TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - “Mày – Tao”
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

“Mày – Tao”

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
thinhdang



Ngày tham gia: 20 Apr 2011
Số bài: 2019

Bài gửiGửi: Fri May 18, 2012 3:50 pm    Tiêu đề: “Mày – Tao”

Buổi chiều trên đường lái xe về nhà, cô bạn thân gọi phone, bảo “mở email xem, người Việt mình sao mà cứ ‘mày-tao-chi-tớ’, chẳng ra làm sao cả.”
Dưới đây là nội dung mẩu chuyện cực ngắn do cô bạn gửi:
Có lần giận con quá vì nó nói dối, tôi quát to :
-Mày là đứa nói láo, không ai thương mày nữa!
Thằng nhỏ mếu máo trả lời :
-Mẹ có thể đánh con, nhưng đừng gọi con là mày!
Tôi giật mình, nó sanh ra và lớn lên ở Mỹ, tiếng Việt không giỏi nhưng sao hiểu được chữ « mày » là rất nặng, rất xấu. Tôi xấu hổ lắm và từ đó về sau không gọi con là mày nữa, dù giận tới đâu.
Có những người chồng hay quát nạt, gọi vợ là mày, mắng chửi nặng lời. Nếu có quyền, tôi sẽ gạch bỏ chữ « mày, tao » trong tự điển tiếng Việt.
Chẳng cứ chồng tức giận quát nạt gọi vợ là mày! Rất nhiều người không giận hờn gì cả, thậm chí lòng đang vui, đang hưng phấn, vậy mà vẫn cứ một điều “mày”, một điều “tao”.
Chỉ cần nghe các đài radio tiếng Việt ở Quận Cam thì rõ ngay.
Nhiều vị khoa bảng, bác sĩ, luật sư, giáo sư, doanh gia…, nghĩa là đủ mọi thành phần, mỗi khi dịch lại một cuộc đối thoại với người Mỹ bản xứ, là tự nhiên “như gió”, dõng dạc trên radio cho cả làng cả nước nghe: “tôi nói với người Mỹ đó rằng, tao thế này, mày thế kia; mày như thế, tao thế nọ……”.
Ngay cả trong những buổi họp hành của“giới cầm bút”, “giới truyền thông”, nghĩa là những người bụng đầy chữ nghĩa, vậy mà cứ hễ dịch lại một mẫu đối thoại với người Mỹ, là mở mồm “mày” với “tao”.
Nghe mà xấu hổ!
Vì cứ hễ “You and Me” là tự động dịch là “mày-tao”; cho dù những người được đề cập đến trong các mẫu đối thoại cần dịch sang tiếng Việt nói trên– theo nội dung câu chuyện – già có, trẻ có, đàn ông có, phụ nữ có.
Chẳng lẽ tiếng Việt nghèo nàn đến thế?
Tại sao không dịch, “tôi nói với bà ấy”; “ông ấy nói với tôi”; “anh ta hỏi tôi rằng”; “cô ấy bảo tôi”; “cháu bé ấy thắc mắc rằng” ……..
Trước năm 1975 ở miền Nam, một cụ già ở Bến Tre bỏ tiền đăng thường xuyên một lời kêu gọi tâm huyết trên các báo xuất bản tại Sài Gòn:“TIẾNG VIỆT CÒN, NƯỚC VIỆT CÒN.”
Hẳn rằng tiếng Việt trong sáng của nòi giống Việt không phải thứ ngôn ngữ “mày-tao” như vẫn thường nghe ở quê hương thứ hai này.
By Dinh Thai









Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Khoảnh Khắc Cuộc Sống Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân