TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những điều hơi khác giữa đông y khí công và đông y cổ truyền ./
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những điều hơi khác giữa đông y khí công và đông y cổ truyền ./

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Henry



Ngày tham gia: 21 Jul 2009
Số bài: 18
Đến từ: California, USA

Bài gửiGửi: Mon Apr 22, 2013 9:15 pm    Tiêu đề: Những điều hơi khác giữa đông y khí công và đông y cổ truyền ./

Những điều hơi khác giữa đông y khí công và đông y cổ truyền

Thận âm thận dương :
Đông y cổ truyền cho rằng Thận dương ở người Nam bên trái, của người Nữ bên phải, vì bên to bên nhỏ.
Nhưng thận dương lại còn chỉ chức năng làm việc của qủa thận. Nếu đem lý thuyết này mà giảng dạy cho
những người học tây y, họ đặt câu hỏi rằng : Như vậy, Tôi đã mổ của họ mất một thận dương rồi thì chức
năng hoạt động của thận không còn nữa à ? Đông y sẽ không trả lời được.
Vì thế, giải thích của đông y khí công là : Thận dương nhờ hỏa khí của Tâm dẫn xuống Mệnh môn là huyệt
chuyển hóa hai chiều, đưa hỏa khí vào thận để giúp 2 qủa thận là thận âm chuyển hóa khí ra Mệnh môn dẫn
khí qua 2 huyệt Tam tiêu chuyển hoá vinh vệ khí đi nuôi khắp cơ thể, vì thế qủa thận là thận âm. chức năng
chuyển hóa là thận dương, cắt 1 thận cũng vẫn còn thận duơng thận âm.
Kinh mạch có 2 đường song song, nhưng mỗi bên có ý nghĩa khác nhau :
Có những người học tây y rồi học châm cứu thắc mắc đặt câu hỏi :
1-Tôi bị bệnh đau bao tử. Khi tôi đi thử nghiệm tây y, bao tử không có vân đề, nhưng bấm vào huyệt Lệ
đoài bên trái đau, mà tại sao huyệt bên phảu không đau ? Thầy châm cứu kinh nghiệm cũng không giải thích
được . Lý do, khi bệnh nhân khai đau bao tử, bắt mạch, rồi châm cứu bằng kim để điều chỉnh lại sự khí hóa là
xong, có bao giờ bấm vào huyệt để biết tại sao có chuyện lạ, đáng lẽ cùng đường kinh thì phải đau cả 2 bên
chứ.
Mỗi kinh có 2 đuờng song song mà cổ nhân tìm ra, nếu chỉ biết châm cứu đơn thuần, thì phải châm cả hai
bên, như vậy lại sai với những bệnh mà cổ nhân dạy huyệt này châm bên trái, huyệt kia châm bên phải, huyệt
này châm trước, huyệt kia châm sau. Chưa có ai thắc mắc tại sao chỉ châm trái, tại sao chỉ châm phải, càng
châm ít kim càng chính xác và có kết qủa cao hơn châm nhiều kim cả 2 bên của một đường kinh.
Vì phải tiếp xúc với nhiều người tây phương học châm cứu, họ có nhiều thắc mắc mà tài liệu không giải thích
nên Phương pháp đông y khí công đã giải thích được một bên đường kinh thuộc chức năng, một bên thuộc cơ
sở.
Trở lại thí dụ trên huyệt Lệ đoài bên trái đau, mà bên phải không đau, có nghĩa là chức năng hoạt động của
bao tử bị bệnh, nên đầy tức, căng cứng, ợ hơi, nhưng chưa làm tổn thương cơ sở, nên huyệt bên trái thuộc cơ
sở không đau. Ngược lại cơ sở bị tổn thương, như tiết nhìều acid hay loét nhẹ mà bệnh nhân không biết, ăn
vẫn ngon vẫn tiêu hóa tốt, chỉ hơi cảm thấy đau ít sau khi ăn rồi thôi. Lúc đó huyệt Lệ đoài bên trái đau, bên
phải không đau . Khi bệnh trở nặng đi khám mới biết loét bao tử lúc đó cả 2 huyệt Lệ đoài đều đau.
2-Tôi đã hút nhiều thuốc lá, tôi bị ho suyễn. Thầy thuốc đông y khám cho biết Phế hư, nhưng tôi đi chụp
hình phổi tốt. Sau bệnh của tôi càng ngày càng nặng, thầy đông y khám cho biết lần này Phế hư nặng hơn lần
trước, tôi lại đi chụp hình vẫn tốt. Xin Thầy đông y giải thích tại sao có sự khác biệt giữa đông tây y ? Đông y
cũng không giải thích được.
Đông y Khí công giải thích, Phế hư do chức năng, kiểm soát bằng huyệt chức năng là những huyệt phế trên
kinh dương Bàng quang là Phế du, bấm vào thấy đau, bên trái đau là phổi bên trái bệnh, bên phải đau là phổi
bên phải bệnh, cả 2 bên bị đau là cả hai phổi bị bệnh. Nếu khám lần thứ hai, Thầy đông y nói bệnh nặng hơn,
nhưng cũng không giải thích được cho bệnh nhân hiểu, thì đông y khí công giải thích bằng huyệt.
Bấm vào 2 huyệt Phế du đau, thêm 2 huyệt Hộ Phách cũng bị đau mà lần trước bấm không có cảm giác đau,
đó là những huyệt chức năng, thử xem sắp tổn thương cơ sở , tức là sắp nám phổi có tỳ vết chưa, bấm vào
các huyệt Phế âm là Vân môn, Trung phủ, bên nào đau nhiều là phổi bên đó sẽ bị nám, gọi là tổn thương thực
thể.
Khi bệnh nhân ho có đàm lẫn máu, sốt về chiều thì có nhiều những huyệt khác bấm vào bị đau như Phế du,
Hộ phách, Cao hoang, Vân môn, Trung phủ, và mẹ của Phế cũng hư, khi bấm vào Trung quản rất đau.
Chưa ai nghiên cứu tường tận sự kỳ diệu của huyệt để áp dụng trong việc khám bệnh bằng huyệt để tìm ra
chức năng hay cơ sở hư hay thực, để khi chữa bệnh không lạm dụng nhiều huyệt, mà chỉ cần ít huyệt chính
xác, và đa số bỏ qua quy luật dương bệnh lấy âm chữa, được đông y khí công giải thích cơ sở bệnh dùng chức
năng chữa, chức năng bệnh dung cơ sở chữa, vì thế chỉ cần dùng ít huyệt. Sau đó bấm thử lại các huyệt đã bị
đau khi khám bây giờ còn đau không, nếu chữa đúng những huyệt ấy sẽ hết đau là bệnh đã bớt hay khỏi hẳn.
Sau đó phải duy trì các bài tập khí công cũng có lồng ngũ hành trong đó để mình tự chữa và phòng bệnh.
Cách chữa này các bệnh nhân người ngoại quốc gọi là phép lạ của đông y khí công.


3-Đông y- khí công chú trọng đến sự chuyển hóa của Tam tiêu :
Đông y và châm cứu thuần túy ít áp dụng kinh Tam tiêu, có vẻ cho là thừa không cần thiết trên thực hành, chỉ
cần thiết trên lý thuyết để giải thích quy luật khí hóa ngũ hành. Cho nên không thấy giá trị của từng huyệt mà
công dụng tưởng như khác với sách vở kinh điển.
Huyệt Công tôn-Trung cực chữa bệnh mất hồng cầu trong bệnh ung thư máu:
Trong đông y châm cứu không có huyệt nào làm tăng hồng cầu để chữa bệnh Ung thư máu mất hồng cầu.
Nhưng thật ra Huyệt Công Tôn bên phải vừa là chức năng của Tỳ, vừa là Xung Mạch thông lên tim đưa hỏa khí
xuống Mệnh môn, cùng với huyệt Trung Cực là dũng thần phò tá Công tôn, huyệt này thuộc Nhâm mạch nhờ
Tam tiêu thu rút các âm chất ( tinh) chuyển hóa ra dương đưa sang Mệnh môn vào cột sống hóa tủy sinh
huyết bản tạo ra hồng cầu.( khí hóa tinh, tinh hoá tủy). Nếu chỉ nói Công tôn và Trung cực sinh hồng cầu,
thầy đông y và châm cứu bán tín bán nghi không giải thích được, nên không dám áp dụng.
Tôi đã dùng cách này và hướng dẫn bệnh nhân Ung thư máu tập khí công mà khỏi bệnh. Tôi cũng đã email
cho Mẹ của cháu Michell đang bị ung thư máu tập khí công tự chữa bệnh nhưng Mẹ cháu Michell đã từ chốI
cách này, để mở chiến dịch tìm người hiến tủy, lập ra ngân hàng tủy cũng là một cơ hội tốt giúp đỡ cho nhiều
bệnh khác sau này.
Huyệt tăng cường oxy :
Cũng vì công năng của sự khí hóa Tam tiêu , mà đông y khí công đã thử nghiệm và tìm ra được những huyệt
dùng trong cấp cứu có hiệu quả thực tế trên lâm sàng mà không có sách vở đông y châm cứu nói đến.
Thật ra nó không mới lạ, vì môn bấm huyệt không thịnh hành nên không thấy cái hay của lý thuyết đông y
kinh mạch. Tại sao môn bấm huyệt không thịnh hành ? Lý do người bấm huyệt bị hao tổn khí lực nên thời gian
hành nghề không thể tồn tại lâu, nếu không nghỉ hành nghề, chính ông thầy sẽ mất sức mà bị bệnh.Cho nên
môn bấm huyệt đã mai một.
Vì thế muốn phát triển môn Đông y khí công day bấm huyệt, người thầy phải biết cách luyện khí bảo vệ sức
khỏe cho mình trước, trước khi chữa bệnh cho người khác thì khi bấm huyệt cho bệnh nhân, chính là truyền
năng lượng của mình khai thông những huyệt đạo bế tắc của bệnh nhân, nhờ hệ thống tam tiêu dẫn khí đi
khắp cơ thể bệnh nhân. Chỉ qua một huyệt như thế để truyền khí cho khỏi bệnh, người xưa cũng đã thường
làm và môn này được gọi là Nhất điểm thông kinh mạch, đã có từ thời Thầy Biển Thước, thịnh hành vào thời
Thầy Vương thúc Hòa bên Trung Hoa. Tại sao người xưa đã làm được mà bây giờ không làm được ? Vì bây giờ
chỉ bắt chước bấm huyệt mà không luyện tập khí công, nên không thể truyền lực qua huyệt được.
Khi vào bệnh viện cấp cứu những bệnh nhân hôn mê (coma), những huyệt thường dùng sau đây có kết qủa
không ngờ mà chưa có sách đông y châm cứu nào nói đến:
Tăng cường oxy cho não : day Nhân trung
Tăng cường oxy cho tim : day Hạ Quan
Tăng cường oxy cho Phổi : Bấm đè Trung quản
Tăng cường oxy cho Thận : Bấm đè Khí Hải
Hạ đàm trong phổi : day Vân môn, Trung phủ
Bụng trướng đầy hơi : Tả Túc tam lý
Thông máu tắc trên não : huyệt Chí âm.
Châm kim ở 2 huyệt Chí âm rồi nặn máu đến bao giờ ra được máu đỏ thì mới khỏi. Sau đó những máu bầm bị
tắc từ não sẽ có lối thoát trào ra mũi, miệng, đường tiểu, nước tiểu sẽ có mầu đỏ nâu, không phải là bàng
quang bị nhiễm trùng hay tiểu trường bị xuất huyết.
Huyệt làm mở mắt khi bị hôn mê : Vuốt huyệt Tam âm giao.
Vuốt từ dưới huyệt đi qua huyệt lên trên huyệt, vuốt 18 lần. Mới hôm qua tôi đã chỉ dẫn một người bạn có ông
chú 80 tuổi bị stroke hôn mê 1 tuần trong phòng cấp cứu của một BV ở California áp dụng các huyệt trên. Sau
đó ông tỉnh và mở mắt nói chuyện được, một ngày sau ông ngồi xe lăn được để đi về Viện trông nam người
già.
Nếu theo đúng lý thuyết đông y thuần túy mà không qua kinh nghiệm tổng quát thì trên thực tế môn học đông
y sẽ không tồn tại được với tây y để dung hòa thành một nền y học siêu việt chung trên qủa địa cầu này.

Bây giờ tôi mới vỡ lẻ về chuyện Thận Dương /Thận Âm, kinh mạch song song mà lại có công năng khác
nhau,...

Bài viết của Đổ Đức Ngọc
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân