TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Điều tra vụ tai nạn phi cơ Asiana
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Điều tra vụ tai nạn phi cơ Asiana

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Lan Mimosa



Ngày tham gia: 21 Feb 2010
Số bài: 685

Bài gửiGửi: Tue Jul 09, 2013 3:23 pm    Tiêu đề: Điều tra vụ tai nạn phi cơ Asiana

Điều tra vụ tai nạn phi cơ Asiana



Asiana xác nhận rằng hai nữ thiếu niên Trung Quốc đã thiệt mạng trong vụ phi cơ Boeing 777 của hàng không Hàn Quốc đâm xuống phi trường San Francisco hôm thứ Bảy.

Gần một nửa số hành khách là người Trung Quốc, chủ yếu đi từ Thượng Hải, bên cạnh số người Hàn Quốc và công dân Mỹ. Có 49 người bị thương nặng.

Cha mẹ của Vương Lâm Giai, thiếu nữ Trung Quốc tử nạn trong chuyến bay 214 đau đớn trước tin con gái chết. Họ đã lên đường sang Hoa Kỳ nhận xác cô gái.



Đuôi chiếc phi cơ bị chém đứt khi lao vào tấm chắn ở sân bay.

Nhà chức trách Mỹ đang điều tra dữ liệu trong buồng lái được hộp đen ghi lại.

Trong số 307 hành khách có 181 người bị thương, đa số thương nhẹ nhưng 5 người ở vào tình trạng nguy kịch.

Giám đốc Cục An toàn Giao thông Quốc gia của Hoa Kỳ (NTSB), bà Deborah Hersman nói với các nhà báo rằng phi công đã đáp xuống đường băng ở tốc độ chậm hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn và đến phút chót thì xin phép bỏ cuộc hạ cánh.



Người đứng đầu Asiana, Yoon Young-doo (thứ tư từ trái sang) đã cúi đầu xin lỗi trong cuộc họp báo ở văn phòng của hãng tại  Seoul ,  Nam  Hàn hôm 7/7/2013.

Báo chí Nam Hàn nói mặc dù cơ trưởng của chuyến bay 214 rất có kinh nghiệm nhưng ông mới chỉ lái Boeing 777 có 43 giờ.

Hãng Asiana: Phi công máy bay lâm nạn còn đang học lái Boeing 777

Nhân viên điều tra Hoa Kỳ tại hiện trường vụ tai nạn ở Sân bay Quốc tế  San Francisco , ngày 7/7/2013.

Hãng máy bay Asiana cho biết viên phi công của máy bay lâm nạn ở phi trường San Francisco hôm thứ bảy còn đang học lái máy bay Boeing 777 và đây là lần đầu tiên ông lái máy bay loại này đáp xuống phi trường San Francisco.

Ngày hôm nay, hãng máy bay của Nam Triều Tiên cho biết viên phi công có 43 giờ lái máy bay Boeing 777 và tổng cộng hơn 9.000 giờ bay.

Một viên phi công có nhiều kinh nghiệm hơn với loại máy bay này đã làm người huấn luyện và phi công phụ của chuyến bay.

Bà Deborah Hersman, Chủ tịch Hội đồng An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ, hôm chủ nhật cho biết chiếc máy bay này không đánh đi tín hiệu cầu cứu nào hay báo cáo trục trặc gì trước khi lâm nạn.

Bà Hersman nói thêm rằng các máy ghi dữ liệu cho thấy máy bay đã bay với tốc độ chậm hơn nhiều so với tốc độ được nhắm tới lúc chuẩn bị hạ cánh.

Trước đó trong ngày chủ nhật, Giám đốc Sở Cứu hỏa San Francisco cho biết trong số những người bị thương có 19 người còn được điều trị ở bệnh viện và trong đó có 6 người bị thương nặng.

Hai hành khách bị thiệt mạng đã được nhận diện là hai thiếu nữ Trung Quốc, 16 tuổi. Các nạn nhân thuộc một nhóm gồm 30 học sinh và giáo viên từ tỉnh Triết Giang tới Mỹ tham gia một trại hè.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chia buồn với gia đình các nạn nhân.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có hành động tương tự.



Truyền thông Trung Quốc cho biết ông Tập Cận Bình cũng ra lệnh cho các phái bộ ngoại giao Trung Quốc tận lực giúp đỡ những người sống sót.

Sưu tầm


Được sửa bởi Lan Mimosa ngày Mon Jan 20, 2014 9:03 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Wed Jul 10, 2013 12:47 pm    Tiêu đề: Ba giây cuối cùng của chiếc Boeing 777

Ba giây cuối cùng của chiếc Boeing 777


Ba giây trước khi đập đuôi vào đê chắn sóng, tốc độ của phi cơ Asiana tụt xuống và động cơ đang ở mức 50% công suất tối đa. Một giây rưỡi sau, phi công yêu cầu hủy hạ cánh, nhưng đã quá muộn, động cơ không còn đủ lực nâng máy bay lên cao.


Đây là lần đầu tiên phi công Lee Hang-kook hạ cánh một chiếc Boeing 777 tại sân bay quốc tế San Francisco, và do một phần của hệ thống hạ cánh tự động trên sân bay không hoạt động, ông phải cho phi cơ tiếp đất bằng cách dùng mắt quan sát, trong điều kiện nắng trong và gió nhẹ của trưa ngày 6/7.

Khi máy bay ở độ cao120 m trên vịnh San Francisco, nó bay quá thấp và quá chậm, các chuyên gia hàng không đánh giá. Và trong tình huống đó, phi công đáng lẽ phải hủy hạ cánh, bay vòng lại và hạ cánh lần khác.

Nhưng Lee đã không hủy bỏ. Và một điều khó hiểu hơn nữa là ông và phi công bên cạnh, người có kinh nghiệm dày dạn hơn nhiều về Boeing 777, đã không thảo luận về thế khó của họ. Đoạn băng ghi âm giọng nói trong buồng lái cho thấy hai người đã không nói chuyện, và khi chỉ còn chưa đầy hai giây trước khi máy bay đập xuống, họ mới trao đổi với nhau.

Các nhà điều tra và chuyên gia an toàn hàng không hôm qua tập trung vào tìm hiểu vì sao phi hành đoàn đã không nhận ra sự nguy hiểm mà họ phải đối mặt để đưa ra hành động kịp thời.

"Đã không có sự thảo luận về bất cứ trục trặc nào vào thời điểm rõ ràng là có vấn đề xảy ra. Cả hai phi công đáng lẽ đã phải thấy điều gì đó không ổn", Los Angeles Times dẫn lời Barry Schiff, phi công làm việc cho hãng Trans World Airlines trong 34 năm, và hiện là chuyên gia an toàn bay, nói. "Vì sao một trong số họ đã không nói hay làm điều gì đó?".

Ủy ban Kiểm soát An toàn Giao thông (NTSB) của Mỹ có kế hoạch thẩm vấn tất cả 4 phi công trên máy bay, bao gồm hai người ở khu vực điều khiển và hai phi công phụ cho một chuyến bay dài. Bà Deborah A.P. Hersman, chủ tịch ủy ban, hôm qua cho biết các nhà điều tra sẽ xem xét chặt chẽ việc điều phối của phi hành đoàn trong buồng lái. "Chúng tôi đang xem xét những gì họ đã làm và vì sao họ làm vậy", Hersman nói. "Chúng tôi muốn biết họ đã hiểu điều gì".

Bà cũng cho hay NTSB muốn biết sự thực là ai là "phi công bay" (PF) trong chặng bay cuối này và "ai là phi công chỉ huy trong buồng lái".

"Chúng ta phải hiểu những phi công này đã biết gì. Chúng ta cũng cần xem cách họ điều khiển máy bay. Có phải họ điều khiển máy bay thủ công hay không? Có phải họ dựa vào chế độ tự động lái hay kết hợp cả hai - và hệ thống đó hoạt động như thế nào nếu chúng thực hiện như được thiết kế, nếu phi hành đoàn hiểu họ phải làm gì", CNN dẫn lời Hersman nói.  

Tuy nhiên, bà cho biết vẫn còn quá sớm để kết luận đây là lỗi của phi công "bởi có rất nhiều điều chúng ta không biết". Hersman nói rằng vào những giây cuối cùng, trước khi chiếc phi cơ của Asiana va chạm, nó đã bay ở tốc độ thấp hơn 30 knot (knot là đơn vị đo tốc độ tương đương 1,852 km/h) so với tốc độ hạ cánh tiêu chuẩn.

Ba giây trước vụ va chạm, tốc độ của phi cơ tụt xuống còn 103 knot và các động cơ hoạt động ở mức 50% công suất tối đa. Trong khi đó tốc độ cần thiết để hạ cánh khi đó là 134 tới 137 knot, độ cao 152 m

Michael L. Barr, một chuyên gia an toàn bay và là cựu phi công quân sự, giảng dạy tại Đại học Nam California, cho rằng ở độ cao 152 m, các phi công đáng lẽ phải có phương án tiếp đất ổn định, trong đó máy bay có độ chếch thích hợp, trực chỉ tâm của đường băng và ở tốc độ bay thích hợp. Nếu không, việc hạ cánh cần được hủy bỏ và máy bay phải quay vòng để hạ cánh lần nữa.


Phi công Lee Hang-cook, điều khiển chiếc Boeing 777, chỉ có 43 giờ kinh nghiệm lái loại máy bay này, dù ông có hàng nghìn giờ đối với các máy bay Boeing khác, như 747. Người hỗ trợ ông là phi công Lee Jung-min, một người nhiều kinh nghiệm hơn, tuy nhiên ông này cũng đã không đề nghị hủy hạ cánh và hạ cánh lại, mãi tới 1,5 giây trước vụ va chạm mới yêu cầu. Nhưng khi đó đã quá muộn để hủy hạ cánh bởi động cơ của máy bay khi đó gần như tiến về trạng thái bất hoạt, không thể đủ sức nâng máy bay lên cao trở lại.

Barr nói các động cơ mạnh trên những phi cơ lớn có thể mất tới 10 giây để tăng tốc từ mức chạy không đến lực đẩy tối đa. "10 giây khi bạn ở là là mặt đất dài bằng cả cuộc đời", ông nói.

Cuối cùng, không thể tăng độ cao được nữa, phần thân sau của máy bay va vào đê chắn biển và máy bay đập xuống đất, làm hai người chết và hàng chục người bị thương.

Các nhà điều tra hôm qua đào bới đống đổ nát. Phần dưới của bộ phận hình nón trên đuôi máy bay nằm trên những hòn đá ở đê chắn biển, giới chức cho biết, và một "mảnh quan trọng" của đuôi nằm ở dưới nước. Những mảnh khác của máy bay cũng được phát hiện dưới nước sau khi thủy triều rút. Ở rìa đường băng, các nhà điều tra phát hiện bộ phận thăng bằng ngang, dọc và phần trên của bộ phận nón.

Phía cuối đường băng 28L, các nhân viên tìm thấy bộ phận hạ cánh, các mảnh vỡ của thân máy bay, cũng như mảnh vỡ của đê biển cách đó vài chục mét.

Đài chỉ góc hạ cánh của sân bay San Francisco, có mục đích hướng dẫn phi công hạ cánh an toàn, đã không hoạt động từ tháng 6. Tuy nhiên phi hành gia có hai hệ thống tự động khác giúp họ hạ cánh nhẹ nhàng.

Jared Testa, người hướng dẫn bay trưởng tại Đại học Embry-Riddle Aeronautical cho rằng cho dù thiếu chỉ dẫn góc hạ cánh ở sân bay, phi công phải đủ kỹ năng hạ cánh bằng cách sử dụng mắt mình quan sát.

"Ở Mỹ, các phi công được huấn luyện kỹ năng bay và nhìn ra ngoài cửa sổ máy bay", ông nói. "Một cách tiếp đất bằng mắt nhìn không có gì là xa lạ với phi công. Họ được dạy điều đó ngay từ ngày đầu".

Theo Testa, vụ tai nạn của máy bay Asiana nên được coi là ví dụ cho thấy các hậu quả sẽ xảy ra nếu đưa ra quyết định quá muộn khi ở trong buồng lái. "Nhịp độ hoạt động là rất cao, nên sẽ không có cách nào để bạn có thể sửa sai. Tất cả các quyết định của bạn phải hoàn hảo. Không có thời gian phát hiện lỗi hay sửa lỗi".

Trọng Giáp (Theo Los Angeles Times
Về Đầu Trang
THUY LOAN



Ngày tham gia: 12 May 2011
Số bài: 3197

Bài gửiGửi: Thu Jul 11, 2013 5:19 pm    Tiêu đề: Làm sao thoát chết khi máy bay rơi ?

Tốc độ sơ tán xuất sắc khi chiếc Boeing 777 của Asiana đập xuống đất và bốc cháy hôm 6/7 khiến giới quan sát cho rằng vụ này cần được đưa vào sách giáo khoa, về việc làm thế nào đưa hơn 300 nhân mạng ra khỏi một máy bay đang cháy.

Các thành viên phi hành đoàn thường được huấn luyện sơ tán khẩn cấp hành khách mỗi năm một lần. Và trong vụ máy bay gặp nạn ở sân bay San Francisco hôm thứ bảy, họ đã tổ chức chiến dịch sơ tán chóng vánh và gần như hoàn hảo. Chỉ có 4 băng trượt mạn trái được bung ra, như vậy có thể các cửa mạn phải bị kẹt hoặc phi hành đoàn quyết định không dùng đến chúng.

Vậy mà toàn bộ 307 người của chuyến bay vẫn ra khỏi con chim sắt khi lửa bùng lên. Hai nữ sinh người Trung Quốc thiệt mạng, được tìm thấy ở bên ngoài máy bay; 168 người được đưa đến bệnh viện. Hơn 100 người khác không bị thương đến mức nhập viện.

“Không thể tin được khi thấy những gì phi hành đoàn này hoàn thành công việc của mình, mà chỉ dùng nửa số cửa thoát hiểm”, Leslie Mayo thốt lên. Mayo là một tiếp viên chuyên phục vụ các chuyến bay sử dụng loại Boeing 777 của hãng American Airlines, kiêm điều phối viên truyền thông quốc gia của Hiệp hội tiếp viên chuyên nghiệp.

Thị trưởng San Francisco Edwin Lee cho biết, các nhân viên y tế ca ngợi những người cứu trợ khẩn cấp ở hiện trường về cách xử trí hợp lý, ưu tiên những người bị nặng trước. Họ cho rằng chính cách làm của các nhân viên cứu hộ đã giúp giữ tính mạng của nhiều người.

“Trong tình trạng hỗn loạn và nguy hiểm tại hiện trường hôm qua, mọi người đã dùng những từ như 'kỳ diệu, phi thường' để nói việc những hành khách bị thương nặng được cứu sống nhờ công tác cứu trợ xuất sắc ở mặt đất", ông Lee nói.

Theo thông lệ, các thành viên phi hành đoàn được đào tạo về hai cách sơ tán hành khách: loại có cảnh báo về nguy cơ va chạm; và loại va chạm bất ngờ. Không rõ là phi hành đoàn của Asiana đã nhận được cảnh báo về va chạm thế nào.

Khi nhận được cảnh báo, các tiếp viên phải bảo đảm các hành khách vẫn ngồi ở ghế của mình, chuẩn bị đối phó với tác động của sự va đập, còn các hành khách ngồi ở hàng ghế sát lối thoát hiểm thì phải sẵn sàng hành động. Hành khách được yêu cầu ngồi yên tại chỗ, khi máy bay dừng lại mới đi ra, không được mang theo hành lý.

“Nhiều khi mọi người cứ đứng đó không biết làm gì. Họ mang hành lý, một cách rất vô thức. Đây không phải lúc lo về cái iPad của anh, mà là mạng sống của anh”, Mayo nói.

Trong trường hợp máy bay bị va chạm bất ngờ, các tiếp viên được đào tạo thuần thục để mở các cửa thoát hiểm khẩn cấp, sau đó các băng trượt sẽ tự bung ra. Ngay lập tức, tiếp viên phải kiểm tra xem có khói hay lửa ở phía ngoài máy bay hay không để tránh.

“Tôi thành thạo đến mức có thể mở cửa cả khi tôi đang ngủ”, Candace Kolander, cựu thành viên phi hành đoàn, có thâm niên 23 năm, hiện làm giám sát an toàn bay, sức khỏe và an ninh cho Hiệp hội phi hành đoàn Mỹ cho biết.

Một yếu tố chủ chốt giúp hành khách rời máy bay nhanh chóng là sử dụng tất cả các lối ra. Phần lớn hành khách ở khoang giữa, trong khi khoang hạng sang chỉ có khoảng 16 ghế ngồi.

Các tiếp viên phải đứng quan sát xem trong khi hành khách chờ đến lượt trượt xuống, thì cầu trượt nào rảnh, cầu trượt nào đông, để điều phối họ.

“Nếu cửa thoát hiểm chỗ tiếp viên đã hết khách, tiếp viên phải đi sâu một chút vào trong thân máy bay xem còn ai đứng đó nữa không, nếu có thì gọi thật to cho họ chạy ra cầu trượt", Kolander nói.

Hãng tin AP cho biết, trong vụ tai nạn hôm thứ bảy, các nhân viên cứu hộ dưới mặt đất đã phải ném dao cho các thành viên phi hành đoàn, để họ cắt đai an toàn cho hành khách bị kẹt trên máy bay.

Các tiếp viên thường bày tỏ sự khâm phục đối với sự bình tĩnh và sự sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau của hành khách, đặc biệt là khi giúp những người bị thương rời máy bay.

“Mọi người không chạy, la hét và hoảng hốt. Thật đáng ngạc nhiên”, Mayo nói. “Họ không nhất thiết lo cho bản thân mình. Thật phi thường khi mọi người sẵn sàng giúp đỡ người khác trong lúc nguy cấp”.

Trước khi rời máy bay, nếu khói không quá dày và lửa không đe dọa tính mạng họ, các thành viên phi hành đoàn phải kiểm tra trong cabin xem có hành khách nào bị kẹt hay không.

“Nếu tình huống cho phép, một thành viên phi hành đoàn phải vào cabin và kiểm tra một vòng. Nếu không, bạn cần phải ra ngoài và hỗ trợ trên mặt đất cùng đội phản ứng nhanh”, Kolander nói.

Phía cuối băng trượt là điểm các hành khách có thể đâm sầm vào nhau. Các thành viên phi hành đoàn cần yêu cầu một số hành khách ở cuối băng trượt giúp người khác mới trượt xuống đứng dậy. Tiếp viên phải làm người chỉ huy ở đầu băng trượt, sao cho nhiều người cùng trượt xuống an toàn.

“Tiếp viên chạm vào 2 người một lần - anh này, anh này - để báo đến lượt họ lên băng trượt. Ở cuối băng, phải có người đón lấy họ, giúp họ đứng lên, tránh khỏi cầu trượt và chạy khỏi khu vực máy bay đang đỗ”, Kolander nói.

Các thành viên phi hành đoàn được đào tạo lặp đi lặp lại, điều đó phần nào giúp giảm áp lực nếu xảy ra tình huống khẩn cấp trong thực tế. Họ cũng luôn yêu cầu hành khách nghe các bài hướng dẫn an toàn, vì có sự khác nhau giữa các máy bay.

“Kể cả khi bạn là hành khách bay thường xuyên, bạn vẫn nên nghe các hướng dẫn an toàn, bởi vị trí cửa thoát hiểm ở các máy bay khác nhau cũng khác nhau", Kolander khuyên. "Bạn phải tìm hiểu cho kỹ".

Khánh Lynh (theo USD Today)
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tin Thường Nhật Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân