TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Những Người Lớn Tuổi Và Chứng Trầm Cảm (Older Adults And Depression )
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Những Người Lớn Tuổi Và Chứng Trầm Cảm (Older Adults And Depression )

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
thinhdang



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 2019

Bài gửiGửi: Tue Sep 04, 2012 11:12 am    Tiêu đề: Những Người Lớn Tuổi Và Chứng Trầm Cảm (Older Adults And Depression )

*Lynn Ly Phỏng Dịch tóm lược theo thông tin Đại Học Y OHIO-Hoa Kỳ *
Khi chúng ta già đi, thì thường cảm thấy buồn bã do cuộc sống hưu trí, do
các vấn đề về sức khỏe, do rơi vào hoàn cảnh cô đơn, hay bị mất mát bè bạn
hoặc ngườn thân yêu. Nếu những cảm giác này trở nên mạnh mẽ hoặc ảnh hưởng
đến cuộc sống hàng ngày của bạn trong vòng hơn hai tuần, bạn hãy nói chuyện
với bác sĩ. Cảm giác thật buồn bã hay tuột dốc hầu hết mọi lúc trong khoảng
thời gian dài là biểu hiện không bình thường . Bạn có thể mắc phải một căn
bệnh y khoa gọi là trầm cảm (depression).








*NHỮNG DẤU HIỆU CỦA CHỨNG BỆNH TRẦM CẢM (SIGNS OF DEPRESSION)*
Các dấu hiệu phổ biến nhất của chứng bệnh trầm cảm là:
 - Mất hứng thú đến những gì bạn từng yêu thích
 - Cảm giác là không còn có giá trị, bất lực, buồn hay tội lỗi
 - Cảm giác bồn chồn, thao thức (Restless feeling)
 - Ngủ quá nhiều hoặc không có thể ngủ
 - Thiếu năng lực hoặc cảm giác mệt mỏi
 - Tăng hoặc giảm cân
 - Thiếu vắng cảm giác ngon miệng
 - Có những vấn đề về trí nhớ hoặc suy tư
 - Cảm giác dễ bị khích thích , dễ cáu gắt (Feeling irritable) hoặc bất
 chấp không lo thân mình (not caring for yourself)
Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu này trong vòng hơn hai tuần hoặc bạn đang suy
nghĩ cách làm tổn thương bản thân hoặc tổn thương người khác, bạn cần gặp
bác sĩ.
*CHĂM SÓC QUAN TÂM MÀ BẠN CẦN CÓ (YOUR CARE)*
Việc trước tiên là bác sĩ của bạn sẽ thực hiện kiểm tra để xem nếu những
dấu hiệu của bạn do bởi một vấn đề về sức khỏe, về dinh dưỡng hoặc một loại
thuốc bạn đang sử dụng.
Bác sĩ có thể đề nghị bạn nói chuyện với người được đào tạo để điều trị
trầm cảm thí dụ như một nhân viên xã hội (social worker), chuyên gia tư vấn
(counselor), chuyên gia hoặc bác sĩ tâm thần (therapist or psychiatrist).
Có rất nhiều thay đổi nho nhỏ có thể trợ giúp giảm bớt chứng bệnh trầm cảm.
Các nhóm chuyên gia hỗ trợ có thể giúp bạn luyện các kỹ năng ứng phó mới.
Những loại thuốc để điều trị trầm cảm, được là là thuốc chống trầm cảm
(antidepressants) có thể trợ giúp . Có thể phải mất vài tuần hoặc lên đến
8-12 tuần trước khi bạn cảm thấy công dụng của thuốc. Bác sĩ sẽ kiểm tra
theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của bạn khi dùng thuốc .
Trầm cảm không phải là một sự bình thường ở tuổi già. Với cách điều trị
đúng đắn, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn theo thời gian.




*TỰ TRỢ GIÚP BẢN THÂN MÌNH (HELP YOURSELF):*
 - Hãy chăm sóc tốt bản thân mình. Ăn uống theo mmột chế độ dinh dưỡng
 lành mạnh và tránh ăn vặt.
 - Uống nhiều nước.
 - Cần có 7-8 giờ của giấc ngủ mỗi đêm.
 - Tránh rượu và ma túy.
 - Sống năng động (siêng năng hoạt động), ngay cả khi bạn không cảm thấy
 hứng thú .
 - Lên kế hoạch hoạt động trong ngày. Thiết lập một mục tiêu nho nhỏ cho
 mỗi ngày như làm một công việc nho nhỏ hoặc đi bộ.
 - Tránh căng thẳng khi bạn có thể.
 - Tránh ở một mình. Cần ở trong môi trường tiếp xúc gần gũi với bạn bè
 và gia đình.
 - Hãy suy nghĩ về việc tham gia một nhóm hoạt động từ thiện.
 - Giữ liên lạc với nhóm nhỗ trợ tôn giáo hay tinh thần của bạn. Nói
 chuyện với một giáo sĩ hay một lãnh đạo tinh thần.
 - Cầu nguyện hoặc ngồi thiền.
 - Hãy bày tỏ cảm xúc của bạn một cách an toàn. Nói chuyện với gia đình
 và bạn bè của bạn. Viết ra những suy nghĩ và cảm xúc của bạn.
 - Nếu bạn có nhu cầu, đừng ngại ngùng hãy tiếp nhận trợ giúp từ người
 khác.

*GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ CÓ THỂ TRỢ GIÚP.*
Trợ giúp một người nào đó để được đánh giá và được điều trị là điều quan
trọng. Người thân của bạn có thể không có năng lực hoặc không mong muốn nhờ
giúp đỡ.
Cách giúp đỡ:
 - Đề nghị đi khám bác sĩ với người thân yêu của bạn. Bạn có thể đặt câu
 hỏi và ghi chép lại.
 - Mời người bệnh đi tản bộ hoặc đi chơi. Đừng tỏ ra khó chịu nếu họ nói
 không. Tiếp tục thỉnh mời, nhưng không thúc ép.
 - Trợ giúp về cảm xúc thông qua nói chuyện và lắng nghe cẩn thận. Đừng
 bỏ qua những cảm giác, nhưng điểm ra những chi tiết thực tế và gợi niềm hy
 vọng cho họ.
 - Hãy làm yên tâm, làm yên lòng, làm vững dạ (offer reassurance) họ ,
 điều này khiến cho họ sẽ cảm thấy tốt hơn lên theo thời gian.
 - Đừng bỏ qua bất kỳ lời nói hoặc hành động mà cho biểu hiện là người
 bệnh suy nghĩ cuộc đời vô nghĩa , không đáng sống. Đừng bỏ qua lời nói hoặc
 hành động làm tổn thương chính bản thân hoặc làm tổn thương người khác của
 người bệnh . Tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức tại một phòng cấp cứu của
 bệnh viện khi phát hiện những điều này từ người bệnh
Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nghĩ bạn hoặc người thân thương có những
dấu hiệu trầm cảm mà kéo dài hơn 2 tuần lễ .
*Lynn Ly (30/08/2012)*


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Sức Khỏe và Y Học Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân