TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BẠN TÙ NĂM XƯA
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BẠN TÙ NĂM XƯA

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sat Jul 07, 2012 4:01 pm    Tiêu đề: BẠN TÙ NĂM XƯA
Tác Giả: THANH ĐÀO

 




         
   BẠN TÙ NĂM XƯA
                                        THANH ĐÀO
                         
                              ( Thân tặng anh L D Lộ và phu nhân
                                             chị Tuyến )
 

          Chúng tôi đang bận công việc lăt vặt trong nhà, bỗng có ai đó bấm chuông cửa cái. Thì ra anh Th., Phó Chủ Tịch Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị ( Hội HO) đem tờ giấy ghi tên anh L D Lộ hiện đến từ tiểu bang Tennessee thăm viếng anh em. Anh Lộ hiện ngụ tại nhà anh P N Th. Chủ tịch HO. Buổi tối, chúng tôi gọi điện thoại nhưng nhà anh Th vắng teo. Không ai trả lời. Gọi nhiều lần, tuy nhiên không ngưởi bắt phone. Qua sáng hôm sau, tôi gọi lại thì anh Th trả lời bên kia đẩu dây. Sau đó, tôi và bà xã trò chuyện với người hùng cựu tù nhân chính trị cùng trại giam với tôi trong nhiều năm trước kia. Chúng tôi vô vàn vui mừng, hân hoan gặp lại nhau, sau bao nhiêu năm xa cách, tang thương biến đổi của cụộc đời vốn vô thường giả tạm này. Anh Lộ cùng vợ con sang định cư tại xứ Cờ Hoa hơn 20 năm ( HO 13). Còn gia đình tôi làm hồ sơ xuất cảnh trể. Mãi đến HO 34 mới có tên. Chúng tôi định cư tại Mỹ từ tháng 6, năm 1995. Anh và tôi có nhiều kỷ niệm trong tù cũng như sau ngày ra trại, trở về sống ở địa phương, thành phố Phan rang. Cùng làm cu li cho Xí Nghiệp Gạch Vôi Đạo Long mấy năm để độ nhật qua ngày trong lúc kinh tế khó  khăn và đụt nắng, khỏi nạn kinh tế mới.
                                                        ooo          
Vào lúc 10 giờ rưỡi sáng, ngày thứ bảy, June 30 th, 2012, theo cuộc hẹn, các anh đã đến nhà. Anh B chở hai bạn lại thăm chúng tôi. Nghe nói ngày mai anh Lộ cùng con gái Út lái xe về lại Tennessee, chừng 6 giờ rưỡi hành trinh trên xa lộ là họ tới nhà.Anh Lộ cho biết thế. Anh mới về hưu nên đi du lịch thăm anh em ngay. Hồi vào Sài Gòn chuẩn bị đi Mỹ, gia đình anh Lộ ở nhờ nhà anh chi Th. Anh Th trẻ hơn anh Lộ năm tuổi. Anh Th học lớp Đệ Nhất, Ban B . Anh Th ở Tháp Chàm cùng quê với chị Tuyến bà xã của anh Lộ. Thân phụ của anh Th là Ngài Quan Tư An Ninh Thiết Lộ (ANTL) đóng tại Tháp Chàm. Lúc bấy giờ, thời đệ nhất VNCH, Quận Trường Quận Tháp Chàm chỉ mang cấp bậc Trung Úy. Nên Ngài Quan Hai này nễ Thiếu Tá Chỉ Huy Trưởng vùng ANTL vô cùng. Anh Th cho anh em biết thế. Sau thân phụ của anh Th về làm Chỉ Huy Phó Cục ANTL tại Sài Gòn  Anh Th là Trưởng Ban Văn Nghệ nhà trường trong khi theo học tại TH Duy Tân. Còn anh Lộ cho biết anh học trường Bán Công Nguyễn Công Trứ PR. Bà xã anh Lộ, chị Tuyến, dạy cùng trường Cơ Sở Phủ Hà II với Thanh, vợ tôi, trước kia. Con gái lớn của anh chị Lộ-Tuyến, xinh xằn, thông minh, học giỏi, giông song thân, là học trò của hiền thê tôi. Nó cũng học kèm tại gia hai môn Toán và Anh lớp 9 do tôi dạy thêm vào lúc bấy giờ. Nay con trưởng nữ của anh chị đã có chồng và hai con. Con gái Út của anh chị lái xe đưa bố đi du lãm mấy hôm nay. Nó là ban của Giao, cũng là cựu học sinh của vợ tôi, ở Trường Phồ Thông Cơ Sở Kinh Dinh trước kia. Giao nay là con dâu của anh chị B.Anh chi B cũng ngụ tại Tháp Chàm. Họ là bạn của anh chi Th. Anh Th, HO 15, bảo trợ cho gia đình anh chị B, qua đinh cư tại Mỹ, sau này. Hai gia đình mua nhà gần nhau tại vùng LSU, Baton Rouge.
        Hôm ấy, Giao lái xe đưa bạn đi New Orleans, tham quan du lịch, thăm con gái anh B. Nay là nha sĩ. Nó kết duyên với đồng nghiệp gốc Trung Hoa, chánh hiệu chú Sam một trăm phần trăm Sì Thẩu, Sính Sáng,
               Chúng tôi hội ngộ. Tha hồ hàn huyên, chuyện trò,  tâm sự, nhắc lại những kỷ niệm vui buồn trong thởi gian tù tội dưới chế độ độc tài toàn trị XHCN VN. Thật là thê thảm, đói rách, lầm than, không bút mực nào tả xiết. Trại tù Sông Mao rồi Nhà giam Lương Sơn, làm đập tràn Sông Lũy, Cà Lon. (Trại Tù Hàm Trì, rồi A 30 Phú Yên sau này).
     Đói quá, phải ăn củ nầng, cả đội hôm ấy bị say nầng trong khi làm đập Tràn Sông Lũy Cà Lon,. bọn tù bị say xẩm mặt mày, ngất xiểu, tưởng bỏ mạng sa trường vì trại chẳng có thuốc men gì trừ khử chất độc đang ngấm ngầm hoành hảnh trong cơ thể tù nhân.
                      “Khối Hai thảm họa bi thương
                       Say nầng, cả lũ dọc đường ngã lăn.
                       Bạn tù dìu đỡ, tỉnh dần
                       Thuốc men chẳng có ngoài phân con người.
                       Phân tươi pha với nước sôi
                       Nguội dần sẽ uống. khỏi chui vào hòm.”
     Anh Túng, thiếu úy, Quản Giáo Khối Hai cho biết:
-Hồi kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mỗi lần ăn củ nầng bị say xỉu vì lý do thiếu gạo  chúng tôi phài ăn độn củ rừng. Lỡ bị say xẩm, ngã lăn ra. Không có thuốc men gì cứu nổi. Chúng tôi lấy phân người còn tươi, pha với nuớc nóng uống thì bịnh giàm, không còn nguy hiểm đến tính mạng nữa.
Nghe xếp sòng tuyên bố một câu chắc chắn như đinh đóng cột, ai nấy kinh ngạc, le lưỡi, bàng hoàng, sợ hãi vô cùng. Thà chiu chết, chớ không tù nhân nào dám uống phân người tươi với nước nóng. Môn thuốc XHCN thật là kỳ lạ, đặc biệt, hiếm có trên thế gian này. May mắn không ai bỏ mạng giữa chốn rừng sâu  núi thẳm, nước độc trong ngày bị say nầng đáng nhớ đời hôm ấy. Cách mạng gọi là “ Ngày ô nhục” vì không lao động được. Mất hết một ngày công XHCN.  Tù nhận gọi là “ Ngày bất hạnh “ nhưng may mắn không ai tử vong vì say củ nầng có độc tố khá cao.
                         “ Tù nhân khổ sai lao động
                           Đói meo, ăn độn cũ nầng.
                           Cả khối lên cơn say sóng
                           Núi rừng suýt nữa mạng vong.
                         
                            Phân người làm sao nuốt nổi ?
                            Chằng thà may rủi kiếp tù
                            Ngất xỉu thân người rã rợi
                            Thảm sầu rừng nùi âm u.”
            Kỷ niệm nhớ đời anh em cùng làm cu li xí nghiệp quốc doanh XHCN.

                                                    ooo        
          Lúc bấy giờ thiên hạ có câu nói thịnh hành: “ Lao động là vinh quang. Lang thang là chết đói. Hay nói thì ở tù. Lù khù đi kinh tế mới..” Đau khổ cho ai phải bỏ nhà lên rừng núi khai hoang lập khu  kinh tế mới. Vất vả, khổ cực vô cùng.  Dễ bị sốt rét, bịnh tật nhiều thứ tại nơi sơn dã, rừng núi âm u,  khỉ ho cò gáy. Đói rách lầm than cơ cực hết nói, cho kẻ bị đầy ải đi kinh tế mới ở vùng sâu và vùng cao vào thời điểm ấy.
                          “ Bắt con bỏ chợ bơ vơ
                            Khổ đau đói rách dật dờ người đi
                            Kinh tế mới, phải xa lìa
                            Về thành, tá túc bụi bờ kiếm ăn
                            Miếng cơm, manh áo khó khăn
                            Phá rừng làm rẫy muôn vàng chông gai.
                            Mười người hết chín phải rời
                            Bỏ vùng kinh tế về nơi đông người.
                            Bán buôn, làm mướn khắp nơi.
                            Bây giờ hộ khẩu mây trôi gió lùa.”
            Kiếm một việc làm để sinh sống qua ngày đọan tháng và khỏi nạn bị chính quyền địa phương bắt đi khai khẩn vùng kinh tế mớì, không phải dễ dàng gì lúc bấy giờ. Anh Lộ may mắn xin làm công nhân Xí Nghiệp Gạch Vôi nói trên, cũng nhờ tài ngoại giao của bà xã. Khéo sửa hộ khẩu cho nhỏ tuổi ( Từ 18 đến 32 niên kỷ là có thể nộp đơn xin làm cu li cuốc xúc đất đề làm gạch. Bà xã của tôi cũng nhờ quen vời vợ của ông Trưởng Phòng Lao Động Thị Xã Phan Rang- Tháp Chàm, quê Đà Lạt,  nên chị ta nói hộ lang quân gốc Bắc Hà OK cho sửa hộ khẩu vì tuổi khai trong giấy tờ quá date theo thể lệ của nhà nước tuyển dụng công nhân lao động bằng tay chân. Thế là tôi trở thảnh cu li chính thức như anh Lộ. Dân cải tạo, khổ sai lao động đã quen, trong nhiều năm giam cầm tại nhà tù XHCN, nên việc làm này, cuốc xúc đất, họ có thể thực hiện tốt, do cấp trên giao cho hàng ngày. Chúng tôi tuy làm việc vất vả, mệt nhọc ngoài trời, như chuyển đất từ sân vào nhà để đúc gạch thẻ bằng máy. Trời nắng gây gắt. Nắng như thiêu, như đốt. Nắng như bốc lửa  như tắm rửa bằng mồ hôi ướt hết áo quần công nhân. Thành phố quê hương nổi danh “ nóng như ran” xưa nay. Chả sao. Thét rồi cũng quen đi.
        Làm công nhân nhà nước  XHCN, có lợi cho người bị nằm ấp được tha về, do công an giám sát tại địa phương. Trước nhất, nhờ làm cu li cuốc xúc đất hằng ngày ngoài trời nắng gây gắt,  công an khu vực và tổ trưởng khu phố cũng ít quan tâm theo dõi. Khỏi phải đi thủy lợi hàng năm từ đây. Khỏi phải dạy bổ túc văn hóa ban đêm cho người thất học hay học sinh học hành dang dở. Dạy hộ miễn phí, không nhận một đồng tiền thù lao gì cả. Công tác XHCN quang vinh mà lị. Khỏi lai rai bị công an khu vực mời lên xét hỏi, báo cáo đù thứ trên đời. Chúng tôi là cựu tù nhân chính trị. Là thành phần ngụy quân hay ngụy quyền, có nợ máu với nhân dân và cách mạng. Họ tuyên bố thẳng thừng như thế. Vì vậy, được làm cu li cho xí nghiệp quốc doanh là may mắn lắm rồi.
              “ Việc làm vất vả cu li
                 Hằng ngày cuốc xúc, lương thỉ ít oi.
                 Giờ đây nhẹ nhòm trong ngưởi
                 Công an khu phố bớt mời tới lui.
                 Kinh tế mới khỏi đi rồi
                 Êm đềm cuộc sống, xa rời lo âu.
                 Được làm nhà nước, vui sao!
                 Bớt đì khu trường, ngẳng cao đấu mình.
                 “Cách mạng theo”, chẳng nương tình
                 Nhiều tên lấy điểm, dân lành khổ đau.
                 Nước rặc mới biết cỏ nhầu
                 Thiện lành- gian ác, sống lâu mới tường.”
         Hôm gặp gỡ lại nhau, anh em cũng nhắc đến việc Tân và Huệ, hai người tù vuợt ngục đêm hôm ấy, tại Trại B Tù Binh thụôc Tổng Trại Tù Binh 8, Sông Mao Bình Thuận. Họ bắn chết anh Huệ tại ngay hàng rào, cạnh hố tiểu, trước sân Khối I. Dù anh này chưa chui ra hàng rào kẽm gai. Thật thê thảm, tàn ác, dã man vô cùng. Họ có thể bắt sống anh Huệ. Nhưng họ giết để làm gương tù nhân chính trị không dám vượt trại nữa. Họ nỡ dùng súng AK bắn chết tại chỗ. May mắn anh Tân chạy thoát. Anh chạy vô lại trại vì anh ta chưa chui ra hàng rào. Anh Huệ chui trước bị khai hỏa. Họ bắn theo, cố tình sát hại anh Tân, kẻ có ý định trốn trại, dù chưa ló đầu ra khỏi dây kẽm gai. Tân may mắn chạy nhanh nên thoát nạn. Huệ chết thê thảm tại hiện trường.  Túi gạo nhỏ anh mang trên vai bị  vung vải ngoài đất. Thì ra có người làm ăng ten, biết âm mưu trốn trại của bạn mình nên báo cáo với cán bộ Trại để lấy điểm, mong mình được ưu đãi vì có công với cách mạng, sẽ được xét xứ cho vế sớm. Y hại bạn. Trại âm thầm theo dõi và bắn chết Huệ nhưng không giết được Tân. Hai người rũ nhau trốn trại không thành. Sau đó Tân bị còng tay chân biệt giam trong nhiều năm.
                                               ooo        
        Mấy tháng trước đây có hai tù nhân thuộc Khối III cũng Trại B ( tức Trại tù dành cho các sĩ quan chế độ cũ, cấp bậc Trung Úy. Trại C bên cạnh dành cho Thiếu Úy. Còn Trại A dành cho Đại Úy, Thiếu Tá vả Trung Tá.
     Hai tù nhân nói trên thuộc gia đình cách mạng, nên trại rất tin tường ưu đãi ho. Bất ngờ họ đã trốn trại thành công vào ngày cuối tuần, chủ nhật, không ai để ý đến họ vì mùng mền họ còn giăng trên giường. Bạn tù cùng phòng, cứ tưởng họ ngủ dậy trễ. Đến khi phân phối cơm trưa, phát hiện, thì họ trốn mất tiêu rồi. Bời vậy, trại mới cảnh giác phái ăng ten theo dõi dò la anh em và báo cáo tình hình lại với cán bộ quản giáo.    
        Trường hợp anh Huệ chết thê thảm và anh Tân bị cán bộ nã súng bắn theo, suýt nữa mạng vong, khiến chúng tôi nhớ lại Anh Nguyễn văn Quỳ, bạn tù nằm sát bên tôi cùng phòng thuộc Đội Gánh Củi ờ Trại Tù Bình Sơn thuộc A 30, sau này. Nhà Tù do Trung Uơng Quản Lỳ tại Phú Yên. Anh Quý trốn trại bị công an bắt được. Anh bị cán bộ bực mình, thù hận tên ngụy dám bỏ trốn. Họ dùng bán súng đánh gẫy hai ống chân rồi kê súng Colt vào lỗ tai  trái bòp cò.  Đạn nổ xuyên qua đầu, vọt ra mắt mặt bay đi. Anh chết liền tại chỗ. Tù trốn trại bị bắt lại. Cai tù giết chết ngay tại chỗ. Thật là dã man, tàn ác không chút tình người, dù đó là đồng bào rụôt thịt của mình. Cùng con Lạc cháu Hồng.
          Trường hợp một tù nhân cấp Thiếu Tá và một Đại Úy giúp cho cán bộ quản chế ngồi xuống, nhắm kỹ người tù bỏ chạy ra khỏi Đội, trong lúc lao động ngày hôm ấy, tại Trại Tù A 30. Anh cán bộ đưa súng bắn mãi anh tù chạy trước mặt, nhưng không trúng. Hai tù nhân nói trên tiến lại, nhắc quản chế hãy ngồi xuồng, và chỉ dẫn cách nhắm thật kỹ lưỡng trước khi bóp cò. Thế là anh ta bắn trúng tù vượt trại. Y ngã lăn chết tại chỗ. Kết quả hai anh tù gíúp cán bộ bắn chêt tù nhân bỏ trốn, được cấp trên xét, có công lớn với cách mạng. Họ được tha sớm, nhưng không cho về địa phương. Họ ờ ngoài phạm vi trại tù. Nhà họ cất bên rừng, cạnh trại tù Bình Sơn. Gia đình hai kẻ nói trên, khẩn hoang rừng, làm rẫy trồng ngô, sắn, mì, khoai lang, đậu, mía, sống qua ngày. Cán bộ Trại cứ ca tụng công lao gương sáng của họ, cho anh em tù nhân nghe, nên noi theo “ người tốt, việc tốt”  mà làm, để hại anh em trong trại, ngõ hầu được Đảng và Nhà Nước xét tha, cho về sớm. Chính vì vậy mà bọn làm ăng ten hại bạn mình, dông như ruồi. Thậm chí, có người vì lợi mà hại chết anh em tù không ít lúc bấy giờ. Như trường hợp Đại Úy Bùi Đình Thi.
                                          “Bạn tù gặp lại thật vui
                                             Bao nhiêu cay đắng ngọt bùi đã qua.
                                            Tư do  đất khách nở hoa
                                            Tương lai con cháu mượt mà mai sau.
                                            Chúc cho sức khỏe dồi dào
                                            Êm đềm hạnh phúc dài lâu tuổi già.
                                            Lo âu phiền não bay xa
                                           An nhiên tự tại Ta Bà nhân sinh “

                                                 THANH ĐÀO      


Được sửa bởi Thanh Dao ngày Mon Jul 09, 2012 1:42 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
Mai Dung



Ngày tham gia: 08 Dec 2011
Số bài: 179

Bài gửiGửi: Sat Jul 07, 2012 8:55 pm    Tiêu đề:

Cám ơn thầy Thanh Đào , trí nhớ của thầy thật tốt , nhớ nhiều chuyện dù đã trôi qua thật lâu .
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Tue Jul 10, 2012 1:52 pm    Tiêu đề: TẠ LÒNG BẠN ĐỌC
Tác Giả: THANH ĐÀO

   
Thân ái gửi bạn đọc Mai Dung,
 Xin cám ơn bạn bao dung, khích lệ người cao niên tìm vui trong tuổi già  Chúc bạn và quý quyến luôn an vui hạnh phúc Thân mến TD+TN
Về Đầu Trang
Mai Dung



Ngày tham gia: 08 Dec 2011
Số bài: 179

Bài gửiGửi: Wed Jul 11, 2012 9:30 am    Tiêu đề:

Cám ơn lời chúc của Thầy . Mấy năm nay đọc nhiều bài của Thầy , em thấy trí nhớ Thầy thật đáng nể , mong được tiếp tục nhận được những bài viết của Thầy .
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân