TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - BỊNH TÂM THẦN
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

BỊNH TÂM THẦN

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Tue Jan 03, 2012 10:15 pm    Tiêu đề: BỊNH TÂM THẦN
Tác Giả: MINH HIỀN

 


       
BỊNH TÂM THẦN
                                  MINH HIỀN
   
 
   Một buổi chiều êm ả, nắng ấm, Ông Minh tản bộ bên lề Fair Oak Dr. như thường lệ.  Bỗng đâu một thanh niên từ bên kia lộ chạy băng qua mặt đường. Anh ta chận ngay ông già:
- Chào bác Kampuchia. Bác quên cháu rồi sau? Cháu là Hay đây ! Nhà cháu phía đằng kia, bác ơi!
Ông Minh ngạc nhiên, bối rối, lúng túng, ngỡ ngàng vài giây. Ông nhận ra cậu ta là con trai lớn của người bạn HO, ông Hủng. Ông này quê quán Phú Yên ở cạnh nhà ông T. Ông T biệt danh là ông T nổ hay ông T “ Uống Chùa.” ( Vì ông ta thích nhậu nhẹt, nhấm nhí chất cay mà không chịu mua đãi bạn. Chỉ khi nào có dịp là ông sáp vô “uống free” cái ào. Cho nên ông có biệt danh trên trong cộng đồng người Viêt Quốc gia tại địa phương)
 Lúc ấy ông Minh chưa kịp cất tiếng thì Hay nhanh nhẩu bật đèn xanh:
- Trời ơi! Tửng đánh nhau nhiều lần mà bác không nhớ cháu sao? Tuy bác cao lớn hơn cháu. Nhưng ba người như bác, cháu cũng không sợ đâu. Một mình cháu chơi luôn đó! Cháu có nghề ngón mà. Không tin bác cứ thử đi.
 Lần trước, ông cũng đang đi bộ “ Walking For Exercise”, trên lề con lộ này, Hay và chị Dinh vừa đi vừa nói chuyện gì đó bên kia đường. Chợt trông thấy người đồng chủng, Hay bỏ chạy qua gặp ông cười nói:
- Chào bác. Bác ở đâu vậy ?
Lần dầu tiên gặp người thanh niên vồn vã chào hỏi. Lúc ấy, ông Minh chưa biết anh ta bị bịnh tâm thần.
- Tôi ngụ bên kia đừởng E. Black Oak Dr, cũng gần đây thôi.
- Cháu xin giới thiệu với bác: Cháu tên Hay, con ông Hùng. Trước đây cháu tốt nghiệp đại học LSU. Cháu là giáo sư dạy Toán, High School, trường Mỹ đó. Giờ nghỉ dạy rồi.
Cậu ta nói thao thao bất tuyệt,  trong khi chị Dinh giới thiệu y đã có vợ con.
- Bác biết không? Cháu có năm cô vợ, biệt hiệu “ Ngũ Long Công Chúa” Cô nào cũng xinh đẹp cả. Cháu bảnh trai mà !
Hay cứ bám sát ông Minh trên đường ông về nhà. Cậu lải nhải. Nói dai, nói dài nói dở vì bất thường tâm trí.
- Tại sao bác chóng quên vậy ? Mình từng đánh nhau bốn năm lần rồi mà bác vẫn không nhận ra cháu sao?
                                          ooo

Từ hôm đó, ông Minh được bá con, bạn bè đồng hương cho biết thêm chi tiết cụ thể về thanh niên mắc bịnh thần kinh này. Chị Dinh, quê quán Thùa Thiên, cùng ngụ trên con lộ với bố mẹ hiệp sĩ tàng tàng, man man, mát mát, gà núốt dây thun, đàn dứt dây, toqué,
“ Hay Bịnh Tâm Thần”. Chỉ cho biết cậu ta bị chạm thần kinh khi bác sĩ giải phẩu não trước đây. Sau này, ông Hùng, thân phụ Hay, kể rõ chi tiết về người thanh niên đáng thương này.
- Cháu là con trai trưởng của chúng tôi. Hay có bướu trong óc ( tumor). Lúc vào khám sức khỏe ở Sài gòn để sang định cư tại Hoa Kỳ, theo diện HO 3 vào năm 1990. bác sĩ Mỹ phát hiện. Tuy nhiên ông quyết định sang đây mới giải phẩu. Cháu tốt nghiệp cử nhân Toán và dạy Trung Học mấy năm. Bướu não bắt đầu hoành hành. Bác sĩ mổ não. Theo ý kiến của thầy thuốc tây y, việc giải phẩu sọ để lấy bướu rất khó. Thống kê cho biết, có bốn trường hợp thường xảy ra sau khi thầy thuốc giải phẩu não để cắt bỏ bướu cho người bịnh như sau:
1) Tử thần đến rước bịnh nhân .
2) Đương sự bị câm, điếc
3) Tê liệt cả tứ chi
4) Thần kinh hệ bị va chạm. Trở thành bất thương hay bịnh tâm thần.Trí nhớ hao tổn.
Cháu Hay nhẹ nhất. Gần đây, nó bị đau chân vì bác sĩ mổ lấy bứớu không hết ở não. Bịnh biến chứng. Chúng tôi sắp xin cho  cháu hưởng tiền disability. Bác Thạch trên nhà thờ gơi ý như vậy.
Bịnh tâm thần do nhiều nguyên nhân gây nên . Các chuyên viên thần kinh chẩn đoán bịnh mới biết và cho thuốc. Bịnh viện và các trung tâm điều trị tâm thần có thể cứu nguy cho người mắc phải. Ở Mỹ, khá đông người mắc bịnh này. Càng văn minh tiến bộ về khóa học, điện toán, kinh tế, văn hóa ... chủ nghĩa vật chất càng phát triển, con người luôn bận rộn lao động để kiếm sống hằng ngày. Tinh thần đạo đức, luân lý, từ bi, bác ái, tình người  càng sa sút trầm trọng. Bịnh tâm thần càng phát triển trong xã hội loài người. Đó là theo nhận xét của các nhà tâm lý xã hội học.
  Ngay tai khu phố, nơi gia đình ông Minh cư ngụ đã có nhiều người mắc phải bịnh này, ngoài Hay ra. Cậu Thu cao ráo, sáng sủa, đẹp trai, trạc tuổi Hay, đang theo học trung học thì bị bịnh khùng khình. Cậu được hưởng tiền Disability, gần bảy trăm mỗi tháng. Cậu sống với mẹ và các em cùng nhà. Thân phụ đã từ trần vì ung thư dạ dày nhiều năm về trước. Cậu cùng mẹ đi chùa thường xuyên vào những ngày chủ nhật hay lễ lạc cho tâm hồn an vui, thanh thản thoải mái, bớt lo âu phiền não, như lời khuyên của một thiền sư. Thân mẫu săn sóc con tận tình. Bịnh cũng giảm dần. Tuy nhiêu, đồi lúc cậu nói nhiều, ai không rõ bịnh cậu cứ tưởng cậu ưa” nổ” như Hay.

Có lần Thu bám theo ông Minh khi ông đi tản bộ trên đường gần nhà cậu ta. Cậu tỏ ra hảo tâm, móc túi lấy ra 5 đồ, chìa trước mắt ông già, người bạn lão niên và đạo hữu với mẹ mình:
-Cháu xin tặng bác tiền mua đôi giày khác để mang đi bộ. Đôi giày của bác mòn, cũ quá rồi.    
Ông ngạc nhiên nhìn Thu.
- Cám ơn cháu. Bác có tiền cháu à. Nếu cần bác sẽ mua giày mới.
Sau đó, Thu bắt đầu kể lể về những người tình trong trí tưởng tuợng của mình.
- Bác biết không.? Vị hôn phu của cháu là ca sĩ lừng danh Như Qu. Hôm trước Chùa Tam Bảo tổ chức bữa cơm chay gây quỷ để xây chánh điện. Buổi văn nghệ diễn ra tại nhà hàng nổi danh Baton Rouge, Great Hall, bên cạnh xa lộ Airline Hwy . Cô ta hát nhiều bài rất hay. Cô là nhân vật chính trên sân khấu tối hôm ấy.Giống như Quang Lê đến trình diễn ở chùa vừa rồi. Chúng cháu gặp nhau rất là vui tươi hạnh phúc.
Ông minh nghe nói danh ca này, con gái của môt gia đỉnh, định cư tại Mỹ, theo diện cựu tù nhân chính trị như ông. Nàng đã lập gia đình với một bác sĩ. Họ có con với nhau. Tuy nhiên người đẹp có giọng ca thiên phú, ngọt ngào lôi cuốn khán thính giả lâu nay, vẫn tiếp tục sống với sở thích của mình, trên sân khấu. Giai nhân ca sĩ chuyên nghiệp ký hợp đồng với nhiều trung tâm văn nghệ lừng danh như Paris By Night, Tình Production...
Giả vờ ngây thơ dù biết Thu hay nổ bất tử vì giàu tưởng tượng và quá yêu thích nhan sắc cũng như tài năng của người đẹp danh ca trên. Ông Minh hỏi:
- Thế cháu và cô ta đã kết hôn chưa?
Câu chất vấn này bật đèn xanh cho hiệp sĩ khá bảnh trai nhưng tâm trí lệch lạc. Thu cười vui vẻ, thao thao bất tuyệt:
- Tụi cháu đính hôn lâu rồi. Sắp làm đám cưới thật lớn, bác ơi! Lúc ấy cháu sẽ gởi thiệp mời bác tham gia nhé. Khôi ngô tuấn tú như cháu, bác thấy hai người xứng đôi vừa lứa với nhau không? Nói thật với bác, có rất nhiều cô gái mê cháu. Nhưng cháu chỉ thương cô ta thôi.
Sau đó, ông Minh có dịp trò chuyện với mẹ cậu ta. Ông hỏi qua vụ con dâu này để tìm hiểu thực hư như thế nào. Lâu nay nghe thiên hạ đồn. Thu bị bịnh tâm thần. Nhưng ông không biết chính xác lắm về người thanh niên đáng thương . Hồi trước, lúc mới qua, ông Minh có làm Benny’ s Carwash. Bố của Thu, ông T., lúc đó làm manager. Ông  là cụu Sĩ quan Quân lực VNCH bị tù cải tạo sau năm 1975, như ông. Ông T gốc Huế, nói giọng ngọt ngào, nhỏ nhẹ, khôn khéo vô cùng. Chẳng may ông bị bịnh nghiêm trọng và từ trần sau đó.
Lúc ấy, bà T, mẹ của Thu, nhín ông bạn hàng xóm, cười thú thật:
- Cháu Thu giỏi tưởng tượng thôi. Có lẽ nó thương danh ca kiều diễm và đa tài nên nói vậy cho vui.
Một trường hợp khá đặc biệt trong cộng đồng người Việt quốc gia tại thành phố này là hầu như cả gia đình ông Mai bị bịnh thần kinh. Nặng nhẹ tùy người.Ông Mai gốc Hải Quân, diện HO như hầu hết dân tị nạn tại Mỹ. Ông sống cô độc, ít giao du với ai. Ngay cả hội cựu tù  nhân chính trị, ông cũng ít lui tới. Ngày lễ chào quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ, cờ của người Việt tị nạn ở hải ngoại, vào đầu năm dương lịch, ngày chủ nhật, hay ngày Tết  âm lich, ngày 19 tháng 6,. ngày Quân Lực VNCH, ông không hề có mặt. Đặc biệt khi có người trong cộng đồng hay trong Hội HO, Hội Lão Niên từ trần. Anh em cựu tù nhân không ai gặp hiệp sĩ gốc Nam Kỳ này đến viếng thăm để tiễn đưa người bạn, chiến hữu, xấu số của mỉnh, về bên kia thế giới. Ông có biết danh là “ Mai mát” hay “ Mai man man” “ Mai tàng tàng“ “ Mai toqué”. Cón bà vợ, niên kỷ nhỏ hơn chồng khá bộn. Bà tuổi con cọp. Bà cũng có biệt danh:
:” Hương Ngang Bướng “:” Hương Khúng Khình”. Con gái trưởng nữ của vợ chồng, con Hà. Biệt danh “ Hà Điên”. Cô ta học tới lớp 12 ở Mỹ, thì thần kinh có vấn đề. Cô hưởng tiền bịnh lâu nay. Cô có chồng con hẳn hoi. Hà vẫn lái xe đi làm thêm để kiếm sống. Cô chờ con đi học hằng ngày. Hương và mẹ mình thường xuyên đi lễ chùa vào ngày cuối tưần. Hai con trai. Thằng Tân và Can đều ít nhiều tánh khí bất thường. Cả hai đứa đã có gia đình, vợ con. Chúng về VN làm đám cưới và bảo lãnh người phối ngẩu sang định cư Hoa Kỳ. Tân là anh cả. Hai anh em cũng như Hương dều ra riêng. Chúng có nhà cửa hẳn hoi. Nghe đồn, Tân một hôm nổi khùng vì bị cú shock gì đó. Nó phá hỏng chiếc tủ lạnh và cầu tiêu. Tủ bị hư nặng. Toilet vỡ. Phân trào ra tứ tung. Phải mướn thợ sửa tốn kém bộn bạc .
         “ Bịnh thần kinh, tâm bất thường
            Những khi bị shock, đau buồn khó phai.
            Hành động, lời nói khác người
            Tàng tàng, mát mát, tới lui bất ngở.”  
Trường hợp này làm ông Minh nhớ lại chuyện cũ ở quê hương. Gia đình Bác Hai Sang ở Mỹ Đức, Phan Rang, hầu như bị khùng cả nhà. Bà Nội của Minh có chồng ở Phước Khánh. Còn chị ruôt của Bà se duyên với một thanh niên khá bảnh trai ngụ tại Mỹ Đức. Hai người là song thân của Bác Hai Sang. Ông Nội, Đào Tr., quê quán ở Hà Tĩnh. Ông Sơ là Đào Đăng Tr., làm quan võ thời nhà Nguyễn. Ông đổi về tỉnh Ninh Thuận. ( Lúc đó gọi là Phủ, Huyện hay Đạo gì đó)  .  Ông Cố là Đào Th. ngụ tại An Thạnh. Ông có hai con trai. Con cả trở thành Ông Nội của Minh. Con thứ là Đào N. lấy vợ quê quán La Chữ. Về sau, gia đình Ông Nội Chú dời về cư trú tại Thị trấn Phú Quý, huyện Ninh Phước.  
        Xin trở lại gia đình Bác Hai Sang nói trên. Bà mẹ chết sớm để lại cho bố ông nuôi ba con. Hai trai, một gái. Bác Hai Sang, tướng mạo khôi ngô tuấn tú, nước da trắng trẻo, môi đỏ chót như con gái. Một thiếu nữ xinh đẹp từ Nha Trang Thành vào Phan Rang thăm bà còn. Hai bên kỳ ngộ. Nàng liền ca bài con cá, ngâm câu hò Huế tặng chàng:
  “ Chàng đi cho thiếp theo cùng
     Khổ đau thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam”
Hay sâu sắc hơn:
   “ Anh ơi! Đừng nỡ phụ em
   Em là cơm nguội, đói mem anh dùng.”
Thế là hai bên sáp vô cái rột. Lúc đó, nhiều chàng trai xứ “ nóng như ran” theo tán tỉnh người đẹp Khánh Hòa, nhưng nàng đã se duyên cùng trai Mỹ Đức. Hai vợ chồng ưng nhau nhiều năm, không con cái. Bác Hai Sang trở nên điên khùng và từ trần sau đó. Ông Bố cũng man man, mát mát, bất bình thường, làm khổ nàng dâu khá lâu. Sau cùng ông giã biệt cõi trần gian đầy khổ đau và hệ lụy. Con trai thứ, Bác Ba của Ông Minh, cũng bỏ nhà đi hoang từ lúc còn trẻ. Nghe nói Bác lập gia đình ở Phan Thiết. Bác không tin tức hay liên lạc gì với gia đình của thân phụ từ lâu. Không rõ bác có bịnh tâm thần không mà hoang đàng chi đĩa bỏ cha mẹ anh em đi biền biệt. Riêng cô gái út trong nhà, tức sư muội của Bác Ba. Cô Tư Lời trở nên điên khùng ngay từ hồi con gái. Cô bỏ nhà ra đi. Cô sống lang thang ngoái đường sá. Cô bị một nam nhân bất lương nào đó hãm hiếp làm cô mang bầu. Sau cô đẻ ra anh Lầu. Anh này trở thành bà con xa với anh em ông Minh. Nhờ đứa con trai Cô Tư đỡ hiu quạnh. Hai mẹ con sống nương tựa vào nhau. Anh Lầu vốn hiếứ đạo, luôn luôn săn sóc mẹ chí tình. Hầu như cả nhà Bác Hai bị bịnh thần kinh. Có lẽ do “gien” ( Gene) của ông bà truyền lại cho con cháu, như các loại bịnh khác của nhân loại. Thưởng thường máu nào sanh máu ấy. Dân Phan Rang Ninh Thuận cũng chứng kiến một cô gái quê Thừa Thiên ngụ tại Phủ Hà  Cô này dạy học nhiều năm. Bỗng nhiên nàng bị điên vì cú shock nào đó. Cô bỏ trường, bỏ lớp, bỏ nhà, sống lang thang ngoài phố. Cô thường ở trần truồng như nhọng. Cô cứ cuốc bộ trên vỉa hè đường Thống Nhất. Thình thoảng cô có bầu do tên lưu manh nào đó hãm hiếp. Cô vào nhà thương đẻ khi tới thời kỳ khai hoa nở nhụy. Theo các y tá hộ sinh kể lại. Sau khi sanh con chừng vài hôm cô lén lút rời bịnh viện, bỏ rơi con. Cô tiếp tục cuộc sống “ Homeless”. Trần truống dạo phố như cũ. Rồi cô mang trống chầu.  Tuồng cũ diễn lại. Sanh con xong là rời nhà thương  Đi bụi đời của một ngưới điên. Bệnh tâm thần của cô khá nặng. Thỉnh thoảng cô đập vỡ kính của một vài tiệm trên đướng phố., nhất là khu vực gần chợ Dinh, tức chợ Phan Rang.
               “Ông vua cũng thua người khùng
                Thần kinh bất ổn, trần truồng dạo chơi.”
      Trên đường phố nơi ông Minh cư trú, một số dân bản xứ, cũng mắc bịnh thần kinh. Bịnh này làm mọi người lo ngại. Nhiều trường hợp bất ngờ đã xảy ra tại xứ Cờ Hoa. Theo tài liệu thông tin trên báo chí. Một em học sinh High School tại thành phố nọ. Hôm ấy chơi đàn khuya quá làm mất giấc ngủ song thân. Ông cha thức dậy rày con, khuyên nó hãy ngưng chơi và đi ngủ để mai còn đến lớp học. Cậu bé 16 tuổi, trở nên giận dữ lấy súng của bố bắn chết cha mẹ. Sáng hôm sau, nó đến trường bắn chết thầy giáo và một số học sinh.
   Trường hợp khác, cậu sinh viên đại học nổi điên nổ súng giết nhiều giáo sư và bạn học rồi bắn vào đầu mình tự tử. Trước đó, cậu ra buu điện gởi đi CD nói rõ việc làm của mình sau này. Hay một thiếu tá quân y Hoa Kỳ theo Hồi Giáo, bắn chết nhiều quân nhân khác đạo. Ông này cũng dạng thần kinh nếu không phải thuộc diện Hồi Giáo quá khích
“ Islamic Extremist” như Lãnh Tụ, Chúa Trùm Bin Laden đã bị Hoa Kỳ hạ sát.
     Mary chừng ba mươi hai xuân xanh, mắc bịnh thần kinh lâu nay. Nghe nói kể từ lúc học trung học, cô có bạn trai và mang bầu. Chàng Sở Khanh da màu, nghe tin bạn tình sắp có con, liền quất ngựa truy phong cái ót.  Thế là người đẹp nổi giận muốn điên luôn. Có lẽ bịnh tâm thấn tiềm ẩn trong người nổi dậy. Mary trở nên khùng khình từ đó. Cô là con của ông Kennedy ( trùng tên cố tổng thồng Mỹ ). Ông này là Marshall, cảnh sát, làm việc ở Cảng New Orleans. Ông là cựu chiến binh Hoa Kỳ từng phục vụ tại Miền Nam VN nhịều năm trước kia trong cuộc nội chiến tương tàn ý thực hệ do ngoại ban sắp đặt. Cô này hay la hét bắt thưởng. Cô ta có những thói quen kỳ lạ. Mỗi khi đi qua tiệm thực phẩm trên đường Sherwood Forest, gần nhà cô ta, cô cầm cuốn sách dày tổ bố như cuốn tự diển. Cô thường ăn chịp, uống nước ngọt hay thực phẩm có nhiều bơ sữa thịt cá lắm chất bổ dưỡng  cho nên cô thể của “ The mental-disease lady”  càng ngày càng mập ra. Thân hình như cái bao bố biết di động. Cô cứ đi núng na, núng nính trên hè phố. Nhiều khi mua thức ăn về cô trải ra thềm xi măng của parking lot trước nhà. Cô ngồi ăn tự nhiên. Cô liếc nhìn trời hiu quạnh, miệng nói xí xô, xí xào, không ai hiểu gì cả. Thỉnh thoảng ả cầm tấm bìa đi ra ngã ba đường phố, quơ tay chân như đang điều khiển xe cộ qua lại. Thét rồi dân ngụ quanh đó cũng quen với nnững hành vi, cử chì quái lạ của cô gái bị tâm thân đang hưởng tiền bịnh. Càng ngày thân thể càng ô dề. Bộ nhũ hoa nhô cao như hai cái bánh ú tổ nái. Chiếc mông đồ sộ, lắc qua lắc lại mỗi lần Mary tản bộ bên lề đường. Thân hình càng ngày càng phát phì vì ăn uống chất béo bổ quá tài. Khuôn mặt thanh tú, giờ cũng nở nang đầy đặn. Tuy nhiên, đôi mắt còn long lanh xinh đep. Ngày xưa mặt cô gái khá diễm lệ, dù nước da ngăm đen. Cho nên mới có nhiều nam nhân đồng chủng theo tán tỉnh nàng hồi còn đi học. Lúc ấy bịnh thần kinh chưa phát.
Âu cũng là má hồng phận bạc. Hống nhan đa truân.
      Đặc biệt, em trai ông Minh, ông Hòa, cũng mắc phải bịnh tâm thần. Ngay hồi cỏn đi học năm đệ ngũ Trung Học Duy Tân, một hôm Hòa ngồi thiền Yoga, không có thầy chỉ bảo. Ông đang thiền tịnh trong phòng, chợt thấy con quỷ mặt tròn như cái mâm. Mặt mày đỏ lưỡng, lè lưỡi dài thòn như máu. Y trừng mắt nhìn ông qua khung cửa sổ sau nhà, làm ông khiếp hãi la lên, đầu ngà ra sau đụng thềm xi măng. Có lẽ não bộ thần kinh bị va chạm mạnh. Do đó, thỉnh thoảng ông trở nên bất bình thường. Ông hay đem quần áo phơi nắng dù đồ đạc chẳng ẩm ướt mấy. Ông có tật hiếu kỳ, mau quên, cứ hỏi hoài một câu nào đó. Ông hiền hậu,  nhưng hơi lẩm cẩm, thích làm theo ý mình. Ông ít nghe lời người khác dù đó là người thân . Ông bất bình thường ở chỡ đó. Ông thích sống cô độc. Ít giao du với ai. Hình như ông khoái cái thú cô đơn, lẻ loi, hiu quạnh.
                 “ Một mình mình biết. Một mình mình hay.”
                   “ Phòng đơn, gối chiếc, ông và bóng
                     Thui thủi vào ra cũng kiếp người”      
Có lần ông nói với anh mình khi ông Minh tỏ ra quan tâm săn sóc nhắc nhở nảy nọ cho người em.
  - Anh hãy để em sống tự nhiên như cây cỏ.
Ông Hòa thích  cuộc đời cô đơn, lẻ bóng,  gần bốn chục năm qua. Ngay cả ở xứ người ông cũng ưa “ single “dù nhiều bà, nhiều cô đề nghị chắp nối tơ duyên, vời hiệp sĩ cựu Quan Ba, Đại Đội Trường Quân Lực VNCH trước kia, cùng nhau sành bước trong quãng đời còn lại  Ông vẫn từ chối. Ông có lối sống khá đặc biệt. Có thể nói ông là dân tị nạn diện HO nghèo nhất thành phố, cũng có thể nghèo nhất Hoa Kỳ. Ông đi xe đạp, sau ba lần mua xe hơi bị thiên hạ gạt gẫm. Xe nào cũng chạy một thời gian là bị hỏng máy hay hư bộ phận này nọ. Ông quyết tâm đi xe hai bánh, vừa thể thao vừa đỡ tốn tiến bảo hiểm tiền xăng nhớt, tiền sửa chữa.
           “ Người hùng nghèo nhất Hoa Kỳ
            Quan Ba ngày trước, giờ đi xe trành
            Kìa con ngựa sắt lanh quanh
            Kiếp người già tạm, qua mành gió bay.”

                                ooo  
 Có rất nhiều dạng người mắc bịnh tâm thần. Nặng nhất là điên khùng, mất trí nhớ, nói bá xàm, bá láp. Nói tào lao thiên tường. Một bà, gia đình giàu có, bị chấn động thân kinh vì một cú shock. Bà mất trí nhớ, cứ nói tầm bậy tấm bạ như đứa con nít lên ba. Bác sĩ cũng chịu thua không thể nào phục hồi trì nhớ cho bịnh nhân. Một lần vợ chồng ông Minh vào trung tậm Guest House – Nursing Care & Rehabilitation Center tại thành phố, để thăm thân nhân của ngưới bạn đồng hương. Bà cụ bị bịnh mất trí nhớ, ngồi xe lăn cứ lảm nhảm:
- Em xin cám ơn! Em xin cám ơn!
Bà gầy gò, xanh xao, khoảng hơn bảy mươi tuổi, nói tiếng Bắc với`ông giam đôc trung tâm cùng y tá đang đứng bên xe bà “ Em xin cám ơn! Em xin cám ơn! Bà cứ nhìn mọi người nói mãi câu này.. Ông Minh hỏi
- Thưa cụ, năm nay cụ bao nhiêu tuổi ?
Bà nhìn ông khách đồng hương trả lời:
- Không tốt mà cũng không xấu.
Ông Administrator Noland mỉm cười nói với khách viếng thăm:
- She got a kind of mental disease .
Hồi xưa tại bịnh viện Tâm Thần Biên Hòa, một người bịnh thần kinh, sau thời gian điều trị, bác sĩ cho xuất viện. Ông y tá đưa bịnh nhân ra cỗng, trao giấy này. Đáng lẽ anh ta vui vẻ ra về, nhưng anh ta quay lại nói với nhân viên y tế:
-Giỡn hoài cha nội! Tôi đâu có bịnh gì mà cha nội dẫn tôi ra đây? Bộ định đưa tôi đi nhà thương điên hay sao?
 Thề là anh ta bị giữ lại bịnh viện vì còn bất thường.
Trường hợp một công nhân tại Benny’s Carwash cầm tờ đơn tố cáo chủ nhà nơi anh ta share phòng đã làm phiền mỉnh. Anh ta trao giấy khiếu nại cho cảnh sát. Nhưng anh cứ lải nhải mãi. Vì vậy nhân viên công lực đưa anh đi nhà thương khám xem anh có bị bịnh tâm thần không? Một đồng hương có thơ đăng trên đặc san của hội thân hữu Ninh Thuận nói với anh mình
-Anh đừng viết văn, làm thơ đằng trên báo của Hội Nhà nữa. Nhân viên FBI sẽ theo dõi điều tra đó. Họ có thể bỏ tủ anh . Tội có mấy bài thơ đăng, bị họ bám sát định bắt tôi đưa ra tòa. Tôi sợ, anh ơi!
 Đó cũng dạng bịnh thần kinh. Những lời nói vó vần. Những lo âu sợ hãi vu vơ. Người bị bịnh tâm thần luôn ở trong tình trạng tâm lý bất ổn. Nhất là khi bị shock về một vấn đề nào đó dễ bị bịnh này. Các bác sĩ chuyên môn nói thế. Gia đình vui vẻ hạnh phúc, cuộc sống êm đềm, mái ấm an vui, cũng giúp cho tâm lý ồn định, bình thản, thong dong, yêu đời, yêu mến cuộc sống, người thân, bà con cô bác, hàng xóm láng giềng, cũng như bạn bè. Nếu ngược lại, đời sống quá bận rộn, chật vật, khó khăn, thiếu thốn, nhiều lo âu phiển não, con người dễ đi đến tâm lỳ bất thường.
             “Mong cho thế giới an bình
              Người người may mắn, bịnh tình lánh xa
              Gia đinh hạnh phúc mượt mà
              Vợ chồng, con cái đậm đả yêu thương
              Ở/ đi là chuyên bình thường
              An nhiên tự tại, xả buông não phiền.”
                             
                             MINH HIỀN
                                 
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân