TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 7 thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh và Ăn uống ra sao để tránh bệnh tiểu đường
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

7 thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh và Ăn uống ra sao để tránh bệnh tiểu đường

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
thinhdang



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 2019

Bài gửiGửi: Wed Apr 10, 2013 9:41 pm    Tiêu đề: 7 thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh và Ăn uống ra sao để tránh bệnh tiểu đường

7 thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh


Người mắc bệnh tiểu đường luôn có hàm lượng đường trong máu cao. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm chứa nhiều cacbohydrat.

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi lượng insulin của tụy bị thiếu. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nhiều bệnh khác, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não...

Người mắc bệnh tiểu đường luôn có hàm lượng đường trong máu cao. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm chứa nhiều cacbohydrat và nên có một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp.

1. Nước trái cây

Các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại.

Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.



2. Trái cây khô

Giống như nước trái cây, mặc dù trái cây sấy khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu tăng cao.



3. Gạo trắng

Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu và quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn.

Thay vì ăn gạo trắng hàng ngày, người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu. Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần.



4. Sữa

Các chất béo bão hòa có trong sữa không chỉ làm tăng nồng độ cholesterol (LDL), tăng nguy cơ mắc bệnh tim mà còn có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng cho những người bị bệnh tiểu đường, ví dụ như làm giảm sự đề kháng insulin.

Người mắc bệnh tiểu đường nên tránh các thực phẩm được làm từ sữa nguyên chất như kem, sữa chua, pho mát kem... thay vào đó họ nên dùng các sản phẩm sữa ít chất béo.


5. Thịt mỡ

Các nghiên cứu cho thấy rằng thịt mỡ chứa rất nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, có thể đẫn đến các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường. Ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ làm tăng acid béo và triglycerides-nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

Để tránh mắc bệnh tiểu đường bạn nên hạn chế ăn thịt mỡ, bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thức ăn có ít chất béo bão hòa, giàu chất xơ như rau, các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, đậu hà lan, chỉ nên ăn thịt nạc và thịt gia cầm bỏ da...



6. Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhẹ chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt... thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường.

Những người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.



7. Rượu

Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp.

Tốt nhất, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.



Ăn uống ra sao để tránh bệnh tiểu dường

Khi có những triệu chứng tiền tiểu đường, cách quan trọng nhất và đơn giản nhất để tránh không bị bệnh này và làm cơ thể không có đề kháng với insulin là tìm cách giảm cân mà tốt nhất nhờ vào sự kết hơp giữa thể dục và chế dộ ăn uống

Về vấn đề ăn uống thì không có một thực chế nào đặc biệt dành riêng cho người bệnh tiểu đường, mà chỉ có một chế độ ăn uống thuần khiết mọi người nên tuân theo: dó là một thực chế gồm nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hat, protein không mỡ, chất béo lành mạnh (a plant-based, whole grain, lean protein, healthy-fat diet). Thực chế này đã được chứng tỏ là có thể bảo vệ chúng ta chống lại những bệnh tật chính bao gốm bệnh tim, ung thư, viêm khớp và Alzheimer—các bệnh này đều tăng cao rủi ro bị tiểu dường.

Thực chế này đòi hỏi chúng ta phải tuân theo những thay đổi dặc biêt như sau:

1- Trước khi ăn một carbohydrate, phải xem nó thuộc loại nào

Nên lựa chọn những ngũ cốc nguyên hạt thay vì loại đã được biến chế. Nên ăn trái cây nguyên thay vì uống nước ép. Tránh các loại bột trắng và đưòng trắng có mặt trong nhiều thực phẩm biến chế

2- Tăng lượng chất sơ tiêu thụ, đặc biệt là chất sơ hòa tan

Một người Mỹ trung bình ăn 15 gram chất sơ một ngày—nhưng một thành niên cần tới những 45 gram mỗt ngày. Phân nửa số lượng chất sơ này (10-25 gram) phải là chất sơ hoà tan, tức là những chất sơ dính như keo có trong bột lúa kiều mạch (oatmeal), cám kiều mạch, rau, lúa mạch (barley), đậu Hà lan, và các trái cam quýt. Các chất sơ hoà tan bám dính vào cholesterol trong hệ tiêu hóa để giúp cơ thể loại bỏ chúng, giảm lipid, và giúp kiểm soat đường trong máu (nên biết chất sơ không hoà tan có trong lúa mì, cám lúa mì, lúa mạch/rye và gạo)

Dể có được 45 gram chất sơ một ngày, bạn có thể ăn một bát ngũ cốc nguyên hạt như hạt kiều mạch cắt nhỏ; có thêm hat lanh xay và các loại hạt (nuts) khác xắt nhỏ và một khẩu phần trái cây. Thay gạo trắng bằng gạo nâu (lức) hay lúa mạch

3- Lựa chọn các chất béo lảnh mạnh để ăn hoặc nấu.

Tốt nhất là chọn các loại hạt (nuts), trái bơ (avocadoes), các loại hạt giống (seeds), dầu olive siêu nguyên chất (extra virgin olive oil), và dầu canola

4-Thêm quế vào thức ăn

Gia vị này giảm sự đề kháng insulin của cơ thể. Bột quế tăng thêm hượng vị cho bột kiều mạch, khoai lang, cà phê hay trà

5- Chọn protein không mỡ và bớt ăn protein động vật

Tốt nhất là cá nước lạnh, đậu nành nguyên hạt, và bất cứ loại đậu gì như đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng-ti, và đậu edamame

6- Uống multivitamin loai tốt mỗi ngày

Chọn loại multivitamin nào cung cấp 100 phần trăm lượng cần thiết hàng ngày về các chất khoáng và vitamin chính yếu. Một số chất vi khoáng như kẽm và magnesium rất quan trọng cho việc điều chỉnh đường-huyết. Tuy nhiên phần lớn những người trên 50 tuổi không cần chất sắt

Hồng Uyên

Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân