TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những câu truyện ngắn trích từ Triết Lý Sống
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những câu truyện ngắn trích từ Triết Lý Sống

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Lời Hay Ý Đẹp
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
henry chang



Ngày tham gia: 01 Oct 2008
Số bài: 1223
Đến từ: Hawaii

Bài gửiGửi: Fri Feb 28, 2014 12:25 am    Tiêu đề: Những câu truyện ngắn trích từ Triết Lý Sống

Những câu truyện ngắn trích từ Triết Lý Sống


Tại Sao Phải Hét to?

Có một vị hiền triết đã hỏi các đệ tử rằng: “Tại sao trong cơn giận dữ người ta thường phải thét thật to vào mặt nhau?”
Sau một lúc suy nghĩ, một trong những đệ tử ấy đã trả lời: “Bởi vì người ta mất bình tỉnh, mất tự chủ!”

Vị hiền triết không đồng ý với câu trả lời, ngài bảo: “Nhưng tại sao phải hét lên trong khi cả hai đang ở cạnh nhau, tại sao không thể nói với một âm thanh vừa phải đủ nghe ?”

Các đệ tử lại phải ngẫm nghĩ để trả lời nhưng không có câu giải thích nào khiến vị thầy của họ hài lòng.
Sau cùng ông bảo: “Khi hai người đang giận nhau thì trái tim của họ đã không còn ở gần nhau nữa.Từ trong thâm tâm họ cảm thấy giữa họ và người kia có một khoảng cách rất xa, nên muốn nói cho nhau nghe thì họ phải dùng hết sức bình sinh để nói thật to. Sự giận dữ càng lớn thì khoảng cách càng xa, họ càng phải nói to hơn để tiếng nói của họ bao trùm khoảng cách ấy.”

Ngưng một chút, ngài lại hỏi:
“Còn khi hai người bắt đầu yêu nhau thì thế nào? Họ không bao giờ hét to mà chỉ nói nhỏ nhẹ, tại sao? Bởi vì trái tim của họ cận kề nhau. Khoảng cách giữa họ rất nhỏ…”

Rồi ngài lại tiếp tục: “Khi hai người ấy đã yêu nhau thật đậm đà thì họ không nói nữa, họ chỉ thì thầm, họ đã đến rất gần nhau bằng tình yêu của họ. Cuối cùng ngay cả thì thầm cũng không cần thiết nữa, họ chỉ cần đưa mắt nhìn nhau, thế thôi! Vì qua ánh mắt đó họ đã biết đối phương nghĩ gì, muốn gì ..”
Ngài kết luận:
“Khi các con bàn cãi với nhau về một vấn đề, phải giữ trái tim của các con lúc nào cũng cận kề. Đừng bao giờ thốt ra điều gì khiến các con cảm thấy xa cách nhau… Nếu không thì có một ngày khoảng cách ấy càng lúc càng rộng, càng xa thì các con sẽ không còn tìm ra được đường quay trở về !”


Bức tranh và những lời phê bình

Ngày xưa, có một họa sĩ tên là Ranga, một người siêu việt, vẽ được rất nhiều kiệt tác đáng ghi nhớ khiến ai cũng khen ngợi. Ông mở một lớp mỹ thuật để dạy nghề và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp. Trong một số lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất, chăm chỉ, nhiều sáng kiến,nên anh ta học hỏi nhanh hơn so với các bạn đồng môn. Ông Ranga rất hài lòng về Rajeev. Một ngày kia, sau bao nhiêu cố gắng, Rajeev được ông Ranga gọi đến và
bảo:
- Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được. Bây giờ là thời điểm con làm bài thi cuối cùng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng. Ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi."
Rajeev làm việc ngày đêm, trong nhiều ngày và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Thầy Ranga xem qua rồi bảo:
- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở công trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó."
Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở công trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất. Sau hai ngày, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Nhưng Ranga tỏ ra bình tĩnh và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác,
nhưng thầy Ranga bảo phải thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Thầy Ranga nói phải để màu cùng bút vẽ ngay cạnh bức tranh và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy. Hai ngày sau, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ Ranga. Ranga nói:
- Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất vọng. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm mà lại cho đó là việc không cần suy nghĩ. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết - những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con phải vất vả để làm ra được, đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình.
Và tất nhiên, con cũng nên nhớ đừng bao giờ đánh giá người khác một cách cẩu thả vô trách nhiệm.

Chuyện một thiền sư và bà bán rượu

Truyện cổ Trung Hoa kể rằng ở miền núi Hô-Phu, có một người đàn bà bán rượu tên là Wong.  Một hôm, xuất hiện một vị thiền sư đạo đức đến trọ ở gần quán, dù không có tiền, ngài cũng được bà chủ quán tiếp đải nồng hậu. Vị thiền sư ở đó khoảng ba năm. Trước khi cáo từ, ngài đào một giếng cạnh quán. Mọi người ngạc nhiên khi một dòng nước trong vắt vọt lên, họ nếm thử thì thấy đó là một loại rượu hảo hạng. Từ đó, bà chủ quán trở thành nổi tiếng và giàu có. Ít lâu sau, vị thiền sư lại ghé ngang quán, ngài hỏi thăm bà chủ quán về giếng rượu. Bà này than phiền: “Rượu tốt nhưng tôi không bao giờ có dư để dự trữ!”
Vị thiền sư mỉm cười rồi lẳng lặng viết lên tường: “Trời đất thật bao la, nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế nữa.  Dù không tốn kém bà chủ vẫn có rượu để bán thế mà vẫn không hài lòng.” Viết xong thiền sư lẳng lặng ra đi, và dòng rượu cũng khô cạn.

Người đàn bà thay vì biết ơn và ca ngợi lòng đại lượng của trời, bà lại than phiền vì không có nhiều rượu để dự trữ. Ðôi khi chúng ta cũng giống như người đàn bà đó: "Có voi đòi tiên ".  Kinh nghiệm thông thường cho thấy rằng ít người bằng lòng với chính mình, họ thường sa vào tình trạng "Ðứng núi này trông núi nọ", và cho rằng mình kém may mắn hơn người khác. Chúng ta thường mang tật so sánh và hay lập lại câu: "Giá tôi được như người này người nọ". Chúng ta quá bận tâm với nhứng ý nghĩ viễn vông, mà quên vui hưởng những ơn phúc hiện tại.


Trích từ Triết Lý Sổng
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Lời Hay Ý Đẹp Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân