TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NIẾT BÀN LÀ GÌ ? (Nguyễn Đức Can)
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NIẾT BÀN LÀ GÌ ? (Nguyễn Đức Can)

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Phanrang



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 203

Bài gửiGửi: Wed Aug 27, 2008 7:13 pm    Tiêu đề: NIẾT BÀN LÀ GÌ ? (Nguyễn Đức Can)

NIẾT BÀN LÀ GÌ ?
Nguyễn Đức Can

DIỆT ĐẾ (Nirodha Dukkha) TỨC LÀ NIẾT-BÀN.

Trong kinh Niết Bàn dậy : "Các phiền não
diệt gọi là Niết bàn, xa lia các pháp
hữu-vi cũng gọi là Niết bàn". Niết bàn hay
Niết- bàn-na hay Nê- Hoàn là do dịch âm chữ
Phạn Nirvana mà ra, Niết bàn có nhiều nghĩa
như său :

-NIẾT (Nir) là ra khỏi ; BÀN (vana) là rừng
mê, Niết bàn là ra khỏi rừng mê.

-Niết là chẳng ; Bàn là dệt. Còn phiền
não thì còn dệt ra sanh tử, không phiền não
thì không còn dệt ra sanh tử. Vậy Niết
bàn là không dệt ra sanh tử luân hồi. Chữ
Bàn cũng có nghĩa là không ngăn ngại, Niết
bàn còn có nhiều nghĩa khác nữa, nhưng
không ngoài ba nghĩa : " Bất sanh, giải thoát
và tịch diệt.".

Bất sanh, nghĩa là không sanh ra, không sanh
các thứ mê lầm tội lội.

Giải thoát, nghĩa là thoát ra ngoài sự ràng
buộc, không mắc vào các huyền ngã, huyễn
pháp.

Tịch diệt, nghĩa là vắng lạng, dứt sạch.
Vắng lặng, an lành, dứt sạch tất cả nguồn
gốc mê lầm.

Trong kinh đại Niết bàn viết : "Đây là sư.
bình yên. Đây là sự bình yên tối
thượng" (Kinh đại Niết bàn tập 1, ấn hành
năm 1994, trang 122-181). "Ý thức vị kỷ hay
sự chấp ngã chấm dứt" - "Nghĩ ràng mình
không có linh hồn thường trú, kẻ ấy thoát
được những kiêu mạn, vị kỷ do ý niệm
"Tôi là - thể hiện". Như vậy đạt được
Niết bàn con người an lạc, tự tại, hạnh
phúc, thanh tịnh, bất nhiễm, giải thoát.

Vì hai chữ Niết Bàn có nhiều nghĩa như
thế nên trong kinh thường để nguyên âm mà
không dịch nghĩa. Để diễn tả thêm cho rõ
nghĩa hai chữ Niết bàn, theo Kinh Đại Niết
Bàn chia ra làm hai thứ:

1)-Hữu - dư - y Niết - Bàn : (Niêt bàn chưa
hoàn -toàn) -Từ quả vị thứ nhất
Tuđdà-hoàn đến quã vị thứ ba A-na-hàm, tuy
đã đoạn trừ tập nhân phiền não, nhưng
chưa tuyệt diệt, tuy đã vắng lặng an vui,
nhưng chưa viên mãn. Sự an vui chưa hoàn
toàn, vì phiền não và báo thân còn sót lại,
nên gọi là Niết bàn Hữuđư-y. Vì phiền
não còn sót lại nên phải chịu quả báo sanh
tử trong năm bẩy đời ; song ngã chấp đã
phục , nên ở trong sanh tử mà vẫn được
tự tại chứ không bị ràng buộc như chúng
sanh.

2)-Vôđư-y Niết- bàn : (Niết bàn hoàn toàn)
đDến quả vi. A-La-Hán, đã đoạn hết phiền
não, diệt hết câu -sanh ngã- chấp, nên hoàn
toàn giải thoát cả khổ nhân lẫn khổ qu.
Sự sanh tử không còn ràng buộc vị này
được nữa, nên gọi là Niết bàn Vôđư-y.
Đây là quả vị tột đỉnh của hàng thanh
văn. Đến đây ngọn lửa dục vọng đã hoàn
toàn tát hết, và trí vô ngại hiện ra một
cách đầy đủ, không khi nào còn trở lại
tâm khởi chấp ngã nữa. Vì thế nên
được tự-tại giải thoát ngoài vòng ba cõi :
Dục, Sắc, và Vô sắc giới.

Như vậy Niết bàn là tận diệt vô minh hay
tri kiến sai lầm về thực tại, tận diệt
ái dục hay mọi tham đám do vô minh đưa lại.

Niết bàn là chấm dứt tham, sân, si, chấm
dứt vòng sinh tử luân hồi do vô minh và ái
dục dẫn dắt. Niết bàn là tuệ giác về
thực tại, là sự giác ngộ viên mãn, là
chấm dứt dòng lưu chuyển gây đău khổ và
sự bám víu vào tri kiến sai lầm.

Trong Kinh Tạp A Hàm viết: "Niết bàn là gì
hỡi đạo hữu, sự tận diệt tham, tận
diệt sân, tận diệt si. Điều này đạo
hữu gọi là Niết bàn."

(Đức Phật và Phật pháp ấn hành 1994, tr
467).-Sir Edwin Arnorl cũng viết : "If any teach
Nirvana is to cease, say unto such they lie, if any
teach Nirvana is to live, say unto such they err, not
knowing this. From a metaphysical stanpoint Nirvana
is deliverance from suffering. From a psychological
standpoint Nirsana is the eradication of egoism. From
an ethical standpoint Nirvana is destruction of lust,
hatred, and ignorancẹ" (The light of Asia or The
Great Renunciation By Sir Edwin Armorl London 1948,
tr, 153)-

Tạm dịch nếu có ai dạy Niết Bàn là chấm
dứt, hãy nói rằng họ đã lừa dối\. Nếu
có ai dạy Niết Bàn đang sống đó, hãy nói
rằng họ đã sai lầm. Họ không biết điều
này.

Về phương diện siêu hình, Niết bàn là sư.
giải thoát khỏi khổ đau. Về phương diện
tâm lý, Niết bàn là tiêu diệt lòng chấp
ngã. Về phương diện đạo đức, Niết bàn
là diệt bỏ tham sân si).

Phật giáo gồm có Tiểu-thừa và Đại-thừa
mà Niết bàn là danh từ chung cho cả 2 thừa
ấy\. Trên đây đã nói đến Diệtđdế, hay
Niết-bàn của Tiểu -thừa, nhưng chưa nói
đến Niết bàn của Đại-thừa\. Nói như
thế, không có nghĩa là Niét-bàn của
Tiểu-thừa và Đại-thừa khác nhau về tính
chất\. Nếu có khác thì khác về phạm vi
rộng hẹp, rốt ráo hay chưa rốt ráo mà
thôi\.

Theo kinh sách của Phật Giáo thì Đại-thừa
cũng có hai loại khác nhau để diễn tả tính
chất rốt ráo của Đại-thừa như său :

I)-Vô-Trụ-Xứ Niết-bàn : Đây là Niết-bàn
của các vi. Bồ Tát, các vi. A-La-Hán, do tu
nhân giải thoát mà chứng được qua?
giải-thoát; nhưng chưa biết được nguồn
gốc của nhân quả, còn chấp có thực pháp
phải tu, quả vị phải chứng, nên chưa được
hoàn toàn tự -tại\.

Các vi. Bồ-tát thì trái lại, đã hiểu rõ
"Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức", pháp
tánh bình đảng như như; không thấy một
pháp nào cố định, một vật gì chắc thật,
biệt lập, chỉ thấy chúng là hình ảnh gia?
dối, do đối đãi với thức tâm, tạo thành
bởi thức tâm.

Các vi. Bồ tát không có tâm địa đảo điên
sai lầm, không gán cho sự vật một giá tri.
nhất định, như tốt, xấu, khổ, vui, nên
không sanh ra những thái độ oán, thân, bỉ,
thử, ưa, ghé\. Hễ có tri kiến sai lầm đó
là bị chướng ngại khổ đau. Các vị ấy
tu-hành chứng theo tự tánh bìnhđdẳng, đem
tâm hoà đồng cùng sự vật mà làm việc
lợi tha. Tuy làm việc lợi tha, mà vẫn ơ?
trong chánh quán. Quán các phép như huyễn
như hoá, không có thật sanh tử, không có
thật Niết bàn, không bao giờ trụ trước
(vô-trụ). Do đó, Bồ-tát thường ra vào sanh
tử, lấy pháp lục độ để độ sanh, mà
vẫn ở trong Niết-bàn tự tại.

2)-Tánh-tịnh Niết bàn: Dây là một thứ
Niết-bàn tự tánh thường vắng lặng mà
thường sáng suốt, thường sáng suốt mà
thường vắng lặng ra ngoài tâm lượng hẹp
hòi của phàm phu và trí- thức hữu-hạn của
Nhị- thừa ngoại đạo. Nó thường bộc lô.
sáng suốt nơi chư Phật, mà vẫn thường
sẵn có nơi mọi loài chúng sanh. Trong kinh có
khi gọi là Phật-tánh, là chân-tâm, là Như
-lai Tạng v.v...

Nếu chúng sanh tự tin mình có tánh Niết-bàn
thanh-tịnh, và khởi tâm tu hành theo tự tánh
ấy, tức có thể thành Phật không sai. Mang
tự tánh Niết bàn mà để cho Phiền Não
cấu trần che lấp, thì làm chúng sanh
trầm-luân trong bể khổ.

Trái lại ngộ tự tánh Niết bàn mà hết
vọng tưởng mê lầm là thành Phật, và có
đầy đủ bốn đức : "thường, lạc, ngã,
tịnh." "Thường" nghĩa là không bị chi phối
bởi tánh vô thường, khi nào cũng như khi
nà, không lên bổng xuống trầm, không có
già trẻ, chết sống , đổi thay. "Lạc" Nghĩa
là không còn khổ não, lo buồn. "Ngã"
được hoàn toàn tự chủ, không bị nội tâm
hay ngoại cảnh chi phối. "Tịnh" là không còn
ô nhiễm, luôn luôn thanh tịnh, trong sáng.

Chúng ta đừng lầm tưởng tánh
"Chơn-thường" này với điều thường hằng
của thế gian ; tánh "Chơn -lạc" với sự vui
thích tương đối là sự vui thích còn che
đậy mầm mống đău khổ bên trong ; tánh
"Chơn-ngã" với sự tự chủ trong nhất thời,
tự chủ ngày nay bị động ngày mai ; tánh
"Chơn -tịnh" với sự trong sạch tương đối
ở thế - gian, sự trong sạch vật chất, sư.
tướng bên ngoài, chứ bên trong vẫn còn
nhiễm ô.

Vì tánh cách quí trọng, cao cả tuyệt đối
của bốn đức : "Thường, lạc, ngã, tịnh"
nên tánh tịnh Niết-bàn là thứ Niết-bàn cao
quí tột đỉnh của đạo Phật, và người
phật tư? Đại-thừa trong khi tu hành, đều
phát nguyện rộng lớn, quyết tâm chứng
dược thứ Niết-bàn ấy mới thôi.

Nói một cách tóm tắt dễ hiểu, Niết-bàn
của đạo Phật là sự thể nhập vào bản
thể sáng -suốt, thanh-tịnh, đầy đủ các
đức : Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Bản thê?
ấy không phải chết lặng mà là sống
động, có đủ công năng, một sự sống
động trong vắng lặng, mà kinh thường gọi
là : Vắng thường soi, soi mà thường vắng,
"(Tịch nhi thường chiếu, chiếu nhi thướng
tịch").

Như thế, Niết-bàn không phải là một lối
không-tưởng, viển vông không thực hiện
được. Miễn là tự tin mình có tánh
Niết-bàn và cố gắng tập sống theo tư.
tánh ấy, thì Niết-bàn là một kết qua?
rất thiết thực. Mê muội không tự tin
mình có tánh Niết bàn là chúng sinh ; phải
tự tin mình có tánh Niết-bàn và làm phát
triển tánh ấy là Thánh -giả. Để cho
phiền não tham, sân, si vô minh chấp ngã làm
chủ, là luân hồi.

Gạn lọc cắu bẩn phiền- não vô-minh nơi tâm
thức cho hết sạch, như gạn bỏ bùn nhơ nơi
nước, cho đến khi ly nước hoàn toàn trong
suốt, ấy là Niết-bàn hiển hiện.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân