TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - 10 sinh vật nhìn thấy nên chuồn lẹ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

10 sinh vật nhìn thấy nên chuồn lẹ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
thinhdang



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 2019

Bài gửiGửi: Tue Oct 23, 2012 10:07 am    Tiêu đề: 10 sinh vật nhìn thấy nên chuồn lẹ




1. Sứa hộp

Vũ khí: Xúc tu
Địa điểm: Australia
Vị trí số 1 thuộc về loài sứa hộp (Box Jellyfish), đến từ miền Bắc Australia. “Kẻ sát nhân” máu lạnh này có tới 60 xúc tu, mỗi cái dài đến 4,5m với 5.000 tế bào ngòi châm chứa độc tố đủ để giết chết 60 người. Chất độc tấn công hệ thần kinh và khiến tim ngừng đập và ngừng hô hấp.
Tuy nhiên, vì đặc điểm cơ thể như trên, sứa hộp không thể bơi nhanh. Đặc biệt khi chuyển hướng, sứa hộp khá vất vả với bộ xúc tu quá dài. Khi đi săn, loài sứa kịch độc này cũng có phản ứng rất nhanh nhẹn .
2. Ốc sên nón biển
Vũ khí: Vòi nhọn chứa độc
Địa điểm: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương




Vị trí thứ 2 cũng thuộc về một sinh vật dưới đáy đại dương, loài ốc sên nón có kích thước rất khiêm tốn. Chắc không ai nghĩ rằng một con ốc sên lại là sát thủ chết người, nhưng đây là loài vật độc nhất so với kích thước cơ thể nhỏ nhắn của nó.
Ốc sên nón thường xuất hiện dưới đáy Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương để tìm kiếm bữa ăn thịn soạn. Khi con mồi bơi qua, nó lao vòi nhọn có chứa chất độc khiến con mồi chết ngay tức thì. Hiện tại, chưa có loại thuốc giải nào có thể chữa trị chất độc từ ốc sên nón biển.
3. Rắn Inland Taipan
Vũ khí: Răng nanh độc
Địa điểm: Australia




Loài rắn Inland Taipan đến từ Austrlia, còn được biết đến là rắn Fierce. Loài vật trên cạn độc nhất này dường như khá nhút nhát và thích sống ẩn mình. Chúng chỉ sử dụng răng nanh có nọc độc để sát hại một số loài gặm nhấm nhỏ. Tuy nhiên, mỗi phát cắn với nọc độc mạnh gấp cả trăm lần rắn hổ mang, rắn Inland Taipan đủ sức hạ gục 100 người khỏe mạnh trong nháy mắt.
Hoặc một con rắn Inland Taipan trưởng thành chứa đủ lượng nọc độc để giết chết 250.000 con chuột.
4. Bọ cạp Deathstalker
Vũ khí: Càng chứa nọc độc
Địa điểm: Trung Đông và Bắc Phi




Mang tên Deathstalker, loài bọ cạp này chỉ dài khoảng 10cm, thường được tìm thấy ở các vùng sa mạc Trung Đông. Nó có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, như bọ cạp vàng ở Palestin.
Bọ cạp Deathstalker thường ăn côn trùng, rắn, loài gặm nhấm, thậm chí là một số loài bọ cạp khác. Hai càng bé nhỏ phía trước phù hợp với thân hình khoảng 10cm của bọ cạp Deathstalker, nhưng chúng lại chứa chất độc chết người.
5. Cá đá
Vũ khí: Ngạnh có độc
Địa điểm: Biển Ấn Độ - Thái Bình Dương




Ở vị trí thứ 5 là loài cá đá, đây là loài cá độc nhất hành tinh. Nếu như vô tình bị nó dùng những cái ngạnh ở phía sau đâm vào da, bạn có thể mất mạng chỉ sau hai giờ đồng hồ. Cá đá ngụy trang một cách hoàn hảo dưới lớp đá hay trong những rạn san hô ở biển phía Đông Australia.
Bạn có thể vô tình dẫm lên cá đá mà không hề hay biết, cho đến khi tình hình trở nên nguy kịch. Thức ăn của cá đá là tôm, một số loài cá nhỏ. Nó sử dụng 13 ngạnh trên vây phía sau để tự vệ.
6. Nhện Wandering Brazil
Vũ khí: Răng nanh độc
Địa điểm: Nam Mỹ, đặc biệt là Brazil




Quay trở lại đất liền, chúng ta có thành viên ở vị trí thứ 6, loài nhện độc nhất thế giới, Wandering Brazil. Sinh sống ở Brazil, chủ yếu ở những khu vực trồng chuối, nhện Wandering Brazil luôn sẵn sàng trong tư thế dơ hai chân trước để vào cuộc chiến và sử dụng nọc độc. Phần thân sau của nó luôn rung lắc để làm lạc hướng và phân tâm đối thủ.
Nhện Wandering Brazil thường không sống trên mạng nhện mà hay “lang thang” trong các khu rừng ở Nam Mỹ, nơi có khí hậu nóng và ôn hòa.
7. Mực vòng xanh
Vũ khí: Nước bọt chứa độc
Địa điểm: Thái Bình Dương




Dù sở hữu màu sắc bắt mắt và chỉ dài khoảng 20cm, nhưng loài mực vòng xanh (Greater Blue Ringed Octopus) thực sự là kẻ săn mồi nguy hiểm. Chúng không mấy khi “khoe” vẻ đẹp của những vòng chấm xanh sặc sỡ trên cơ thể. "Kẻ sát thủ tí hon" này thường hiện diện trong các vũng nước khi thủy triều xuống. Chúng để lại vết cắn không đau, nhưng gây tê cóng tại chỗ rồi lan ra toàn thân. Trong vòng 1-2 giờ từ tê chuyển sang trạng thái liệt các chi, rồi cơ hô hấp.
Cơ thể của mực vòng xanh có màu nâu cát chủ đạo, điểm nhấn bởi các chấm vòng vàng. Khi ở tư thế tấn công, những đốm vàng chuyển sang màu xanh. Bộ phận chứa chất độc gần miệng của con mực, thường được dùng để giết con mồi như cua, động vật thân mềm nhỏ, tôm và cá.
8. Kiến Harvester
Vũ khí: Răng hàm dưới
Địa điể: Miền Nam nước Mỹ




Có lẽ đây là sinh vật nhỏ độc nhất hành tinh, loài kiến Harvester. Chúng thường sinh sống ở miền Nam nước Mỹ, đặc biệt là khu vực Arizona và New Mexico. Kiến Harvester thường làm tổ rất lớn, sâu 2m dưới lòng đất và cao 1m so với mặt đất. Mỗi quần thể kiến có khoảng 10.000 con.
Một vết cắn của kiến Maricopa Harvester có chứa lượng chất độc gấp 20 lần so với một con ong độc. Hơn nữa, chúng phối hợp theo nhóm rất ăn ý để “hạ gục” đối thủ.
9. Solenodon
Vũ khí: Răng nanh
Địa điểm: Huspaniola, Cuba




Solenodon có hình dáng kỳ dị, là động vật có vú cổ xưa nhất trên thế giới, tồn tại từ thời kỳ khủng long bạo chúa. Người ta cho rằng, Solenodon là kết quả pha trộn hình hài của chuột chũi, chuột nhắt và chuột chù.
Con Solenodon nặng khoảng 1kg và dài 55cm, tính từ mũi tới hết đuôi. Chúng chỉ được tìm thấy ở các hòn đảo thuộc Hispaniola và Cuba. Đây là loài vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Chất độc của Solenodon đi theo răng nanh mỗi khi cắn con mồi. Thức ăn chủ yếu của Solenodon là sâu, côn trùng và hoa quả.
10. Sứa Irukandji
Vũ khí: Xúc tu
Địa điểm: Australia




Sứa Irukandji có họ hàng gần với sứa hộp. Xúc tu của chúng có thể dài tới 2,5m và chứa vô số gai để tiêm chất độc vào con mồi. Vùng biển Queensland và Tây Úc là nơi có nhiều sứa Irukandji nhất.
Sứa Irukandji chỉ để lại vết cắn không đau, nhưng sau khoảng 30 phút, độc tố tác động thẳng lên hệ thần kinh trung ương và gây ra một số dấu hiệu được gọi là hội chứng Irukandji: ói mửa, ra mồ hôi, nhức đầu, đau vùng dưới của lưng, nhịp tim tăng, áp suất động mạch tăng cao, phù phổi. Các triệu chứng trên kéo dài trong vài giờ hay trong nhiều ngày và có thể gây tử vong vì suy tim.
Ice Cream
Ảnh: CC


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân