này, thời tiết Sài Gòn còn oi ả. Căn phòng nhỏ chật hep, ngôi nhà bà trọ hiện tại, nóng nực, nhất là ban trưa và ban đêm kín mít như cái hộp. Phòng thiếu thoáng khí, ẩm thầp nên cần quạt cho mát mẻ. Bỗng bà cụ nhìn kỹ người khách trẻ chưa cán mức “ Tứ thập nhi bất hoặc” này. Bà ta như thở dài nói khẻ:
-Này cháu. Cháu có tâm sự phải không? Sao cháu trông ưu tư, phiền muộn, ủ sầu như thế?
Kinh ngạc, Bà Hoa nhìn bà lão dong dỏng gầy. Bà này, tuy cao tuổi, nhưng khuôn mặt thanh tú, thông minh, đạo cốt phi phàm. Bà ta toát ra một vẻ phương phi thoát tục có sức thu hút quyến rũ những kẻ thấy dung mạo dáng dấp của bà ta. Thật là kỳ lạ. Phải chăng bà lão là Bố Tát nhập thế? Bà Hoa nhìn bà bán quạt khẻ đáp:
-Dạ thưa bà. Quả đúng vậy. Cháu có chuyện không vui. Cháu đang gặp khó khăn bà ạ!
Bà lão lại quan sát tướng mạo của người khách vừa mua chíêc quạt giấy của mình. Bà ngắm nhìn Bà Hoa như nhìn một người phụ nữ tử hảnh tinh khác vừa đến quả địa cầu,
-Cháu hãy đưa cao bàn chân trái cho ta xem nào!
Đi tứ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Tuy nhiên, Bà Hoa vẫn ngoan ngoãn nghe lời bà bán quạt. Hình như bà này là một tướng gia chuyên coi chỉ bàn chân của khách hàng. Bà liền bỏ chíếc quạt giấy xuống đất, chống nạnh dể giữ thân mình thăng bằng rồi nậng bàn chân trái lên cao, cho bà lão hơi khom người xuống xem rất kỹ chỉ chân người khách,
-Được rồi! Cháu hãy thả chân xuống.
Nói xong, bà lão có dáng dấp, mặt mày phúc hậu, tiên nga, đạo cốt, nhìn bà Hoa mỉm cười, ôn tồn nói khẻ, chỉ vừa cho hai người nghe:
- Cháu chỉ còn gian truân vất vả đến hết tháng chín âm lịch năm nay thôi. Cháu sẽ gặp may mắn, hưng vận, làm ăn phát đạt, từ tháng 10 cũng năm nay trở đi. “ Hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai. Cháu sẽ được quới nhơn hộ mạng. Chúc mừng cháu. Chúc cháu nhiều may mắn. an lạc.
Nói xong bà cụ bước đi lẹ làng như gió thoảng. Bà ta đã hỏa nhập trong đám đông ra vào tấp nập khu chợ của thành phố đông đúc, kẻ bán, người mua này.
Quả nhiên, sau đó bà liên hệ với bà cô của chồng trước kia. Lang quân bà đã ly dị. Nhưng bà cô chồng vẫn còn yêu mền cô cháu dâu và các cháu của bà. Kỳ thật bà vốn yêư các cháu con của Hoa nên thấy chúng đói khổ, cha mẹ đã ly dị. Chúng bơ vơ tơi tả qúá nên bà không đành lòng. Mẹ phải tha hưong cầu thực vất vả, để kiếm tiền gửi về quê nuôi chúng. Bà Hoa liền ngõ lời vay mượn của bà năm chỉ vàng để xoay sở làm ăn nuôi sống bản thân và các con nhỏ dại. Bà vui vẻ nhận lời và khuyên cô cháu dâu nên về lại Phan Rang sinh sống. Bà sẽ cho mượn ngôi nhà để mẹ con trú ngụ làm ăn tiện hơn là sống chui rúc nơi chật hẹp, nhà người khác, tại nơi dất khách quê người như hiện tại. Hai cô cháu gặp nhau tại Sài Gòn thật là bất ngờ chỉ sau cái ngày kỳ ngộ với bà lão bán quạt giấy tại chợ Sài Gòn, chừng một tháng. Bà cô cùng nguời nhà tứ Thị Trấn Khô vô đây mua hàng hóa về bán. Thật là may mắn bất ngờ khi hai bên gặp nhau trên hè phố Sài Gòn.
Thế là từ đó Bà Hoa có cuộc sống khởi sắc hơn. Bà Hoa vốn lanh lợi biết cách xoay sở làm ăn. Biết chuỷển đổi cuộc sống. Biết xoay ngược thế cờ. Biết lợi dụng tình trạng hỗn loạn bất ổn, biến chuyển của cuôc sống bát nháo, chụp giựt, hối hả, cạnh tranh, chạy đua kíêm chác, hốt bạc, làm giàu, của dân thành phố. Chính quyền thì tham nhũng, tham ô, móc ngoặc, hối lộ lan tràn. Mạnh lớn ăn lớn. Mạnh nhỏ đớp nhỏ. Nhỏ không tha già không kén. “Thà giết lầm còn hơn bỏ sót”.” Cá lớn nuốt cá bé” “ Ỷ mạnh hiếp yếu” “ Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”” Kiến tài ám nhãn” “ Tiền tài nhân nghĩa tuyệt” ” Có tiền mua Tiên cũng được” Hay sâu sắc hơn:
“ Đồng tiền là Tiên là Phật. Là sức bật của lò xo. Là thước đo của lòng người...”
Bà lìền tổ chức làm cái xố đề. Dĩ nhiên đây là môn cờ bạc phi pháp. Nhưng bà đã lo hết các khâu. Quà cáp hối lộ các quan chức của các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nhừ công an, an ninh, các chức sắc khu phố, phường... Mọi nơi em ả. Bà Hoa tha hồ làm ăn thoải mái tự do. Thật là may mắn bà không thể tưởng tượng được. Quả đúng như lời phán đoán thần cơ diệu toán của bà lão tiên tri hành nghề du lãm bán quạt rong lúc trước. Tháng 10 âm lịch năm nay bà phát tài. Có Quới Nhân hộ trì. Thật vậy chỉ trong vòng một tháng, Bà Hoa chủ số đề thành phố Phan Rang, đã ăn của nhà con ba lượng vàng. Bà ta mừng húm, liền gửi trả ông anh ở Sài Gòn ba chỉ vàng mượn và bị tiêu tùng truớc kia. Bà cũng chi trả hết số vàng vay mượn của cô chồng cũ của mình luôn. Từ đó Bà Hoa phất lên như dìều gặp gió, rồng gặp mây, như lẫu lương, ếch xào lăn, chuột đồng ram, gặp bia Sài Gòn ườp lạnh. Chỉ trong vòng mấy năm sau đó, Bà Hoa kiếm được hơn 20 cây vàng. Bà liền mua nhà cho các con lúc này cũng đã lớn. Sắm sửa vật dụng trang trí nhà cửa phỏng khách tân kỳ đủ thứ, nào đầu máy video, cassete, TV, Karaoké, vật dụng linh tinh sáng chói trong nhà. Bà con, người thân, bạn bè, người quen lui tới thấy mà lóe mắt. Họ không ngờ bà phất lên nhanh như thế. Bà cũng giúp cha mẹ, anh em, cô bác của bà. Đúng là tài giỏi không bằng hên. Người tính không bằng trời tính.
“ Tài năng tính toán hơn người
Không bằng may mắn, có thời nở hoa.”
Hay là: “ Vận thời di khỏi, ông giỏi cũng không làm gì”
Sau đó, Bà Hoa kỳ duyên với một nam nhân thuộc diện cựu tù nhân chính trị đang cần tiền làm hồ sơ xin xuất cảnh theo diện HO. Anh ta bị bà xã cho leo cây khi ông tù cải tạo tập trung mút nùa lệ thủy, tại nơi thăm sơn cùng cốc. Bà xây tổ ấm với một cán bộ chính quyền mới. Anh cựu tù nhân chính trị này, đang cô đơn tại chỗ. Tuy là hiện tại Bà Hoa làm ăn khắm khá, tiền vô như nước, nhưng cái nghề đổ bác này, cũng bấp bênh, bất ổn, bất trắc trong cuộc sống lừa lọc, đớp chát, xô bồ, chụp giựt, bất ổn định như tại Miền Nam VN lúc bấy giờ. Bà cảm thấy không an tâm chút nào. Tưong lai của bà và của các con bà không chắc chắn chi cả. Quả là tương lai không quá hai bước. Chỉ là cuộc sống tạm bợ, chụp giựt, không ổn định, không an toàn, sáng sủa cho lắm. Bà muốn các con mình có cuộc sống mới, khá hơn, thăng tiến hơn. Có học vấn hơn. Có tương lai hơn nếu gia đình bà được định cư tại Hoa Kỳ. Xứ sở tự do dân chủ giàu mạnh nhất hoàn cầu ngày nay.
Vì thế, chàng cần tiền thiết lập hồ sơ xin định cư tại Xứ Cờ Hoa, còn nàng cần đưa gia đình đi Mỹ. Thế là hai bên xáp xô cái ào. Họ tiến hành hôn phối, làm hồ sơ giá thú hợp lệ. Rồi lập hồ sơ HO. Tưong lai của họ không biết về sau này ra sao, khi họ được phái đoàn Hoa Kỳ xét chấp thuận cho di trú tại Mỹ Quốc. Tuy nhiên họ vui mừng đựoc se duyên phu thê hợp pháp, đậu gạo nấu chung. Họ dang chờ ngày gọi phỏng vấn. Sồng là hy vọng. Sống là phải cố gắng vươn lên và thăng tiến. Sống là chiến đấu để sinh tồn. Như người Pháp thường nói:” Lutter pour vivre” và người Anh-Mỹ cũng có câu:” Struggle for life”. Bà Hoa hiện tại rất phấn phởi và yêu đời vồ cùng, Bà đã làm ăn khá giả, chờ ngày đi xa. Bà hy vọng được thuận buồm xuôi gió cùng chồng HO sang “Miền Đất Hứa” “ Promise Land”.
“Tương lai chưa biết về đâu. An vui tự tại khổ sầu mây bay"

MINH CẦN



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân