TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI và TƯƠNG LAI PHẬT GIÁO
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI và TƯƠNG LAI PHẬT GIÁO

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Phanrang



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 203

Bài gửiGửi: Thu Sep 13, 2012 12:41 pm    Tiêu đề: TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI và TƯƠNG LAI PHẬT GIÁO



TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI và TƯƠNG LAI PHẬT GIÁO


       (It Takes Two to Tango: The Human Future & the Future of Buddhism)


      [b]TƯƠNG LAI NHÂN LOẠI và TƯƠNG LAI PHẬT GIÁO[
      Lời giới thiệu của người dịch: Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là: “ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango, ” (vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và TươngLai Phật Giáo ”.
      ___________________________
      Nhiều nhà bình luận đã nói rằng cuộc gặp gỡ giữa Phật giáo với văn minh Tây phương là một trong những cuộc hội ngộ văn hóa có ý nghĩa nhất trong vài thế kỷ qua. Tâyphương có lẽ chỉ mới gặp gỡ Phật giáo trong thế kỷ thứ 18. Trong thế kỷ thứ 19, các đền chùa nghiên cứu Phật giáo bắt đầu gia tăng. Đến thế kỷ thứ 20, các tăngsĩ Phật giáo đến Tây phương để truyền bá giáo lý của Đức Phật. Các học giả vàsinh viên nghiên cứu Phật giáo đi đến các nước Á Châu để học Phật pháp. Hiện nay, trong thế kỷ thứ 21, ở Hoa Kỳ, chúng ta có nhiều trung tâm Phật giáo, tuviện, chùa Phật giáo, các giảng sư Phật pháp, tuy nhiên toàn bộ tiềm năng củacuộc hội ngộ giữa Tây phương với Phật giáo vẫn chưa được thực hiện trọn vẹn.
      Khi chúng ta nói về cuộc gặp gỡ giữa Tây phương với Phật giáo, chúng ta thường hỏi, “Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ này là gì theo quan điểm của người Tây phương chúng ta? ” hay là, “Phật giáo dạy về Vô Ngã, như vậy chúng ta phải dẹp cái Ngã qua một bên? ”. Nhưng rồi chúng ta luôn luôn sắp đặt lạ icâu hỏi như thế này, “Phật giáo cho chúng ta những gì? “Phật giáo bao hàm ý nghĩa gì cho tương laicủa văn minh Tây phương? ”. Trong bài nói chuyện này, tôi muốn đóng vai trò biệnminh cho cả hai phía, nghĩa là, tôi muốn nhìn cuộc hội ngộ giữa Phật giáo và Tây phương từ cả hai quan điểm. Tôi muốn nêu câu hỏi, “ Phật giáo có thể cống hiến gì cho Tây phương vào thời điểm đặc biệt quan trọng này? ” và tôi cũng muốn đặt câu hỏi, “Phật giáo cần phải học hỏi những gì ở Tây phương? ” và “Tây phương cần đóng góp gìvào việc mở rộng, phát triểnvà cuộc cách mạng tương lai của Phật giáo? ”.
      Khi tôi nhìn lại hoàn cảnh của nhân loại đương thời, cả tại Hoa Kỳ lẫn ở ngoại quốc, tôi thấy rằng tương lai của chúng ta như một nền văn minh và có lẽ thậm chí là tương lai củachúng ta như một chủng loại, đang bị đe dọa nghiêm trọng. Tôi không nghĩ là tôiđã quá cường điệu, mặc dù nhan đề của bài nói chuyện này có vẻ hài hước, tôi không nghĩ rằng đây chỉ là chuyện đùa. Cùng lúc tôi cũng không muốn rơi vào mộtkiểu bi quan ảm đạm, mặc dù tính chất nghiêm trọng của những vấn đề mà chúng tađang đối mặt, tôi vẫn có niềm tin và hy vọng rằng chúng ta là những con người đang thức tỉnh lương tri trước khi quá muộn.
      Tôi cũng hy vọngrằng Phật giáo có khả năng chuyển hóa một số khuynh hướng có vẻ như đang đe dọa tương lai nhân loại. Cùng lúc đó tôi cũng hy vọng rằng cuộc gặp gỡ giữa Tâyphương với Phật giáo sẽ tạo ra một chất men kích thích Phật giáo, phục vụ như mộtchất xúc tác làm thức tỉnh những tiềm năng vẫn còn ngủ yên trong những lời dạycủa Đức Phật, vốn không thể xuất hiện trước khi có cuộc gặp gỡ với Tây Phương.
      Trước tiên tôi muốn hổ trợ cho lời nhận định của tôi rằng chúng ta đang sống trong một thời đại nguy hiểm, bằng cách đề cập một số khủng hoảng lớn chúng ta đang phải đương đầutrong hoàn cảnh hiện nay. Trong suốt lịch sử, chúng ta luôn luôn nhận định rằngchúng ta có một tương lai, tương lai được xem như là một chiều hướng thời gianđã định, và chúng ta luôn luôn thấy chúng ta có thể tin tưởngvào tương lai đó, một tương lai đã được nhận thức đưa đi xa đến tận chân trời tưởng tượng củachúng ta. Tuy nhiên, ngày nay, chính thựctại của tương lai đó đã trở thành một vấn đề cho chúng ta. Có một số khuynh hướngngày nay gợi ý cho thấy tương lai của chúng ta đang bị nguy hiểm, chúng ta có thểdễ dàng tưởng tượng ra được sự kếtthúc của tương lai ấy, ít ra là tương lainhân loại. Ngay cả nếu thời điểm tương lai chấm dứt không xảy ra trong đời củachúng ta, vẫn có mối nguy hiểm rất thật là nó sẽ xảy ra vào một thời điểm nàođó trong thế kỷ này, thậm chí có thể xảy ra trong đời con hay cháu của chúng ta.
      Trong cuộc sống hằng ngày, khi chúng ta đang quan tâm thực hiện nhiệm vụ hay kế hoạch mỗi ngày, thường thì kiểu ý tưởng như thế này không làm chúng ta bận tâm. Nhưng nếu chúngta dừng lại một lát và suy tư, chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng những lờituyên bố này không phải là cường điệu. Những mối nguy hiểm này rất thật, và khichúng ta xem xét chúng một cách nghiêm túc, một thái độ mà chúng ta cần phảicó, chúng có thể làm chúng ta lạnh xương sống. Là con người, chúng ta cảm thấy chúng ta có trách nhiệm quan trọng nhấtlà gìn giữ một tương lai cho nhân loại, chúng ta cảm thấy có bổn phận tạo ra mộtthế giới hòa bình và sung túc cho những thế hệ kế tiếp. Chúng ta cảm thấy cónhiệm vụ để lại cho con cháu chúng ta một thế giới đưa đến hạnh phúc, lành mạnh, một thế giới sẽmang lại cho con cháu chúng ta một đời sống cóý nghĩa và mụcđích. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn quanh mình, chúng ta có thể thấy rằng chúngta đang làm những việc hoàn toàn ngược lại. Chúng ta đang hành động theo một đườnglối có thể để lại cho con cháu chúng ta một thế giới đen tối, một thế giới u ámbởi nạn nghèo đói, xung đột và ô nhiễm. Chúng ta có thể sẽ để lại cho con cháuchúng ta một thế giới không thể sống được, kết quả là có thể chúng ta sẽ khôngcòn thế giới nào để lại cho con cháu cả. Tôi muốn nói đếnbốn khuynh hướng hiệntại đang làm chúng ta hoài nghi vềtươnglai. Tôi không muốn đi sâu vào chi tiết về vấn đề này, vì đã có nhiều nhà phântích có thể giải thích chúng giỏi hơn tôi, nhưng tôi chỉ muốn nói sơ qua một vàiđiểm để hổ trợ cho nhận định của tôi là tương lai của chúng ta đang gặp nguy hiểm.
      Điểm thứ nhất là cuộc chiến tranh dai dẳng, nhất là mối nguy hiểm của chiến tranh nguyên tử. Ngay lúc này, Hoa Kỳ đang bị kẹt trong một tình thế khó khăn giữa hai cuộc chiếntranh với Iraq và Afghanistan. Hai cuộc chiến đã xảy ra là kết quả của nhữngthông tin sai lạc và những quyết định hấp tấp. Hai cuộc chiến này đã cướp mạngsống của hơn 1000 thanh niên Mỹ và đã hủy hoại cuộc đời của hằng ngàn gia đìnhMỹ khác, và chúng cũng đã hủy hoại mạng sống của hơn một triệu người ở Iraq và Afghanistan. Chúng ta đả rót một số tiền khổng lồ vào hai cuộc chiến ấy, thậm chí nhiều hơn cả nghìn tỷ đô-la, một số tiền lớn khó có thể tưởng tượng ra. Số tiền này, nếu có viễn kiến và lòng từ bi hơn, đã có thể sử dụng đầy hiệu quảvào các chương trình phát triển xã hội, giáo dục, chăm sóc y tế, xóa bỏ đóinghèo, trong phạm vi quốc gia lẫn quốc tế. Trong bài diễn văn xuất sắc nhan đề“ Còn hơn cả Vietnam”, Martin Luther King đã nói, “Một quốc gia vẫn tiếp tục năm này qua năm khác đổ tiền vào lãnh vực quốc phòng hơn là vào việc cải thiện an sinh xã hội, là một quốc gia đang chết về mặt tâm linh ”. Tôi hy vọng chúngta chưa đến nỗi đạt tới mức đó, nhưng tôi không cảm thấy ấm lòng chút nào trướcđường lối chính sách của các nhà lãnh đạo của chúng ta, cứ khóa chặt chúng tavào nhiệm vụ tiếp tục đỡ đầu cho các chương trình quân sự, và tôi chắc là điềunày cũng chẳng làm ấm lòng quý vị.
      Không những các cuộc chiến tranh đó vô nghĩa và hết sức tốn kém, nhưng một hiện tượng đáng chúý nhất của những cuộc chiến hiện nay là bản chất lạnh lùng vô tính của chúng. Ngày nay, các trận chiến phần lớn diễn ra từ những máy bay không người lái, do nhữngthanh niên điều khiển hoạt động, những người này có thể đang ngồi tại các ‘hộp ngăn văn phòng’ ở Nevada, Utah hay Colorado, đang quan sát màn hình và bấm nút. Chúng ta thường đọc tin tức cho biết những cuộc tấn công dữ dội ấy đã không giết chết quân địch, hay quân khủng bố, nhưng đã giết chết những nhóm thường dân có lẽ đang cử hành lễ cưới hay đang hội họp trong những buổi sinh hoạt cộng đồng.
      Một mảng đen tối thứ hai trong tương lai của chúng ta là tình trạng đói nghèo dai dẳng. Thay vì nỗlực phân chia bình đẳng của cải vật chất để giúp người dân thoát khỏi đóinghèo, những người cầm quyền đã áp đặt các chính sách để lèo lái của cải vật chấttheo hướng đi lên từ thành phầnhạ lưu và trung lưu đến giai cấp đại công ty thượnglưu, vì thế hiện nay tôi tin rằng có 1% dân Mỹ sở hữu khoảng 25% tài sản củaHoa Kỳ. Trong lúc đó hàng tỷ người ở Á châu và Phi châu đang ngập chìm trongnghèođói. Nhưng nạn nghèo đói cũng đang tàn phá nhiều cộng đồng dân chúng ở Mỹvà Đông Âu. Điều này cho chúng ta có cảm giác rằng hệ thống kinh tế tài chánh củachúng ta đã không hoạt động một cách bình đẳng. Hệ thống này phục vụ cho lợi íchcủa những kẻ biết cách dùng thủ đoạn để lèo lái hệ thống theo hướng loại bỏ nhữngngười thiếu quyền hành, tham vọng và kỹ năng để vươn lên đỉnh cao quyền lực.
      Một yếu tố thứ ba liên hệ mật thiết đến nạn nghèo đói đang gia tăng là chúng ta có cảm giác rằng hệ thống dân chủ của chúng ta không còn hoạt động vì lợi ích của người dân. tôinghĩ yếu tố này giải thích một phần sự xuất hiện của “Phong trào Tiệc Trà ” (TeaParty Movement). Vì thế càng ngày càng có nhiều người tin rằng chính quyềnkhông còn thực sự đại diện cho họ, rằng chính quyền không còn phục vụ cho lợiích của người dân, không còn đáp ứng được hy vọng và ước mơ của dân chúng. Mộtvài năm chúng ta lại có một cuộc bầu cử, thường thì những cuộc bầu cử này đượctổ chức với mức độ hoành tráng như buổi Lễ Trao Giải Thưởng Điện Ảnh. Và mộtkhi cuộc bầu cử đã xong và các chính trị gia vào văn phòng nhậm chức, họ thườngthực hiện những mong đợi của các đại công ty đã đỡ đầu cho cuộc vận động tranhcử của họ, hơn là thực hiện những nguyện vọng của người dân đã bầu họ lên cầm quyền.
      Mối đe dọa thứ tư cho tương lai của chúng ta có lẽ là nghiêm trọng nhất, đó là sự gia tăng tốc độ của cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu, đặc biệt là hiện tượng quả đấtnóng dần. Tôi nghĩ phần lớn quý vị có lẽ đã quen thuộc với hậu quả của vấn đềnày, điểm nổi bật nhất là vấn đề này nhận được rất ít sự chú ý trong giới truyềnthông chính mạch. Năm ngoái, tôi đi dự hội nghị về thay đổi khí hậu ởCopenhagen. Trước khi hội nghị bắt đầu, một cuộc thăm dò dư luận được thực hiệnvới công chúng Mỹ, để xác định bao nhiêu phần trăm dân chúng biết về đề tài củahội nghị ở Copenhagen. Tôi nghĩ là chỉ khoảng 28% dân chúng biết là hội nghịbàn về vấn đề khí hậu thay đổi, một số lớn phần trăm nghĩ đó là về nạn buôn lậuma túy quốc tế, một số phần trăm khác nghĩ đó là về các định chế thương mại, mộtsố lớn phần trăm khác nghĩ rằng đó là hội nghị để thương thuyết về cuộc chiến ởAfghanistan hay các vấn đề tương tự, và rất ít người ý thức được thực tế và mứcđộ trầm trọng của vấn đề thay đổi khí hậu. Và sự chú ý của người Mỹ, khoảng thờigian người Mỹ chú ý đến vấn đề này là rất ngắn ngủi và bị che mờ bởi các thôngtin sai lạc. Vì vậy hiện nay, một số lớn phần trăm dân chúng nghĩ rằng tất cảnhững phúc trình về khí hậu thay đổi và hiện tượng quả đất nóng dần chỉ là nhữngthông tin sai lạc được các giáo sư khoa Khí Hậu Học ở các trường đại học đưa ranhằm mục đích bảo vệ việc làm của họ và để thúc đẩy một kế hoạch xã hội chủ nghĩatự do trong chính trường Hoa Kỳ.
      Như vậy, chúng ta có ít nhất bốn yếu tố đi cùng với nhau: chiến tranh dai dẳng, bất bình đẳng kinh tế, các cơ chế chính trị kém hiệu quả, và tốc độ thay đổi khí hậu đang gia tăng nhanh chóng. Nhìn tổng thể về những vấnđề này, chúng ta thấy tương lai nhân loại không có gì sáng sủa.
      Bây giờ tôi sẽ nói đến chủ đề thứ hai của tôi là “Ý nghĩa và tầm quan trọng của Phật giáo trước tình trạng khó khăn hiện nay của nhân loại ”. Theo suy nghĩ của tôi, bất cứ giảipháp nào cho những vấn đề chúng ta đang đối mặt hiện nay phải liên hệ đến ba tiếntrình có tương quan với nhau.
      - Thứ nhất, cần phải có sự chăm sóc nuôidưỡng việc phát triển đạo đức và tâm linh của con người, nghĩa là, bất cứ giảipháp nào cũng đòi hỏi một sự chuyển hóa từ bên trong con người.
      - Thứ hai, chúng ta phải có khả năng khaithác những tiềm năng tốt đẹp nhất trong đời sống cộng đồng để có thể tạo dựng mộtthế giới thanh bình hài hòa làm nền tảng cho việc phát triển đời sống đạo đứcvà tâm linh của mỗi cá nhân.
      - Thứ ba, chúng ta phải bảo tồn văn minhnhân loại bằng cách chế ngự được những thế lựcđang đe dọa áp đảo chúng ta.
      Theo ý tôi, ba tiến trình này liên hệ chặt chẽ với nhau và chúng ta có thể tìm thấy một vài tiếntriển mang tính chất tương quan nhân quả trong đó. Trước tiên, nhiệm vụ cơ bảnnhất là cổ xúy cho việc phát triển tâm linh của con người, nói chung đây là đườnghướng hoạt động của các tôn giáo, hơn là cố gắng trực tiếp thay đổi lại các hìnhthái tổ chức xã hội. Tôn giáo tiếp cận chiều sâu nội tâm của con người, trước hết là kêu gọi một sự chuyển hóabên trong con người, nhưng điều này cũng là một sự chuyển hóa mà chúng ta khôngthể tách rời với cách thế chúng ta dấn thân vào xã hội chung quanh. Khi con ngườihành động theo những giá trị tích cực của tôn giáo, thì đời sống cộng đồng hàihòa sẽ có triển vọng được cải thiện, và như vậy xã hội sẽ trở nên thanh bình vàhài hòa, từ đó văn minh nhân loại sẽ được duy trì và bảo vệ khỏi những thế lựctiêu cực đang đe dọa áp đảo chúng ta. Vì vậy, tôi có ý định nhìn Phật giáo từba góc độ đó. Nhưng trước tiên, tôi muốn cung cấp một ít thông tin căn bản về Phậtgiáo mà có lẽ một số quý vị đã biết.
      Phật giáo bắt nguồn từ cuộc đời và giáo lý của Đức Phật lịch sử Gotama, người có lẽ đã sốngvào thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Mặc dù cuộc đời của Ngài đã được thêu dệt vớinhiều huyền thoại, đằng sau những huyền thoại ấy, chúng ta cũng tìm thấy cuộc đờithật của nhân vật lịch sử này. Ngài sinh ra tronggia đình hoàng tộc của một nướccọng hòa nhỏ bé ở thung lũng rặng núi Hy-mã-lạp-sơn (Hymalaya), trong vùng màhiện nay là miền nam Nepal. Vào tuổi 16, thái tử kết hôn và sống trong cảnhnhung lụa của hoàng gia. Vào một thời điểm nào đó, công nương (vợ thái tử) hạsinh một hoàng nam. Khi thái tử được 29 tuổi, độ tuổi trưởng thành chín chắn, thái tử bắt đầu suy tư về những vấn đề của hiện hữu con người, đặc biệt là nhữngkhổ đau của kiếp người. Như một phần của nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho các vấnđề đó, thái tử đã từ bỏ cuộc sống của hoàng cung, và lên đường để sống cuộc đờicủa một du sĩ khổ hạnh đi tìm con đường giải thoát, con đường giác ngộ, con đườnggiải quyết rốt ráo những khổ đau của kiếp người. Ngài đã thực hành một số phươngpháp thiền tập khác nhau của các đạo sĩ đương thời, nhưng không hài lòng. RồiNgài thực hành phương pháp cực kỳ khổ hạnh và tự hành xác trong sáu năm cho đếnmức độ kiệt quệ gần chết.
      Và Ngài kết luận rằng phương pháp khổ hạnh không đưa đến giác ngộ, vì thế Ngài ăn uống bình thường trở lại và phục hồi sức khỏe. Rồi Ngàiđi đến một bờ sông, ngồi dưới một tàng cây để hành thiền, và quyết định không đứngdậy cho đến khi Ngài đạt được mục đích. Đêm hôm ấy, Ngài chìm sâu vào thiền địnhcho đến rạng sáng hôm sau, Ngài đạt được giác ngộ và thành Phật, nghĩa là một vịđã thức tỉnh khỏi vô minh. Sau khi trải qua nhiều tuần lễ thiền định thâm sâudưới cội cây bồ đề, Ngài quyết định ra đi để giảng dạy chân lý mà Ngài mới khámphá ra. Ngài gọi những lời giảng dạy của Ngài là Pháp (Dhamma/Dharma). Ngài duhành từ làng này qua làng khác, từ thị trấn này qua thị trấn khác, giảng dạy vàhướng dẫn dân chúng con đường đưa đến giải thoát. Ngài đã thu hút được một sốđông nam nữ muốn theo gót chân Ngài để sống đời không gia đình. Bằng cách này, Ngài đã thiết lập giáo đoàn tu sĩ, gồm cả tăng và ni. Ngài tiếp tục giảng dạytrong 45 năm, từ lúc 35 tuổi cho đến 80 tuổi, và Ngài đã nhập Niết bàn tạiKusinara, một ngôi làng nhỏ của Ấn độ.
      Bây giờ chúng ta đặt câu hỏi, “Tại sao những lời giảng dạy của Đức Phật lại được truyền bá nhanh chóng và thu hút nhiều chú ý như thế ở Hoa kỳ hiện nay? ”. Tôi muốn nói đó là nhữnglời giảng dạy của hơn 2500 năm trước, có lẽ chúng ta có thể đưa giáo lý này vàoViện Bảo Tàng các văn bản của lịch sử cổ đại. Thế nhưng chúng ta lại có nhữngnhà khoa học, nhà kinh tế, một số chính trị gia, và những nhà trí thức, đã bịPhật giáo thu hút, đang thực hành Phật pháp, thậm chí còn xuất gia để trở thànhnhững tăng ni Phật giáo. Như vậy, chúng ta hiểu sự kiện này như thế nào? Để giảithích điểm này, tôi có thể kể đến hai yếu tố, một là mục đích của giáo lý đạoPhật, hai là phương pháp giảng dạy.
      Về mục đích, Đức Phật đã trình bày lời giảng dạy theo cách trực tiếp bàn đến những vấn đề cốt lõi của hiện hữu con người, đó là vấn đề khổ đau của kiếp người trên tất cả mọi bình diện, từ đau khổ thể xác đến cái chết không thể tránh được, đến những vấn đề tiếc thương, lo lắng, phiền muộn, âu sầu, tuyệt vọng. Và những gì Đức Phật dạy không những chỉ là vấn đề đau khổ mà cònlà làm thế nào để chấm dứt khổ đau, làm thế nào để tìm được hạnh phúc cao nhất và sự bình an tối thượng ngay trong đời sống hiện tại. Để làm sáng tỏ điểm này, Đức Phật đã cô đọng sự giác ngộ của Ngài trong một bộ qui luật rất thuận tiệnđược gọi là Tứ Diệu Đế. Như vậy, chân lý thứ nhất: đời là khổ; chân lý thứ hai: nguyên nhân của khổ là lòng khao khát ái dục vị kỷ, bắt nguồn từ vô minh. Chân lý thứ ba tuyên bố rằng khổ đau có thể chấm dứt nhờ đạt được trí tuệ vàthanh lọc tâm ý; chân lý thứ tư nói rằng có một con đường thực tiển để chấm dứtkhổ đau, đó là Bát Thánh Đạo.
      Như chúng ta thấy từ Tứ Diệu Đế, phương pháp của Đức Phật chứng tỏ những tuệ giác tâm lý xuất chúng của Ngài. Đức Phật không giải thích khổ đau bằng cách đề cập đến những yếutố bên ngoài, nhưng là truy ra nguồn gốc của nó từ bên trong tâm thức của chúngta, từ vô minh và khát ái, từ lòng tham lam, sân hận và si mê. Và vì khổ đau xuấtphát từ tâm thức của chúng ta, vấn đề chấm dứt khổ đau, chữa lành khổ đau cũngnằm bên trong chính tâm thức của chúng ta, bằng cáchchấm dứt những ám ảnh vàphiền não tinh thần và đạt được tuệ giác về bản chất của thực tại.
      Để bẻ gãy hai điểm này, điểm khổ đau ban đầu và điểm giải thoát cuối cùng, Đức Phật đã đề ra mộtcon đường tu tập rất rõ ràng, đó là Bát Thánh Đạo, bắt đầu bằng Chánh Tri Kiếnvề chân lý căn bản của hiện hữu con người, tiến đến Chánh Tư Duy để bắt đầu rènluyện, đưa đến những chi phần quan trọng là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, rồi tiến đến Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Khi tất cả tám chi phầnđã được rèn luyện thuần thục, thì con người đạt được tuệ giác về bản chất đíchthực của hiện hữu và đạt đượccứu cánh trí tuệ và giải thoát tâm.
      Khi chúng ta xem xét ý nghĩa đặc biệt của giáo lý đạo Phật đối với thời đại chúng ta, điều đặcbiệt quan trọng đáng ghi nhận mà tôi tìm thấy là Phật giáo có thể cho chúng tanhững tuệ giác hữu ích để thực hành qua một phạm vi rộng lớn của các ngành học, từ triết học đến tâm lý học, đến chăm sóc y tế, đến sinh thái học, thậm chí cảđến việc điều hành một công ty. Vì vậy, những người nào cảm thấy bị thu hút vàomột phương diện giáo lý đặc biệt nào đó của đạo Phật thì không cần phải muatoàn bộ màn trình diễn của Phật giáo, có thể nói như vậy, mà họ có thể lấy bấtcứ phương diện nào họ cảm thấy thích thú nhất và sử dụng chúng cho mục đích củahọ. Đức Phật đã dạy, “ Ta không giữ chặt giáo lý cho riêng mình, bất cứ điều gìcó lợi lạc cho người nào đó thì họ có thể lấy và áp dụng vào cuộc sống của họ”.
      Một trong những phương cách chính khiến Phật giáo đang có một chỗ đứng vững mạnh ở Tây phương và một trong những hứa hẹn lớn nhất của Phật giáo đang mở ra cho văn minh Tây phương là qua hệ thống thiền định. Tôi cũng nghĩ rằng đây là một trong những phương cách quan trọng nhất mà Phật giáo có thể giúp chúng ta thoát khỏi sự trống rỗng và hoang mang về tâm linh của chính chúng ta. Như tôi đã nói trước đây, chúng ta đang thực sự tìm hiểu về những mối nguy hiểm chúng ta đang đối mặt, để xem chúng xuất phát từđâu. Chúng không xuất phát từ vũ khí, từ kỹ nghệ, từ chính những hoạt động củacác công ty, nhưng chúng xuất phát từ những phương cách chúng ta dấn thân vàothế giới này, nghĩa là, chúng xuất phát từ tham lam, sân hận, sợ hãi và si mê. Vàthiền định chính xác là phương tiện Đức Phật đã trao truyền để giúp chúng ta đốimặt và vượt thắng những phiền não tinh thần ấy.
      Như vậy, để giúp thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng tai hại này, điều chúng ta cần phải làm là tạo được sự quân bình giữa những thay đổi bên ngoài và thay đổi nội tâm. Nhưng nếu không có sự thay đổi nội tâm con người thì những thay đổi bên ngoài như thay đổichính quyền, thay đổi các chính trị gia, thay đổi các hệ thống tổ chức, thay đổichính sách kinh tế... chỉ là những đổi thay hời hợt. Để cho bất cứ thay đổi bênngoài nào thực sự bền vững, thực sự đánh vào tận gốc rễ, nó cần phải được thúcđẩy và đi kèm với những thay đổi từ bên trong nội tâm con người. Và phương cáchhữu hiệu nhất để đem lại những thay đổi ấy là qua việc thực hành thiền định.
      Đôi lúc người ta nghĩ rằng thiền chỉ là cách trốn chạy những vấn đề của cuộc đời, chỉ là mộtcách thư giãn tâm trí, nhưng thật ra, thiền là phương pháp có tính chất riêngtư sâu sắc nhất, thách thức nhất để con người tiếp xúc ngay với thế giới đíchthực của tâm. Cốt lõi của thiền định Phật giáo gồm có‘samasati’, nghĩa là chánh niệm. Thực hành chánh niệm liên hệ đến việcphát triển có phương pháp một năng lực tinh thần đơn giản luôn luôn có sẵntrong chúng ta nhưng hiếm khi chúng ta tận dụng những lợi ích trọn vẹn của nó, thường thì chúng ta chỉ sử dụng năng lực này một cách hời hợt, năng lực tinh thầnđó là sự tỉnh thức hay chú tâm. Khi chúng ta tiếp xúc với thế giới, khoảnh khắcchú ý đầu tiên cho bất cứ một kinh nghiệm nào khởi đầu đều hầu như bị lấn át tứckhắc bởi sự liên tưởng và hình thành khái niệm. Vì thế, những hình thành khái niệmđó làm cho kinh nghiệm trực tiếp của chúng ta phải chịu nhường chỗ cho mục đích thực tiển của chúng ta, và thường thường là nhường chỗ cho những động cơ vị kỷcủa chúng ta. Việc thực tập chánh niệm có phương pháp nhằm mục đích duy trì, giữcho khoảnh khắc chú tâm ban đầu này được liên tục. Như vậy, qua việc thực tập lặpđi lặp lại nhiều lần, chánh niệm được phát triển và sẽ chuyển hóa sự chú tâmthành một sự tỉnh thức mạnh mẽ, liên tục và ổn định, có thể được dùng để tìm hiểunhững tập quán sâu dày, những khuôn mẫu cảm xúc và tư duy, và thậm chí có thểthâm nhập vào dòng kinh nghiệmsâu xa của tàng thức. Thầy của tôi là một vị tỳkheo người Đức, Ngài Nănamoli Thera đã viết rằng, “Thực hành chánh niệm là chìakhóa chính để biết được tâm, là dụng cụ hoàn hảo để rèn luyện tâm, là biểu hiệncủa tâm đã được giải thoát”.
      Trên đây, tôi đã nói về phương cách Phật giáo có thể giúp chúng ta chuyển hóa tâm thức ở mức độ cá nhân, nhưng tôi cũng muốn nói về phương cách mà các nguyên lý Phật giáo cóthể giúp chúng ta trong đời sống cộng đồng, đặc biệt về mặt hình thành cácchính sách công cọng. Một số những vấn đề công cọng hay vấn đề cộng đồng màchúng ta đối mặt ngày nay như tôi đã đề cập ở phần trên, gồm có: những cuộc chiếntranh hết sức tốn kém và làm suy yếu đất nước, những vi phạm nhân quyền, hốngăn cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng mở rộng, nạn buôn lậu matúy, phụ nữ và trẻ em ở tầm mức quốc tế, việc khai thác tài nguyên đến mức cạnkiệt và nạn quả đất đang nóng dần. Khi chúng ta xem xét toàn bộ những vấn đềnày, điểm nổi bật nhất là điềm báo hiệu của chúng, có nghĩa là bên dưới nhữngkhác biệt rõ ràng, chúng có thể được xem như là nhiều mặt biểu hiện của một thứbướu độc tâm linh đang ẩn sâu và lây lan trong xã hội con người. Và cội rễ củatất cả những vấn đề này có thể được mô tả vắn tắt như là sự ngoan cốnhấn mạnh đếnviệc đặt lợi ích vị kỷ, hẹp hòi, ngắn hạn của cá nhân lên trên những lợi ích rộnglớn, tốt đẹp, lâu dài của cộng đồng nhân loại. Khi nói đến những lợi ích vị kỷ, tôi cũng muốn bao gồm những lợi ích hẹp hòi của các khối sắc tộc xã hội mà tìnhcờ chúng ta có thể là một thành phần trong đó.
      Những lời dạy của Đức Phật cho chúng ta hai dụng cụ rất giá trị để chúng ta tự tháo gỡ ra khỏi sự rối rắm này – một là sự phân tích đầy đủ nguồn gốc tâm lý của khổ đau con người, và dụng cụ kia là con đường chính xác rõ ràng để phát triển đạo đức và tâmlinh. Đức Phật giải thích rằng cội nguồn của khổ đau tập thể cũng giống như nguồngốc của đau khổ cá nhân, xuất phát từ những gốc rễ bất thiện là tham, sân, si. Phậtgiáo truyền thống giải thích đây là nguyên nhân của đau khổ cá nhân, nhưng với một tầm nhìn rộng lớn hơn, chúng ta có thể thấy chúng cũng là nguồn gốc của những khổ đau về mặt xã hội, kinh tế và chính trị.
      Với sự thống trị của lòng tham, thế giới đã biến thành một thị trường quốc tế trong đó con người chỉ còn là những kẻ sản xuất và người tiêu thụ. Khi lòng sân hận trở nên phổ biến, những khác biệt về quốc gia, tôn giáo, màu da, trở thành mảnh đất nuôi dưỡng sựnghi ngờ, oán ghét, thậm chí còn bùng phát thành bạo động và cái vòng lẩn quẩntàn bạo của sự trả thù. Và si mê làm phát triển những nguồn gốc bất thiện, vớiđức tin và ý thức hệ chính trị sai lạc được cổ xúy để biện minh cho các chínhsách của những người ở vị trí cầm quyền.
      Những thay đổi về cấu trúc và chính sách xã hội là cần thiết trong ngắn hạn để đối phó với những vấn nạn xã hội, kinh tế chính trị; nhưng tôi muốn nói rằng từ quan điểm của Phậtgiáo, những thay đổi đó chưa đủ. Tôi muốn nói rằng điều cần thiết hơn tất cả mọithứ khác là một ‘định hướng mới’, cái mà tôi muốn gọi là một thứ“ ý thức phổquát” sẽ giúp chúng ta có thể xem người khác căn bản cũng giống như chúng ta. Chúng ta cần phải biết bác bỏ những yêu cầu có tính vị kỷ và đạt được một tầmnhìn phổ quát trong đó sự an sinh của mọi người cũng quan trọng như sự an vui củachính chúng ta. Nghĩa là chúng ta phải từ bỏ thái độ mà chúng ta thường có, nhưlà hẹp hòi, ích kỷ, tự cho sắc tộc mình là cao sang hơn hết, thay vào đó là mởrộng vòng tay đón nhận qui luật đạo đức lấy thế giới làm trung tâm, xem vấn đềan sinh của tất cả mọi người là điều ưu tiên. Kiểu đạo đức thế giới này sẽ đượcxây dựng trên ba đường hướng chỉ đạo:
      - Thứ nhất, chúng ta phải chế ngự lòngtham lam bóc lột bằng tính hào phóng, sự giúp đỡ và hợp tác toàn cầu.
      - Thứ hai, chúng ta phải thay thế lòng sân hận, nghi ngờ và ý muốn trả thù bằng chính sách từ ái, bao dung và tha thứ.
      - Thứ ba, chúng ta phải công nhận rằng thếgiới là một tổng thể liên kết với nhau, rằng một thái độ vô trách nhiệm ở bất cứnơi đâu cũng sẽ có tiềm năng đem lại những hậu quả tai hại khắp nơi.
      Những đường hướngchỉ đạo này sẽ tạo thành hạt nhân cho một nền đạo đức toàn cầu mà tất cả nhữngtruyền thống tâm linh lớn nhất thế giới đều có thể dễ dàng chấp nhận mà không cầnđòi hỏi bất cứ một đức tin đặc biệt nào đối với Phật giáo. Những giá trị chính làmnền móng cho qui luật đạo đức này là những gì mà trong Phật giáo chúng tôi gọilà lòng từ bi, đó là những giá trị mà tất cả mọi truyền thống tôn giáo lớn đềuxác nhận. Với lòng từ bi, chúng ta công nhận rằng tất cả mọi người trên thế giớiđều muốn sống trong hạnh phúc và hòa bình giống như chúng ta; và qua lòng từ bichúng ta cảm nhận nỗi khổ đau của kẻ khác cũng giống như nỗi đau của chính mìnhvà sẽ hoạt động để tìm cách xóa bỏ những khổ đau ấy.
      Lời kêu gọi có một nền đạo đức lấy thế giới làm trung tâm không phải xuất phát từ một lý tưởng đạođức chỉ có tích cách cao hứng hay từ một suy tưởng viễn vông, mà nó dựa trên mộtnền tảng thực dụng vững chắc. Trong dài hạn, theo duổi một cách mù quáng nhữnglợi ích cá nhân hẹp hòi vị kỷ là phá hoại ngầm, là làm tổn hại những lợi íchlâu dài đích thực của chúng ta. Và bằng cách hành động mù quáng si mê vì lợiích vị kỷ, chúng ta đóng góp vào sự băng hoại xã hội, sự hỗn loạn xã hội, vào sựtàn phá môi trường sinh thái. Cũng giống như chúng ta đang ngồi trên một cànhcây cách xa thân cây, và đang cưa cành cây để lấy gỗ. Khi lưỡi cưa càng lúc càngđisâu xuống cành cây, cuối cùng chúng ta cũng cưa được khúc gỗ chúng ta cần đểđóng bàn ghế, nhưng đồng thời chúng ta có thể té nhào cùng với cành cây, có thểlàm chúng ta chết hoặc bị thương đau đớn gần chết.
      Từ đầu cho đến đây, tôi đã nói về những gì Phật giáo có thể đóng góp cho Tây phương và cho tương lai nhân loại của văn minh Tâyphương. Bây giờ tôi muốn nói đôi lời vềnhững gì Tây phương có thể đóng góp cho Phật giáo.
      Theo quan điểm của tôi, những gì Phật giáo có thể học hỏi từ Tây phương là tính năng động của Tây phương, người trí thức Tây phương sẳn sàng dấn thân tích cực vào nhiệm vụ chuyểnhóa xã hội, và quan trọng nhất là ý thức về một nhu cầu cần có công bằng xã hộivà nhân quyền đã được những nhà tư tưởng Tây phương danh tiếng nhất đề xướng. Như vậy theo ý tôi, thách thức mà Phật giáo ngày nay đang phải đối mặt là cầnbày tỏ mối quan tâm lớn hơn về công bằng xã hội và kinh tế, nếu Phật giáo đíchthực dạy cho chúng sanh vượt thoát mọi khổ đau, thì Phật giáo không thể bỏ quênbình diện xã hội và kinh tế của những khổ đau của nhân loại hiện nay.
      Khởi thủy, Phậtgiáo xuất hiện như một con đường giải thoát đối với những người xuất gia, đã từbỏ gia đình và bước ra khỏi hệ thống giai cấp khắc nghiệt của xã hội Ấn độđương thời. Nhưng ngay cả từ vị trí đứng bên ngoài trật tự xã hội, Đức Phật vẫntiếp tục là một nhà quan sát sắc bén về xã hội chung quanh Ngài. Trong nhữngbài thuyết giảng của Ngài, Đức Phật đã đặt ra những đường hướng chỉ đạo rõ ràngđể định nghĩa những dấu hiệu đặc biệt của một xã hội công bằng. Trong thế giớihiện nay, những lời dạy của Đức Phật mangtínhcấp thiết bức bách mới, nhất là đốivới vấn đề công bằng xã hội. Nhu cầu thiết lập chánh pháp, hiểu theo nghĩa là đứchạnh chơn chính, là một nhu cầu không những chỉ để cổ động Phật giáo như một hệthống giáo lý và tu tập mà còn là cổ xúycho công bằng ở mọi lãnh vực, xã hội, kinh tế, chính trị. Và cổ xúy cho công bằngcũng có nghĩa là trách nhiệm của chúng ta là phải phê phán và thách thức nhữngbất công bất cứ nơi nào chúng ta bắt gặp, tìm ra nó, chống đối nó, và kéo phăngbức màn che chắn nó, bức màn của sự lừa bịp và dối trá. Bất công chỉ có thể pháttriển đàng sau bức màn lừa bịp và dối trá. Một khi bức màn bị kéo phăng ra vàkhi sự thật trần truồng được mọi người biết, thì bất công phải tàn lụi và sụp đổ.
      Vì vậy, thách thức lớn mà Phật giáo và Phật tử đang đối mặt ngày nay là phải tiến lên như là tiếng nói của công lý trên thế giới, và trở thành tiếng nói của lương tâm cho tất cảnạn nhân của bất công xã hội, kinh tế, chính trị, những người không thể đứnglên cất tiếng nói cho chính họ.
      Đức Phật đã dạy rằng vô minh và tham ái là cội rễ của khổ đau. Khi chúng ta nghe như vậy, chúngta nghĩ rằng vô minh và tham ái là nguồn lực thúc đẩy chúng ta trong vòng luânhồi sinh tử, hay vô minh và tham ái là nguyên nhân của những khổđau cá nhân chúng ta. Nhưng khi chúng ta nghe như vậy, chúng ta cũng có thểnghĩ đến những việc khác, chẳng hạn như các tổ hợp công ty toàn cầu đang vươnbàn tay của họ ra khắp thế giới, không cần quan tâm đến nền kinh tế bản địa màhọ thống trị hay phá hoại ngầm. Chúng ta cũng có thể nghĩ đến những tên láibuôn vũ khí đã kiếm được hàng triệu đô-la bằng cách bán vũ khí cho những kẻđang dự định gây chiến. Chúng ta có thể nghĩ đến những quốc gia hung hãn đangtìm cách sử dụng sức mạnh quân sự để thống trị thế giới, giết hàng ngàn phụ nữvà trẻ em vô tội. Chúng ta có thể nghĩ đến hàng triệu phụ nữ trong các lầu xanhở miền Nam và Đông Nam Á bị cưỡng bức sống một cuộc đời khốn nạn và tủi nhục. Vàchúng ta có thể nghĩ đến những tù nhân lương tâm bị thế giới lãng quên, đang khaokhát dân chủ, đã bị những chế độ độc tài khắc nghiệt giam cầm.
      Người ta nói rằng sứ mệnh của Đức Phật, lý do Ngài xuất hiện trong cõi đời này là để giải thoát chúng sanh khỏi những khổ đau bằng cách nhổ bật gốc rễ của tham lam, sân hận và si mê. Trong thế giới ngày nay, tham, sân, si không chỉ là vấn đề trong tâm của mỗi cá nhân, mà chúng đã vươn ra khắp thế giới, thậm chí trải rộng đến các thôn làng xa xôi hẻo lánh tận cùng của quả đất, hậu quả là đã tạo nên rất nhiều khố nnạn, khổ đau cho con người.
      Như vậy, hiện nay thách thức mà Phật giáo đang đối mặt là phải nâng cao sứ mạng của Phật giáo lên tầm vóc quốc tế, không chỉ là bằng cách cổ xúy chánh pháp giữa những ngườicó đủ đặc ânđể tu tập hoàn toàn nghiêm túc, nhưng còn là để giúp những ngườiđang phải chịu đựng những hình thái cay đắng nhất của khổ đau, nhận được cônglý mà họ đang mong mỏi. Theo quan điểm của tôi, đây là một thách thức đạo đức rấtsâu sắc mà Phật giáo đương đại đang đối mặt, và là một thách thức mà Phật giáophải đáp ứng nếu Phật giáo muốn chia sẻ sứ mạng tiếp nối con đường của Đức Phấ

Nguyên tác: Tỳ kheo Bhikkhu Bodhi
Việt ngữ: Dịch giã Trần Như Mai Ca



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân