TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Ý ngắn về kinh A Di Đà
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Ý ngắn về kinh A Di Đà

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Wed Oct 12, 2011 7:12 pm    Tiêu đề: Ý ngắn về kinh A Di Đà

Kinh A Di Đà  không có trong dòng Nguyên Thủy Theravada nên không có trong các nước Kampuchia, Lào và Miến Điện. Những chùa Nguyên Thủy không tụng. Tại kinh đô tỵ nạn, Phật Tử VN đã quen với kinh nầy, qua cầu siêu, phát tang, và là phần chính trong buổi kinh chiều. Cho nên đồng bào đến không đến các chùa Nguyên Thủy của Hội Khất Sĩ cũng như chùa ở Pomona. Các thầy đã thích ứng tụng kinh nầy. Có người chê là làm business. Tôi nghĩ điều nầy quá đáng, ít nhất trong ý nghĩ đầu tiên. Tùy duyên để đem bổn đạo về chùa. Những lời phê bình do đối đãi mà ra, vì những thái độ quá khích của mấy thầy bên Nguyên Thủy. Có một vị khá nổi tiếng, thích xuất hiện trong các sinh hoạt chính trị, đòng thời luôn quảng bá lý thuyết phủ nhận kinh Đại Thừa. Thầy nói những kinh như Hoa Nghiêm v.v... là sản phẩm của Ngài Long Thụ; kinh viết bằng chữ Phạn nằm trong loại nầy, chỉ có kinh Pali mới thiệt của Phật. Thầy có lúc bông đùa với Như Thị Ngã Văn Nhất Thời Phật Tại, trong lúc ngành đại thừa coi mấy chữ đơn giản ấy là những yếu tố bảo đảm tính cách trung thực. Tôi không biết kinh Pali có bắt đầu như thế không. Tất cả kinh là do chép lại. Socrate, Jesus, Khổng Từ và Thích Ca đều không dùng chữ viết.

Tôi có đọc các bài giảng Kinh A Di Đà của Ngài Tuyên Hóa. Sau khi giảng thế nào là kinh và đi sâu vào phần dẫn nhập, Ngài nói rằng duy chỉ một lần trong 40 năm thí pháp, Phật tự ý thuyết giảng mà không có ai hỏi như ông Tu Bồ Đề hỏi Phật trong Kinh Kim Cang. Ngài nói vì lý do đó kinh A Di Đà là Kinh Bậc Nhất, và cuối cùng kinh điển của Phật chỉ còn lại câu Nam Mô A Di Đà Phật.
Trước đó, như tôi có dịp thưa, tôi làm quen với phái Pháp Hoa Nichiren của Nhật. Tôi cũng gặp một luận thuyết như thế ấy. Họ nói Phật thuyết Kinh Pháp Hoa do tự ý Ngài vì lòng từ bi, chỉ có lần nầy thôi. Kinh khởi đầu bằng câu: Nhĩ thời Thế Tôn tùng tam đại an tường nhi khởi cáo Xá Lợi Phất. Niji Sesson ru samai anro niki go sa ri hotsu...Lúc bấy giờ Thế Tôn, tiếp theo chính định an lành bắt đầu nói với Xá Lợi Phất. Do đó kinh Pháp Hoa là số một; tất cả chỉ còn lại câu niệm Nam Myo Ho Renge Kyo. Nam (mô) Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, tụng nó là tụng đề mục daimoku. Thiệt ra sau khi đọc điều nầy về kinh PH và trước khi nghe giảng về Kinh A Di Đà, tôi có gặp một cuốn kinh tạm gọi là kinh nhỏ nói về uống rượu và ăn tối ăn trưa v.v... trong đó Phật cũng tự ý thuyết giảng. Do đó tôi có ý nghĩ rằng kinh có bắt đầu với câu hỏi hay không thì giá trị vẫn nằm trong nội dung.

Nếu tìm hiểu thêm, có thể nói rằng Kinh Pháp Hoa đã gián tiếp mở đầu bằng câu hỏi. Các nhà luận thuyết mà chính yếu là Ngài Thiên Thai cho rằng ba cuốn Vô Lượng Nghĩa, Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Niết Bàn là một bộ. Mà kinh Vô Lượng Nghĩa bắt đầu bởi bồ tát Đại Trang Nghiêm hỏi Phật pháp môn nào tên gì giúp nhanh chóng đạt vô thượng chánh đẳng chánh giác (a nậu đa la tam miệu tam bồ đề).  Đáp: Vô lượng nghĩa. Thứ đến kinh PH cũng nhấn mạnh làm sao cho chúng sinh chóng thành Phật (đắc nhập vô thượng đạo, tốc thành tựu Phật thân). Kinh Niết Bàn dài hơn, phức tạp trở lại với nhiều danh từ, xem như phụ đính , rộng bàn về thường lạc ngã tịnh, nhấn mạnh trung đạo, phá vỡ chấp có lẫn chấp không.

Phần tôi, sau khi rời khỏi khung cảnh Tịnh Độ chuyển qua hướng năng động của Pháp Hoa, tôi trở về suy nghĩ lại những kinh mà Nichiren yêu cầu coi nhẹ để chú trọng đến Pháp Hoa. Tôi đã gặp những câu rợn người muốn khóc.Ví như đại nguyện thứ 11 của Dược Sư Như Lai: Nếu những hữu tình bị đói khát khổ, vì kiếm ăn mà tạo mọi nghiệp ác, thì ta cho ăn uống rất ngon để no thân trước đã, rồi sau ta mới cho ăn pháp vị để thành người rốt ráo an vui. Oh mon Dieu, ni ange ni bête , l'homme. Con người không phải là thiên thần cũng không phải là thú vật.
Tôi suy nghĩ lại về Kinh A Di Đà. Tôi không thấy thế giớí cực lạc là vô tưởng, utopia như các lý thuyết mỵ dân bịp bợm chết người. Tôi tin thế giới của chúng ta, cõi Diêm Phù Đề (Jumpuvida) có thể cho mỗi người Phi Châu một cái mùng chống sốt rét, trẻ con Afganistan không phải ăn bánh mì mốc mà mẹ chúng giả nhỏ trong cối đá để dễ nuốt trôi, cơn đói không hoành hành giờ phút nầy ở Somalia, Bắc Triều Tiên… nếu mọi thứ súng đạn, mọi tiêu pha xa xỉ của nhà cầm quyền là những điều không xẩy ra.  Nếu mọi người không bị kích động thì họ có nghe tiếng gió (vi phong xuy động) mà thấy tiếng lòng, tiếng của lương tâm.
Kinh A Di Dà cũng như các kinh khác cần hiểu theo lối ý tại ngôn ngoại; được thuyết giảng trong lối diễn tả đầy tưởng tượng của tiểu lục địa Ấn Hồi như hằng hà sa số còn nhân với a tăng kỳ, nhân với na do tha, cao bảy triệu do thuần ... khác với lối văn chắt vo, cô đọng như thơ Đường , trong Hán văn.
Những cố gắng đưa kinh đến với con người, bằng âm nhạc, bằng thi ca, bằng email như anh Giang chuyển kinh nầy trong tiếng nhạc là những ân phước vô lường. Phật nói xây chùa không bằng hành vi chỉ nhường góc chiếu cho người khác ngồi nghe Pháp. Tôi có đi với nhiều người Mỹ trong môn phái nầy làm công việc diễn qua âm Việt là "gây su", tôi hiểu ngầm như gây giống: nói cho người ta biết rằng có cái gọi là Kinh Pháp Hoa hữu dụng. Bây giờ bạn chưa thấy cần thiết nhưng việc làm của chúng tôi đại để như thế nầy. Đang lúc bạn sức khỏe, tôi lại nói cho bạn biết có những thứ thuốc ở chỗ nầy, chỗ kia. Bạn có thể đánh tôi cho là gây điềm xui. Nhưng đến khi bạn hay người thân bệnh, bạn biết ngay liều thuốc chỗ nào xử dụng ngay. Nhiều người đã tường trình  hiệu quả của công việc nầy.
Một email, một lời thuyết minh với ý thánh chưa thấm thấu nghĩa lý ngay bây giờ nhưng không thể nói tác dụng không bao giờ xẩy ra.
Xin mọi anh chị và gia quyến an lành. Hôm qua tôi đồng ý để một thân hữu chuyển đến một nhà văn hiện ở VN một bài thơ chấm dứt với hai câu:
Nam mô nhân loại trong tôi
Nam mô nhân loại ngoài tôi.
Bây giờ tôi đọc hai câu ấy trước khi chấm dứt email nầy.
ttt

đây là một email cho thân hữu nên không có hình thức luận văn


Được sửa bởi tonthattue ngày Tue Dec 20, 2011 8:47 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
Hải Đăng



Ngày tham gia: 05 Aug 2011
Số bài: 29

Bài gửiGửi: Thu Oct 13, 2011 5:47 am    Tiêu đề:

thật hay và đầy tình người giữa thời buổi loạn ly!
Về Đầu Trang
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Thu Oct 13, 2011 9:06 am    Tiêu đề: Tâm cảm dành đâu

Xin cảm ơn thân hữu Hải Đăng;
tôi thuờng viết những cảm quan qua tôn giáo và nhất là Phật Giáo chứ không khả năng về Phật Học. Mỗi lần cần trích dẫn tôi phải chạy đi tìm như tìm cho biết tứ diệu đế có bốn cái đế gì.
Hân hạnh trình bày toàn bài thơ có hai câu cuối trích ở bài chính nêu trên, viết trong một buổi chiều rất động trong và ngoài, trong trại tỵ nạn Thái Lan.

tâm cảm dành đâu?
tôn thất tuệ

Chiều nay động, rất sống động.
Áo màu xanh đỏ tím vàng
bay lồng lộng như bướm tìm hoa dại.
Nắng đổ nhiều hạt nắng nặng lá bay.
Những mẫu họa tròn vuông ngày năm hết
không phủ lấp những mãnh vỡ tâm hồn.

Để vào đâu? tâm cảm dành đâu?

Tâm cảm đâu? Tâm cảm dành đâu?
Xin trút hết vào nơi có người sống
tóc rối bời hay ánh ngọc nét mắt tươi
trên thuyền lạc dập vùi trong sóng
nhìn lên trời kêu cứu một ánh sao.

Tâm cảm đâu?
Kìa tâm cảm nơi sóng vỗ dạt dào
nơi sóng nhỏ lăn tăn hồ súng rộ
nơi sóng mắt ai buồn không để lộ
nơi sóng môi ai quyết dấu niềm vui.

Tâm cảm đâu? nối khâu những mãnh vỡ
những nát tan di hại loài người.
Xin tâm cảm cho tôi một phút định
không nhiều màu không gió như chiều nay.
Xin tâm cảm dẫn đường chỉ lối
rốn càn khôn uyên nguyên của đạo
nhạc đề chủ giao khúc thay tiếng nói
bát nước đầy nhân loại mừng vui.
Nam mô nhân loại trong ta
Nam Mô nhân loại ngoài ta.
Về Đầu Trang
Hải Đăng



Ngày tham gia: 05 Aug 2011
Số bài: 29

Bài gửiGửi: Sat Oct 15, 2011 10:43 pm    Tiêu đề:

Phật cảm nhận chân lý bằng tâm
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Có ai cậy tài mà đạt đạo
Phải không thân hữu TTT?
Về Đầu Trang
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Tue Oct 18, 2011 1:24 pm    Tiêu đề: Di ngôn của Hòa Thượng Tuyên Hóa

Trích Di Ngôn của Hòa Thượng Tuyên Hóa Ngày 4 và 5 tháng 12, năm 1994
Di Ngôn của Hòa Thượng Tuyên Hóa
(Trích và dịch từ  báo Vajra Bodhi Sea số tháng 7, 1995 tr. 20-21)
Tôi muốn nói cho các vị biết, để chuẩn bị hậu sự khi tôi không còn nữa. Mọi người nên chuẩn bị tinh thần, tôi sẽ tùy thời mà ra đi, bởi chuyện gì đi nữa đều không có nhất định cả.

Là người thì ai cũng trải qua sanh, lão, bệnh, tử, Phật còn phải nhập Niết bàn khi đã đến lúc. Lần này tôi lâm bệnh, thắm thoát đã năm năm rồi.

Ba năm trước, tôi vẫn tiếp tục lo giảng Kinh thuyết Pháp như thường lệ. Các vị đâu biết rằng tôi hoằng dương Phật Pháp trong khi đang mang bệnh.

Nay tôi cảm thấy căn bệnh một ngày một thêm trầm trọng. Chừng nào lành, khi nào tệ hơn cũng không biết, cho nên tôi nói để các vị biết làm sao về chuyện hậu sự.

Có một cư sĩ cúng dường tôi một bộ đồ ấm màu vàng, nếu như tôi ra đi, thì sẽ mặc bộ đó bên trong, bên ngoài thì mặc tràng mỏng như thường lệ và đắp y (cà sa) vàng hay y đỏ. Thực ra y vàng cũng là Y Tổ.

Khi tôi đi rồi, các vị có thể tụng Kinh Hoa Nghiêm và niệm Phật, hoặc một thất, hoặc bảy thất, muốn tụng niệm bao lâu thì tùy các vị.

Sau khi hỏa táng tôi rồi, thì đem tro cốt rải vào hư không. Ngoài ra tôi cũng không muốn làm chuyện gì khác cho tôi cả.

Nhớ là đừng có tạo dựng tháp hay bất cứ đài kỷ niệm nào. Khi tôi đến thì cái gì cũng không có, lúc ra đi, tôi cũng vẫn không muốn chi, tôi không muốn lưu lại dấu vết gì trên thế gian cả.

Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không.

Đồ vật tôi còn lại cũng chẳng có là bao, chỉ có vài tràng xâu chuỗi. Các vị có thể rút thăm, xem thử ai rút được xâu nào thì lấy xâu đó.

Chuẩn bị chỉ là vậy thôi. Nếu tôi không nói cho các vị biết, đến chừng đó thì ai nấy đều bị luống cuống, rồi cũng chẳng biết làm sao. Nay tôi đem chuyện hậu sự mà nói, để một khi đến lúc đó thì khỏi phải mỗi người mỗi ý kiến.

Tôi không thể cả đời ở bên cạnh các vị mãi. Ai nấy đều là có lúc đến thì cũng có lúc đi. Các vị chớ có bi ai mà hãy nên sinh hoạt như lúc bình thường, cùng nhau phát tâm lo tinh tấn dụng công tu hành.

Vạn Phật Thánh Thành có những đặc sắc, nên nhớ bảo trì tông chỉ ngày ăn một bữa của chúng ta. Người trẻ nên dùng một bữa ngọ, nhưng đối với người lớn tuổi thì có thể dùng ba bữa. Người trẻ nên ăn ít một chút, cốt yếu là phải tu hành.

Các vị mỗi người nên ráng cố gắng làm cho Phật Giáo được phát huy rạng rỡ. Nhất cử, nhất động, nhất ngôn, nhất hành đều nên nghĩ là vì Phật Giáo.

Đừng tranh, đừng tham, đừng cầu, đừng ích kỷ, đừng tự lợi, đừng vọng ngữ, được vậy tương lai nhất định sẽ thành Phật.

Mỗi người nên có trách nhiệm gánh vác việc hoằng dương Phật Pháp. Nếu các vị có thể làm rạng rỡ Phật Giáo, thời dù tôi ở nơi nào đi nữa tôi cũng an tâm.

Cố gắng hoàn thiện việc huấn luyện nhân tài và giáo huấn các em học sinh. Các vị nên tổ chức củng cố lại nền giáo dục học đường. Nên chỉnh đốn trường tiểu học, trung học cho khang trang còn trường đại học thì lại càng phải được chấn chỉnh cho được vững chắc hơn.

Vấn đề giáo dục đào tạo nhân tài rất là quan trọng, các vị đừng nên chỉ biết lo nghĩ cho mình mà thôi.

Trong cuộc đời này tôi nguyện không cùng người tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, vọng ngữ, nên khi đi, tôi luôn đi phía sau mọi người. Ý chí của tôi là không cùng với bất cứ một ai tranh danh đoạt lợi. Những gì mà người ta muốn thì tôi nhường cho. Những gì người khác không muốn thì tôi nhận lấy.

Đức Phật đối với ai cũng đều từ, bi, hỷ, xả. Ngài đâu có bỏ một chúng sanh nào. Tôi tuy không phải là Phật, nhưng tôi nguyện học theo Ngài.

Tôi nay giống như là hai người: Một người vẫn đang đi các nơi để cứu độ chúng sanh, còn một người là thân thể này thì đang nằm trên giường bệnh, nhưng tôi sẽ không màng đến nó, và tôi sẽ không giúp thân tứ đại này nữa. -------------------


Được sửa bởi tonthattue ngày Tue Oct 18, 2011 1:26 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
tonthattue



Ngày tham gia: 17 Jul 2010
Số bài: 209
Đến từ: Georgia USA

Bài gửiGửi: Sun Dec 18, 2011 1:42 pm    Tiêu đề: loạn ngôn

loạn ngôn
tôn thất tuệ

Nơi tôi ở chiều nay mưa như Huế
khí hậu khô nên không khốn khổ như ngoài kia.
Hơn thế nữa
cơm ngày ba bữa tắm rửa hai lần
có cái áo dày hơn bao bố
một đồng thôi cũng đủ ấm qua ngày.
Kinh Di Đà vẫn còn như xưa nơi Thuận Hóa
Như thị ngã văn nhất thời Phật tại...*
Phật nói gì nghe lạ quá đi
xứ của Phật đất bằng như ruộng lúa
nhà bên nhà gấm phủ màn hoa
người quên đói vì theo hương của gió
cửa không khóa.
Kỳ Phật quốc độ thượng vô ác đạo chi danh
hà huống hữu thiệt.**
Mưa như mưa chiều kia ngoài xứ Huế.
Kinh Di Đà lôi ra đọc ở quán McDonald
Nếu trần gian không đem tiền mua súng đạn
thì sá gì nhà gấm với màn nhung,
trường trẻ rộng nhà thương thơm hơn mít.
Nhưng thấy Phật là tôi buồn vô hậu
Phật sinh ra nơi chốn ác ôn
Chúa  ra đời nơi người xem nhau thua con chó.
Nhưng mưa ơi, chiều nay buồn vô hậu,
buồn vô hậu phải để lững bài thơ.................................................

Georgia  Dec 15, 2009

* Tôi nghe như vầy, một thời Phật tại  (nước Xá Vệ)...
** Nơi xứ Phật, không có tên tội ác, huống là tội tác
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tôn Giáo Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân