TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TRUYÊN MÔT NGƯỜI CHA
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TRUYÊN MÔT NGƯỜI CHA

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEM TRANG



Ngày tham gia: 03 Apr 2008
Số bài: 669

Bài gửiGửi: Mon Nov 03, 2008 7:55 pm    Tiêu đề: TRUYÊN MÔT NGƯỜI CHA
Tác Giả: KHÁNH TRANG

     TRUYỆN MỘT NGỪỜI CHA
                                    KHÁNH  TRANG

Thưa chị,
Truỵện của bố mẹ em đáng lý không nên kể cho người khác nghe, phải không chị? Trường hợp song thân của em quả thật đặc biệt. Nhât là mẹ em. Tuy nhiên, em thấy xưa nay thi ca, âm nhạc, băng hình, cassette,  CD, DVD, tuồng tích, ca kịch cải lương, hát bội... thường ca tụng người mẹ hơn là ngừoi cha. Nào là” Lòng mẹ bao la như bỉển Thái Bình.” Nào là:                
              “Một bông hồng cho anh
                Một bông hồng cho em.
                Một bông hồng cho những ai còn mẹ”
                “ Mẹ là dòng suối ngọt ngào
                Mẹ là nải chuối buồng cau...”(  Thày Thích Nhất Hạnh)
  Ngày lễ Vu Lan các khách viếng chùa, thường được các em gia đình Phật Từ cài bông hồng cho những ai may mắn còn thân mẫu. Hay nếu ai bất hạnh mồ côi mẹ thì họ cài đóa bông màu trắng tinh. Còn người cha không thấy hay ít khi được  nhắc nhở đến. Tình mẹ thật thiêng liêng cao quý. Vì mẹ có công cưu mang sanh ra ta. Nuôi dưỡng ta. Không ai yêu con mình bằng mẹ ruột của mình. Chỗ ướt mẹ nằm, dành chỗ khô ráo cho con. Còn nếu không có cha thì liệu có ta chào đời không?  Tình cha thì sao? Thật ra ca dao VN cũng có nhíêu câu ca tụng công ơn cả cha lẫn mẹ như:
         “ Công cha như Núi Thái Sơn
           Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
           Một lòng thờ mẹ, kính cha
           Cho tròn chử hiếu mới là đạo con”
    Hay như Kinh Báo Hiếu Vu Lan cũng ca tụng công ơn của nhị vị sinh thành ra ta. Công ơn cha mẹ như trời biển. Phận làm con phải ghi nhớ công lao sinh thành dưỡng dục của đấng từ mẫu, từ phụ. “Cây có cội, nước có nguồn”. “Chim có tổ, nguời có tông” Người Á Đông có truyền thống” Tôn sư trọng đạo”, Hiếu kính với cha mẹ, ông bà luôn luôn được cộng đồng xã hội con người khích lệ, đề cao. ca tụng xưa nay. Nhất là xã hội Á Đông. Gương Nhị Thập Tứ Hiếu vẫn được người đời ca ngợi, truyền tụng trong dân gian.    
   Thưa chị, truờng hợp của em thật là cá biệt. Em thật bất hạnh, chị ạ! Cha mẹ mình còn sống sờ sờ mà bỗng nhiên mình trở thành đứa con mồ côi, mồ cút ngay từ tấm bé.
 Thật vậy, thưa chị, lúc biến cố vào ngày 30 tháng tư năm 1975 xảy ra. Toàn Miền Nam bị lọt vào tay Bắc quân. Chế độ VNCH hoàn toàn bị sụp đổ thì ba em, vì là sĩ quan chế độ cũ, nên bị bắt đí tù tập trung cải tạo, nơi núi rừng xa thẳm, mù khơi. Tủ mút mùa lệ thủy. Hồi đó, em mới có bốn tuổi. Em không biết gì hết vì lúc ấy, em còn bé quá. Mẹ em theo tiếng gọi của con tim. Bà gởi con cho người hàng xóm và đi theo người tình. Họ xây tổ uyên ương kín đáo tại một nơi nào đó. Chỉ có trời mới biết mái ấm của họ đang ở nơi nào. Bà  hàng xóm nuôi em từ đó. Một chút lòng tư thiện, làm phước. Một chút tình ngưởi. Em không được đi học chử ngày nào cả, chị ạ!
        Em lớn lên tự nhiên như cây xanh, cỏ dại trong ruộng, vuờn, ngoài thiên nhiên đồng nội. Một đứa con hoang. Một đứa ở dùng để sai vặt vãnh như nấu cơm, gánh nuớc, rửa chén bát trong nhà. Dầu sao bà chủ cũng là ân nhân của em, phải không chị?  Em không hiểu mẹ em tại sao lại bỏ con ra đi, mà không bao giờ bà trở lại thăm con mình? Cũng có thể mẹ em vì một lý do nào đó khó bày tỏ cùng ai. Bà không thể về lại xóm cũ thăm con gái mình.
   Em không còn nhớ hình dáng mặt mày của bố em đang tù tập trung cải tạo của chế độ mới. Lúc ba em đí tù. thì em còn bé quá! Giờ đây em không nhớ gì hết. Em quên hết trơn rồi, chị ơi!
    Mãi đến tám năm sau, lúc đó, em lên 12 tuổi, em vẫn là còn cô bé, em mới có dịp lần đầu tiên đi thăm ba em ở trong trại giam. Em nhìn người tù lạ hoắc. Dáng cao gầy. Mặt mày xanh xao đen đúa hốc hác, vì phải lao động khổ sai nặng nề vất vả hằng ngày. Vì bị đày ải. Vì thiếu ăn. Bị thiếu thốn đủ mọi bề. Lúc ấy hai cha con  nhìn nhau xa lạ ngỡ ngàng. Tuy nhiên, vì là ruột thịt máu mũ nên họ dễ nhạy cảm, dễ nhận ra nhau. Bố em sững sờ nhìn em trân trân chừng một phút, rồi bỗng nhiên đôi mắt thẩn thờ đờ đẫn của ông  bừng sáng long lanh, tỏa ra nét mừng rỡ vô cùng. Đôi má xạm đen gầy gò của ông bỗng lung linh lấp lánh hai dòng lệ. Ông nhìn cánh má phải của em và mép tai trái cua em rồi ôm chầm lấy em. Ông òa khóc nức nở:
  -Con ơi! Ba nhận ra con rồi. Con gái cưng yêu quý của ba! Vết xẹo nhỏ dưới mép tai trái của con là do hồi ba tuổ,i con đi bị vấp té, ngã đụng vào thanh giường sắt. Bị tét một mảng nhỏ dưới tai. Má phải của con có đồng tiền khi con nói chuyện và cười. Con xinh đẹp giống mẹ con lắm!  
Bản năng tự nhiên của tình phụ từ cao cả trên đời, vào lúc bấy giờ, đã làm cho cảm giác xa lạ ngỡ ngàng của em, bỗng nhiên tan biến mất. Em ôm choàng lấy ông. Em vừa xúc động vừa mừng rỡ. Em khóc òa và la lên:
 - Ba ơi! Con của ba đây!
  Thế là hai cha con cứ ôm nhau. Khóc mùi mẫn. Khóc ấm ức. Khóc tỉ tê. Khóc sụt sùi. Họ khóc đã đời. Khóc như chưa bao giờ được khóc như thế!
 Về  sau, khi ra tù, bố em đến cám ơn bà hàng xóm tốt bụng đã có công nuôi dưỡng em lâu nay. Rồi bố đem em về bên Nội. Ông bà Nội đã quy Tiên tử lâu rồi. Chỉ còn bà cô, người em kế của bố, là gia đình khá giả, giúp hai cha con em, sinh sống qua ngày, Bố em dạy em học biết đọc, biết viết, biết tính toán chút đỉnh, để có chút chữ nghĩa với người ta. Sau đó, hai cha con sang định cư tại Hoa Kỳ, theo diện cựu tù nhân chính trị. Diện HO. Nhiều năm trôi qua, hai cha con em không hề nghe tin tức về bà, kể từ lúc bà gởi con gái mới lên bốn của mình cho người hàng xóm tốt bụng cưu mang em,
                                     ooo
     Thưa chị,
 Em không hề giận hởn hay oán trách gì mẹ em cả, chị ạ! Mẹ nào lại chẳng thưong con phải không chị? Loài vật cũng biết thương con, huống chi là con người. Có thể mẹ em có nỗi khổ tâm riêng. Có hoàn cảnh tình huống chẳng đặng đừng nào đó, mà bà không thể liên lạc với con mình được. Không thể bày tỏ cùng ai. Bất đăc dĩ mẹ em mới làm thế. Em thật không may mắn. Em không có cơ hội ở chung với mẹ mình những ngày còn thơ ấu và lúc lớn khôn nên người như ngày nay.
    Bù lại, em có người cha thật tuyệt vời, phải không chị? Cha em là người đàn ông hiền lành, siêng năng, cần mẫn, tận tụy lo cho con cái mình hết mực. Ông giàu lòng thương yệu con cái. Ộng xuề xòa, vui tánh, cởi mở. bao dung thơm tình nhân ái. Ông đã tranh thủ dạy em học hành cho biết chữ.  Sau này sang định cư tại Xứ Cờ Hoa em có thể vươn lên trong xã hội mới, tự do, dân chủ và có cuộc sống ổn định ấm no sung túc. Theo em thì người cha cũng nên được các nhà trí thức, các nhà làm văn hóa, nghệ thuật. Các văn nhân, thi ca âm nhạc, kịch sĩ, nghê sĩ, diễn viên sân khấu, nên thực hiện băng nhạc, video, DVD, CD, tuồng tich ca tụng công ơn cha mẹ đồng nhau. Như thế mới công bằng, phải không chị?  Mong lắm thay!
                         
                                  KHÁNH  TRANG
            ( Viết theo chuyện kể của một cô gái, xin giấu tên )
                                 
 
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân