TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NHỚ VỀ MỘT MÙA XUÂN - nhạc sĩ Trần Tịnh giọng hát Quang lê - pps NNS
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NHỚ VỀ MỘT MÙA XUÂN - nhạc sĩ Trần Tịnh giọng hát Quang lê - pps NNS

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nhạc Xuân
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Thu Jan 26, 2012 12:23 pm    Tiêu đề: NHỚ VỀ MỘT MÙA XUÂN - nhạc sĩ Trần Tịnh giọng hát Quang lê - pps NNS




Tiểu sử nhạc sĩ Trần Trịnh một nhân tài của nền âm nhạc Việt Nam
sinh năm 1937 tại Hà Nội. Vào Nam năm 1945.

Tác phấm đầu tay của ông là Cung Đàn Muôn Điệu, sáng tác năm 1954.
Tác phẩm đã làm cho ông nổi tiếng là "Chuyến xe về Nam", sáng tác năm 1955.
Ông đã phổ bài thơ "Hai Sắc Hoa Ti Gôn" của T.T.KH. vào năm 1958.
Từ năm 1958-1968, ông tạm ngưng sáng tác để nghiên cứu về nhac.
Năm 1968, ông sáng tác bản "Lệ Đá", và cùng năm ông điều khiển chương trình Đại Hợp Tấu và Hợp Xướng "Đống Đa" trên đài truyền hình.

Cộng tác với nhạc sĩ Nhật Ngân  và nhạc sĩ Lâm Đệ, lấy tên chung là TRỊNH LÂM NGÂN, với những tác phẩm nổi tiếng như: "Xuân này Con không về", "Mùa Xuân của mẹ", "Thu Xuân trên rừng cao", "Qua Cơn Mê", "Yêu Một Mình"...
Riêng Nhạc sĩ Nhật Ngân vừa mới mất Tuần qua. Thật tiếc thương và xin chia buồn cùng Gia đình Nhạc sĩ Nhật Ngân & Nhạc sĩ Trần Trịnh, Lâm Đệ)

 Theo Trần Trịnh, Âm nhạc đã quyến rũ ông mãnh liệt hồi ông theo học chương trình Pháp tại trường Taberd Sài Gòn suốt 10 năm, từ 1945 cho đến 1955 và trong những năm học ở Taberd, Trần Trịnh đã rất khâm phục sư huynh Rémi mang họ Trịnh, người phụ trách dạy nhạc, nên ông đã ghép họ của mình với họ của sư huynh Rémi để tạo thành nghệ danh Trần Trịnh cho những tác phẩm đầu tiên của mình.

Sau khi đậu bằng Bacc. 2  Pháp (năm 1955), Trần Trịnh được gia đình gửi lên Đà Lạt để vừa học vừa làm tại Nha Kiến Trúc Đà Lạt. Qua năm 1957, ông thi hành nghĩa vụ quân dịch khóa đầu tiên, khóa Ngô Đình Diệm tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung và sau này ông đã gặp Nhạc sĩ Nhật Ngân (đang thi hành đang thụ huấn quân sự ở đây). Đánh dấu cho dịp này, ông đã viết bài Đôi Mươi, do Anh Ngọc trình bày lần đầu tiên.

Trong một lần tham gia công tác văn nghệ tại Bình Long năm 1964, Trần Trịnh quen với Mai Lệ Huyền, lúc đó là thành viên trong ban văn nghệ của tỉnh do nhạc sĩ Bắc Sơn làm trưởng ban. Thời kỳ này Mai Lệ Huyền theo thân phụ sống ở Bình Long vì gia đình chị sở hữu một số đồn điền ở đây ngoài ngôi nhà ở Sài Gòn. Sau khi trở về, hai người thư từ qua lại với nhau và dần dần có những tình cảm đậm đà. Trần Trịnh sau đó đề nghị Mai Lệ Huyền về Sài Gòn sống để được gần gũi nhau hơn. Mai Lêä Huyền nhận lời. Và chỉ sau một thời gian ngắn hai người nghệ sĩ này đã trở thành vợ chồng, năm 1964. Họ có với nhau một con gái tên Lệ Trinh, sinh năm 1965, hiện là một ca sĩ ở Sài Gòn.

Sau hơn 10 năm sống bên nhau, Mai Lệ Huyền đã từ giã chồng con ra đi vào tháng 4 năm 75, trong khi ông không thể đi cùng vì song thân đã cao tuổi. Hai người coi như xa nhau từ đấy. Vào năm 1977, Trần Trịnh lập gia đình lần thứ hai.

 Nhạc sĩ Trần Trịnh cùng vợ và 2 con đến Hoa Kỳ năm 1995 theo diện ODP  dưới sự bảo lãnh của người chị ruột ông, là vợ của cố giáo sư Nguyễn Đình Hoà và được biết đến như là một phụ nữ Việt Nam đầu tiên sinh con trên đất Mỹ năm 1952, từng được báo chí Mỹ thời đó đề cập tới.

Sau 3 tháng ở với gia đình người chị ở San Francisco, gia đình Trần Trịnh quyết định dời xuống Orange County. Một mặt không muốn là một gánh nặng cho vợ chồng người chị, lúc đó đã lớn tuổi cùng với tình trạng sức khoẻ không được khả quan. Mặt khác, môi trường hoạt động âm nhạc của Trần Trịnh sẽ có cơ hội phát triển hơn ở nơi được coi là thủ đô của ca nhạc Việt Nam hải ngoại.

Hiện nay, Trần Trịnh chỉ chú tâm vào việc nghiên cứu nhạc để viết cho ban The Stars Band trình diễn. Kết quả là nhạc phẩm mang tên Stars Band của ông đã được một trung tâm nhạc của Mỹ thu thanh trên một CD và đã tung ra thị trường vào tháng 11 năm 2006. Gần đây, một nhạc phẩm hòa tấu do ông soạn cũng đã được trung tâm nhạc HillTop của Hoa Kỳ ở Hollywood thu vào CD và đã được phát hành rộng rãi khắp nơi. Đó là nhạc phẩm Forget Me Not.

Cuộc sống hiện nay của Trần Trịnh tương đối vất vả, nhất là vợ ông lại mang một căn bệnh hiểm nghèo...Tuy vậy, Trần Trịnh không tỏ ra bi quan, ngoài việc lo âu những điều không may xẩy ra với ông và gia đình.
Tuy không còn nhiều hứng thú trong việc sáng tác, nhưng gần đây Trần Trịnh đã bất chợt tìm lại được nguồn rung cảm khi được thưởng thức lại bài thơ ông từng học thời trung học là La Dernière Feuille của thi sĩ Théophile Gauthier do người con nuôi ông tình cờ tìm thấy. Liền sau đó, ông đã phổ nhạc cho bài thơ bất hủ này.

Đối với Trần Trịnh, La Dernière Feuille tức Chiếc Lá Cuối Cùng cũng chính là nhạc phẩm cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông. Nhưng dòng nhạc của riêng ông cũng như của Trịnh Lâm Ngân vẫn sẽ mãi được coi là một dòng nhạc đã có những đóng góp đáng kể cho nền tân nhạc Việt Nam. Đó là chưa kể ngón đàn dương cầm của ông khó có thể phai mờ trong tâm hồn những khách quen của thời kỳ vàng son ở những vũ trường Sài Gòn cũ ngày nào.
(Viết theo N/s Trường Kỳ).
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Nhạc Xuân Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân