TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Mon Jan 16, 2012 5:38 pm    Tiêu đề: NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA
Tác Giả: THANH ĐÀO




             
NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA
                                         THANH ĐÀO

 
      Sáng hôm nay, ông Minh đi tản bộ “ Walking For Exercise” như thường lệ. Khi đi ngang qua nhà ông Peter Brown, người hàng xóm cùng khu phố, ông tình cờ gặp cô Lisa, con gái ông này. Ông Minh liền hỏi thăm về bịnh tình của thân phụ nàng. Lisa buồn rầu nhìn ông khách, dân tị nạn chình trị Giao Chỉ, bạn của thân phụ mình. Cô nói nhỏ:
- Ba cháu chết cách đây hai hôm.
Thật là bất ngờ. Ông Minh mới thăm người hàng xóm này chừng ba bốn hôm. Lúc ấy con cháu cũng như bà con đến viếng ông ta khá đông. Xe cộ đậu chật ních ngoài sân và các bãi cỏ sau, trước, cũng như trên lề đường mặt tiền ngôi nhà của người lính năm xưa. Nào hay đâu ông ta đã ra người thiên cổ. Hôm ông Minh lại thăm, ông này vẫn còn khỏe, tuy da mặt xanh xao và thân thể gầy đi kể từ lúc ông ngã bịnh. Nghe con gái cho biết:
  - Thân phụ cháu bị bịnh ung thư bao tử.
Trước kia, ông Peter khỏe mạnh vô cùng. Tướng cao ráo, roi con, trông khang kiện bền sức.Ông siêng lao động. Ngoài giờ đi làm ở sở, ông thường cắt cỏ trước và sau nhà rất kỳ lưỡng. Ông nuôi chó khá nhiếu. Tuy có hàng rào gỗ kín, kiên cố, nhưng mỗi lần ông Minh tản bộ bên lề con lộ N. Rosedale, cạnh nhà ông Peter, là chó sủa dữ dằn. Lúc đầu, ông Minh ngại đi qua con đường gần nhà ông ta. Tại Hoa Kỳ nuôi mèo và chó cũng là cái thú của dân bản xứ. Họ rất quý pet. Mèo thì không sao, chứ chó  hay gây hại cho khách qua đường hoặc đến nhà chơi. Chẳng hạn, một đồng hương của ông Minh, ông Ch, chủ một shop sửa xe và bán xe“ Used Cars” Ông ta nuôi bầy chó trong nhà để canh giữ xe cộ. Nhờ chúng nên quân trộm cấp tỏ ra e ngại, không dám lai vãng khu vực xe cộ để ăn hàng.. Ông cho đồng hương đến nhà biết thế. Một hôm có người khách sửa xe tời nhà. Anh ta là Mỹ trắng, chừng ba mươi tuổi, Anh này hiếu kỳ thích lân la lại đàn chó đang nuôi trong chuồng gần garage. Thấy vậy, ông Ch. cảnh cáo:
-Cậu nên tránh xa chúng. Coi chừng chúng cắn đó ! Đừng có nói là tôi không báo trước nhé
Tuy nhiên anh ta chẳng quan tâm đến lời khuyên thành khẩn của chủ nhà.
Một hôm anh này dến shop sửa xe. Anh  tiến vào chuồng chó, đùa với chúng. Bỗng một con chó lông vàng to lớn, táp vào má anh ta. Máu me chảy đầy mặt. Thế là anh được đưa đi nhà thương chữa trị. Tuy vết thương lành, nhưng mặt có thẹo. Thế là anh ta thuê luật sư kiện chủ nhà, đòi bồi thường số tiền thiệt hại qúá lớn. Hai bên tranh chấp ra tòa dài dài, cũng vì anh ta tò mò, lại gần đùa giỡn với thú vật hung dữ nuôi trong cũi.
   Bởi thế khi ra đường ông Minh ngại lại gần con pet nguy hiềm này. Có lẩn ông lại thăm bà B,  bạn đồng hương ở đường Lorna Ave, thuộc Khu Vĩnh Phát. Bất ngờ ông bị con chó của chủ nhà táp vào chân chảy máu. Thế là bà B liền đưa con vật hung dữ đi khám Bác sĩ thú y, để xem nó có mắc bịnh dại không. May mà lần đó con chó bình thường. Nó chỉ hung hăng cắn khách lạ thôi. Từ đó, bà B chấm dứt nuôi chó.
    Con Tr, con gái út`ông bà Minh, cũng thích nuôi chó. Nhưng con vật lớn lên thân thể trở nên to tê, lông lá đồ sộ nâu sậm. Nó hay sủa vặt. Vả lại nuôi dưỡng thương súc tốn nhiều thời gian và tiền bạc mua thực phẩm cho chúng dùng hằng ngày. Bởi vậy, cuối cùng vì con gái đi học xa nhà, nên ông cho  ông bạn đồng hương con thú này. Ông ta là chủ nhân Complete Auto Repair. Ông thích nuôi chó để giữ nhà và coi ngó Shop. Ộng là dân Bắc di cư năm 1954. Trước kia, ông làm việc ở Bộ TổngTham Mưu Việt Nam Cộng Hòa. Ông may mắn di tản thành công vào ngày cuối cùng tháng 4 năm 1975. Ông trở thành thợ sửa xe chuyên nghiệp. Ông mở tiệm hành nghề cùng con cái. Nghe nói sau khi ông Minh  đem chó biếu, ông cho người làm thịt nhậu nhẹt vui vầy cùng bạn hữu. Thịt cày bảy món và rượu bia Mỹ ngon tuyệt. Họ nói thế. Đa phần bạn bè thuộc nhóm đọc kinh của nhà thờ St Anthony công giáo lúc bấy giờ .  
   Xin trở lại việc ông Peter. Ông ta về với Chúa thật đột ngột. Đành rằng bịnh ung thư khó chữa lành. Nhưng trông người hùng, cựu chiến binh Hoa Kỳ, một thời phục vụ ở VN, còn khỏe mạnh, tiếp chuyện với bà con cô bác, mà ra đi liền sau đó. Đúng như lời Đức Phật Thích Ca dạy:
-Mạng người chỉ trong một hơi thở. Thở ra mà không hít vào là coi như vĩnh biệt trần gian.
                                       ooo
     Tại khu phố, cũng xảy ra nhiều việc bất ngờ. Bà Mỹ trắng, cựu Tổ trưởng khu phố, vốn là Gíáo Sư Đại học LSU, hưu trí. Đang khỏe mạnh bỗng trở bịnh nhức mỏi cả cơ thể. Bà phải nằm dài trên giưởng, ít thấy ra vô như thừờng lệ. Ông chồng cho biết thế khi ông dắt con pet đi rest room bên ngoài đường phố, vẻ mặt đầy ưu tư, mệt mỏi. Hai vợ chông già sống trong ngôi nhà hiu quạnh. Con cháu ở xa. Hiếm khi chúng về viếng thăm ông bà. Họ cho ông Minh biết vậy.
Trên đường N. Rosedale, hàng xóm láng giềng của ông Peter có bà Mary và con gái Rosie Trước đó, ba người sống chung nhau. Nay con gái cưng duy nhất của Rosie, con Kale 22 tuỗi, đã move đi xa sống với boyfriend của mình. Bà Ngoại hiện tại 82 tuổi, còn mẹ 50 cái xuân xanh, phải sống cô đon khi Kale rời nhà vì tiếng gọi của tình yêu.’Kale vẫn sống với bạn trai chưa cuới hỏi kết hôn chi cả, như phần đông thanh niên Hoa Kỳ khác. Rosie ly dị chồng lâu rồi. Nàng sống single với mẹ già lâu nay. Đang khoẻ mạnh nàng bị bịnh bao tử trầm trọng phải giải phẩu. Nàng phải nghỉ làm nhiều ngày để dưỡng bịnh. Tuy nhiên hàng ngày nàng phải dắt chú cẩu lông xù đi rest room bên ngoài như thường lệ. Khu phố bé nhỏ nơi ông Minh cư ngụ lâu nay, thỉnh thoảng cứ xảy ra lắm việc bất ngờ. Nào người bịnh, người chết. Người điên la hét ngoài phố dài dài. Nào trộm cắp, gây gỗ. phá phách. Khu này lắm Mỳ đen nên đôi khi bất ổn. Ban ngày ban mât thỉnh thoảng có vài tên Mỹ da màu rao bán xì ke ma túy. Chùng giấu thuốc dưới ông quần và trong vớ, cũng như trong giày cao gót đang mang đi đường để dễ bề ngụy trang nhân viên cảnh sát và an ninh. Cuộc sống vốn vô thường giả tạm, Thấy đó mất đó. Các pháp trần biến chuyển đổi thay trong từug sát na, từng giây phút theo tư tưởng nhà Phật
          “ Nhất thiết duy tâm tạo.”
           “ Duyên khởi điệp điệp trùng trùng
             Cuộc đời giả tạm vô thường nhân sinh.”  

Ông Peter cho ông Minh biết qua về thởi kỳ ông chiến đấu ở VN. Khi nghe nói ông là sĩ quan VNCH trước kia, ông vui vẻ kể lại quãng thời gian ông phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Những địa danh ông từng sống qua là Phú Tài ở Bình Định, Phan Rang- Ninh Thuận, Biên Hòa... Ông nhắc lại Snack Bar Lương Tri gần phi trường Tháp Chàm, sát thị trấn sầm uất, có nhà ga xe lửa nổi danh . Tôi có cô bồ Việt Nam. Cô ta làm Sở Mỹ tại phi trường. Tôi thích nàng. Nàng cũng mến tôi vì tôi chi tiền cho người đẹp khá hậu hĩnh. Tuy tôi hay la cà đến các bar ở Tháp Chàm cũng như tại thành phố Phan Rang, nhất là các quán bar có nhiều gái đẹp trên đại lộ chính của thị xã nổi tiếng nóng nực hầu như quanh năm suốt tháng.
Những lúc vui miệng anh ta kể tiếp:
-Thú thật với anh. Tôi ngại ngủ với gái bán bar. Tôi phải dùng bao cao su cho chắc ăn. Lạng quạng là bịnh phong tình như lậu, giang mai là khổ đau hết cở. Ngán nhất là bịnh“ Teo Chim”. Bịnh này nghe đồn do lính Đại Hàn truyền sang VN, không rõ có đúng không? Bịnh nhân mắc phải, lúc đầu, dương vật ngứa ngấy, khó chịu vô cùng. Rồi của quý bị sưng vù. Thuốc trụ sinh chơi vô. Đoản côn bắt đầu xẹp dần. Khi thằng nhỏ teo lại bằng ngón tay cái thì hết đau nhức, ngứa ngáy, khó chịu. Thế là dương vật người bịnh vĩnh viễn bé tí như đứa trẻ lên năm. Không hề cương cứng như xưa. Thế mới đau khổ cho các ông mắc phài.
      Khi Peter kể xong, hai người cười vang vui vẻ. Đó là” Bịnh Teo Chim” trước kia ở VN trong thời chiến, còn lính đồng minh như Mỹ, Thái Lan, Úc, Nam Hàn, Trung Hoa Quốc Gia ( Đài Loan), Canada... tham chiến. Quân đội đồng minh lúc bấy giờ khá đông, tổng công lên đến con số gần nửa triệu quân, theo thống kê . Các quán bar mọc lên như nấm tại Thủ Đô Sài Gòn cũng như các thành phố khác như Biên Hòa, Cần Thơ, Long Khánh, Nha Trang, Phan Thiết, Phan Rang- Tháp Chàm, Qui Nhơn, Pleiku, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Tuy Hòa...Người lính chiến xa nhà, đối diện với sự hiểm nguy thương vong hằng ngày, thậm chí hằng giờ, hằng phút, hằng giây ở sa trường, trận mạc hay hành quân truy lùng đich trong núi rừng sâu thằm. Bởi vậy khi về lại hậu cứ hay hậu phương, họ thích thư giãn tậm hồn  giải trí, giải sầu, giải bớt căng thẳng tinh thần bằng gái đẹp, bia rượu hay trò chơi đen đỏ. Cho nên người chiến sĩ sống tha hương hay la cà các nơi “ Bàng Tơ Động” hay “ Thiên Thai Tiên Động “ hay “ Chốn Lầu Xanh”  tức các quán “Sài Gòn Tea” “ Snack Bar” “Bia Ôm “ nói trên.
  Có lần, vui miệng, ông Minh  hỏi đùa ngưới hàng xóm, cụu chiến binh Peter:
- Như anh tâm sự, anh có nhiều bạn gái khi còn phục vụ trong quân đội tại VN
Vậy anh có dứa con rơi con rớt nào không, hở ông bạn đa tình của tôi ơi?
Anh ta mỉm cười thú thiệt:
- Tôi không rõ nữa. Có thể tôi có con rơi ở quê hương anh. Tôi nhớ có cô gái dong dỏng cao, mặt hơi rổ hoa mè, nhưng thân hình khá gợi cảm, bộ nhũ hoa căng cứng hấp dẫn người khác phái. Cô làm hảng RMK, phụ trách quét dọn phòng chúng tôi ở tại phi trường Tháp Chàm. Cô tỏ ra khoái đô la và quà tặng như dây chuyển, nhẫn hột xoàn, vòng vàng,  Thế là chúng tôi trở thành tình nhân. Hai bên  sáp vô cái ào. Không rõ cô có con với tôi không. Hôm đó tôi thấy cô ói mữa trong khi tôi đãi cô ăn tại một quán bar. Tôi nghi cô có bầu, chẳng biết có phải tôi là tác giả không? Tôi nghe nói cô ta cũng có Vietnamese boy friend nữa. Sau đó, tôi thuyên chuyển đi Biên Hòa. Tôi mất liên lạc với cô ta từ đó. Nếu quả là con tôi với cô ấy thì nó đã lớn rồi. Giờ cũng gần bốn chục tuổi . Hoặc con tôi đã xuất cảnh cùng mẹ  sang Mỹ theo diện con lai “ Amerasian” lâu rồi mà tôi cũng không rõ. Họăc nhiều con cái rơi rớt khác của tôi. Vì tôi ngủ với khá nhiều người đẹp da vàng.  Hồi ây tôi có đề nghị với cô gái nói trên kết hôn với tôi, nhưng nàng không chịu làm,vợ chính thức khi tôi ngõ ý thuê phòng cho nàng ở. Nàng không cần đi làm công nhân cho Hảng Thầu RMK nữa. Tuy nhiên, nàng không chịu. Có thể nàng sợ tai tiềng gì đó. Tôi có vài người bạn lấy vợ VN và mướn phòng ở hẳn hoi.
  Ông Minh nghe Peter chân thành kể chuyện tình. Ông thú vị ngâm khẻ, anh Mỹ da màu đang bận đốt thuốc và cầm chai bia nốc.
                  “ Hiểm nguy, gian khổ ngày ngày
                  Lính xa nhà thích nước mây giải sầu.
                  Rựợu bia, thuốc lá, má đào!
                  Hương trần say đắm, mang bầu nữ nhi.
                  Không cha con trẻ thiếu gì
                  Một thời chinh chiến người đi không về.”
                                          ooo      
Bây giờ người hùng cựu chiến binh, một thời giang hồ phiêu lãng quê người, đã ra đi vĩnh viễn. Đang cỏn khang kiện ở tuổi “Lục thập giả an chi” cộng thêm ba niên. Bỗng nhiên bị bịnh hiểm nghèo. Anh đã từ giã vợ con, người thân, bạn bè hàng xóm láng giềng. Anh được Chúa gọi về hầu thanh nhan Ngài đột ngột. Để nhớ thương, tiếc nuối cho người ở lại. Kiếp nhân sinh thật ngắn ngủi như giọt sương mai, như rán chiều, như mây bay, gió thoảng. Xin chúc anh bạn Peter người lính năm xưa sớm được Ơn Trên ban hồng phúc về cõi vĩnh hằng.
                  Ông Minh bùi ngúi ngâm khẻ:
                  “Phù vân một kiếp nhân sinh
                   Tưởng như giấc mộng lung linh nhạt nhòa.
.                   Chiều tàn sớm nở đóa hoa
                   Ta như cánh bướm la đà cành cây.
                    Vô tình ngọn gió tung bay
                    Cuốn trôi tất cả về ngay mịt mờ.”

                               THANH ĐÀO
                       


Được sửa bởi Thanh Dao ngày Wed Jan 18, 2012 4:25 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
cuongtran.tran



Ngày tham gia: 02 Jan 2011
Số bài: 2
Đến từ: phan rang Ninh Thuan

Bài gửiGửi: Tue Jan 17, 2012 6:20 am    Tiêu đề:

Giua gia dinh tiec xuan dang dam am
Roi am tham lang le buoc ra di
Nham tuong lai khong hen ngay ve
Nim nha linh chon vui doi ma phan
Về Đầu Trang
cuongtran.tran



Ngày tham gia: 02 Jan 2011
Số bài: 2
Đến từ: phan rang Ninh Thuan

Bài gửiGửi: Tue Jan 17, 2012 6:22 am    Tiêu đề:

Mot nam khoi dau bang mua xua
Mot doi khoi dau bang tuoi tre
Tuoi trela mua xua bat tan
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Thu Jan 19, 2012 4:44 pm    Tiêu đề: KIẾP NHÂN SINH
Tác Giả: THANH ĐÀO




KIẾP NHÂN SINH


(Nối tiếp dòng thơ của
thi sĩ Cuong tran.  tran.  Thân
tặng tác giả và thân hữu)

“Một năm bắt đầu bằng mùa xuân
Một đời bắt đầu bằng tuổi trẻ
Tuổi trẻ là mùa xuân bất tận”
       (Cuong tran.  tran)

Nhân sinh,  tuổi trẻ tuyệt vời
Chứa chan hy vọng đời người nở hoa.
Tương lai rực rỡ sáng lòa
Cho ai nỗ lực xây tòa mộng mơ.
Tiền tài danh vọng đang chờ
Tình yêu,  cuộc sống cho ta thiên đàng.
Phồn vinh,  hạnh phúc mơn man.
Gia đình mái ấm nắng vàng ngát hương.

Mùa xuân tuổi trẻ mơ màng
Hoa niên thơ mộng ngập tràn con tim.
Mùa xuân bất tận êm đềm.
Khởi đầu năm mới nhân sinh đón chờ.
Niềm tin,  hy vọng,  ước mơ
Mong cầu may mắn,  xa bờ khổ đau.

Kiếp người ngắn ngủi biết bao!  
Đầu năm,  ta hãy ngọt ngào hưởng xuân.
Lo âu,  phiền não xả dần
Những ai trẻ tuổi quả cần ước mơ.
Gắng công gây dựng cơ đồ
Lập nên sự nghiệp,  trông chờ người thân.
Giúp đời,  cưu kẻ cơ bần
Công thành danh toại,  xa gần mến thương.
Cho mình lý tưởng huy hoàng
Đức –tài lấp lánh đồng hương nễ vì.
Trụ vào chánh niệm vô vi
An nhiên,  tự tại,  ở/ đi gió lùa.

THANH ĐÀO


Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân