Gửi: Wed Nov 30, 2011 2:50 am Tiêu đề: NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI NINH THUẬN ...!!!
05:00:pm 29/11/11 | Tác giả: Vũ Ngọc Yên
Suy nghĩ về chương trình xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam
Thảm họa sóng thần, động đất và hạt nhân tại Fukushima đã gây ra hậu quả to lớn về kinh tế, nhân mạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tại Nhật bản.
Sau sự kiện này, nhiều quốc gia trên thế giới đã công bố từ bỏ theo đuổi phát triển điện hạt nhân như Đức, Ý, Thụy Sĩ,… Liên minh châu Âu yêu cầu các quốc gia thành viên thẩm định đánh giá an toàn cho các nhà máy đang vận hàng và nên ngưng hoạt động những nhà máy không còn đáp ứng tiêu chuẩn. Tại Á châu, Nhật đính chỉ hoạt động 40 trong 54 lò phản ứng, số còn lại chỉ được vận hành tiếp nếu vượt qua cuộc tổng kiểm tra nghiêm ngặt (stresstest). Dư luận phỏng đoán, đến mùa xuân 2012 Nhật có thể sẽ không còn một nhà máy điện hạt nhân nào nữa. Thái lan, Mã lai, Nam Dương chụẩn bị chương trình phát trịển điện hạt nhân tuyên bố đính chỉ các dự án, Trung Quốc ngừng phê chuẩn 40 dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân và sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện độ an toàn của các nhà máy điện hạt nhân ở nước này.
Còn tại VN, chính quyền CS khẳng định quyết tâm thực hiện xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) và VN sẽ có những NMĐHN an toàn nhất thế giới!
Chính sách năng lượng ở Đông nam Á (ĐNA)
Trong thập niên qua cơ cấu kinh tế thế giới đã chuyển trọng tâm từ Đại tây dương qua Á châu-Thái bình dương.Song song với sự phát triển kinh tế của Trung Hoa là sự trổi dậy của các quốc gia ĐNA. Kinh tế phát triển đòi hỏi nhu cầu năng lượng gia tăng tương ứng.Tùy hoàn cảnh mỗi nước sẽ có một chích sách năng lượng riêng.
Nam Dương: sản xuất khí đốt, và than nhiều nhất ĐNA nên sử dụng nhiên liệu này cho các nhà máy phát điện.Dự án xây 2 nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) dự trù hoàn thành măm 2025, vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu và đang bị các tổ chức bảo vệ môi trường và Hồi giaó chống đối mãnh liệt.nên chính phủ quyết định gia tăng khai thác lãnh vực năng lượng địa điện(geothermische energie).
Phi Luật Tân: Một lò phản ứng được xây năm 1984, nhưng bị đình chỉ hoạt động vào năm 1986 vì lý do an tòan sau biến cố Tschernobyl.,gây tổn hại trên 2 tỷ mỹ kim. Hiện nay Phi là quốc gia tiền phong trong lãnh vực năng lượng tái tạo (NLTT) 34% và địa điện 12%.
Mã Lai Á: hủy bỏ các dự án xây NMĐHN. Là quốc gia xuất cảng dầu và khí đốt,nên ngoài thủy lực các nhiên liệu này phần lớn dùng sản xuất điện.
Cam-bốt: không có tham vọng xây NMĐHN và hy vọng đến năm 2012 sẽ tự túc dầu và than vì phát hiện được mỏ dầu ở vịnh Siam, có trữ lượng từ 500 triệu tới 2 tỷ barrel.và mỏ than ở vùng bắc cam bốt,ước lượng 150 triệu tấn.Hiện Cam bốt dùng máy phát điện dầu.
Lào: dùng nước để sản xuất điện, đến độ dư thừa và xuất cảng qua Thái và VN. Lào được xem là một bình ắc- quy của ĐNA.
Thái Lan: Hủy bỏ dự án 5 NMĐHN với tổng công xuất 5000 Megawatt. Thay vào đó,sẽ xây 2 nhà máy nhiệt điện khí và nhiều nhà máy nhiệt điện than.Thái nhập cảng khí đốt từ Mã lai, Miến điện và điện từ Lào.Trong tương lai,Thai hy vọng được chia phần mỏ dầu với Cam bốt.
Miến Điện: có nhiệu tài nguyên dầu (3,2 tỷ Barrel) và khí đốt..Có đường dẫn khí qua Thái cung cấp cho nước này mỗi năm trên 1 tỷ Mỹ kim và một đường dẫn dầu trực tiếp đến Vân nam, Trung hoa đang được xây dựng. Thái và Trung Hoa mong đươc tham gia vào các công trình thủy điện..
Tân Gia Ba: nhập cảng khí từ Mã và Nam dương cho nhu cầu năng lượng.Dự án NMĐHN vẩn còn trong giai đoạn nghiên cứu khả thi (Machtbarkeitsstudie).
Brunei: một đảo quốc nổi trong bể dầu,có dư thừa dầu và khí nên chưa nôn nóng xây NMĐHN.
Timor: Khám phá mỏ dầu ở phía đông Timor và đồng ý chia phần khai thác với Úc. Một nhà máy thũy điện do Na uy xây hoạt động từ năm 2008.
Nói chung hầu hết các quốc gia ĐNA đều chấm dứt ý định sử dụng điện hạt nhân để phát triển kinh tế.
Điện lực Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Electricity, viết tắt là EVN) là một doanh nghiệp nhà nước. Lãnh vực kinh doanh chính là sản xuất, truyền tải và xuất nhập khẩu điện. Tập đoàn xây dựng nhà máy phát điện, hệ thống điện lưới phân phối đến các hộ dân, điều hòa điện lưới quốc gia, xuất và nhập khẩu điện năng với các nước láng giềng như Trung quốc, Lào và Cam bốt. Sau nhiều năm hoạt động, mặc dù là công ty độc quyền kinh doanh về điện và có số doanh thu lớn, nhưng EVN hằng năm vẫn lỗ cả tỷ mỹ kim cũng như chưa đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho dân sử dụng, dẫn tới việc cắt điện thường xuyên..
Hiện trạng cung cấp năng lượng
Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện đến năm 2010 khoảng trên 20.000MW, sản lượng điện sản xuất đạt 110 tỷ kWh với tỉ trọng 37,6% thuỷ điện,18,3% nhiệt điện than,37,11% nhiệt điện dầu và khí, khoảng gần 4% nguồn năng lượng tái tạo (thuỷ điện nhỏ, điện gió, sinh khối, mặt trời v.v..), còn lại khoảng 2,5% nhập khẩu….Lượng tiêu thụ điện trong năm 2010 là 98 tỷ kWh.
Đến cuối 2009 hệ thống lưới điện đã có trên 3.400km đường dây và 11 trạm 500kV với tổng dung lượng 7.500MVA, lưới 220kV có gần 8.500km với dung lượng các máy biến áp 19.000MVA. Lưới điện 110kV và lưới trung, hạ thế đã bao phủ 98% các huyện, 97,9% các xã. Tính chung cả nước có 96% số hộ được cấp điện từ lưới quốc gia.
Điện lực trong những năm sắp tới
Dự báo nhu cầu điện sẽ tăng bình quân từ 14% đến 16% hàng năm trong giai đoạn 2011-2015, tăng khoảng trên 11,5%/ năm giai đoạn 2016-2020. Nhu cầu điện sản xuất dự kiến năm 2015 là 194 – 211 tỷ kWh; năm 2020 là 329 – 362 tỷ kWh và năm 2030 là 695 – 834 tỷ kWh.
Với phương án cơ sở dự kiến tổng công suất nguồn điện năm 2015 sẽ khoảng 42.500MW, gấp hơn 2 lần năm 2010 với tỷ trọng 33,6% thuỷ điện, 35,1% nhiệt điện than, 24,9% nhiệt điện dầu và khí, khoảng gần 4% nguồn năng lượng tái tạo (thuỷ điện nhỏ, điện gió, sinh khối, mặt trời v.v..), còn lại khoảng 2,5% nhập khẩu. Đến năm 2020 tổng công suất nguồn điện sẽ khoảng 65.500MW với tỷ trọng thuỷ điện 26,6% (~17.400MW), nhiệt điện than tăng lên 44,7% (~29.200MW), nhiệt điện dầu-khí giảm xuống 19,6% (~12.800MW), nguồn năng lượng tái tạo chiếm 4,8% (~3.100MW), nhập khẩu chiếm 2,8% (~1.800 MW) và sẽ có tổ máy đầu tiên – 1000MW của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Năm 2030 tổng công suất nguồn điện lên tới 137.600MW, trong đó thuỷ điện chỉ còn chiếm 15,3%, nhiệt điện than tăng lên chiếm 56,1%, nhiệt điện dầu – khí 12,7%, công suất các nhà máy điện hạt nhân lên tới 10.700MW với tỷ trọng 7,8%, còn điện nhập khẩu chiếm khoảng 4,6%…
Ước tổng vốn đầu tư cho phát triển hệ thống điện trong 20 năm tới rất lớn: khoảng 156 tỷ USD, bình quân hàng năm khoảng 7,8 tỷ USD, bao gồm cả nguồn, lưới truyền tải và phân phối điện, trong đó giai đoạn 2011-2020 trung bình gần 6,9 tỷ USD với cơ cấu 74% cho các nhà máy điện và 26% cho xây dựng lưới điện.
Kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân
Việt Nam công bố kế hoạch xây dựng 8 nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) và phát triển năng lượng hạt nhân trong tương lai.
Sơ đồ vị trí xây nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Phước Dinh-Ninh Thuận 1 với kinh phí 8 tỷ Mỹ kim do tập đoàn Rosatom Nga xây dựng vào năm 2014 và sẽ hoạt động tứ năm 2020 .Nhà máy này có hai lò phàn ứng (WWER 1200/491) có công xuất chung là 2000 MW. Sau Ninh thuận 1, NMĐHN Vĩnh Hải-Ninh Thuận 2 sẽ được Nhật đảm trách với kinh phí trên 13 tỷ Mỹ kim. Nga và Nhật là hai quốc gia có tỷ lệ tai nạn nguyên tử nhiều nhất trên thế giới.
Động cơ thực hiện
Đảng và nhà nước CS cho biết NMĐHN Ninh thuận sử dụng công nghệ lò nước nhẹ cải tiến, thế hệ lò điện đại nhất, đã được kiểm chứng, bảo đảm tuyệt đối an toàn và hiệu quả kinh tế.Giới lãnh lãnh đạo đảng và nhà nước CS còn giải thích thêm điện hạt nhân (ĐHN) rẻ hơn các nguồn năng lượng khác..
Người ta không quên sau các thảm họa Three Miles Island-Harrisburg –Mỹ (1979), Tschernobyl –Ukraine (1986) các công ty xây dựng lò nguyên tử năng đã từng viện đủ lý do để biện hộ cho tính an toà và hứa hẹn cải tiến NMĐHN. Nhưng đại thảm họa Fukushima đã.xảy ra vào tháng 3-2011 tại Nhật, một quốc gia có trình độ khoa học-,kỹ thuật cao, một lần nữa đã minh chứng kỹ thuật sản xuất nguyên tử năng không an tòan tuyệt đối như giới lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN quả quyết..
Về phương diện tính hiệu quả kinh tế,ĐHN cũng không rẻ. Giá thành từ 8 đến 12 cent,được tính tùy thuộc tiền bao cấp và thời gian vận hành 30,40,50 hay 100 năm..Tai nạn NMĐHN Fukushima đã gây thiệt hại cho công ty điều hành nhà máy TEPCO trên 74 tỷ mỹ kim,trong số đó 3/4 bồi thường còn 1/4 chi phí cho việc tháo gỡ nhà máy và dọn dẹp rác và khử chất phóng xạ.
Fukushima đã tác động mạnh nhân tâm và mở rộng tầm nhìn của người dân trên toàn thế giới. Khắp nơi dân chúng biểu tình đòi chấm dứt các chương trình khai thác nguyên từ năng hầu tránh đại họa cho đất nước.
Ngưới CS đã quá coi thường sự hiểu biết của người dân khi lập lại huyền thoại NMĐHN an toàn tuyệt đối và rẻ nhất. Tuy nhiên họ vẫn hy vọng, sự ngụy biện sẽ che đậy được nhửng lý do thầm kín thật sự trong thương vụ hạt nhân. Dự án càng trị giá cao,thì giới lãnh đạo dảng và nhà nước càng có cơ hội kiếm tiền nhiều, đặc biệt trong các thương vụ với đối tác ngoại quốc.
Việt nam có cần nguyên tử năng không?
Sau đại họa Fukushima các quốc gia có nền kỹ nghệ lớn như Âu châu đều xét lại chính sách nguyên tử năng. Là một cường quốc kinh tế với tổng sản lượng nội địa (BIP) 3310 tỷ mỹ kim Đức quyết định đóng cửa lần lượt 17 NMĐHN trễ nhất vào năm 2022, dù ĐHN đang đóng góp 22,5% vào tổng sản lượng điện 635,5 tỳ kWh (635,5 TWh).Thay vào lượng ĐHN,Đức sẽ khai thác tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo (NLTT) từ 17% hiện nay lên 35% thậm chí đến 50% vào năm 2020. Đức đã nhận thức không bao giờ có công nghệ hạt nhân an toàn tuyệt đối và rẻ, duy trì ĐHN là rước lấy hiểm họa cho đất nước đồng thời không xem nguyên tử năng là phương án cần thiết cho sự phát triển và cạnh tranh kinh tế.Đúc can đảm bước vào một cuộc cách mạng năng lượng mới “điện xanh”.
Việt Nam với BIP khoảng 103 tỷ mỹ kim và tổng sản lượng điện 110 tỷ kWh (110 TWh) có nhu cầu năng lượng nhưng không nhất thiết giải quyết qua phương án nguyên tử năng khi Việt Nam chưa có đủ điểu kiện về nhân lực,trinh độ,cơ sở hạ tầng để có thể quản lý NMĐHN và giải quyết nạn rác nguyên tử.Thay vì bỏ cả trăm tỷ mỹ kim vào 8 lò phản ứng để cung ứng thêm 7,8% cho tổng sản lượng điện, nên dùng kinh phí to lớn này đầu tư vào những chương trình khai thác các nguồn NLTT (nước, gió, mặt trời, sinh khối, địa điện…).và các nguồn năng lượng cũ có sẵn như thủy điện, nhiệt điện (than, dầu..) thì mang lại lợi ích và an toàn nhiều cho đất nước.Việt Nam có bờ biển dài trên 3000 Km thuận lợi cho các công trình điện gió.Những hệ thống điện gió nếu được thiết lập ngoài biển không chỉ đưa đến hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa quốc phòng.
Nói chung thay vì xây dựng NMĐHN, Việt Nam có thể gia tăng sản lượng điện qua các biện pháp: – Khai thác tăng tỳ trọng năng lượng tái tạo (,gió,mặt trời,sinh khối, địa điện)hiện nay từ 4% lên trên 10% -Cải thiện kỹ thuật tải điện để giảm thiểu tối đa mức độ mất điện hiện nay (10-15%).- Thay đổi chính sách giá điện ưu đãi cho các doanh nghiệp nhà nước vá phân phối điện hợp lý để tiết kiệm năng lượng Mức độ phung phí điện ở hai lãnh vực công và tư hiện nay trên 20%. – Cải tiến kỹ thuật hệ thống thũy điện, nhiệt điện (dầu, khí than)để tăng lượng sản xuất và làm giảm nhẹ tác động đến môi sinh.-Chấm dứt cơ chế độc quyền,hoạt động không hiệu quả kinh tế của tập đoàn điện lực quốc doanh EVN để đa dạng hóa các nguồn đầu tư vào thị trường điện VN.
Kết luận
Thảm họa Fukushima đã thức tỉnh dư luận. Công nghiệp hạt nhân tuy là công nghiệp to lớn, nhưng lại mỏng manh và nguy hiểm nhất. Bước vào con đường nguyên tử chỉ làm lãng phí tiền bạc và nhân lực của nhân dân. Xây dựng và phát triển điện hạt nhân không phải là giải pháp duy nhất hiện đại hóa đất nước. Vào thởi điểm hôm nay độc tài đảng trị và nguyên tử năng đã lỗi thời, dân chủ và điện xanh đang là xu thế thời đại. Hãy sử dụng những năng lượng tái tạo mà thiên nhiên đang cống hiến cho nhân loại.
Vũ Ngọc Yên
Stuttgart,26.11.2011 _________________ noi de ma noi
Đến nay dự án xây dựng 2 NMĐHN có thực hiện hay không chỉ có TRỜI mới biết .... !!!
Bài gửi và sự nóng lòng của 2 anh bipam, LĐĐ và chắc chắn là cái chung của nhiều người loại trừ những ai bày ra nó ...
Những hệ luỵ nếu xây NMĐHN và không xây ( đỡ hơn )đều xảy ra ...Ôi! Lạy đấng chí cao cứu giúp loài người ...
Có tất cả 7 nhà đầu tư vào Ninh Thuận để xin dự án xây dựng NLTT,Ninh Thuận quê ta đầy nắng và gió,ai cũng biết chỉ có những người bày ra cố tình không biết ... Biết bao nhiêu thời gian và tiền bạc của 7 nhà đầu tư theo đuổi đến nay vẫn ...
Ôi! ta buồn ta nói mông lung ...bởi vì ai?
Ôi! bao giờ quê hương mới bình yên ...hỡi người ơi!
(nói trễ vẫn tốt hơn không nói ....) LĐĐ
Nếu nói KHÔNG NÊN thì CÓ ĐƯỢC KHÔNG hở anh?
Nếu nói về dự án của NMĐHN số 2 ở Vĩnh Hải do người Nhật đảm trách .Phương pháp làm ngội máy từ nước biển thì có thể phù hợp với Ninh Thuận,nhưng, Nhật đã xảy ra sự cố khủng khiếp ai cũng sợ chỉ có những người bày ra không sợ .
NMĐHN thứ 1 do Nga đảm trách ,cách làm nguội nhà máy của Nga từ nước sông,liệu chuyện gì sẽ xảy ra ???
NHƯNG ....có thực hiện hay không là chuyện ngày sau mặc dù hiện nay đang truyền thông rầm rộ ....
VÀ rất mong muốn tất cả ai yêu quê hương,yêu đất nước hãy cùng góp tay xây dựng một quê hương an bình cho đồng bào ta
cl
Ngày tham gia: 12 Jan 2008 Số bài: 801 Đến từ: PR/SG/California/Arizona
Gửi: Fri Feb 15, 2013 11:50 pm Tiêu đề:
Nói KHÔNG NÊN thì được quá đi chứ Cỏ Lau!
Đức đã gửi bài viết nay` cho một anh bạn chí thân ỏ bên Bắc Mỹ để mong ảnh có ý kiến chuyên môn về nên hay không nên cho cong trinh nay .
Anh ấy cũng là người Phan Rang mình nên tâm tình cũng rất thiết tha để coi cách nào là tốt nhất cho quê nhà ...
Mong mọi an vui đến với Cỏ Lau và ban hữu khắp nơi trong năm Quý Tỵ này ....
Thân mến
Lê Đình Đức _________________ Thời gian trôi qua, tình quê không phôi pha.....
Ngày tham gia: 12 Jan 2008 Số bài: 801 Đến từ: PR/SG/California/Arizona
Gửi: Fri Jan 17, 2014 12:41 am Tiêu đề:
Cỏ Lau thân mến :
Chuyện dời lại đến năm 2020 là do nhiều nguyên nhân.
Mong là từ đây đến năm đó mình sẽ tìm ra một nguồn điện nào an toàn cho dân mình .
Anh bạn ở Bắc Mỹ này có viết cho Đức một bài viết dài lắm , nói thật chi tiết về NÊN hay KHÔNG NÊN cho việc xây dựng nhà máy điện hạch nhân ớ Ninh Thuận mình .
Anh ấy còn có bà con ớ bên nhà cho nên bài viết nói lên hết tâm tình của một người con dân Phan Rang, nặng lòng với tình nước , tâm nhà ...
Mong rằng năm 2014 sẽ là năm có nhiều niềm vui đến với Cỏ Lau và thầy cô bè bạn ở bên nhà ....
Tình thân,
Lê Đình Đức _________________ Thời gian trôi qua, tình quê không phôi pha.....
Gửi: Fri Feb 14, 2014 8:50 am Tiêu đề: GS Phạm Duy Hiển : « Hoãn dự án hạt nhân sẽ là quyết định sáng suốt »
Thanh Phương
Việt Nam đã dự trù bắt đầu xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Ninh Thuận I ngay từ năm 2014, với sự trợ giúp của tập đoàn hạt nhân Nga Rosatom. Ninh Thuận I dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023. Ngoài Ninh Thuận I, chính phủ Việt Nam đã chọn các tập đoàn Nhật để xây dựng một nhà máy điện nguyên tử thứ hai cũng tại tỉnh Ninh Thuận, với hai lò phản ứng đầu tiên dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ những năm 2023-2024.
Thế nhưng, theo tờ Tuổi Trẻ số ra ngày 16/01/2014, trong một cuộc họp ngày hôm trước, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố rằng phải đình hoãn dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I cho đến năm 2020, nhằm bảo đảm « an toàn nhất, hiệu quả nhất » cho dự án.
Ông Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố như trên sau khi trước đó một tuần, trong chuyến viếng thăm Việt Nam, Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Yukiya Amano đã khuyên Hà Nội không nên vội vàng tiến đến năng lượng nguyên tử và trước hết phải bảo đảm có đủ khả năng để vận hành nhà máy hạt nhân.
Trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ, giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện nguyên tử Đà Lạt, hoan nghênh tuyên bố của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và theo giáo sư Hiển, nếu thật sự ông Dũng đình hoãn dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên, thì đây sẽ là quyết định «sáng suốt ». Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với giáo sư Phạm Duy Hiển.
RFI : Xin kính chào Giáo sư Phạm Duy Hiển. Là một người mà từ lâu vẫn chủ trương là Việt Nam chưa nên xây nhà máy hạt nhân, trước hết ông nghĩ gì về tuyên bố nói trên của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
GS Phạm Duy Hiển : Về thông tin ấy, chúng tôi hiểu đó chưa phải là quyết định cuối cùng. Có nhiều người nói rằng quyết định cuối cùng phải thông qua Quốc hội. Tôi không rõ là việc đó có làm hay không, nhưng cách nói của thủ tướng, người có quyết định khá là lớn trong vấn đề này, cho chúng tôi và rất nhiều người khác có niềm tin rằng việc đó sẽ phải là như vậy.
Đó là một quyết định sáng suốt, hợp lòng dân và có thể nói, nếu thủ tướng quyết tâm thi hành quyết định này, thì phải nói ông là một nhà lãnh đạo có bản lãnh chính trị rất cao.
Để hiểu được bối cảnh của việc thủ tướng nêu lên ý kiến như vậy thì ta phải trở ngược lại từ cách đây hơn 10 năm và xin lỗi quý vị là tôi sẽ nói một số ý kiến liên quan đến cá nhân của mình hơi nhiều một tí, bởi vì tôi nhớ rõ và vì ngay từ đầu, trong giới khoa học, đặc biệt là khoa học hạt nhân, tôi là người quán triệt từ đầu đến bây giờ là chưa nên làm vội. Dĩ nhiên, bây giờ nghe thủ tướng nói như thế thì tôi rất là vui mừng.
Cách đây hơn 10 năm, khi bắt đầu nói đến chuyện hạt nhân Việt Nam, mà chưa có quyết định gì cả, thì tôi có viết một bài đăng trên tờ Tuổi Trẻ « Điện hạt nhân, tại sao phải vội ? », phân tích rõ là Việt Nam chưa đến mức cần phải làm vội như thế. Vả lại, điện hạt nhân không phải muốn làm là được, mà phải xem có đủ điều kiện để làm hay không.
Điều lo ngại nhất đó là tính kỷ luật của người Việt mình, từ sản xuất tiểu nông đi lên công nghiệp hiện đại, chưa cao. Điện hạt nhân cũng không an toàn, không rẻ như người ta tưởng. Lúc cao trào nhất là vào năm 2009, khi Bộ Công thương trình dự án nhà máy hạt nhân ra Quốc hội, Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam có gởi Quốc hội một kiến nghị, dựa trên cơ sở bài phát biểu của tôi tại Liên hiệp hội, phân tích rất nhiều khía cạnh cho thấy là chưa nên làm vội như thế.
Rất tiếc là Quốc hội ấy vẫn thông qua, và có lẽ đây là lần đầu tiên mà một Quốc hội của Việt Nam thông qua một quyết định với một phần tư số đại biểu Quốc hội không đồng tình.
RFI : Vậy thì những lý do nào khiến Quốc hội thông qua dự án này mặc dù có nhiều người không đồng tình như vậy ?
GS Phạm Duy Hiển : Lý do thứ nhất là chúng ta thiếu điện lắm, và họ đưa ra con số là vào khoảng năm 2020, Việt Nam sẽ phải cần lượng điện tiêu thụ 340 tỷ Kwh. Lý do thứ hai là chúng ta sẽ không còn nguồn năng lượng nào cả, vì đến năm 2020, tất cả sẽ đều được khai thác hết rồi, chỉ còn điện hạt nhân. Lý do thứ ba là điện hạt nhân rẻ so với các điện năng khác.
Sau khi có quyết định của Quốc hội, thủ tướng Dũng đã đi Nga và ký một hiệp định với Nga về nhà máy hạt nhân đầu tiên do Nga xây dựng. Tiếp theo là xảy ra vụ Fukushima đầu năm 2011, làm cả thế giới sững sờ, thấy rằng hóa ra điện hạt nhân không an toàn và vấn đề xử lý tai nạn không dễ dàng chút nào. Việt Nam cũng thấy điều đó, nhưng rất làm lạ là một số giới chức Việt Nam lúc đó vẫn dứt khoát nói sẽ làm như cũ, không có gì thay đổi cả. Cả Viện trưởng Viện năng lượng Nguyên tử, nơi mà tôi có làm việc và có lãnh đạo trước đây, cũng tuyên bố là chúng ta sẽ có công nghệ hiện đại rất nhiều.
Từ đó đến nay, chúng ta đã có những bước chuẩn bị làm điện hạt nhân nhưng cũng cảm thấy rất khó khăn, nhất là vấn đề đào tạo nhân lực. Nga có hứa giúp đào tạo, nhưng đấy chỉ là những sinh viên đại học thôi, còn về vấn đề chuyên gia thì lúng túng vô cùng. Những nhà lãnh đạo Việt Nam cũng thấy là không đơn giản.
Nhưng một sự kiện có tác động cũng có ý nghĩa đó là chuyến viếng thăm gần đây của Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế Amano ( người Nhật ). Cuối năm 2011, ông có đi thăm Việt Nam một lần, sau vụ Fukushima. Lúc đó, ông nói một cách đơn giản rằng Việt Nam làm điện hạt nhân là tốt và ông tin tưởng là Việt Nam sẽ thành công. Cuối năm 2013, khi sang thăm lại Việt Nam thì ông nói khác : Không nên vội vàng làm điện hạt nhân mà phải chuẩn bị rất kỹ.
Trong nước mà nói thì các vị lãnh đạo khó mà nghe, nhưng một người có thẩm quyền như ông Amano mà nói thì có tác động rất lớn. Tại vì sao mà sau hai năm, ông lại đổi ý kiến như vậy ? Đó là vì trong hai năm qua, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và nhiều nước có cử chuyên gia sang Việt Nam đánh giá tình hình và trợ giúp Việt Nam. Nếu không vì những quyền lợi riêng, nếu không phải là đại diện cho các tập đoàn hạt nhân, thì tôi chắc rằng toàn bộ những người có tâm tốt đều thấy là chúng ta chưa đủ sức để làm điện hạt nhân.
Lực lượng của chúng ta quá mỏng. Luật pháp, cơ sở hạ tầng đều rất yếu kém. Nhiều cái phải được sửa lại toàn bộ, nếu không thì không giải quyết được. Ví dụ như cơ quan về an toàn hạt nhân, các nước yêu cầu phải tách ra, không thể để dính với các cơ quan quản lý hoặc cơ quan điều hành như ở Việt Nam hiện nay. Còn về xét duyệt nhà máy hạt nhân ở Việt Nam vẫn là do bộ Công thương xét duyệt. Những cái đó họ thấy không thể chấp nhận được.
Trở lại vấn đề nhân lực. Nga thì lúc nào cũng nói là họ sẽ đào tạo, những người chỉ huy, những người có trách nhiệm khi xảy ra các sự cố, quyết định chuyện này chuyện khác thì chúng ta không có.
Cho nên, việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân là hoàn toàn phó thác cho các chuyên gia nước ngoài. Thậm chí bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ có nói là giám sát thi công cũng sẽ phải thuê chuyên gia nước ngoài.
Do đó, thủ tướng nói rất đúng : Chúng ta làm điện hạt nhân là phải an toàn nhất và hiệu quả nhất thì mới làm. Chừng nào chưa đạt được thì chưa làm. Đó là chỉ mới nói về an toàn, còn vấn đề hiệu quả thì sao ? Xây một nhà máy điện hạt nhân tốn rất nhiều tiền, ít nhất phải là 10 tỷ đôla. Với cách kinh doanh như hiện nay thì làm sao có lời được ? Cho nên, Nhà nước phải bù giá. Trong khi đó, có nhiều nguồn năng lượng khác có thể thay thế được.
RFI : Giáo sư có nói ở trên là nếu thủ tướng quyết định hoãn xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên thì đây sẽ là một quyết định sáng suốt, nhưng điều này có nghĩa là chưa hoàn toàn chắc chắn là chính phủ sẽ ra quyết định tạm ngưng dự án này ?
GS Phạm Duy Hiển : Có một số người không muốn chậm lại. Ngay như Rosatom là tổ chức cung cấp thiết bị nhà máy hạt nhân cho Việt Nam, một ngày sau khi thủ tướng tuyên bố, đã khẳng định là họ vẫn khởi công năm 2017. Vậy thì phải chờ xem quyết định sắp tới phải như thế nào. Nhưng tôi nhắc lại rằng một quyết định như vậy sẽ là một quyết định rất sáng suốt, rất hợp lòng dân.
RFI : Nếu hoãn xây nhà máy hạt nhân, chúng ta phải tìm những nguồn năng lượng nào khác để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng của Việt Nam ?
GS Phạm Duy Hiển : Việt Nam không thiếu điện. Có thể một số người không đồng ý với điều này, nhưng bây giờ ngày càng thấy là ý kiến của tôi đúng với thực tế. Dự báo sản lượng điện năm 2020 là 340 tỷ Kwh là một dự báo rất lớn, không đúng.
Thực tế là dẫu chúng ta có tiêu thụ điện với tốc độ như hiện nay thì cũng không cần đến mức như thế. Tôi đã nói nhiều lần : Việt Nam xài điện rất là không hiệu quả. Người Việt Nam làm ra 1 đôla thì phải tiêu thụ gần 1 Kwh điện, trong khi đó người Thái Lan với 1 Kwh điện họ làm ra được 2 đôla, Philippine và Indonesia làm ra được gần 3 đôla.
Điện dùng vào những công trình không mang lại hiệu quả và điện được tiêu thụ bởi những hãng nước ngoài vào Việt Nam với những công nghệ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Cho nên mới xảy ra tình trạng như vậy. Nếu chúng ta biết giải quyết bài toán sử dụng năng lượng hiệu quả, thì nền kinh tế của chúng ta sẽ rất sáng sủa, bởi vì đầu tư sẽ có hiệu quả.
Các nhà kinh tế trong những tháng gần đây có đưa ra những thông tin cho thấy đầu tư ở Việt Nam không có hiệu quả. Tôi về nông thôn cũng thấy như vậy, tức là người ta xây rất nhiều đường nhưng lại không có xe chạy ! Đầu tư như vậy tốn rất nhiều điện. Xi măng, sắt thép đều tốn rất nhiều điện. Hiện nay rất khó giải quyết, vì EVN quản lý việc này.
Nhưng thủ tướng cũng có nói là nếu từ đây đến năm 2020 mà thiếu điện thì sẽ xây những nhà máy chạy khí ở miền Nam, tổng cộng 5000 Mw, thay cho hai nhà máy điện hạt nhân. Như thế là hợp lý và đơn giản hơn rất nhiều, rẻ hơn rất nhiều. Còn khí đốt thì chúng ta vẫn còn để xài. Tại sao lại phải vội ?
Thứ hai, nếu như thủ tướng hoãn được trong sáu năm, thì thời gian sáu năm ấy sẽ là thời gian thử thách đối với điện hạt nhân trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Lý do là vì người ta đang chuyển về sử dụng năng lượng tái tạo, cụ thể ở Việt Nam là điện gió. Ở Việt Nam có một vài nhà máy điện gió. Đan Mạch gần đây có thông báo là điện gió kể từ nay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lượng điện của nước này.
Trong 5,6 năm tới, sự tăng tốc của phát triển năng lượng tái tạo, như điện gió, sẽ càng cho thấy là điện hạt nhân khó có thể cạnh tranh được. Ngay trong điện hạt nhân, công nghệ cũng sẽ được cải tiến theo hướng rất là an toàn, như Mỹ và một số nước khác sản xuất các nhà máy điện hạt nhân, với công suất chỉ vài trăm Mw, nhưng làm thành từng mođun, chở thẳng tới lắp tại nơi.
Đến năm 2020 chúng ta bắt đầu xây nhà máy hạt nhân thì cũng có gì là muộn cả, bởi vì sẽ vẫn có đủ nguồn năng lượng. Thủ tướng đã nói là sẽ xây các nhà máy chạy khí, tức là ông bảo đảm sẽ có đủ khí để chạy. Không có gì phải lo lắng. Còn nếu mà từ đây đến đó đẩy mạnh chính sách sử dụng năng lượng có hiệu quả thì càng tuyệt vời hơn nữa, vì lúc đó lượng điện tiêu thụ sẽ giảm rất nhiều.
Hai năm vừa rồi, công nghiệp của Việt Nam đã chuyển sang công nghiệp cao, không phải là do Việt Nam, mà là do nước ngoài đầu tư vào, cụ thể là Hàn Quốc. Xuất khẩu của Việt Nam năm qua là 14 tỷ đôla là từ các nhà máy của Hàn Quốc lắp ráp điện thoại di động thông minh, hầu như không tốn điện, so với những nhà máy luyện thép, nhà máy xi măng tốn rất nhiều điện. Chính vì thế mà trong hai năm vừa rồi, mỗi một năm sản lượng điện tiêu thụ của Việt Nam chỉ tăng khoảng 9%, so với mấy năm trước là 15%.
Nhu cầu về điện của Việt Nam từ đây đến năm 2020 sẽ không như trước đây theo như tính toán của những người làm kế hoạch ( nhà máy điện hạt nhân ). Với tình hình như hiện nay, giá thành của năng lượng ngày càng giảm, trong khi đó chưa có một dấu hiệu gì cho thấy giá thành điện hạt nhân giảm. Nếu chúng ta vẫn cứ xây những nhà máy công suất rất lớn như thế, thì đầu tư vào để bảo đảm an toàn cho những nhà máy ấy sẽ rất nặng.
ĐỪNG VỘI KHEN THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG !!!
VÌ SỰ TRAO ĐỔI, BUÔN BÁN 16 KG URANIUM CÓ ĐỘ GIÀU CAO Ở VIỆN NGUYÊN TỬ ĐA LẠT CHO NGA VỚI CHƯƠNG TRÌNH NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN TẠI NINH THUẬN TƯƠNG QUAN NHƯ THẾ NÀO CHƯA AI BIẾT ĐƯỢC .
16 KG URANIUM CÓ ĐỘ GIÀU CAO Ở VIỆN NGUYÊN TỬ ĐÀ LẠT ĐÃ GIAO CHO NGA RỒI !!! DÂN CÓ NHIỀU CÂU HỎI ??? KHÔNG BIẾT CÓ AI TRẢ LỜI HỘ ĐƯỢC KHÔNG ?
Ngày tham gia: 12 Jan 2008 Số bài: 801 Đến từ: PR/SG/California/Arizona
Gửi: Mon Feb 17, 2014 7:59 pm Tiêu đề:
Việc làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận nói riêng và chương trình nguyên tử năng cho cả Việt Nam nói chung là một câu chuyện khá ....nhạy cảm và rắc rối ...
Ớ đây, Đức chỉ xin nêu một vài sự kiện mà anh Mai Thọ thắc mắc ...
Trong cuộc hội hop quốc tế về Sử Dụng Nguyên Tử Năng ở Rabat, Morocco thang' 11, nam 2011, Dalat Nuclear Research Reactor of VN bao'cao' la`:
Transferring all burnt HEU FAs (106)
from interim storages in the reactor pool
to spent fuel storage
Moi^~ mot^ bo' co' suc nang. la`:
Average Mass of 235U in FA (fuel assembly =bo'), gram
40.20 (36%)x 35 bo' chua dung`, tra lai cho Nga.
49.70 (19.75%) x 106 bo' da~ dung` roi^`
Vay^. thi` khong^ co' toi 16 kg cua loai 36% (enriched uranium) ma` VN tra cho Nga.
Mot dieu^` dac biet^. la` su chuyen van cac' chat^ phong' xa nay`tu PR len Da lat. roi^` tu DL ve Bien Hoa` de dua ra khoi Viet nam ---ca mot cong-trinh` va rat nguy hiem ...
Ong NTD han cung~ du ...thong minh de^? bie^'t rang la` VN minh` chua san sang` cho nuclear power; co' the la` de^'n mot^. the^' he^. sau nay` ...
LDD _________________ Thời gian trôi qua, tình quê không phôi pha.....
"Mot dieu^` dac biet^. la` su chuyen van cac' chat^ phong' xa nay`tu PR len Da lat. roi^` tu DL ve Bien Hoa` de dua ra khoi Viet nam ---ca mot cong-trinh` va rat nguy hiem ... "
Hết trích
Anh mong rằng "Hậu Sinh Khả Úy" nên mới hỏi em thêm câu này :
Em làm ơn chứng minh sự việc (tài liệu) nói về chuyển 16 kg Uranium này từ Phan Rang lên Đà Lạt dùm nhé .
Nếu Đức đọc link trên phiền Đức chú ý cho câu sau :
"Năm 2007, đợt 1 của dự án được thực hiện bằng việc trao trả cho Nga 35 bó uranium có độ giàu cao chưa qua sử dụng."
Tại sao MUA về rồi không xử dụng ? (Mua đã tốn tiền, chuyên chở cũng tốn kém nữa & chuyên chở ngược cũng càng tốn kém hơn) Báo chí lề phải không nói gì về vụ này từ năm 2007 mà bây giờ 2014 mới được nói ? Anh dùng chữ MUA vì tài liệu ở dưới có nói đến vấn đề BÁN vì người ta có TRẢ TIỀN, mà không thấy báo chí VN nói năng việc này gì cả . Ngoại trừ lời của Bà Sarah Dickerson ( thuộc Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ (NNSA)) .
Mong "Hậu Sinh Khả Úy" nơi Đức .
MHT
Mời đọc giả Duy Tân đọc thêm tài liệu :
Vụ chuyển Uranium ra khỏi Việt Nam qua lời kể chuyên gia Mỹ : "Bà Sarah Dickerson"
Nỗ lực chung của nhiều nước và các tổ chức quốc tế nhằm đưa uranium làm giàu ở mức cao khỏi Việt Nam đã hoàn tất hồi đầu tháng 7 sau gần 10 năm hoạch định.
16 kg uranium an toàn rời khỏi Việt Nam
Đưa 16kg uranium ra khỏi lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt
Điểm qua các vụ bắt giữ tàu Triều Tiên chở vũ khí
Bà Sarah Dickerson thuộc Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ (NNSA) cho biết rằng khoảng 16 kg uranium tinh chế ở mức cao đã được chuyển khỏi Việt Nam.
Chuyên gia này cho biết con số đó chưa đủ để chế tạo vũ khí hạt nhân, vốn phải cần tới 25 kg, nhưng có thể thực hiện được điều đó nếu kết hợp nó với nguyên liệu nguyên tử từ một nước khác. Theo bà Dickerson, một thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Nga hồi năm 2004 đã mở đường cho việc đưa uranium khỏi các nước thứ ba nhằm ngăn chặn nguyên liệu này rơi vào tay những kẻ khủng bố.
Bà nói: “Chúng tôi đã làm việc với Việt Nam trong một thời gian dài trong lĩnh vực an ninh hạt nhân nhằm đảm bảo rằng số uranium làm giàu ở mức cao được bảo vệ an toàn tuyệt đối theo tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi tin rằng việc tăng cường an ninh sẽ giảm thiểu nguy cơ nguyên liệu đó rơi vào tay những kẻ khủng bố. Nhưng chỉ có một cách xóa bỏ hoàn toàn nguy cơ đó là loại bỏ vật liệu đó mà thôi”.
Bà cho hay rằng chiến dịch của hai nước không nhắm riêng vào Việt Nam, mà với tất cả các nước thứ ba có trong tay uranium làm giàu ở mức cao từ Nga như Cộng hòa Séc, Hungary hay Libya. Theo chuyên gia của Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ, có nguyên liệu hạt nhân làm giàu ở mức cao như vậy ở trên lãnh thổ không có lợi gì cho Việt Nam vì họ phải mất nhiều tiền để bảo vệ an toàn để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Bà Dickerson nói rằng việc đưa nguyên liệu nguyên tử ra khỏi Việt Nam tương đối phức tạp nên phải mất tới gần một thập kỷ để lập kế hoạch. “Đây là một dự án đầy khó khăn, nhất là về mặt kỹ thuật. Chúng tôi đã làm việc với Việt Nam suốt 10 năm qua nhằm xóa bỏ hoàn toàn uranium làm giàu ở mức cao tại nước này. Đây là một trường hợp đặc biệt vì chúng tôi thực hiện một điều chưa từng làm. Chúng tôi có thể vận chuyển bằng đường hàng không sang Nga các nhiên liệu đã qua sử dụng trong các thùng thép chuyên dụng mới gọi là Type-C", bà nói.
"Dự án này thực sự là một thách thức về mặt kỹ thuật với sự tham gia của nhiều bên như Cộng hòa Séc, Nga, Canada, dĩ nhiên là cả Việt Nam cùng với Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ nhằm hoàn thành dự án quan trọng này”. Lượng nguyên liệu hạt nhân từ Việt Nam sẽ được mang tới một cơ sở an toàn ở Nga, và tại đây, nó sẽ được chuyển đổi thành uranium làm giàu ở mức độ thấp để sử dụng cho các lò phản ứng phục vụ cho mục đích nghiên cứu cũng như các nhà máy điện hạt nhân.
Kể từ năm 1983, một lò phản ứng tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt đã được Nga cung cấp nhiên liệu hạt nhân. Quá trình vận chuyển nguyên liệu hạt nhân khỏi Việt Nam được thực hiện trong điều kiện an toàn tuyệt đối với sự hợp tác toàn diện của nước chủ nhà. Bà Dickerson nói rằng Việt Nam không có lý do gì để không hợp tác vì sẽ được cung cấp nguyên liệu hạt nhân làm giàu ở mức thấp cho lò phản ứng phục vụ mục đích nghiên cứu cũng như được trả tiền cho việc chuyển nguyên liệu có thể chế tạo vũ khí hạt nhân.
Bà cho biết các bên rất quan tâm tới vấn đề an ninh, và phía Việt Nam chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh tại thực địa bên trong lãnh thổ nước này.
Bà nói: “Chúng tôi không thể hoàn thành dự án này nếu thiếu sự trợ giúp của Việt Nam. Họ cung cấp lực lượng an ninh trong quá trình vận chuyển ở nước này. Việt Nam là một mắt xích quan trọng trong cả tiến trình”.
Báo chí Việt Nam dẫn lời các giới chức nhà nước cho biết 1.000 công an, bộ đội đã được huy động để bảo vệ dọc tuyến đường trong khi có 30 xe hộ tống trước và sau chiếc container chở nguyên liệu hạt nhân.
Như vậy, Việt Nam là quốc gia mới nhất ở châu Á được Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế tuyên bố không còn nguyên liệu hạt nhân có thể chế tạo bom nguyên tử.
Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ cho hay Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục sử dụng uranium làm giàu ở mức thấp (dưới 20%) cho lò phản ứng hạt nhân phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
Theo NNSA, dù Việt Nam hiện không còn nguyên liệu hạt nhân làm giàu ở mức cao, cơ quan này tiếp tục làm việc với giới hữu trách địa phương nhằm bảo đảm rằng số uranium làm giàu ở mức thấp được bảo vệ một cách đầy đủ.
Cơ quan An toàn Hạt nhân Quốc gia Mỹ dự kiến sẽ chuyển 3 nghìn kg uranium khỏi nhiều nước đã được xác định vào cuối năm 2016 hoặc 2017.
Bạn không có quyền gửi bài viết Bạn không có quyền trả lời bài viết Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn Bạn không có quyền tham gia bầu chọn