TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Một số điều nên biết về dươc thảo
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Một số điều nên biết về dươc thảo

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Wed Dec 05, 2012 11:42 pm    Tiêu đề: Một số điều nên biết về dươc thảo




Một số điều nên biết về dươc thảo

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Quốc tế, một sản phẩm được coi là dược thảo khi thành phần chủ đạo gồm một bộ phận của thảo mộc nằm trên không hay dưới đất, trong hình dạng nguyên thủy hay đã được chế biến. Khi có pha lẫn bất cứ hóa chất hay khoáng chất thì thuốc  không còn là dược thảo nữa.                                                                        Thật ra dươc thảo  cũng căn cứ vào rễ, thân, củ, lá, hột như thuốc Bắc và thuốc Nam của Việt-Nam ta, nhưng chỉ khác là tất cả được chế biến hoàn chỉnh hơn gần giống như các loại thuốc của y khoa hiện đại như dạng bột, viên, hay viên bọc nhựa, nước, hay dạng thuốc tể, v.v..

Với Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) thì dược thảo được xếp vào hạng  thức ăn dinh dưỡng bổ sung (dietary supplements), được bày bán không cần thử nghiệm, nghiên cứu như âu dược, mặc dù dược thảo có thể  trị bệnh và cũng có tác dụng phụ. Dược thảo không được phép quảng cáo là có công dụng trị bệnh mà chỉ được nói chung chung về ích lợi của sản phẩm, thí dụ thuốc làm lợi tiểu tiện, bổ gan, tăng cường miễn dịch…

Đối với dược thảo, các nhà sản xuất không cần phải khai báo với FDA về cơ cấu của thuốc, cũng như tính hiệu nghiệm, cùng phản ứng phụ, và mức an toàn của thuốc đặc chế. Cũng không đòi hỏi thông tin cần được liệt kê trên nhãn hiệu của các lọ thuốc. Do đó, kết quả dù tích cực hay tiêu cực, hay ảnh hưởng dài hạn lên cơ thể hoàn toàn không được biết đến và cũng không có một cuộc nghiên cứu dài hạn nào để thẩm định mức an toàn của thuốc.

Mặc dù Luật Dietary Supplement Health & Education Act năm 1994 cho phép các loại thuốc thực vật trên được ghi trong nhãn hiệu hướng dẫn cách dùng và tính hiệu nghiệm của thuốc, nhưng trên thực tế ngoài thị trường, các nhãn hiệu trên hoàn toàn không ghi rõ về cách định bệnh, chữa trị hay phòng bệnh gì cả!

Thêm vào đó dược thảo không bị đòi hỏi phải cung cấp tỷ lệ các thành phần hóa học cấu tạo ra thuốc, cũng như tính tinh khiết như các loại thuốc tây y. Do đó hiệu quả của cùng một loại thuốc, cùng một nhãn hiệu có thể không giống nhau vì tỉ lệ thành phần thay đổi và do những tạp chất có trong thuốc thay đổi trong lúc sản xuất như phấn hoa, chất gây dị ứng cho cơ thể, bào tử của hoa, v.v..           Và tỷ lệ khác biệt nầy làm thay đổi tính hiệu nghiệm của thuốc, đôi khi còn  gây ra những phản ứng bất lợi cho bệnh nhân. Dựa theo cuộc nghiên cứu về thuốc sâm bày bán trên nước Mỹ của tờ Consumer Reports, chất liệu chính của sâm là chất ginsenosides thay đổi từ 3 đến 23.2 mg trong mỗi viên thuốc tùy theo viện bào chế. Ðiều này có nghĩa là chúng ta  phải uống 10 viên thuốc sâm của hãng này mới có công hiệu bằng một viên thuốc của hãng kia. Cũng trong một cuộc nghiên cứu tương tự về thuốc dehydroepiandrosterone (DHEA), người ta khám phá ra là trong số 16 hãng bào chế thuốc này, có 3 hãng hoàn toàn không chứa một tí thuốc nào trong những viên thuốc của họ, 4 hãng khác chứa ít hơn 80% chất thuốc đã liệt kê, và một hãng khác chứa 150% nhiều hơn lương thuốc ghi trên chai thuốc
Mặt khác,  theo tạp chí JAMA (Journal of the American Medical Association) số ra tháng 11 năm 2004, khoảng 20% trong số 70 loại thuốc cỏ cây bào chế tại Á Châu bầy bán tại Boston  chứa quá nhiều  kim loại nặng như chì, thủy ngân và thạch tín.  Vì thế, cũng theo bài báo này, họ đã đưa ra lời khuyên là tất cả bệnh nhân đang uống các loại thuốc cỏ cây nên đi thử máu để xem có bị trúng độc vì những kim loại nặng này hay không.


Do đó, mặc dù một số dược thảo có thể trợ giúp giải quyết một số bệnh của con người, nhưng điều đó không có nghĩa là dược thảo đạt được mức an tòan. Vì vậy việc sử dụng  dược thảo cũng cần phải chú ý không nên tùy tiện và cần có cơ sở khoa học không nên tự chữa bệnh mà phải có ý kiến của bác sĩ.



Tuy vậy, có thể nói ngành y khoa cây cỏ ngày nay phát triển rất nhanh trên toàn thế giới.Theo Cơ quan Y Tế Quốc Tế, hiện có trên 4 tỉ (67% dân số) người dùng dược thảo trên toàn cầu. Kỹ nghệ chế biến dược thảo, bốc thuốc rất phát đạt, thịnh vượng, vo81i số doanh thu là 12 tỷ mỹ kim trong năm 1998. Riêng tại Hoa Kỳ, trong năm 1998, dân chúng đã tiêu hơn 4 tỷ mỹ kim để mua các lọai dược thảo. Từ năm 1990 tới 1997, số người dùng dược thảo tăng 380%, số người đi khám bác sĩ giảm, mà số người đi khám bệnh thầy thuốc không chính thống cũng nhiều hơn. Số người  dùng dươc thảo ngày mỗi nhiều vì  các lý do như sau:

-  âu dược quá đắt, đôi khi không công hiệu, mà lại có nhiều tác dụng độc hại, không mong muốn;

- dân chúng thích dược thảo có nguồn gốc trực tiếp từ cây cỏ hơn là âu dược hóa chất (mặc dầu một số âu dươc cũng từ dược thảo mà ra như thuốc  morphine   được trích ly từ cây thuốc phiện (poppies), aspirin từ cây liễu, và digoxin dùng để chữa trị nhịp tim đập không đều  từ cây đuôi chồn (foxglove).

- dân chúng bất bình với nhóm tài phiệt bao thầu quản trị y tế ,giới hạn việc sử dụng thuốc tây y để kiếm nhiều lợi nhuận...

Chính vì vậy mà cách đây mấy năm  Viện Sức khỏe Hoa Kỳ đã thành lập một trung tâm nghiên cứu dược thảo cũng như các phương tiện trị liệu không chính thống.



Vì các lý do nêu  trên chúng tôi  thiết nghĩ cũng nên tìm hiểu một vài dữ kiện về dươc thảo trước khi quyết định sử dụng vào việc chữa bệnh



Sự an toàn của dược thảo

Có một khái niệm hết sức thông thường và tự nhiên của người đời là, dược thảo nghĩa là cây cỏ (herbal), là tự nhiên (natural), nên an toàn (safe); vì vậy người    dân coi dược thảo an toàn hơn các loại thuốc hóa chất hay tổng hợp hóa chất do ngành y dược  hiện đại bào chế.

Theo đại  chúng,  dược thảo an toàn hơn âu dược, ít gây chứng bệnh phụ và rất ít khi gây tai nạn tử vong. Tuy nhiên, dược thảo vẫn là một loại thuốc, khi dùng ta cần cẩn thận, không nên nghĩ vì nó là cây thiên nhiên nên không có hại. Cam thảo (licorice) là một trong những thuốc cây cỏ dùng nhiều nhất trên khắp thế giới để chữa bệnh lở bao tử, ho, suyễn, nhưng nếu dùng lâu ngày, có thể gây tăng huyết áp, nhức đầu, mệt mỏi. Khi mới dùng lần đầu, nên dùng với phân lượng nhỏ rồi tăng dần cho tới liều chỉ dẫn bởi nhà sản xuất.  Nước trích từ cây nhàu (noni) đã được quảng cáo rầm rộ khả năng trị nhiều loại bệnh. Nhưng loại nước này có thể gây ra hiện tượng chảy máu bên trong cơ thể, và có thể gây ra phản ứng với các yếu tố chống đông máu có sẵn trong huyết mạch của con người.  Một thí dụ khác là cà phê, một loại họ thảo ta dùng mỗi buổi sáng để nâng cao tinh thần. Nếu uống 2 ly mỗi sáng thì có tác dụng tốt như ý muốn, 5 ly là có nhức đầu, nóng nẩy, 15 ly thì bắt đầu thấy ù tai, chóng mặt.

Dược thảo bán trên thị trường không được thử nghiệm về sự tinh khiết và hiệu nghiệm, nên đôi khi có lẫn chất không cần như phấn hoa, phấn lá...và có thể gây dị ứng



Hiệu năng của dược thảo



Các nhà sản xuất cũng như hơn 4 tỷ người đang dùng dược thảo đều cho là thuốc công hiệu trong việc trị bệnh và ngừa bệnh. Đã có nhiều nghiên cứu khoa học hỗ trợ ý kiến này. Có điều là tác dụng của dược thảo thường từ từ, nhẹ nhàng, cần thời gian lâu để có hiệu qủa, do đó tốt cho việc phòng bệnh.

Dược thảo, với nhiều chất thuốc khác nhau, có tác dụng vào nhiều bộ phận cơ thể  hơn là âu dược ,vì âu dược chỉ có một dược chất  tác dụng vào một bệnh nhất định.

Dược thảo thường không đủ mạnh để trị cấp cứu, nhất là các bệnh do vi khuẩn gây ra, nên thuốc kháng sinh vẫn là thuốc căn bản

.

Dược thảo không gây nghiện



Thường thường cỏ cây gây nghiện như cây thuốc phiện, cần sa... không được phép bán công khai tại các tiệm thuốc. Dược thảo không có kích thích tố hay chất chống viêm steroid, nhưng một vài dược thảo có tác dụng hỗ trợ sự tiết các chất này trong cơ thể.



Chọn lựa dược thảo



Như đã nói ở trên, nhà sản xuất không cần chứng minh sự an toàn và công hiệu của dược thảo khi tung ra thị trường, mà chỉ khi nào có chuyện xảy ra thì thuốc đó mới bị bỏ đi. Tiêu chuẩn bào chế của mỗi nhà sản xuất đều khác nhau, nên tỷ lệ dược liệu đều thay đổi. Tỷ lệ này cũng thay đổi tùy theo cây cỏ được trồng ở địa danh nào, được hái vào mùa nào, được tồn trữ ra sao và phần nào (rễ, thân hay lá) của cây được sử dụng để bào chế thuốc. Những điều này gây khó khăn không ít cho giới tiêu thụ khi mua thuốc. Vì thế, các nhà sản xuất đã tổ hợp với nhau để thống nhất sản xuất. Khi mua, nên lựa sản phẩm do của các công ty tín nhiệm có cơ sở nghiên cứu đầy đủ về phân lượng, tinh khiết và công hiệu. Cũng nên lựa sản phẩm có nhãn hiệu với chỉ dẫn cách dùng, tác dụng phụ, loại cây cỏ, ngày hết hạn.



Những điều cần lưu ý khi dùng dược thảo

Khi dùng dươc thảo nên lưu ý mấy điểm sau đây

1- Thông báo cho bác sĩ khi dùng dược thảo để tránh tác dụng không tốt giữa âu dược và thuốc cỏ cây. Không dùng ginkgo biloba (bạch quả) với thuốc trị đau nhức aspirin, thuốc ngừa tai biến não Ticlid, Persantine; không dùng dươc thảo St John Wort... khi uống thuốc trị trầm cảm.

2- Không dùng dược thảo khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, không cho con nhỏ dùng dược thảo vì ở trẻ em và thai nhi, gan chưa đủ sức vô hiệu hóa độc chất của dược thảo. Xin đan cử một thí dụ: khi uống một ly cà phê, người lớn chỉ cần 5 giờ để loại khỏi cơ thể mà con nít cần đến cả 80 giờ.

3- Tuy dược thảo có nguồn gốc thiên nhiên nhưng không thiên nhiên với cơ thể con người. Cho nên thuốc có thể gây bất lợi khi dùng, nhất là vì thiếu kiểm soát nên thành phần không thống nhất, phẩm chất không tinh khiết, đôi khi pha lẫn chất có hại cho cơ thể.

4- Không nên dùng dược thảo quá vài tuần lễ vì an toàn dùng dài hạn chưa được chứng minh, cũng như không dùng quá nhiều vì nguy cơ gây độc cho gan và thận. Cũng không nên dùng nhiều dược thảo khác nhau một lúc vì tác dụng tương phản của thuốc.

5- Dược thảo cũng có tác dụng phụ như bạch quả (ginko biloba)gây xuất huyết;; St John wort làm chóng mặt, mệt mỏi, khô miệng, mất định hướng, mã hoàng (ephedra) gây tăng huyết áp, nhức đầu, rối loạn nhịp tim ( mã hoàng hiện nay đã bị cấm bầy bán tại Hoa Kỳ)

6- Và cuối cùng là không nên quá tin tưởng ở lời quảng cáo, giới thiệu của nhà sản xuất vì những lời này không được cơ quan trách nhiệm xác định giá trị.  Qua truyền thông như phát thanh, báo chí, truyền hình,..., chúng ta hàng ngày nghe ra rả những quảng cáo rất nhiều loại thuốc dược thảo dùng để trị liệu nhiều bịnh khác nhau, cũng như trị "bá bịnh". Nhiều khi cùng một nguồn gốc dược thảo, những nhà bào chế đã trình bày những phương cách trị liệu và liều lượng khác nhau. Chúng ta dễ dàng kiểm chứng điều này qua các quảng cáo về thuốc nhàu noni, thuốc cây lô hội, v.v..                                                                                                                                                                                               Thậm chí, có những nhà bào chế không biết lấy từ nguồn nguyên liệu nào gọi là sữa ong chúa rồi chia ra thành lọ thuốc mang những con số tùy tiện khác nhau như: 7, 9, 14, 26, v.v., để trị bách bịnh hay bá bịnh. Giả sử như sữa ong chúa có tính chất trị bá bịnh đúng như quảng cáo, mỗi người trong chúng ta thử đặt một câu hỏi nhỏ cho nhà bào chế này là, làm thế nào để có đủ lượng sữa ong chúa để sản xuất hàng trăm ngàn chai lọ thuốc như trên? Nên nhớ, mỗi tổ ong chỉ có một con ong chúa và khả năng chứa sữa(?) của một con ong chúa không đạt được 0.05 cc, tức nhỏ hơn một giọt nước. Như vậy không rõ người bào chế định nghĩa chữ "sữa" như thế nào, nhưng qua tài liệu tham khảo đọc được, Honey Bee Venom, tức là nọc của loài ong mật chỉ có thể trị được chứng đau cơ sơ hóa, tức là Fibromyalgia mà thôi!

           Từ Thuốc Bắc, Thuốc Nam, Thuốc Dân Tộc,... Đến Dược Thảo - Mai Thanh Truyết, 5/2007.

         Dược thảo - những điều nên biết ; SK & ĐS

        Dươc thảo BS Nguyển Ý Đ ức



Ghi chú :Qúi vị nào muốn tham khảo thêm vể dược liệu, xin vào các link sau đây:

www.herbalgram.org

www.herbs.org

www.herbs.org



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân