TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - MINH TRIẾT AN ĐỘ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

MINH TRIẾT AN ĐỘ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
dokimphung



Ngày tham gia: 27 May 2013
Số bài: 606

Bài gửiGửi: Mon Feb 24, 2014 9:55 am    Tiêu đề: MINH TRIẾT AN ĐỘ



Minh-Triết Ân-Độ


      MINH-TRIẾT ẤN-ĐỘ

      Henry Chang thân mến,

      1- Rất cảm ơn em khi cho anh biết thêm một tác phẩm của cố GS Nguyễn Đăng-Thục (1909-1999), nguyên Khoa trưởng Đại- học Văn-khoa Saigon những năm cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế-kỷ trước, và nguyên Khoa trưởng Văn-khoa, Đại học Phật-giáo Vạn Hạnh, Saigon, những năm cuối thập niên 60 và đầu 70.

      Thật vậy, anh không hiểu tại sao một cuốn sách hay như thế lại không thấy xuất- bản ở VN; bởi vì sau 1975 gần như các tác-phẩm quan-trọng của GS Nguyễn Đăng-Thục hay bất kỳ một tác giả nào có tác-phẩm xuất bản trước 1975 - miễn là không dính dáng gì đến quan-điểm chính-trị - đều có thể nhờ người thân hay bạn bè (nếu tác giả đã qua đời) tiếp xúc với nhà in hay nhà xuất bản để được phát-hành rộng rãi đến người đọc; đó là trường-hợp của Nguyễn Duy-Cần (1907-1998), Nguyễn Vỹ (1912-1971), Nguyễn Hiến-Lê (1912-1984) v. v..

      Trở lại tác-phẩm này, anh không thấy tên nhà xuất-bản và cũng không biết sách được in ở đâu. Bởi vì anh muốn có được quyển sách này nên anh mới hỏi em như thế thôi, chứ thật ra đọc trên mạng theo địa chỉ em cho thì cũng đủ rồi. Từ đó, anh tự hỏi có người đời sau viết và lấy tên Nguyễn Đăng-Thục chăng? Anh thắc mắc như thế là vì, mặc dù chưa đọc hết cuốn sách, anh thấy văn khí và bút pháp trong cuốn sách này khác xa với văn khí và bút pháp trong các tác phẩm xuất bản trước 1975 hay một số sách được tái bản lại sau này của cố GS Nguyễn Đăng Thục.

      2- Còn bên cạnh tấm ảnh của Swami Vivekananda có hàng chữ “Strength is Life, Weakness is Death” (mạnh thì sống, yếu thì chết). Trích dẫn như thế thật tội nghiệp cho đại sư Vivekananda. Vì sao anh nói như vậy: Ngài mất năm 1902 (chính xác: 04-7-1902) lúc mới 39 tuổi. Có thể người ta hiểu lầm rằng ngài yếu nên chết sớm (hay còn gọi là chết yểu). Chính vì thế, anh xin trích dẫn toàn câu nói của đại sư như sau để em thấy ngài nói WEAKNESS là weakness cái gì nhé:

      “ There maybe a million microbes of misery, floating about us. Never mind! They dare not approach us, they have no power to get hold on us, until the mind is weakened. This is great fact: strength is life, weakness is death. Strength is facilty, life internal, immortal; weakness is constant strain and misery: weakness is death.

      Đoạn trên anh trích từ bài thuyết giảng của ngài tại Los Angeles, California ngày 04-01-1900; được in lại vào THE COMPLETE WORKS OF SWAMI VIVEKANANDA, tập II, trang 3, của nhà xuất bản Advaita Ashrama, Ấn Độ, in lần thứ 22, tháng 10 năm 2007.

      Rõ ràng Ngài nói về cái TÂM (tiếng Phạn là citta) chứ không phải là THÂN (tiếng Phan: kaya). Em đọc lại nguyên văn thì em sẽ thấy phải không? Anh không biết vị nào lại trích dẫn kỳ lạ như thế!

      Có lẽ các đệ tử của Ngài tiên đoán đời sau có thể hiểu lầm Ngài như kiểu trên đây, nên họ đã cho in ra một tập sách nhỏ khổ 9 x 12cm, chữ nhỏ, dày chỉ 40 trang trích dẫn các câu nói quan trọng của Ngài trong suốt cuộc đời hành đạo với tựa THOUGHT OF POWER, cũng do nhà xuất bản nói trên phát hành năm 1986.

      Và nói thêm cho em biết, toàn bộ các bài giảng của Ngài được in đầy đủ hết trong 9 quyển khoảng trên dưới 5000 trang chữ nhỏ khổ 13x20 cm cũng do nxb nói trên phát hành năm 2009. Thật ra trước đây chỉ có 07 quyển thôi, nhưng về sau người ta thu thập thêm những lá thư của Ngài viết cho thân nhân, bạn bè hay các bài báo đăng rải rác ở Hoa Kỳ và Ấn Độ. Anh đã nhờ một đứa cháu mua bộ này tận Hoa Kỳ năm 2011. Trước năm 1975 anh đã đọc ngài rồi nhưng không nhiều lắm, vì lúc đó ở nước mình chỉ quen với triết học Phật giáo và Nho giáo hơn là minh-triết Ấn Độ. Đến giờ anh có gần như toàn bộ các tác phẩm của đại sư Vivekananda. Tuy vậy, em chỉ cần tìm đọc cuốn sau đây là có được phương pháp thiền định rồi (vì TÂM sáng thì phát TUỆ mà): RAJA YOGA dày 293 trang khổ nhỏ 10 x 15cm, bìa cứng, cầm rất gọn; do Ramakrishna-Vivekananda Center, New York, USA, xuất bản 1973.

      3- Còn về Sri RAMAKRISHNA (1836-1886), sư phụ của Swami Vivekananda, em chỉ cần đọc cuốn: THE GOSPEL OF SRI RAMAKRISHNA của Swami Nikhilananda (1895-1973), cũng do nhà xuất bản nói trên phát hành ở Hoa Kỳ năm 2007, bản in lần thứ 10. Sách khổ 15cm x 24cm, chữ nhỏ, dày khoảng 1300 trang, bìa cứng. Anh mua cuốn này năm 2012 (cũng nhờ đứa cháu xách tay khi về thăm quê hương).

      Thôi thư dài rồi, hẹn lúc khác vậy nhé. Chúc em nhiều tinh tấn để đạt hiệu quả cho con đường tâm linh của em.

      ĐKP



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân