TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - VỀ QUÊ HÀNH THIỆN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

VỀ QUÊ HÀNH THIỆN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu May 24, 2012 3:52 pm    Tiêu đề: VỀ QUÊ HÀNH THIỆN
Tác Giả: THANH ĐÀO

   



VỀ QUÊ HÀNH THIỆN
                                        THANH ĐÀO
 

    Niềm vui của người Phật Tử cao niên đang sinh sống tại hải ngoại là về quê hành thiện nếu mình còn sức khỏe và tài chánh. Bà Duy may mắn hội đủ hai điều kiện trên. Thật ra, lâu lắm rồi, bà chưa về Việt Nam thăm người thân, bà con cô bác. Bà là dân Bắc Hà. Năm 1954 di cư vào Nam cùng gia đình. Lúc ấy bà còn trẻ lắm. Song thân của bà cư ngụ tại Buôn Mê Thuột, thị trấn cao nguyên mù sương, núi đồi heo hút. Lớn lên bà lập gia đình với một sĩ quan không quân Việt Nam Cộng Hòa. Anh ta làm việc tại phi trường thành phố nói trên. Sau đó hiệp sĩ lang quân đổi ra Huế công tác trong một thời gian. Ông xã gốc dân Sài Gòn, tướng tá cao ráo, đô con, đẹp trai, Quan Tư Tàu Bay. Vì vậy, ông ta bay buớm, hào hoa, phong nhã, bồ bịch tùm lum tu dí. Nhiều cô gái vùng Sông Hương Núi Ngự, mê chàng phi công khôi ngô tuấn tú cường tráng`vào thời kỳ ấy. Tuy thỉnh thoảng ăn chả, ăn nem bên ngoài, nhưng ông Dinh vẫn thương yêu vợ con mình và làm tròn trách nhiệm của người chồng, người cha.
      Sau đổi đời đầy bi thảm, tang thương vào năm 1975, lang quân của bà bị tập trung tù cải tạo mút chỉ cà tha. Gần mười tấm lịch phải xé, vì mang tội” Giặc lái có tội với nhân dân và  cách mạng”. Vào năm 1992,  gia đình ông bà sang định cư tại Mỹ, diện HO như bao nhiêu cán bộ viên chức của chế độ cũ.
 Họ sống tại xứ Cờ Hoa thắm thoát gần hai muơi năm trời. Thời gian trôi qua như một giấc mộng. Ông Dinh ngày xưa cường tráng “ sức khỏe bẻ gẫy sừng trâu” bỗng nhiên bị ung thư gan, suy thận và đau tìm. Ông đã từ trần, bỏ lại vợ con một cách đột ngột. Hôm ấy ông bà đi dự bữa cơm gây quỹ của Chùa Tam Bảo ở địa phương, tại một nhà hàng Mỹ tọa lạc gần đại lộ Florida, thuộc trung tâm thành phố. Sau khi về nhà, ông Dinh than mệt. Chứng đau tim kinh niên bỗng nhiên nổi lên dữ dội làm ông bị đột trụy và từ giã trần gian ngay tối hôm ấy.
Ông xã vĩnh biệt cõi đời, bể khổ trầm luân, ở tuổi bảy mươi ba. Ông được Chùa làm lễ cầu siêu bảy thất, 100 ngày. Hài cốt được thiêu và  thờ tại Chùa địa phương. Bà buồn bã, sống cô đơn, hiu quạnh từ ngày phu quân khuất núi. Bà tìm niềm vui trong việc săn sóc, coi giữ các cháu Nội, Ngoại hộ các con mình bận đi làm. Bà nảy  ý định về quê thăm anh chị em, bà con thân hữu và làm việc nghĩa  giúp đỡ người nghèo, trẻ mồ côi, cô nhi viện... trong thời gian nửa năm. Bà hy vọng chuỳến viễn du, quy cố quận, sẽ làm bà thư giãn tâm hồn, khuây khỏa nỗi buồn phiền vò võ cô đơn nơi đất khách quê người. Hay tin bà về quê hành thiện, các con ủng hộ Mẹ tài chánh hết mình. Đứa nào cũng động viên, khuyến khích thân mẫu du lãm cho thanh thản tâm hồn. Một số đạo hữu Chùa Tam Bảo như bà BS Hà, các cô Chinh, Thanh, Nguyệt, Nga... gửi bà tiền để cứu trợ nạn nhân bị bão lụt vừa qua, cũng như những gia đình nghèo khổ tại các vùng quê hẻo lánh xa xôi ở quê nhà. Bà mang theo số tiền của mình dành dụm lâu nay, cộng thêm tiền của con cái cho và bạn bè đồng đạo đóng góp, đề bố thí cúng dường chủa chiềng tại Việt Nam. Bà hăng hái lên đường viễn du sau nhiều năm chưa trở về  quê cũ.
            Bà xuống máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất. Anh chị em ruột thịt ra tận nơi đón tiếp vui vẻ niềm nỡ hết mực. Sau đó, bà gửi quà biếu đến bà con cô bác. Tiền đô là họ OK cái rụp. Ai cũng thế. Họ khoái cho bạc, nữ trang hơn là quần áo hay quà tặng không phải là Mỹ kim.
                     “ Người thân, bè bạn gần xa
                        Tươi cười khi nhận đô la cho mình.
                        Hững hờ quà cáp linh tinh
                        Đời nào cũng thế, bạc tiền cuốn lôi.”
          Bà theo người nhà lên Buôn Mê Thuột. Bà vào thăm ngôi Chùa ở địa phương mà ngày xưa bà hay đến tu hành và làm công quả. Lúc đầu bà định cúng dường cho Chùa một ngàn ba trăm đô la. Tuy nhiên, bất ngờ một người dân cư ngụ gần đó, nghe tin bà về quê, liền đến gặp ngay. Chị ta than vãn mình túng bẩn, không cò tiền lo giài phẩu sạn thận cho ông xã bị bịnh nghiêm trọng. Thị nài nĩ, van lơn, xin bà từ tậm bố thí cho năm trăm đô, tức mười triệu đồng tiền VN. Thế là bà trích ra ba trăm lẻ, giúp người này để có điều kiện giải phẩu bệnh thận trầm trọng cho lang quân. Vì vậy bà chì cúng dường cho Ngôi Tam Bảo một ngàn đô. Số tiền này bao gồm tiền của bà cộng với các đạo hữu ở Mỹ hổ trợ cho người Phật Tử có hạnh tu bồ thí và hành thiện lâu nay. Bà cũng giúp đỡ một số cơ quan chuyên làm việc từ thiện, thuơng phế binh cũng như trẻ mồ côi và người nghèo ở địa phương.  
        Bà trú ngụ tại Chùa luôn trong thởi gian ở Buôn Mê Thuột. Sáng năm giờ bà thức dậy, ngồi thiền với các sư cô. Bảy giờ dùng điểm tâm cháo trắng với muối. Bữa trưa rất đạm bạc, chay tịnh, tương chao rau quả đơn sơ. Bữa cơm tối cũng thế. Chùa quá nghèo, nếp sinh hoạt cũng như ăn uống thật giản dị cho người tu hành. Những ngày nghỉ tại chùa bà sống an vui, thanh thản, thong dong tự tại. Không lo nghĩ phiền não vớ vẩn như trước đây. Bà đi du lịch hầu như khắp nơi với bà con hướng dẫn. Bà tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của VN như Vịnh Hạ Long, Chùa Hương, Lăng tẳm, đền đài, cung điện cố đô Huế, Núi Ngũ Hành Sơn Miền Trung, và nhiều trung tâm cho khách du lịch khác hầu như khắp nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.
                              “ Danh lam thắng cảnh quê hương
                                Tâm hồn thư giãn, viễn phương hành trình.
                                 Bạc tiển thoải mái chị em
                                 Niềm vui hạnh phúc tăng thêm tuổi già”
     Bà theo đề nghị của bạn bè làm một chuyến qua Phù Yên và Bình Định. Bà liên lạc với chính quyền địa phương, lấy danh sách của các gia đình nghèo và một số bị bão lụt vừa qua tàn phá nhà cửa và người thân bị thiệt mạng. Bà cùng khách hướng dẫn mua gạo và đổi đô la ra tiền VN để phát cho họ. Nhừng thảm trạng nghe kể thật đau lòng. Chỉ nêu một số trường hợp thật thê thảm. Bão lũ thiên nhiên nhất là nạn hồng thùy gây nên thật khùng khiếp. Dấu vết cơn lũ lụt vừa qua, còn phảng phất đây đó như rác rến, rơm rạ cỏ khô,  ... còn dình trên các trụ điện hay một số cây cổ thụ hai bên đường. Điều đó chứng tỏ nước dâng cao đến ba, bốn mét Như thế, làng xóm, nhà cửa và con người làm sao tồn tại đây ? Sóng thần dâng quá tài ở những làng ven bờ biển hay lụt lội tràn ngập nhiều nơi. mực nước lên  cao hàng mấy mét,  người dân tại địa phương khó lòng sống sót ngoài việc tài sản hay nhà cửa bị sụp đổ,  cuốn trôi mất tịêu. Một vài cảnh ngộ thê thảm do người dân sống sót chứng kiến kể lại, được nhà chức trách địa phương xác nhận là sự thật.
    Một thanh niên trông thấy nước lũ từ trên rừng cuốn trôi những khúc gỗ to dài khoảng  gần chục mét. Gỗ thợ rừng đã cưa nhưng chưa chở kịp thì bị nước trôi đi về làng. Một khối gỗ giá có thể mấy chục triệu bạc. Quả là số tiền khổng lồ, nên cậu ta bơi ra, bám theo gỗ ôm nó. Cuối cùng nước lũ cuốn gỗ ra xa và làm trôi cậu thanh niên luôn. Thọ tử vì ham muốn lấy của đắc giá. Một cụ già bị nước cuốn được bà con cứu lên bờ thoát nạn. Tuy nhiên trông thấy con bò của mình bị lũ lôi đi. Ông cụ tiếc của, nhảy ra chụp sợi dây dừa  để kéo con vật lại, coi như cả gia tài của mình. Thú vật kia, nặng hơn trăm cân, còn trôi theo sóng nước chảy mạnh và nhanh vô cùng, huống hồ người cao niên, sức đã tàn, lực đã kiệt. Thế là nước cuốn cả hai lẹ làng. Ông cụ cứ cầm lấy sợi dây dù bị trôi ra xa tít. Người và thù chết chìm trong biển nước mênh mông. Một trường hợp khác rất thương tâm. Ba mẹ con đang dọn cơm ra chiếu trải dưới sàn nhà vừa lên đèn. Họ cầm đủa bắt đầu xơi bữa chiều như thương lệ. Bỗng con nước lũ từ rừng xa chảy về quá nhanh và dữ dội. Cô gái trông thấy lũ đập vào cánh cửa cái đang mở hé. Nó bị khép lại cái áo. Cô ta kinh hoàng thốt lên:
- Nước Mẹ ơi! Cửa bị đóng rồi.  
Nhưng nước chảy xiết và dâng cao quá lẹ. Nước tràn qua khe cửa đóng kín ngập khắp nơi trong nhà. Họ không tài nào xô cửa để thoát thân ra ngoài được Cuối cùng ba người bị chết ngộp trong phòng. Mâm cơm và thức ăn vẫn còn nguyên. Thật là tội nghiệp. Thật là thê thảm. Thật là thưong tâm.
                      “ Tai ương xảy đến bất ngờ
                         Tử vong. thọ nạn. bơ phờ nhân sinh.
                         Vô thường cuộc sống tới nhanh
                          Kiếp người sầu khổ, mong manh cõi trần.”
   Trường hợp bà Dư phát gạo và tiền cho dân nghèo ở vùng quê hẻo lánh tại Phú Yên. Một số người dân khốn khổ đến xin, nhưng không có tên trong danh sách của chính quyền thiết lập để cho Ban Cúu Trợ phát chẩn. Họ cứ nài nĩ, ĩ ôi, khóc lóc nhưng không cách nào bà giùp đỡ họ được. Gạo do nhà chức trách phát  Cuối cùng, họ đành ra về tay không. Thật là đáng thương cho những kẻ cùng đinh ở vùng sâu và cao xa xôi đói rách thiếu thốn hầu như quanh năm suốt tháng. Có những nơi cứu đói, gạo không đủ chẩn tế, bà Dư phải xuất tiền mua thêm ba tạ, phát cho mỗi hô 5 kg. Đôi khi, có gia đình đặc biệt đang gặp cảnh đói khổ, bịnh tật hiểm nghèo, bà Dư xuất túi cho một triệu đồng tức 50 Mỹ kim.
                        “Miền Trung nghèo khổ dân mình
                         Thiên tai lũ lụt triền miên viếng người.
                         Sóng thẩn bão tố dài dài
                         Vô thường giả tạm cõi đời phù du.”
        Chuyến viễn du hành thiện vừa qua, trong thời gian thăm quê gần nửa năm, bà Dư cảm thấy tâm hồn thư giãn, nhẹ nhàng, hạnh phúc, thoải mái vô cùng. Bà cư ngụ tại ngôi Già Lam tu tịnh cùng các ni sư. Thời gian đi lại, thăm viếng, giao tiếp với bà con bè bạn tại quê nhà, bà rút ra bài học quý báu cho cách sống và tâm lý người đời, dù là bà con anh em ruột thịt hay bạn bè, thân hữu,  người quen của mình
                      “ Đô la quà tặng đều tay
                        Mới mong niềm nỡ hằng ngày thân thương.
                        Bạc tiền cạn túi đi đường
                        Hững hờ tình cảm. dễ buồn khách xa.
                        Tình đời nóng lạnh đổi mùa
                        Tùy theo túi bạc người ta tiếp mình.
                        Hết tiền phải biến cho nhanh
                        Nếu không, nhận lấy lạnh tanh người đời.”

                                           THANH ĐÀO                                                

                                   
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân