TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CHUYẾN VIỄN DU
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CHUYẾN VIỄN DU

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Mon Dec 05, 2011 6:41 pm    Tiêu đề: CHUYẾN VIỄN DU
Tác Giả: MINH HIỀN

   


                     
  CHUYẾN VIỄN DU
                                MINH HIỀN  


Lúc này Nga hăm hở hành nghề sửa sắc đẹp cho phụ nữ vào những ngày nghỉ, kể từ lúc nàng đi du lịch sang Hoa Kỳ do song thân bảo trợ. Thế là đô la xanh vô như nước. Tiền công làm cho một người khách sửa sang mặt mũi, lông mày, lông mi tươi tắn, diễm lệ hơn trước, là môt trăm đô. Ai cũng ham làm ra tiền nên Nga từ Việt Nam sang đây, trước thăm Bố Mẹ, anh em, sau đó kiếm bạc ngõ hầu có thể giúp đỡ chồng con tại quê nhà. Chỉ một thời gian, nàng gửi về người thân ở Sài Gòn, số tiền kiếm được 5 ngàn đô. Làm nghề chân tay không dễ gì có một số tiền lớn như thế. Nàng chuyên môn làm đẹp phái nữ, như sửa mũi, lông mi, lông mày, mí mắt, móng tay, móng chân...Nàng hành nghề nhiều năm ở Việt Nam, nên công việc thành thạo nhờ quen tay. Nàng biết làm vừa lòng khách có nhu cầu.
 May mắn tại xứ Cờ Hoa, nhiều phụ nữ trong cộng đồng người Việt quốc gia, giới thiệu nhau lại nhà Bố Mẹ nàng, nhờ nàng lam hộ. Vì vậy, nàng thường bận rộn suốt ngày, nhất là vào cuối tuần. Thật ra, ở Mỹ hầu như ai cũng tất bật với công việc, vì cuộc sống áo cơm trong một xã hội chạy đua theo chủ nghĩa vật chất ( Materialism). Khách đông quá nên phải có hẹn mới ưu tiên được nàng sửa sắc đẹp cho. Kể ra nàng cũng may mắn kiếm ra tiền.
  Thật ra, nàng hành nghề với bằng chuyên môn do VN cấp, chứ chưa có qua lớp đào tạo tại Hoa Kỳ. Song thân bảo lãnh gia đình con gái sang đoàn tụ với cha mẹ anh em, nhưng hồ sơ chưa được cứu xét. Nàng chỉ du lịch thăm thân nhân trong sáu tháng thôi. Sống ở Mỹ, một quốc gia giàu mạnh với lãnh thổ rộng lớn, bao la, nàng thấy quê mình nhỏ bé nghèo khổ về nhiều mặt. Anh văn nàng còn yếu nên nàng không theo học bằng chuyên môn ngành làm đẹp phái nữ. Những ngày vắng khách, nàng cảm thấy buồn vì không có bạn bẻ thân thiết để trò chuyện, tâm sự cho thư giãn tâm hồn. Ngày Tết đến, mọi người vẫn đi cày như thường lệ. Quả thật “ Lao động là vinh quang “. Tuy nhiên, thỉnh thoảng nàng cũng gặp dân “Homeless” ở dưới gầm cầu, đứng giơ mũ xin tiền khách lái xe lên xuống xa lộ cạnh các Red light. Hoặc có người sống dưới bóng cây cổ thụ hay trong các công viên. Đặc biệt, hôm đó, nàng theo Bố dự đại hội HO, thức ăn dư thừa bày la liệt trên bàn. Một số dân Mỹ trắng và đen thuộc dạng “ Vô gia cư, vô nghề nghiệp” tụ họp nhau vào xin thức ăn. Họ ngồi xơi tự nhiên dưới mái hiên các cơ sở kinh doanh đã đóng cửa vào ngày Chủ nhật.
   Đôi lúc ở đây, Nga cảm thấy buồn chán vì nhớ chồng con ở quê nhà. Cảnh lạ, hàng xóm láng giềng toàn dân bản xứ. Tiếng Anh nàng không rành rẽ lắm. Song thân đã già. Bố biết chút it để giao dịch với dân địa phương. Mẹ nàng vốn liếng chữ nghĩa không bao nhiêu, nên không hiếu tiếng nói và chữ viết của dân Hoa Kỷ lắm. Ban ngày Bố bận giúp con trai làm chủ hai Body Shop. Một ở thành phố, thủ phủ tiểu bang La, một tọa lạc bên kia Sông Mississippi, thành phố cảng Port Allen. Ông thường lái xe qua lại hai cơ sở nói trên khi có nhu cầu của khách hàng.  Em trai nàng, chủ nhân các cửa tiệm này. Nó vốn đẹp trai, thông minh, lanh lợi, biết làm ăn, kinh doanh kiếm sống. Còn anh cả của nàng chuyên hành nghề sửa chữa nhà cửa cho khách có nhu cầu. Nói chung, ai cũng vất vả tất bật với công việc làm ăn, sinh sống hằng ngày. Mẹ nàng già rồi. Bà phụ trách cơm nước cho ông xã và con cái. Vốn là gái, quê quán vùng Sông Hương Nùi Ngự, nên bà có tài nấu ăn rất ngon, rất tuyệt vời những món ăn Huế như : Bún bò, bún rêu, nem chua, chả lụa, cá kho, canh chua, rau muống xào... Bà biết vuốt ve cái bao tử của lang quân nên Ba nàng yêu mến hiền thê hết mực.
        Những lúc thấy con gái cưng buồn bã, Mẹ an ủi:
- Ở đây con mới sống chưa quen. “Sống lâu thành lão làng.” Thét rồi cũng qua hết. Miễn là có việc làm, có khách hàng, con làm đẹp cho họ kiếm tiền về quê giúp đỡ chồng con. Nước Mỹ là Thiên Đàng Trần Tục đó con ơi! Trong tương lai, con may mắn qua định cư tại đây, con sẽ thấy cuộc sống phồn vinh, sung túc, hạnh phúc hơn ở quê mình nhiều.
  Mới qua, con chưa có đông khách. Sau này con sẽ tha hồ hốt bạc. Má sợ con không có sức mà làm thôi, Nga ạ!
- Đành vậy, thưa Má! Nhưng sống ở đây buồn quá! Không có bạn bè và người quen. Toàn là dân bản xứ. Tiếng Anh của con lại ít oi. Người Mỹ xem chừng bận rộn ghê quá! Ai cũng lo lao động kiếm sống. Hầu như họ làm việc không ngừng. Đúng là một quốc gia đông dân, giàu có. Của cải dư thừa. Tuy nhiên ngươi dân cứ chạy theo vật chất. Giá trị con người tính bằng đồng tiền. Tinh thần càng ngày càng sa sút trước sức thu hút kinh khủng của vàng và đô la. Con cảm thấy choáng ngộp, Má ạ!
 Bà Mẹ sắp cán mức bảy bó, “ Thất thập cổ lai hy.”. Da nhăn, mắt kém, mỏi mệt rõ nét vì bị bệnh đủ thứ trong người. Tuy nhiên, Bà vẫn cố gắng, gượng gạo an ủi con:
- Má già, bệnh mà sống được chừng tuôi này. Con còn trẻ mà. Em con, thằng Hùng đấy! Nó làm ăn khắm khá. Lâu rồi con sẽ quen đi. Cái gì cũng thế. Ở đâu cũng phải lao động kiếm sống để nuôi cái dạ dày. Bao tử là Chúa Trùm của con người. Hoa Kỳ là xứ sở tự do dân chủ, giàu mạnh nhất hoàn cầu. Cuộc sống no ấm thoải mái hơn ở quê nhà. Thành phố Sài Gòn phát triển đông dân cư, bụi bặm. Thiên hạ sống chen chúc nhau, không được thoáng đãng như ở đây. Vả lại, cha mẹ, anh em sống ở Mỹ, nay mai con xuất cảnh cùng các cháu để cả nhà đoàn tụ vui vầy. Chúng sẽ được học hành, thành đạt, tiến thân, vươn lên trong xã hội mới. Má nói có đúng không Nga? Con đừng lo. “Trời sinh voi, Trời sinh cỏ” con ạ. Con sẽ thích ứng với hoàn cảnh mới. Con còn trẻ, tiếp thu nhanh thôi .

 Bà Mẹ vốn thương con gái cưng duy nhất của mình. Bà cứ lo lắng, quan tậm đến con. Bà khuyến khích con sang Mỹ đoàn tụ gia đình. Nàng sẽ sống chung với song thân. Hồ sơ phía chính phủ Hoa Kỳ đã nhận, để xét. Con cái trên 21 tuổi, có gia đình. Phải một thời gian dài họ mới chấp thuận cho xuất cảnh đoàn tụ người thân. Qua chuyến du lịch  kỳ này, Nga thấy hơi nản vì sống ở xứ người có vẻ “cực quá!” Làm kiếm đô nhưng vất vả vô cùng. Hầu như ai nấy đều ham lao động. Ham “ cày” để hái ra Mỹ kim. Thành thử, cuộc sống rất tất bật. Rất bận rộn. Thì giờ ở đây đúng là vàng bạc. “” Time is money.” như người bản xứ thừờng nói. Dành thời gian rảnh rỗi sống cho bản thân mình thật là hiếm hoi. Nga có khiếu văn chương chút chút ngay từ ngày còn học Trường Trung Học Trưng Nữ Vương ở Sài Gòn. Nàng thích làm thơ từ thuở còn mài đủng quần trên ghế nhà trường. Vì vậy Nàng thường ngăm nga giải trí cho thư giản tâm hồn:
     “ Thời gian du lịch xứ người
        Làm nàng mở mắt, hiểu đời đa đoan.
        Tự do, dân chủ, giàu sang
        Chạy theo vật chất, tâm hồn lẻ loi.
        Cứ là lao động miệt mài
        Tiền đô hấp dẫn con người còng lưng. “
     
      “ Ở đây bận rộn vô cùng
      Người người lao động chẳng ngừng sinh nhai.
      Mỹ kim thần tượng hút người
      Miệt mài làm việc cho đời vui lên.
      Thời gian thắm thoát như tên
      Nhu cầu cuộc sống, bạc tiền nam châm.”
     
   Sau nhiều ngày cư ngụ tại thủ phủ của tiểu bang LA. nơi cha mẹ, anh em nàng đang sinh sống, Người thân đưa nàng đi du lịch sang Cali. Chuyến bay khá lâu, phải hai chặn đừơng từ phi trường thành phố Baton Rouge tới Dallas, Texas. Sau đó máy bay cất cánh tới phi cảng John Waye thuộc thành phố Westminster của Miền Nam tiểu bang nói trên. Nàng có dịp thăm viếng bà con, bạn bè đang sinh sống tại Little Sài Gòn,  thủ đô của người Việt tị nạn. Vùng rộng lớn dân Giao Chỉ cư ngụ bao gồm các thành phố Santa Ana, Garden Grove, Westminster thuộc Quận Cam, Orange County  Nơi đây người Việt sống đông nhất so với các nơi khác trên nước Mỹ. Tiếng Anh ít có dịp xài đến vùng này. Hầu như dân ta nói tiếng mẹ đẻ của mình thôi. Nàng nhanh chóng và vui vẻ nhập cuộc cùng thân hữu đồng hương. Nàng cùng bà con tha hồ đi tham quan các danh lam thắng cảnh, vào các siêu thị mua sắm thoải mái. Tha hồ thưởng thức các món ăn đặc sản của quê hương như bánh căn, bánh bèo, bánh xèo, bún bò Huế, phở, hủ tiếu, nem nướng, chả lụa... Khu Phước- Lộc- Thọ, Siêu thị ABC... chẳng hạn, do dân Á Châu, nhất là dân Việt Nam, quản lý. Cuộc sống ở đây thật phồn vinh, phát triển không ngừng.
   Đúng là “ Đi một ngày đàng, học một sàn khôn” như ông bà ta thường nói. Hay sâu sắc hơn:
      “ Đi cho biết đó, biết đây
        Ở nhà với mẹ, biết ngày nào khôn.”
Sau khi du lịch tham quan nhiều nơi, Nga nhận thấy ở Cali dân ta đông, nơi làm ăn thuận lợi cho nghề sửa sắc đẹp đàn bà của nàng. Nếu được sang định cư tại xứ sở tự do, dân chủ và giàu mạnh nhất hành tinh này, theo diện đoàn tụ gia đình, do Bố Mẹ bảo lãnh, nàng sẽ về Cali, sinh sống, mở tiệm “ Beauty Shop” để hành nghề chuyên môn của mình. Bởi vì tiểu bang La, nơi song thân cư ngụ, không có đông dân ta như Little Sài Gòn ở đây.
  Trong thời gian sống tại Mỹ, Nga có dịp tìm hiểu chút ít về đất nước tạp chủng tả pí lù. The “ Melting Pot” Country, đa văn hóa, đa chủng tộc, đa màu da, đa tôn giáo. Dân Hoa Kỳ nổi danh về thành tích thay đổi chồng vợ như cơm bữa. Phải thì chung sống chàng-nàng. Không bằng lòng nhau, không hợp nhau, là chia tay cái rụp. Bái bai ngay. Rõ chán ngấy!
             “ Vợ chồng như áo thay hoài
                Anh em ruột thịt lâu dài thân thương”
Theo thống kê, hầu như trên 65 % những cặp vợ chồng ra tòa ly thân hay ly dị nhau. Hàng xóm nơi khu phố cha mẹ nàng cư ngụ, những cặp phu thê, chừng hơn ba mươi tuổi mà đã chấp nối. Một trường hợp cụ thề. Anh chàng Mỹ da màu tên John, 35 tuổi, kết hôn với cô bạn đồng chủng cùng niên kỷ. Mỹ danh của người đẹp là Meyone. Chàng có vợ trước, hai con. Đã ly dị nhau. Nàng nuôi dưỡng trẻ thơ. Chàng có trách nhiệm cung câp tiền  “child support” hàng tháng. Không gửi tiền nuôi con là “ Go jail” tức thì, theo luật Mỹ. Còn bà xã của anh ta, hiện tai, tức Meyone, cũng đã chia tay “ Ex-husband”.Nảng nuôi  ba con còn nhỏ. Hai vợ chồng này chấp nối tơ duyên. Họ có hai con với nhau nữa. Thế là ba dòng con thường hội ngộ vào nhừng ngày cuối tuần có tổ chừc tiệc vui, nướng barbecue thơm phứt. Họ mởi bạn bè, người thân lại tham dự vui vẻ thân mật vô cùng. Con anh, con em. con chúng ta, lại có dịp gặp nhau, trò chuyện, vui đùa, thưởng thức các món ngon vật lạ thỏa thích. Dọc theo đường phố Cristy Dr, nơi cha mẹ Nga ở, có nhiều cặp phu thê tuổi trẻ hay trung niên đều có tình sử như thế. Người hùng từng có nhiểu đời vợ, nhiều bạn gái. Các nữ nhi vốn đa chồng, lắm bạn theo sống chung với mình một hời gian rồi chia tay. Gái Mỹ chừng 13, 14 tuổi là nhổ gìờ. Nhiều cô cơ thể phát triển nhanh. Bộ nhũ hoa nhú lên, Thân hình nẩy nở tròn trịa. Họ dễ giao lưu với bạn trai. Có cô mang bầu trong khi còn đi học cấp II hay III. Các nàng thường nhờ cha mẹ nuôi hộ con cái và sống riêng với tình nhân sau đó.
    Trường hợp đặc biệt nổi tiếng trong cộng đồng người Việt quốc gia tại địa phương. Một đôi vợ chồng ngụ gần khu phố, nơi song thân Nga ở. Anh chàng gốc Ba Tàu Chợ Lớn, có cô vợ lai Mỹ trẻ hơn anh ta khá bộn. Anh chàng đã ly dị vợ, có con riêng trước kia. Hai người se duyên để đi Mỹ. Chàng có tiền. cần tha hương cầu thực. Nảng là con lai thích`xuất cảnh  Hai người ưng nhau có hai con gái. Cặp phu thê đang sống hạnh phúc bỗng xào xáo vì bà xã xinh đẹp” Gái hai con trông mòn con mắt” bị anh chàng chủ tiệm giặt ủi, nơi nàng làm công nhân, kiêm giữ con nhỏ cho vợ anh này,.dụ dỗ. Anh ta mê tít cô gái lai da trắng tóc quăn mang hai dòng máu Yankee- Giao Chỉ. Gia đình đang êm ấm. vui tươi, phu thê hưởng cảnh thiên đàng trần tục, bỗng chốc trở thành địa ngục nhân gian. Hai người gian phu dâm phụ mua nhà sống chung.. Chàng bỏ vợ theo tình nhân mới. Nàng bỏ chồng, con cháu của Sính Sáng- Sì Thẩu, chuyên làm nghề thợ mộc, kiêm sửa chữa nhà cửa cho khách có nhu cầu. Tuy nhiên, chỉ một thời gian họ lại “ Châu về hợp phố”. Hàng xóm trông thấy anh Ba Tàu đến ở hẳn nhà của cô Mỹ lai nọ. Đứa con trai riêng và hai con gái với người đẹp nói trên ở chung với cha mẹ đả làm hòa nhau. Anh chàng đa tình kia, tức chủ tiệm giặt, nghe nói cũng quay về với vợ con mình. “Tình cũ không rũ cũng tới “ . Cuộc sống hôn nhân và tình yêu của họ tạm ổn. Tuồng tích gây cấn lâm ly bi đát ban đầu, đã kết thúc có hậu. Giống truyện phim trên TV hằng ngày.  
Nga thấy ngán ngẩm cho cái xã hội chỉ chạy theo vật chất mà coi nhẹ đạo lý tinh thần của Tây Phương. “Những tiến bộ về  khoa học, kỹ thuật, y tế, kinh tế, điện toán,  càng phát triển, chủ nghĩa vật chất càng bành trướng, thì đạo đức, tình người càng sa sút.” như lời nhận xét của một nhà xã hội học.
        Tại hải ngoại, nhiều gia đình làm ăn phát triển khả quan. Con cái học hành thành đạt. Nhiều con em trở thành luật sư, bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, kỹ sư, giáo sư hay sĩ quan cao cấp trong quân đội Hoa Kỳ, ngành Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến... hay dân biểu, nghị sĩ, nghị viên. Có người Việt trở thành tỷ phú, nhà cửa, đất đai, lâu đài sang trọng, có máy bay riêng nữa. Nàng lấy làm phấn khởi trước sự thành công rực rỡ của người Việt Nam nơi đất khách quê người. Họ là con cháu của Lạc Long Quân Bà Âu Cơ, Vua Hồng Bàng nước ta.
    Bất giác Nga xúc cảm ngâm khẻ:
         “Đồng hương, bằng hữu, bà con
           Cảm tình gắn bó keo sơn quê người .
          Tha hương, đất Khách xa xôi
          Tương thân hổ trợ cho đời ngát hương .
          Cùng nhau chia sẻ vui buồn
          Tương lai con cháu chung đường mưu sinh.
          Vượt qua trở ngại chông chênh
          Lạc quan, hy vọng, đời mình yên vui.
          Tự do, dân chủ xứ người
           Êm đềm cuộc sống, xây đời ấm no.”

                       MINH HIỀN      
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân