TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Cõi Vô Hình
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Cõi Vô Hình

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
SNOW WHITE



Ngày tham gia: 29 Oct 2007
Số bài: 3689

Bài gửiGửi: Tue Aug 23, 2011 2:24 am    Tiêu đề: Cõi Vô Hình




Cõi Vô Hình


      1) Tác giả và tác phẩm “ Hành Trình Về Phương Đông”
      2) Cõi vô hình là gì?
      3) Chết là gì?
      4) Các cảnh giới
      5) Làm sao phát triển năng khiếu thần thông
      6) Tại sao văn minh Ai Cập bị sụp đổ
      7) Kết luận
      Nguyên Phong tên thật là Võ văn Du; ông sinh năm 1950 tại Hà Nội. Năm 1968 ông du học tại Hoa kỳ và tốt nghiệp cao học về sinh vật học và điện toán. Ngoài ra Nguyên Phong vẫn thiết tha với văn chương Việt Nam và vẫn viết sách; viết báo bằng tiếng Việt. Ông chính thức gửi bài đăng báo năm 1975; hiện ông làm việc tại San Jose (CA) và cuốn Hành Trình Về Phương Đông là cuốn sách đầu tiên ông dịch được xuất bản.
      Hành Trình Về Phương Đông là một phần của tác phẩm "Life and Teaching of the Masters of the Far East" (1935), hồi ký của Dr. Baird T. Spalding (1857 – 1953). Thuật lại cuộc hành trình gay go nhưng đầy lý thú của phái đoàn khoa học Hoàng Gia Anh cũng như sự gặp gỡ giữa phái đoàn và các vị thầy tâm linh sống ở Á châu hay Hi mã lạp sơn. Cỏi Vô Hình là chương thứ tám tả lại cuộc tiếp xúc của phái đoàn với nhà tâm linh học Hamud (một nhà vật lý học người Ai cập đã tốt nghiệp tại đại học Oxford năm 1864).
      Theo nhà tâm linh học Hamud sự chết chỉ là bước vào một đời sống mới, các sinh lực từ trước vẫn hướng ra ngoài thì nay quay vào trong, linh hồn từ từ rút khỏi thể xác bằng một bí huyệt trên đỉnh đầu. Do đó, hai chân từ từ lạnh dần rồi đến tay và sau cùng là trái tim. Lúc này người chết thấy rất an tĩnh, nhẹ nhàng không còn bị ảnh hưởng vật chất. Khi linh hồn rút lên óc, nó sẽ khơi động các ký ức, cả cuộc đời sẽ diễn lại như cuốn phim. Hiện tượng này gọi là "Hồi quang phản chiếu" (Memory Projection) đây là một giây phút hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cõi bên kia. Sợi dây từ điện liên hệ giữa thể xác và thể Phách sẽ đứt hẳn. Ðây là lúc người chết hoàn toàn hôn mê, vô ý thức để linh hồn rút khỏi thể Phách và thể Vía bắt đầu lo bảo vệ sự sống của nó bằng cách xếp lại từng lớp nguyên tử, lớp nặng bọc ngoài và lớp thanh nhẹ ở trong. Sự thu xếp này ấn định cõi giới nào vong linh sẽ đến. " Khi chết ta bước qua cõi trung giới và cõi này gồm có bảy cảnh khác nhau. Mỗi cảnh được cấu tạo bằng những nguyên tử rất thanh mà ta gọi là “dĩ thái”. Tùy theo sự rung động khác nhau mà mỗi cảnh giới một khác. Tùy theo vía con người có sự rung động thanh cao hay chậm đặc, mà mỗi người thích hợp với một cảnh giới, đây là hiện tượng “đồng thanh tương ứng” mà thôi. Khi vừa chết, thể chất cấu tạo cái vía được sắp xếp lại, lớp thanh nhẹ nằm trong và lớp nặng trọc bọc phía ngoài, điều này cũng giống như một người mặc nhiều áo khác nhau vào mùa lạnh, áo lót mặc ở trong, áo choàng dầy khoác ngoài. Vì lớp vỏ bọc bên ngoài cấu tạo bằng nguyên tử rung động chậm và nặng nề, nó thích hợp với các cảnh giới tương ứng ở cõi âm, và con người sẽ đến với cảnh giới này. Sau khi ở đây một thời gian, lớp vỏ bao bọc bên ngoài dần dần tan rã giống như con người trút bỏ áo khoác bên ngoài ra, tùy theo các lớp nguyên tử bên trong mà họ thích ứng với một cảnh giới khác. Cứ như thế, theo thời gian, khi các áp lực vật chất tan rã hết thì con người tuần tự tiến lên những cảnh giới cao hơn. Cũng như ngài Hamud cho là ma thật sự có và đó là những vong linh sống ở những cảnh giới thấp, những vong linh này còn lưu luyến cỏi trần ; còn say mê dục vọng nên không thể thoát khỏi cảnh giới này. Luật thiên nhiên không cho họ trở lại cỏi trần nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt khiến người ở cỏi trần trong một thoáng có thể nhìn thấy họ. Để giải thích cho hiện tượng ma hay xuất hiện ở nghĩa địa thì ông giải thích rằng: Khi ta chết, thể xác hư thối thì thể phách vốn là thể trung gian giữa thể xác và thể vía cũng tan rã theo. Thể phách được cấu tạo bằng những nguyên tử tương đồng với nguyên tử cõi trần nhưng trong đó có nhiều nguyên tử Dĩ Thái nên nhẹ hơn, nó thu thập các sinh lực còn rơi rớt trong thể xác để cố gắng kéo dài sự sống thêm một thời gia nữa, vì đang tan rã nên thể Phách không hoàn toàn, do đó, đôi khi ta thấy trên nghĩa địa có những hình ảnh người cụt đầu, cụt chân, bay là là trên các nấm mồ. Người không hiểu gọi đó là ma.
      Cảnh giới thứ bảy (địa ngục) lúc nào cũng tối tăm, nặng nề nó là nơi chứa các vong linh bất hảo, những kẻ sát nhân, người mổ sẻ súc vật, những cặn bả xã hội, những kẻ tư tưởng xấu xa, còn đầy thú tánh. Vì ở cõi âm, không có thể xác, hình dáng thường biến đổi theo tư tưởng nên những kẻ thú tánh mạnh mẽ thường mang các hình dáng rất ghê rợn, nửa người, nửa thú. Những người thiếu kiến thức rõ rệt về cõi này cho rằng đó là những quỷ sứ. Điều này cũng không sai sự thật bao nhiêu vì đa số những vong linh này luôn oán hận, ham muốn, thù hằng và thường tìm cách trở về cõi trần. Vong linh thèm muốn nhưng không sao thỏa mãn được, như đói mà không thể ăn, khát không thể uống. Do đó, theo thời gian y sẽ học bài học chịu đựng, nhẫn nhục cho đến khi dục vọng giảm bớt và tan ra thì y sẽ thăng lên cảnh giới thứ sáu.
      Cõi giới thứ sáu có sự rung động rất giống như cõi trần, tại đây các vong linh ít còn thèm muốn vật chất như ăn uống, dục tình, nhưng bận tâm với những nhỏ nhen của cuộc sống như thỏa mãn bản ngã, ích kỷ, ghen tuông, hờn giận v. v. Đa số có hình dáng giống như người cõi trần nhưng lờ mờ không rõ. Vì sự rung động của nguyên tử gần giống như cõi trần nên họ hay trở về cõi này, họ thường nhập vào đồng cốt, các buổi cầu cơ, cầu hồn để chỉ dẫn bậy bạ, nói chuyện vu vơ nhằm thỏa mãn tự ái, bản ngã cá nhân. Vì đa số vong linh khi còn sống rất ham mê danh vọng, chức tước, uy quyền nên khi họ nhập vào đồng cốt họ thường tự xưng là các đấng này, đấng nọ. Theo thời gian, các rung động ham muốn, các cố chấp về bản ngã, danh vọng cũng tan biến nên họ thăng lên cảnh giới thứ năm.
      Cõi thứ năm có sự rung động thanh nhẹ hơn cõi trần nên vong linh có thể biến đổi sắc tướng rất nhanh chóng. Đây là một thế giới với những âm thanh màu sắc lạ lùng dễ bị mê hoặc. Các vong linh ở đây đã bớt ham muốn về cá nhân nhưng còn ham muốn về tư tưởng, kiến thức. Đây là nơi cư ngụ của những kẻ đạo đức giả, những kẻ bảo thủ nhiều thành kiến, những người trí thức tự phụ v. v... Đây cũng là cõi có những sinh hoạt của loài Tinh linh: những sinh vật vô hình có hình dáng hao hao giống như người mà ta thường gọi là Thiên tinh (Sylphes), Thổ địa (Gnomes), Phong tinh (Elfs) v. v... Một số bị thu phục bởi các phù thủy, pháp sư để làm ảo thuật hay luyện phép. Cõi này còn có sự hiện diện của những "Hình tư tưởng" (Artificial Elements). Khi một tư tưởng hay dục vọng phát sinh thì chúng sử dụng tinh chất (Essence) cõi này tạo nên một hình tư tưởng thích hợp. Đời sống của chúng tùy theo sức mạnh của tư tưởng mạnh hay yếu. Vì đa số tư tưởng con người còn mơ hồ nên hình tư tưởng chỉ tạo ra ít lâu là tan rã ngay. Một người tập trung tư tưởng có thể tạo ra một hình tư tưởng sống lâu trong vài giờ hay vài ngày. Một pháp sư cao tay có thể tạo ra các hình tư tưởng sống đến cả năm hay thế kỷ, không những thế hình tư tưởng này còn chịu sự sai khiến của ông ta. Các phù thủy luyện thần thông đều dựa trên nguyên tắc cấu tạo một sinh vật vô hình để sai khiến. Hình tư tưởng không chỉ phát sinh từ một cá nhân mà còn từ một nhóm người hay một quốc gia, dân tộc. Khi một đoàn thể, dân tộc cùng một ý nghĩ, họ sẽ tạo ra một hình tư tưởng của đoàn thể, quốc gia đó. Hình tư tưởng này sẽ tạo một ảnh hưởng vô cùng rộng lớn đối với tình cảm, phong tục, thành kiến của quốc gia, dân tộc. Ta có thể gọi đó là "Hồn thiêng sông núi" hay "dân tộc tính".
      Cảnh giới cõi thứ tư sáng sủa hơn và dĩ nhiên nguyên tử cõi này rung động rất nhanh. Phần lớn những vong linh tiến hóa, thánh thiện, những nhà trí thức trầm mặc nhưng còn quyến luyến một ít dục vọng khi chết đều thức tỉnh ở cảnh giới này. Ða số đều ý thức ít nhiều nên họ bắt đầu cởi bỏ những ham muốn, quyến luyến. Ðây cũng là chỗ họ học hỏi và ảnh hưởng lẫn nhau và đôi khi kết những liên hệ để cùng nhau tái sinh trong một gia đình hay quốc gia.
      Cõi gới thứ ba chói sáng, có những rung động nhẹ nhàng, tại đây có những linh hồn từ tâm nhưng vụng về, những tu sĩ thành tâm nhưng thiếu trí tuệ, những nhà lãnh đạo anh minh nhưng thành kiến. Ðây cũng là một cảnh giới của một số thần linh (Devas) như Cảm-dục thiên thần (Kamadeva), Hữu sắc thiên thần (Roupadeva) và Vô sắc thiên thần (Aroupadeva). Các thần linh này có đời sống và tiến hóa cao hơn trình độ của nhân loại.
      Cõi giới thứ hai và thứ nhất cấu tạo bằng những nguyên tử hết sức thanh thoát rung động rất nhanh và tràn đầy ánh sáng. Ðây là cõi giới mà những người tiến hóa rất cao, rất tế nhị không còn dục vọng, ham muốn lưu lại để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, phát triển các đức tính riêng trước khi siêu thoát lên cảnh giới cao hơn. "
      - "Như thế người chết thường lưu lại ở cõi Trung giới bao nhiêu lâu? "
      - "Thời gian lưu lại đây hoàn toàn tùy thuộc vào dục vọng con người, có người chỉ ghé lại đây vài giờ lập tức đầu thai trở lại. Có kẻ ở đây hàng năm và có kẻ lưu lại đây hàng thế kỷ... Ðể siêu thoát, thể Vía phải hoàn toàn tan rã hết thì mới lên đến cõi Thượng Thiên (Devakhan) hay siêu thoát. Giống như một quả bóng bay bị cột vào đó nhiều bao cát, chỉ khi nào cởi bỏ tất cả bao cát thì nó mới tự do tung bay được. Tóm lại danh từ như Thiên đàng hay Ðịa ngục chỉ là những biểu tượng của những cảnh ở cõi Trung Giới (Kamaloka). Tùy theo sự sắp xếp của thể Vía khi chết mà ta thức tỉnh trong một cảnh giới tương ứng. Sự hiểu biết về cõi vô hình rất quan trọng vì khi hiểu rõ những điều xảy ra sau khi chết, ta sẽ không sợ chết nữa. Nếu có chết chỉ là hình hài, xác thân chứ không phải sự sống, và hình hài có chết đi thì sự sống mới tiếp tục tiến hóa ở một thể khác tinh vi hơn. Ðây là một vấn đề hết sức hợp lý và khoa học cho ta thấy rõ sự công bình của vũ trụ. Khi còn sống, con người có dục vọng nầy nọ, khi dục vọng được thỏa mãn nó sẽ gia tăng mạnh mẽ đồng thời các chất thô kệch, các rung động nặng nề sẽ bị thu hút vào thể vía. Sau khi chết, dục vọng này trở nên mạnh mẽ vì không còn lý trí kiểm soát nữa, chính thế nó sẽ đốt cháy con người của ta. Sự nung đốt của dục vọng chẳng phải địa ngục là gì? Giống như đức tính, phẩm hạnh khi còn trẻ quyết định điều kiện sinh sống lúc tuổi già, đời sống cõi trần quyết định đời sống bên kia cửa tử. Luật này hết sức hợp lý và dễ chứng minh: Khi còn trẻ ta tập thể thao, giữ thân thể khỏe mạnh thì khi về già ta sẽ ít bệnh tật, khi còn trẻ ta chịu khó học hỏi, có một nghề nghiệp vững chắc thì khi về già đời sống được bảo đảm hơn.
      Đối với quan niệm sau khi chết linh hồn sẽ lên thiên đàng hay xuống địa ngục vĩnh viễn Hamud cho là đó là một quan niệm không hợp lý vì điều này cho rằng khi chết linh hồn sẽ đổi thay toàn diện: Sau khi chết, linh hồn sẽ mất hết tính xấu để trở nên toàn thiện, trở nên một vị thiên thần vào cõi thiên đàng hoặc là linh hồn có thể mất hết các tính tốt để trở nên xấu xa, trở nên một thứ ma quỷ bị đẩy vào địa ngục. Ðiều này vô lý vì sự tiến hóa phải từ từ chứ không thể đột ngột được, trên thế gian này không ai toàn thiện hay toàn ác. Trong mỗi chúng ta đều có các chủng tử xấu, tốt do các duyên, nghiệp từ tiền kiếp để lại. Tùy theo điều kiện bên ngoài mà những chủng tử này nẩy mầm, phát triển hay thui chột, không thể phát triển. Một người tu thân là một người biết mình, lo vun xới tinh thần để các nhân tốt phát triển giống như một người làm vườn lo trồng hoa và nhổ đi cỏ dại. Ngoài ra nhà tâm linh học cũng cho rằng cầu siêu cho vong linh là một điều hết sức quan trọng vì nó chứa đựng một sức mạnh tư tưởng vô cùng mảnh liệt có thể dời núi hay lấp song. Và việc rửa tội cho người sắp chết khong mang lại một lợi ích nào mà chỉ gây nhiều sợ hải hay lo âu vô ích. Đồng thời ông cũng cho rằng cỏi trần chỉ là hư ảo nhưng tại đây linh hồn tìm hiểu, phát triển xuyên qua các rung động thô thiển này và cỏi trần có các bài học mà không thể tìm ở đâu được. Chính các bậc chân tiên, Bồ tát trước khi đắc quả đều phải chuyển kiếp xuống trần làm các công việc vĩ đại như một thử thách cuối cùng. Muốn khai mở quyền năng, con người phải tiếp nhận các bài học ở cõi trần mà thôi, nhờ học hỏi những bài học này họ mới trở nên nhạy cảm với các rung động cõi trên. Giống như một máy thu thanh (Radio) và các rung động ví như các tần sóng. Một người không hiểu biết ví như máy thu thanh không bắt trúng đài, không thay đổi băng tần. Họ sinh ra sao thì chết cũng vậy, chả học được điều gì vì như máy không bắt trúng đài chỉ kêu rè rè. Một người hiểu biết là người biết thay đổi con người của mình để bắt trúng những làn sóng, dĩ nhiên có nhiều làn sóng, băng tầng khác nhau và con người sẽ bị tràn ngập bởi các làn sóng này cho đến khi họ điều hòa, phân biệt điều hay, lễ dở để chọn những băng tầng thích hợp. Khi đó họ bắt trúng những đài phát thanh, nghe được điệu nhạc họ muốn. Huyền âm của Thượng Ðế lúc nào cũng vang lừng vũ trụ cho những ai muốn nghe, biết chuyển tâm thức để nghe, biết thay đổi tâm hồn để bắt được làn sóng thanh cao, tế nhị đó.
      Vậy thì làm sao để phát triển năng khiếu thần thông?. Trước hết là luyện thể xác; phải biếtcách kiểm soát, kiềm chế thể xác hoàn toàn, quy định mọi hoạt động như ăn, uống, ngủ cho thật đúng. Không nên dùng các loại thức ăn tĩnh hay động (các loại đồ khô hay lên men ; các loại rượu; hay thịt cá...) mà phải sử dụng thức ăn điều hòa (rau; ngủ cốc hay các loại trái cây). Sau việc ăn uống còn phải thở hít, hô hấp cho đúng cách. Khoa học chứng minh con người sống được là nhờ hơi thở nhưng thật ra đó là nhờ Sinh khí (Prana). Chính các sinh khí này thấm nhuần khắp cơ thể, mang sự sống đến khắp tế bào. Prana xuất phát từ ánh sáng mặt trời, nó rung động và pha trộn trong không khí. Bằng cách hô hấp thật sâu, thong thả, Prana sẽ thấm vào thần kinh hệ và lưu thông khắp châu thân mang sự sống khắp xác thể. Chính các Prana tích tụ trong hệ thần kinh tạo ra luồng "Nhân điện" một yếu tố quan trọng của sự sống. Sau khi thanh lọc thể xác ta bắt đầu luyện đến thể Vía: Thể Vía là trung tâm của tình cảm, một khi tình cảm trong sạch, vị tha, bác ái đương nhiên các chất thanh nhẹ sẽ được hấp thụ vào và các chất nặng trọc, xấu xa sẽ bị đào thải ra ngoài theo một nguyên lý giống như sự thẩm máu (Osmosis). Khi thể Vía thanh cao nó sẽ rung động với các tư tưởng cao thượng mang tâm thức lên một bình điện cao hơn. Khi sự rung động (Vibration) đến một chu kỳ nào đó (In-phase) các giác quan thể vía bắt đầu khai mở và tự nhiên con người sẽ bắt đầu có quyền năng đặc biệt. Nói một cách khoa học hơn, các giác quan thể Vía chỉ hoạt động ở một chu kỳ và chỉ khi thể Vía rung động đúng chu kỳ này nó mới được đánh thức để hoạt động. Thể vía chỉ có thể rung động ở chu kỳ này khi nó được cấu tạo bằng những nguyên tử thật thanh, nhẹ khi những nguyên tử nặng trọc bị khu trục hết, điều này chỉ xảy ra khi con người chỉ có các tình cảm cao thượng lòng bác ái tốt lành bao trùm mọi vật. Ðó là bí quyết cách luyện thể Vía. Khi bảy giác quan của thể vía hoạt động, nó sẽ khai mở một số bí huyệt để luồng hỏa hầu Kundalini thức giấc, khi luồng hỏa hầu này chạy dọc theo xương sống lên đỉnh đầu, nó sẽ thúc đẩy, khai mở thể trí khiến nó khai triển để hợp nhất với chơn thần. Khi thể trí khai triển, mở lớn ra nó sẽ khởi sự tiêu diệt cái phàm ngã ích kỷ của con người để hướng lên các điều thánh thiện. Ðây là một giai đoạn vô cùng khó khăn, rất ít ai vượt qua nổi: Danh từ Phật giáo gọi là Phật tánh biểu lộ, danh từ Thiên Chúa Giáo gọi là sự quên mình để hòa nhập với đấng Cứu Thế, danh từ Ấn Giáo gọi là sự hợp nhất với Chân Ngã. Nói một cách giản dị thì đây là lúc trí tuệ quy kết các tư tưởng và hoạt động về tình huynh đệ, bác ái nhu thuận, từ bi, trí tuệ, vị tha, hỷ xả để kết tinh thành chân ngã. Khi phàm ngã hoàn toàn bị hủy diệt, các thể cũng hoàn toàn được thanh lọc thì không còn sự phân biệt giữa ta và tha nhân, giữa chủ thể và đối tượng mà tất cả đều là một. Thể trí không còn tính cách cá nhân mà đã thành "Ðại Trí" hay trí tuệ "Bát nhã". Tâm thức cũng không còn là tâm cá nhân mà thành tâm thức "Bồ Ðề" hòa hợp hoàn toàn với tâm thức vũ trụ. Cả tâm lẫn trí mở rộng đón nhận ánh sáng chân lý mà không còn phải học hỏi, lý luận gì nữa. Ðây chính là giai đoạn giác ngộ của người tu. Họ trở nên một đấng siêu nhân, một vị Tổ, một vị Thánh... ". Tóm lại có hàng trăm phương pháp phát triển năng khiếu thần thông nhưng người tu phải hiểu rằng quyền năng chỉ là những phương tiện thấp thỏi, giúp ta mở rộng kiến thức. Quyền năng không bao giờ là một cứu cánh, một mục đích. Sự tham luyến, vọng tưởng sẽ đưa người có quyền năng vào ma đạo. Người tu hành cần ý thức rõ rệt rằng chỉ khi nào phàm ngã hoàn toàn bị tiêu diệt thì con người mới thoát khỏi ảo ảnh của màn vô minh và thực sự chứng nghiệm chân lý. Quyền năng càng cao ta càng phải lập hạnh, nghiêm khắc giữ gìn đề cao cảnh giác các ảo ảnh của vô minh... "
      Cuối cùng nhà tâm linh học Hamud đã tiết lộ với các nhà khoa học tại sao nền văn minh Ai cập bị sụp đổ. Thực ra không phải vì chiến tranh; thiên tai hay bệnh dịch mà vì chính các tu sĩ lầm lạc, ích kỷ đầy tham vọng đã là nguyên nhân gây nên hoàn cảnh trên, họ lợi dụng danh nghĩa "Tôn giáo", một thứ tôn giáo ma quái, xa lìa Thượng Ðế để đưa Ai Cập vào con đường thoái hóa. Thay vì lo giải thoát cho chính mình khỏi mê lầm thì họ lại hướng dẫn quần chúng vào ma đạo. Thay vì tuân theo các giới luật thì họ lại phá giới, ngụy biện bằng các danh từ hoa mỹ, tốt đẹp. Thay vì kiểm thảo nội tâm họ lại lập phe nhóm bênh vực lẫn nhau để che dấu các hành vi tà muội. Khoa nghi thức hành lễ mất hết các tính cách thiêng liêng mà chỉ còn hình thức bề ngoài, kêu gọi một năng lực ngoại giới đến trợ giúp quyền uy giáo sĩ. Sự hiến dâng biến thành hối lộ, tu sĩ lựa chọn các thứ mình thích nhất như món ăn, thiếu nữ xinh đẹp để Tế Thần và sau đó đem chia chác lẫn nhau cùng hưởng thụ. Thượng Ðế nhân từ bác ái bỗng biến thành một thần linh toàn lực, toàn uy, trọn quyền thưởng phạt mà giới giáo sĩ là trung gian. Ðể lung lạc nhân tâm, khoa bùa chú, thôi miên được sử dụng tối đa như một phương tiện cần thiết để thỏa mãn tham vọng cá nhân. Thời gian trôi qua, nền văn minh Ai Cập huy hoàng đã xuống dốc cực kỳ thảm hại trở nên một miếng mồi ngon cho Ba Tư và Hy Lạp...
      Tóm lại Hamud đã nghiên cứu khá kỹ về thế giới vô hình và đã sử dụng nó để giúp đở những người mới qua đời hiểu và thích nghi với hoàn cảnh mới .



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân