TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - KỶ NIỆM DẠY HỌC
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

KỶ NIỆM DẠY HỌC

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Fri Aug 05, 2011 1:51 pm    Tiêu đề: KỶ NIỆM DẠY HỌC
Tác Giả: THANH ĐÀO

 



     
  KỶ NIÊM DẠY HỌC
                                                          THANH ĐÀO



      Sáng hôm ấy, sau khi tham dự Đại Hội Duy Tân Khung Trời Kỷ Niệm lần thư`ba, tổ chức tại Little Sài Gòn, Nam CA, ngày 17 tháng 7 năm 2010, trên đường trở về nhà, Ông Minh cảm thấy lòng mình gợn lên một cảm giác thích thú, vui vẻ vô cùng. Cảm giác hân hoan ấm áp tình thân thương được gặp lại các Thầy Cô, các cựu GS Trung Học Duy Tân, các bạn đồng nghiệp, các đồng môn năm xưa, cũng như các học trò cũ từng theo học các lớp do Ông giảng dạy trước kia. Đại hội Duy Tân đã  diễn ra trong bầu không khí tưng bừng, thân mật, vui vẻ, cởi mở giữa Thầy trò, giữa bạn bè, thân hữu đồng hưong tại nhà hàng Grand Garden trên Đại lộ Bolsa. Ông Minh cảm thấy lòng mình lâng lâng một cảm giác êm đềm thân ái, xao xuyến bâng khuâng. Một phút bàng hoàng xúc động len lén đi vào tâm hồn Ông,  xoa nhẹ con tim đa cảm của người cao niên vốn từng làm nghề cầm phấn đứng bảng trong nhiều năm trước đây. Tự nhiên Ông cảm giác như mình trẻ lại, như  
           “ Tóc bạc tưởng chừng hóa xanh
              Bao nhiêu hoài niệm long lanh sáng ngời.”
  Những kỷ niệm xa xưa trong nghề dạy học từng chôn vùi trong vùng trời ký ức của kiếp nhân sinh, bỗng nhiên hiện về trong tâm thức của Ông, càng lúc càng rõ nét.
                                     ooo
        Ông Minh có duyên với nghề cầm phấn đứng bảng hồi mới cán mức hăm mốt xuân xanh. Ông tốt nghiệp sư phạm Nha Trang. Có thể nói Thị trấn Long Hương, thuộc Quận Lỵ Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, là nhiệm sở đầu tiên của cậu giáo trẻ vốn” yêu nghề yêu học sinh” tử hồi còn dạy kèm trong khi theo học sư phạm, vì gia đình vốn nghèo và đông con. Ông phải nhận dạy kèm thêm cho em Trương Hà, ba buổi chiều mỗi tuần, để có tiền chi tiêu lặt vặt và mua sách học thêm Ban Tú Tài vào lúc bấy giờ. Em này là con trai lớn của Dược Sĩ Trương Rật,. Ông bà dược sĩ gốc Bắc Di Cư 54, có tiệm Thuốc Tây lớn trên đường Độc Lập Nha Trang. Lúc đó em Hà là  học sinh lớp Nhất Trường Nam Tiểu Học Nha Trang. Em chuẩn bị thi vào lớp Đệ Thất Trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang. Hôm đầu tiên Ông dạy Hà, Bà Dược Sĩ xinh đẹp, trẻ trung, duyên dáng, nhìn Ông giáo mỉm cười nói:
     - Con giai của tôi tuy đẹp giai giống Bố. Nhưng nó học dốt lắm! Chúng tôi nhờ Thầy dạy kèm cháu giỏi môn toán và môn luận văn, để cháu chuẩn bị thi vào lớp Đệ Thất nhé!
    Lúc ấy có bà Bác Sĩ Quân. thường hay lại nhà bà Dược Sĩ này chơi, trong lúc Ông Minh dạy Hà. Hai Bà người Bắc đều kiều diễm, nói giọng Hà Nội ngọt ngào như đường phèn  Đúng là
      “ Mỗi người, mỗi vẻ mười phân vẹn mười.”
        “ Giai nhân gồc Bắc Hà Thành
          Nha Trang người đẹp nổi danh một thời.”
    Xin trở lại nhiệm sở đầu tiên trong đời làm nghề gõ đầu trẻ của Thầy giáo Minh tại Thị Trấn Long Hương nói trên. Tại quận lỵ nằm cách xa thành phố Phan Thiết, thủ phủ của tỉnh Bình Thuận hơn 90 km lúc bấy giờ, Long Hương có khí hậu mát mẻ ôn hòa. Nơi đây có con sông nhỏ nước xanh biêng biếc lừng lờ trôi giữa Long Hương và Tuy Phước.   Phong cảnh thật hữu tình. Người dân hiền hòa dễ mến. Đồ ăn như cá, tôm, cua biển khá nhiều và giá không cao lắm, vừa túi tiền của dân chúng ở địa phương. Đa số là nông dân nghèo khổ, chân lắm tay bùn. “ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” như ông bà ta thường nói. Đặc biệt lúc bấy giờ, có ông giáo ngụ tại Long Hương. Ông dạy học tại một trường nhỏ ở miệt Sông Lòng Sông, gần Ga xe lửa cùng tên. Hằng ngày ông ta cởi ngựa đi dạy thật vui. Quả là một trường hợp cá biệt.
        “ Thầy ta cởi ngựa đền trường
           Tha hồ ngắm cảnh bên đường chim ca.”

Lúc ấy giá tiền cơm tháng cho mỗi người tại Long Hương là sáu trăm đồng, gồm hai bữa cơm một ngày. Nếu ai muốn ăn sáng thì phải trả cho người nấu cơm tháng thêm tiền. Dùng bữa điểm tâm bao gồm một ổ bánh mì nướng và một ly sữa hột gà thì trả thêm một trăm năm chục đồng. Vị chi giá tiến cơm tháng ba bữa mỗi ngày là bảy trăm rưỡi đồng. Lương chánh ngạch giáo viên là bốn ngàn hai mỗi tháng lúc ấy. Còn thư ký hành chánh công nhật chỉ lãnh lương một ngàn bảy trăm đồng . Thầy, cô giáo tốt nghiệp sư phạm, lương phạn thời Đệ Nhất Cộng Hòa như thế cũng ngon lành lắm đó so với những công chức khác vào thời điểm này..
 Sau đó, Ông Minh chuyển về dạy tại Thị Xã Phan Thiềt. Lúc bấy giờ ông chỉ là giáo viên dự khuyết tại Ty Tiểu Học Bình Thuận. Ty này nằm trên đường Trần Hưng Đao thuộc Phường Đức Thắng, Khu Hàm Hộ. của thành phố. Có thể nói thành phố Phan Thiết nói rịêng và tỉnh Bình Thuận nói chung lúc ấy là địa phương giàu nhất Miền Trung nhờ có nghề chài lưới, đánh cá và sản xuất nước mắm ngon nhất nước VN thân yêu của chúng ta. Tại đây khí hậu mát mẻ vì là tỉnh lỵ thuộc miền duyên hải. Biển Thương Chánh nằm sát Phường Bình Hưng của thành phố. Các món ăn thụôc về hài sản như cá tôm cua ghẹ, mực đủ loại. Lúc bầy giờ Ông Minh cứ dạy thế cho các giáo viên nghỉ bịnh hay nghỉ bảo sản dài dài. Chàng đã có dịp dạy hầu hết các trường tiểu học trong thị xã. Dạy thế các giáo chức không thể đến trường, đến lớp được vì các lý do đã kể trên. Nào trường Nữ Tiểu học Phan Thiết, tọa lạc trên nền đất cao, nằm cạnh bờ Sông Cà Ty. Con sông hiền hòa, nổi danh cả tỉnh, phát xuất từ Mường Mán. Sông đổ về thành phố trù phú dân cư đông đúc. Sông chảy qua khu vực Lò Heo, Phường Phú Trinh, rồi ngang qua Trường Nữ PT, chui qua hai cây cầu của thành phố, trước khi sông đổ vào biển cả bao la, bát ngát nằm phía xa xa. Tại ngôi Trường Nữ nổi tiếng nói trên , lúc ấy có rất nhiều giai nhân làm nghề cầm phấn đứng bảng. Các người đẹp này nổi danh một thời làm cho nam nhân nhất là các giáo chức đồng nghiệp mê mệt thằm yêu trộm nhớ các nàng không ít.  
       Ngoài ra, Ông Minh cũng từng dạy các trường tiểu học trong thành phố lúc bấy giờ như Trường Đức Thắng, Trường Đức Nghĩa, Trướng Phú Trinh, Trường Bình Hưng, Trường Đức Long, Trường Nam Phan Thiết. Thành phố biển trù phú với các món ăn hải sản tuyệt vời và khí hậu ôn hòa mát mẻ dễ hấp dẫn, lôi cuốn các công chức và giáo chức, có cơ hội làm việc và dạy học tại đây. Lúc chàng đang dạy tại trường Đức Nghĩa thì có lịnh của Cấp Trên đổi đến Trường Tiểu Học Ma Lâm. Ma Lâm là một thị trấn miền núi đèo heo hút gió. Chàng thuyên chuyển đến đây để thay thế Ông Hiệu Trưởng kiêm gíao viên dạy lớp Nhất. Ông này bị chánh quyền bắt giam vì tội dám úp hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm vào vách tường, trong ngày Đại Tá Nguyễn Chánh Thi và Trung Tá Vương Quang Đông đảo chánh chế độ độc tài gia đinh trị của nhà Ngô vào năm 1960. Ông H đã nghe máy radio biết tin Tổng Thống Diệm hứa với Ủy Ban Cách Mạng là trao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho họ. Vì vậy Ông H đã hồ đồ làm thế. Không ngờ ván cờ lật ngược, Đại Tá Thi và Trung Tá Vương Quang Đông bay ra nước ngoài lánh nạn. Sau đó vỉ có kẻ báo cáo lên công an mật vụ địa phương về việc này  nên Ông bị chính quyền Quận bắt giam để điều tra.  Ông Minh được lịnh của Ty Tiểu Học Bình Thuận, lên Ma Lâm dạy thế Ông H. Sau này chính quyền điều tra xét thấy Ông H không có hành vi cụ thể nghiêm trọng để tòa án kết tội đương sự chống TT Diệm. Do đó cuối cùng Ông được Quận Hàm Thuận tha về. Nhưng Ông ta bị chuyển đi dạy học tại một trường khác trong tỉnh Bình Thuận. Ma Lâm nằm về phía Bắc của tỉnh này. Thị trấn khô cẳn sỏi đá nắm cách Phan Thiết 17 cây số, theo đường quan tỉnh lộ. Lúc ấy thị trẩn chỉ là một xóm nhỏ. Sau lưng là núi rừng bao la bát ngát.
   Khí hậu tại đây thật là khắc nghiệt. Cứ xế chiều là bầu không khí như đặc lại, gió chướng bắt đầu nổi lên. Người dân cảm thấy trong mình ngai ngái, bức rức, khó chịu vô cùng. Khách vãng lai hay những ai mới đến cư ngụ không quen với khí hậu này dễ bị bịnh sốt rét ngã nước hay sốt rét rừng. Như đã nói trên, Ông Minh dạy lớp Nhất thay thế Ông H, Hiệu Trưởng kiêm GV lớp này, tức lớp cao nhất của bậc tiểu học lúc bấy giờ
( Sau này là lớp Năm) . Ma Lâm chỉ là thị trấn miền núi bé nhỏ, dân cư thưa thớt. Chỉ có một dãy phố. Nhà dân hay tiệm buôn, hoặc tiệm sửa xe nằm hai bên tỉnh lộ. Con đường quan tráng nhựa này chạy lên tận cây số 21, nằm về phía Bắc, xa tít trên kia. Ngang qua thị trấn có con đường thiết lộ nối dài từ Miền Trung vào Sài Gòn. Phía cuối thị trấn khô có nhà ga xe lửa bé nhỏ năm khiêm nhường dưới chồm cây cổ thụ xanh bíếc. Đây là loại ga xép. Kiểu “ Buồn Ga Nhỏ” của nhà văn kiêm thi sĩ Thanh Nam vậy mà. Lúc bấy giờ Ông Minh thường nhìn về phía ga xép này, ngâm khẻ vái câu thơ để giải sầu trong những lúc nhớ em và nhớ nhà chi lạ.
            “ Thị trấn đìu hiu, thị trấn buồn
               Nhà Ga Xe Lửa lịệm sương buông.
               Khiến người lữ khách lòng nhung nhớ
               Nhớ bạn Tri Âm, nhớ cố hương.”

         Ngay giữa xóm là ngôi chùa nhỏ. Ông Sa, giáo viên dạy lớp Nhì, quê Phan Thiết, có vợ là Bà Loan, giáo viên dạy lớp Năm. Ông Sa chửng hơn ba mươi tuổi lúc bấy giờ Ông này có tướng.đô con, trắng trẻo, đẹp trai vô cùng. Ông cởi xe gắn máy đi dạy. Bà xã người hùng, cũng quê Phan Thiết. Bà Loan cũng là một phụ nữ duyên dáng. Họ có hai con với nhau. Con trai giống Bố như đúc. Con gái giống Mẹ hết ý. Gia đình cặp giáo viên tải tử - giai nhân  này, thật xứng đôi vừa lứa. Ông Sa vốn thông minh lanh lợi. Ông cũng có tài ca múa, diễn xuất văn nghệ. Ông là Gia Trưởng Gia Đình Phật Tử của chùa địa phương. Vào ngày chủ nhật Ông thường đến chùa tập các em Phật Tử ca múa các bài đạo ca, các bài hát, đóng kịch, đồng ca, đơn ca rất vui .
       Bỗng nhiên, có lịnh của chính phủ gọi nhập ngũ các giáo chức gốc là hạ sĩ quan trước kia. Trong đó có cả Ông Sa nữa. Thế là Ty Tiểu Học có Sụ Vụ Lịnh cử Ông Minh làm Xử Lý Thường Vụ Hiệu Trưởng Trưởng Tiểu Học Ma Lâm nói trên.
 Ông Minh vừa làm Hiệu Trưởng, vừa dạy lớp Nhất. Kỷ niệm vui buồn trong thời gian Ông dạy tai đây khá sâu đậm trong vùng trời ký ức mù sương của ông giáo vốn dồi dào tình cảm. hay thương mây khóc gió.
Thứ nhất là vào thời kỳ ấy, học sinh lớp nhất chỉ có 2/3 sĩ số lớp học là được miễn thi văn bằng tiểu học. Còn 1/3 số học sinh còn lại ( Xếp thứ tự từ điểm cao nhất xuống điểm thấp nhât) phải dự kỳ thi bằng này, được tổ chức tại tỉnh lỵ của thành phố trong dịp hè của năm học đó. Tại thị trấn Ma Lâm có xóm Đạo của dân Bắc di cư năm 1954. Cha Học là Linh Mục quản nhiệm nhà thờ, tức Cha Xứ của Xóm Đạo Ma Lâm. Vào thời kỳ Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng Thống Diệm, Công Giáo, cho nên các Cha có uy lắm đó. Cha Học nghe nói cũng có thớ, giống như Cha Nguyễn Viết Khai ở Phan Thiết, hiệu trường Trường Trung Học Tư Thục Công Giáo Ngô Đình Khôi tại thành phố biển. Ông này hằng tuần vào dinh Độc Lập làm lễ cầu nguyện cho Tổng Thống. Ông Phúc. ở Xóm Đạo Ma Lâm, có đứa con gái tên Vang học sinh lớp Nhất do Ông Minh giảng dạy. Ông Phúc yêu cầu Ông Hiệu Trường kiêm chủ nhiêm lớp con mình :
 - Gia đình chúng tôi nhờ Thầy giùp đỡ cho cháu Vang được miễn thi lấy bằng Tiểu Học nghe Thầy.
Dĩ nhiên Ông này là chức sắc trong nhà thờ lúc bấy giờ. Ông ta lại thân với Cha Học nên Ông Minh nễ tình giúp đỡ con gái Ông được miễn thi bằng nói trên vào cuối năm đó. Ông Phúc làm nghề dạy học. Ông mở lớp dạy tư tại Xóm Đạo. Hôm ấy nhằm ngày cận Tết Nguyên Đán, Ông tự tay làm bánh pháo lớn bẳng bắp tay để đón Xuân. Bất ngờ rủi ro, cây pháo đại nổ nhanh quá và lớn quá như lựu đạn, khiến bàn tay trái của Ông bị đứt lìa bay theo xác pháo tan tành hoa lá. Ông trờ thành “Độc Thủ Đại Hiệp” từ đó. Ông này cũng biết lợi dụng thời cơ quen thân với Cha Học đấy chứ! Ông yêu cầu Ông giáo giùp con gái Ông. Ông đã toại nguyên. Ngoài ra, còn một bạn thân với con gái cưng của Ông Phúc, con Lan học cùng lớp với Vang, cũng khôn lanh đáo để. Hôm đó tan học, Lan cùng Vang lưu lại lớp học. Nơi đây cũng là chỗ nghỉ ngơi của Ông Minh sau giờ dạy học. Ông sống cu ki trong lớp học cùng là phỏng ngủ của ông giáo với một ghế bố nhỏ, nhà binh. Chiếc ghế được xếp gọn gàng và cất vào một góc với một túi sách cầm tay. Ông ăn cơm tháng tại một nhà phụ huynh học sinh toa lạc phía tay trái trước trướng. Gia tài của ông giáo dạy học xa nhà chỉ có thế. Lúc bấy giờ, Lan chờ cho các bạn học ra về hết. Cô ta  thỏ thẻ giọng Bắc nhẹ nhàng, êm ả, ngọt ngào như mía lùi. Cô này chừng 14, 15 tuổi giống như cô bạn mình. ( Lúc ấy học sinh ở thôn quê thường đi học trể. Các cô, cậu có người 14, 15 hay16 tuổi, theo học Lớp Nhất là thường. Chúng khai sanh tuổi nhỏ lại để được nhà trường nhận vào học ). Lúc này Lan  tiến vào gặp Thầy Minh. Nó nhìn Thầy e lệ cúi đâu:
 - Thưa Thầy! Em có việc nhờ Thầy giúp đỡ.
Ngạc nhiên, Ông Minh nhìn Lan ôm sách vở trên tay, mặc chiếc áo bà ba trắng và quần dài đen sạch sẽ tươm tất. Mặc dù cô gái vùng quê miền núi, nhưng trông cô bé cũng  trổ mã dễ thương đó chứ.
- Em cần gì vậy ? Cứ nói thắng không sao. Giúp được là Thầy sẽ giúp em.
- Thưa Thầy . Em là bạn thân của Vang. Xin Thầy giúp em miễn thi bằng Tiểu Học nghe Thầy!
- À... à cái đó... để Thầy xem em có cố gắng học không, có làm bài thi hai kỳ lục cá nguyệt tốt không?
- Dạ thưa Thầy em mong Thầy thương em mà giúp đỡ như Thầy giúp Vang vậy. Xin cám ơn Thầy.
 Tuy nói thế, nhưng Ông Minh cũng giúp cả hai cô miễn thi bằng Tiểu Học năm đó. Vì chàng ngại nếu Vang được miễn thi mà bạn nó, Lan không được miễn, trong khi Lan học khá hơn Vang. Như thế nhỡ Lan bất bình khiếu nại hay thưa kiện này nọ thì rắc rối lắm. Tuy nhiên chàng đã cho hai cô điểm cao và miễn thi dễ dàng. Vì vậy, Bố của Vang hôm ấy gặp Chàng hớn hở cảm ơn Ông giáo rối rít:
-Con gái chúng tôi, con Vang và bạn nó, con Lan, được Thầy cho điểm tốt nên chúng vui lắm. Xin cảm ơn Thầy nhiều.
Trong lớp Nhất còn có Hà. Lúc ấy Hà chừng 14, 15 tuổi, như hai cô gái trên. Hà cũng ở Xóm Đạo, nhưng Xóm Công giáo này của dân Bình Thuận. Xòm Đạo nằm cách Thị Trấn Ma Lâm chừng vài cây số,  tọa lạc khoảng từ cây số 15, tính từ Phan Thiết theo tỉnh lộ chạy về phía Bắc của tỉnh. Nghe thiên hạ đồn đại là Hà có hai bà chị đều xinh đẹp, làm nghề thợ may. Họ chưa chồng. Ba của Hà là công chức Ty Điền Địa Phan Thiết. Anh của Hà đang học Trung Học Phan Bội Châu, chuẩn bị thi Tú Tài. Cô Chị Cả rất là duyên dáng nhưng bị tật ở chân. Nàng đi cà thọt, nghe bà con gần trường nói thế. Một hôm cô Lam, chị của Linh. (Linh cũng là học sinh lớp Nhất) cười nói với chàng khi thấy Hà đang nói chuyện với chàng. Lúc ấy, theo nhãn quan của ông giáo trẻ vốn đa tình và lãng mạn này thì Hà là cô gái đẹp nhất lớp cũng là xinh nhất trường nữa. Thật vậy Hà có nước da trắng mịn, dáng người thon thả, dong dỏng cao. Bộ nhũ hoa hơi nhô lên của tuổi tròn trăng. Gương mặt giống Đức Mẹ Maria như đúc. Có thể lúc mang thai nàng, mẹ cô ta cứ cầu nguyện, cứ tưởng nhờ hình ảnh xinh đẹp, phúc hậu, từ bi của Đức Mẹ Đồng Trinh chăng? Thật vậy Hà có ngọc diện nõn nà, diễm lệ như hình ảnh khuôn mặt của Đức Mẹ vậy. Hôm đó sau khi tan học, vào buổi sáng ngày thừ Bảy, Hà ở lại lớp. Cô ta đợi cho học sinh ra về hết mới tiến lại gặp Thầy. Nó nhìn Ông giáo trẻ tươi cuời nói thỏ thẻ, giọng ngọt ngào trong trẻo như tiềng Sơn Ca:
- Thưa Thầy, Ba Má em mời Thầy xuống nhà em chơi vào ngày chúa nhật. Ngày mai vào buổi sáng, Thầy nhé!
Dĩ nhiên, Ông Minh không thể từ chối, vì nễ tình lời mời của phụ huynh học sinh cũng có, vì hiếu kỳ muốn xem mặt nhị kiều, sư tỷ của cộ học sinh xinh đẹp nhất lớp mình dạy lúc bấy giờ cũng có. Cũng có thể chàng thích du lam, ngắm cành vùng quê trù phú vào ngày nghỉ .
   Thế là sáng hôm sau, chàng cởi con ngựa sắt lên đường, nhắm Xóm Đạo nói trên . Xe thong dong bon bon trên đường nhựa. Buổi sáng Mùa Xuân nắng ấm, đẹp trời. Chim hót líu lo, tưng bừng, rộn rã trên các hàng cây  cao chót vót nằm hai bên lộ. Thỉnh thoàng mới có xe gắn máy hay xe hơi chạy xuôi về hướng thành phố Phan Thiết hay chạy ngược chiều lên phía Thị Trấn Ma Lâm. Cuối cùng, ngôi nhà thờ cao chất ngất của Xóm Đạo hiện ra trước mặt Ông Minh. Khi vào tơi đầu làng chảng đã thấy Hà đứng đợi sẵn để đón chàng. Cố gái ăn mặc giản dị nhưng trông xinh xắn, dễ thương, nhờ dáng người cao ráo, mặt mày diễm lệ, làn da nõn nà dù là cô ta sinh trưởng ở một vùng quê hẻo lánh. Hai bà chị đều xinh xắn như lời thiên hạ đồn. Cô chị cả chừng 20, 21 xuân xanh, có tật ở chân, đi lại khó khăn. Cẳng thấp cẳng cao. Quả là “ Má hồng phận bạc” Trời xanh nở đọa đầy giai nhân chân đi cà thọt thật tội nghiệp. Cô em kề kém hơn chị một vài tuổi, cũng là thợ may, như chị Hai mình. Nàng này hầu như tỏ ra không vồn vã săn đón Ông giáo của em mình đến quang lâm tệ xá sáng hôm ấy. Hình như cô ta nhường cho Đại Tỷ tiếp khách hết trơn. Chị Hai tỏ ra nồng nhiệt hớn hở tiếp đón khách ra mặt, khi Ông Minh bước vào nhà. Ba Má nàng không hiện diện  vào sáng hôm ấy. Hịnh như họ lánh mặt hay đi vắng. Xem chừng cô gái, trưởng nữ khuyết tật này, đã bày tỏ tình cảm một cách lộ liễu với Ông giáo của em mình. Tuy nhiên, chàng chỉ đến thăm nhà họ thể theo lởi mời của gia đình có tính cách lịch sự xã giao. Biểu lộ sự quan tâm giao tế giữa phụ huynh học sinh và thầy cô giáo nhà trường thôi.
      Ngoài ra trong lớp Nhất lúc ấy cũng có nhiều học sinh Xóm Đạo Bắc Di Cư 54 do Linh Mục Học làm Cha Xứ. Một số học sinh nam chửng, 13, 14, 15 tuổi. Đa phần thông minh lanh lợi, khôn khéo vô cùng. Sau này có một số em thành công tại Xứ Cờ Hoa. Như em Hành, đang ở Baton Rouge, thủ phủ của tiểu bang LA, làm nghề xây dựng nhà cửa, có tiệm Grocery. Gia đình em này rất giàu có. Con cái cũng nối nghiệp Cha, làm ăn hành nghề rất phát triển và thành đạt nơi đất khách quê người. Đa phần các em học sinh cũ của mình, Ông có dịp gặp lại họ ở Mỹ, cũng thành đạt. Bản thân gia đình và con cái họ đều học hành thành công tốt đẹp. Họ ăn nên làm ra, phát triền khả quan như nhiều người VN khác. . Họ vốn thông minh, lanh lợi, cần cù, chịu thương, chịu khó, siêng năng, bao dung, nhẫn nại, cởi mở dễ hòa đồng, dễ thích ứng với hoàn cảnh mới. môi trường mới, xã hội mới. Họ hội nhập vào cộng đồng xã hội Tây Phương một cách nhanh chóng, thành công.  
     Một kỷ niệm vui nữa trong thời gian Ông Minh dạy học tại Ma Lâm là chàng kỳ ngộ người đẹp Phan Thiết. Cô Thi làm nghề y tá cô đỡ tại bịnh xá Ma Lâm. Hôm đó anh Dũng, Trưởng Đoàn Diệt Trừ Sốt Rét, người Nam, bạn quen với Ông Minh trước kia. Hai người có thời gian ăn cơm tháng tại nhà anh chị Danh. Anh Danh cũng đồng nghiệp với chàng. Anh dạy tại Trường Tiểu Học Phú Hài. Ngôi trường này tọa lạc bên lề đường nối liền Phan Thiết với Mũi Né. Bà xã anh Danh nấu cơm tháng cho các giáo chức, công chức có nhu cầu. Nhà anh là ngôi nhà khang trang có lầu nằm trên đường Hải Thuợng Lãn Ông Phan Thiết. Nhà này tọa lạc gần Bịnh Viện Tình của thảnh phố nói trên. Thi nhà ờ Phường Đức Thắng làm nghề cô đỡ hương thôn. Nàng từng làm việc tại bịnh xá Mũi Né cách Phan Thiết chừng 22 km. Bỉnh xá này thuộc Quận Hải Long, tỉnh Bình Thuận. Cô ta nổi tiếng xinh đẹp. Dáng người dong dỏng cao. Mình dây. Cô  từng khoe với bạn bè là mình có eo thon nhỏ nhất. Cô vốn tính đa tình, đa cảm và lãng man chút chút. Cô thích tình nhân khôi ngô tuấn tú. Cô ta thường tâm sự với bạn mình:
 - Tao thích chồng tao sau này phải khôi ngô tuấn tú. Phải có ngoại hình sáng sủa. Anh ta it học cũng được. Miễn bảnh trai là tao khoái rồi. Hoặc ông già lớn tuổi hơn tao cũng được miễn là ông ta giàu có, nhiều tiền bạc có thể bảo đảm đời sống vật chất cho tao.  

 Sau đó Thi kỳ ngộ với Bình, một thanh niên khá điển trai, người Miền Nam. Bình làm Trưởng Đoàn Diệt Trừ Sốt Rét. Bình là bạn của Dũng.Lúc ấy Bình đang công tác tại Mũi Né. Luc bấy giờ lương phạn của nhân viên Diệt Trừ Sốt Rét do Mỹ đài thọ. Luơng Trưởng Đoàn bảy ngàn đồng một thàng. Trưởng Ban dưới quyền Trưởng Đoàn lãnh năm ngàn. Con nhân viên ôm bình xịt lãnh ba ngàn đồng. Dĩ nhiên, họ lãnh lương khoáng, không có phụ cấp đắc đỏ và gia đình vợ con như lương công chức chánh ngạch hay công nhật lúc bấy giờ trong thời Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa. Bình gặp gỡ Thi vì ngành y tế và diệt trừ sốt rét thường quan hệ nhau trong công tác bảo vệ sức khỏe của người dân, nhất là dân ở thôn quê, dân vùng cao và vùng sâu. Hai người yêu nhau tha thiết. Mộng ước của giai nhân Phan Thành có tình nhân khôi ngô, tuấn tú, giờ nảng đã đạt được. Nàng vui sướng vô cùng. Thi hãnh diện với bạn bè là mình có tình nhân quá bảnh trai như tài tử xi nê vậy.  Tuy nhiên, sau đó, nghe nói người đẹp đau khổ vô cùng vì trót mê hiệp sĩ lãng tử Sài Gòn hào hoa phong nhã bảnh trai này. Thật vậy, bà xã của Bình từ Sài Gòn bay ra Phan Thiết. Bà tìm đến tổ ấm của hai người. Bà ta đành ghen dữ dội. Còn Binh dọt lẹ vì vốn sợ vợ bà Chằn Lửa, Sư Tử Hà Đông, Cọp Cái Biên Hòa ( vì cô này quê quán tại đây). Anh ta vốn thờ bà mà ưa ăn vụng. Bình đã giấu Thi về việc mình có vợ con ở Sài Gòn. Nàng lúc này như con chim bị tên bắn trùng gẫy hết một cánh. Hễ thấy hình cây cong là sợ hãi vô cùng.
  Sau khi Bình lánh mặt, trốn nàng luôn và y xin đổi về Biên Hòa, Nàng cũng thuyên chuyển về làm việc tại Bịnh Xá Thị Trấn Ma Lâm. Kể từ hôm Dũng có dịp giới thiệu Thi với Minh, Ông giáo thị trấn và Thi trở thành đôi bạn tâm giao. Tại đây, một vùng xa xôi hẻo lánh, cô gái xinh đẹp như Thi, dù nàng đã trài qua khổ đau về tình yêu và hôn nhân quả hiềm hoi. Ngoài ra còn có cô Long, từ Sài Gòn ra thăm bà con ở Ma Lâm. Người đẹp này chừng 20 xuân xanh. Nàng thật duyên dáng, nói giọng Miền Nam nhẹ nhàng, ngọt ngào dễ nghe chi lạ. Cô này cũng làm cho bao nhiêu nam nhân tại địa phương chết mê, chết mệt. Lúc ấy tại thị trấn khô khan này, còn có  cô Sanh, nhà ở trước trường, bên kia lề tỉnh lộ. Cô này làm công chức thư ký quận Hàm Thuận. Cô ta cũng khá xinh đẹp, dễ thương. Tuy nhiên, lúc ấy,  theo Ông Minh, chỉ có cô Thi là nổi bật nhất tại vùng khì ho cò gáy, thị trấn miền núi đèo hao hút gió này.
     Sau thời gian giao tiếp, tâm tình cởi mở, Mình và Thi đã trở thành bạn tri âm. Nàng thường thỏ thẻ với chàng tại hậu cung bịnh xá ( Bỉnh Xá có một phòng nhỏ phía sau cho cô đỡ hộ sinh cư ngụ) khi hai người đã thân thiết nhau.
   - Anh Minh ơi! Mong anh thương em thật lòng, anh nhé! Em như con chim bị trúng đạn vậy. Em sợ đau khổ vì bị người yêu lạnh nhạt phụ rẩy mình.
Dĩ nhiên hai người lúc ấy chỉ là đôi bạn tâm giao. Họ chỉ âu yếm bên ngoài thôi. Chàng không dám tiến xa hơn. Chảng vốn nhút nhát, rụt rè vì sợ lỡ có gì thì đổ nợ. Chàng là thanh niên trong thời loạn. Đang trong tuổi chờ đợi thi hành nghĩa vụ quân sự của người trai trong thời chiến tranh tương tàn ý thức hệ. Tương lai phía trước mặt còn mịt mờ. Chảng chưa dám nghĩ đền chuyện lập gia đình. Cuộc nội chiến do ngoại ban hai bên sắp xếp, càng ngày, càng lan tràn khốc liệt khắp cả Miền Nam Việt Nam lúc bấy giớ. Chàng coi nàng như cô bạn gái xinh đẹp, cô tình nhân trẻ trung  tri kỷ, để cùng chia sẻ vui buồn tại thị trấn khô khan hẻo lánh này.
     “ Chỉ là âu yếm vành ngoài
        Vành trong chưa động đến người ta thương.”
 Minh có dịp cùng người đẹp đi du ngoạn tham quan thắng cảnh Gành Son Mũi Né, thuộc Quân Hải Long, Gành Son Duồng ở một làng duyên hải gần Phan Rí Cửa. Phong cảnh tại các vùng nói trên thật tuyệt vời. Tha hố thưởng thức, ngắm cảnh dừa xanh, hang động, bãi cát trắng phau trải dài mênh mông bất tận, dọc theo bờ biển của quê hương nắng gió Miền Trung,
Sau đó chàng thuyên chuyển về dạy chánh thức tại Trướng Nam Phan Thiết. Những kỷ niệm vui buồn trong bốn năm dạy học tại tỉnh Bình Thuận khá nhiều. Không làm sao kể hết được trong bài hồi ký này.
        Rổi Minh xin về dạy tại quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của chàng. Phan Rang Ninh Thuận thân yêu. Dòng Sông Dinh êm đềm thơ mộng của thởi hoa niên vời ngôi nhà bên cạnh bờ đê thân ái đầy ấp tình thương yêu của Cha Mẹ và các em trong gia đình
    Những ngày dạy tại tỉnh nhà thật là vui thích vì sống chung với song thân và các em.
. Chàng làm Hiệu Trưởng trường Tiểu Học Tân Thành. Năm Thìn, 1964, trận lụt lớn nhất tình Ninh Thuân đã vỡ đê làm ngập nước thành phố quê hương. Một số người bị thiệt mạng vì nước lũ cuốn đi mất tiêu. Nhiều nhà cửa bị hư hại nặng nề. Ngôi trưởng Tân Thành tọa lạc bên chiếc cầu gỗ nối liền thôn Tân Xuân và Thôn Tân Thảnh bị lũ lụt làm sập đổ và dòng nước chảy xiết dữ dội, cuốn trôi ra biển cả mênh mông ở phía xa. Sau đó học sinh Tân Thành phải học tạm trường Tiểu Học Đông Giang. Sau này trường Tân Thành được xây cất lại tại đầu làng Tân Xuân, gần đướng quan nối liền thị xã Phan Rang xuống tận Đông Tây Giang. Lúc này, sau khi trường khánh thảnh có tên mới do phụ huynh học sinh biểu quyết. Họ đặt tên Trưởng Tiểu Học Xuân Thành ( tên hai thôn Tân Thảnh- Tân Xuân ghép hai chữ  cuối với nhau). Chàng và các đồng nghiệp về dạy tại trường mới. Trong lúc dạy học tại đây chàng ăn cơm tháng và trọ tại nhà bà chị họ xa bên Nội. Chi Trà, giáo viên Trường Đông Giang. Trong thời gian cư ngụ tại nhà chị họ, Minh thật là thoải mái thích thú vô cùng. Khì hậu mát mẻ, thức ăn hải sản như cá tôm, cua, mực rất ngon miệng và bổ dưỡng vô cùng. Buổi sáng hai chị em thường ăn bánh căn đổ thịt heo chắm mắm thắm, ngon tuyệt cú mèo. Sau đó, chàng động viên đi Sĩ Quan Võ Bị Thủ Đức.
     Người lình chiền trong thời loạn cũng gian lao vất vả vô cùng. Qua nhiểu năm trong quân ngũ Minh nhận lịnh của Bộ Quốc Phòng biệt phái về Bộ Giao Dục. Chàng trở lại nghề cũ trước khi chàng bị động viên vào quân đội để cầm súng bảo vệ tổ quốc, chống lại kẻ thù xăm lăng đất nước Miền Nam thân yêu của chúng ta. Chàng đã mang quân phục gẩn bốn năm với cấp bậc Trung Úy rồi biệt phái.
  Chảng làm tại Nha Du Học Bộ Giáo Dục. Buổi tối chàng nhận dạy thêm tại Trung Tâm Đêm Trường Trung Học Võ Trường Toàn. Sau thời gian theo học Đại Học Văn Khoa trong lúc làm việc tại Sài Gòn, chàng đã tốt nghiệp hai văn bằng Cử Nhân. Chảng dạy hai môn Việt văn và Anh Văn. Chàng đã chuyển sang ngạch Giáo Sư Trung Học Đệ Nhị Cấp hạng II ( Chỉ số lương 550. Cũng ngon lành lắm đó vào thời điểm bây giờ. Luơng cao hơn Thiếu Tá trong quân đội lúc ấy. Đai Úy chỉ có chỉ số lương 470. Trung Úy 400...  )
Kỷ niệm đáng nhớ đới trong thời gian chàng dạy trung học tại đây là một số học sinh trong lớp Ngũ II, đã quấy nhiểu Ông giáo hiền khô như Bụt. Số là hai em Hòa và Hùng vốn học kém, lại thường hay bỏ học đi chơi. Thầy cho điểm thấp vì chúng không thuộc bài Anh Văn trong lớp. Chúng trở nên oán hận Ông Thầy. Một hôm, chúng lén đánh cằp chiếc bu gi của xe Bridgestone chàng để tại phòng Giáo Sư. Lúc đó đã khuya rồi. Cũng gần 11 giờ đêm. Đâu còn thợ sửa xe ngoài đường phồ. Chàng trở nên bối rối, mệt mỏi, lo lắng, chán nản vô cùng. Chàng đành dẫn xe, đi bộ ra cỗng trường. Bất ngờ một đám du đãng Sài Gòn chận Ông ngay trước cửa. Thời bấy giờ phong trào du đãng lộng hành lan rộng khắp nơi, nhất là tại Thủ đô Sài Gón. Lúc ấy con ông cháu cha, nhửng cô cậu choi choi của các quan chức tai to mặt lớn, thìch sống đua đói làm du đãng, xếp sòng, đại bàng, đảng trưởng. Các băng nhóm xã hội đen thanh toán, giành địa bàn, đất sống nên hay đánh đấm nhau trên các đường phố là việc thừong hay xảy ra. Nhân viên cảnh sát và an ninh đôi khi cũng né tránh giải quyết các vụ này. Cụ thề như  Người hùng Ngô Châu Nhị ( Trung Sĩ Không Quân), Võ Sư, Đệ Tam Đẳng Thái Cực Đạo,  bạn học cùng lớp với Ông Minh trước kia. Anh ta từng làm bảo vệ cho Tướng  Râu Kẽm Nguyễn Cao Kỳ cựu Tư Lệnh Không Quân QLVNCH, tứng làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương tức Thủ Tướng Chình Phủ một thời. Lúc anh nhận  làm bảo vệ cho các bar quán trên Đại Lộ Lê Lợi Sài Gòn, trong thời còn đồng minh Hoa Kỷ ở Viêt Nam. Vì tranh giành chức Đại Bàng lãnh đạo du đãng mà một thiếu úy dù bắn anh ta trọng thương. Lúc đó anh còn cố gắng tiến về phía kẻ thủ, vung tay đấm mạnh vào mặt y, làm y bị bể xương gò má. Sau đó cả hai người đều chết thảm vì tàn sát nhau. Du đãmg rất thịnh hành lúc bấy giờ.
  Nhà văn Duyên Anh có nhiều truyện sách in nói về du đãng rất nổi danh đương thời như “Dũng Đa Cao”. “ Loan Mắt Nhung”’ Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang.” Hoặc một số truyện  của các tác giả khác kể chuyện về du đãng Xóm Cầu Muối, Du Đãng Sài Gòn. Bầy Thú Trước Bảng Đen...
    Xin trở lại việc đêm hôm đó. Ông Minh bị bọn du đãng Sài Gòn, có sự tham gia của hai học trỏ trong lớp do Ông làm chủ nhiệm và dạy Anh Văn, chận Ông trước cỗng trường.  Chúng đã lấy giấu cái bu gi xe gắn máy của Ông. Tên đàng trường khá trẻ và đẹp trai. Y mặc chiếc áo sơ mi vải ka ki nhà binh, màu váng óng ả, bóng mượt. Y nhìn Ông ra dáng hách dịch dữ dằn, định làm hung Ông Giáo hiền lành như cục đất:
              “ Thân tôi như cục đất
                 Ai muốn hất, thì hất
                 Hất qua rồi hất lại
                 Mà tôi cừ cười ngất”
       Đó là hạnh tu của Đạo Sư Vô Cước.
 Ông Minh lúc ấy nhìn tên đảng trường với các đàng em đang đứng sau lưng y, tay cầm dao búa có vẻ dữ dằn. Họ sẵn sàng thanh toán Ông Giáo, theo lịnh Đại Bàng của chúng. Bấy giở, Ông Minh lấy lại bình tĩnh. Ông khiêm cung nhỏ nhẹ, nói năng từ tốn rằng Ông không làm gì sai trái mà sao các em chận tôi làm gì. Đã lấy bu gi, xe không nổ máy. Phải dắt bộ về nhà xa tít xa, bên kia Cầu Sắt gần Chợ Bà Chiểu Lăng Ông. Nhà Ông nằm trong hẻm Bùi Hữu Nghĩa Gia Định. Có lẽ tên Chỉ Huy, sau khi lắng nghe Ông trình bày chân thật sự việc. Nhìn mặt mày Ông Thầy hiền lành phúc hậu. Y tươi cười nói to:
-Em xin lỗi Thầy nhé! Đây chỉ là sự hiểu lầm thôi. Trông Thầy hiền khô, dạy học tận tâm và tốt bụng như thế. Bọn đàn em đã ngộ nhận. Xin Thầy bỏ qua  cho. Thầy hãy đi đi. Chúc Thầy ngủ ngon.
- Còn cái bu gi xe của tôi đâu? Xin cho lại. Không cò bu gi làm sao tôi cò thể đạp xe nổ máy để cởi về tới nhá quá xa vào giờ này đây?
Cậu ta tươi cười nhìn Ông Giáo. Y phàn một câu nghe chắc chắn như đinh đóng cột:
-Thưa Thầy. Một trăm cái bu gi cũng có. Huồng hồ một cái.
Nói xong, y quay đầu lại phía thắng Hùng và Hòa, hai tên học sinh lờp Ngũ II, ra lỉnh
- Tụi mày hãy về lấy bu gi trà cho Thầy ngay! Nhanh lên nào!
Chừng một chốc sau, thằng Hùng tử xa chạy đến cỗng trường.Nó trao chiếc bu gi cho chàng. Ông Minh nhìn Đàng Trường và các tay chân bộ hạ, cũng khoàn tám đứa kể cà hai tên học sinh do Ông dạy:
 - Xin cám ơn các em nhé! Thôi chào các em. Chúc tất cả ngủ ngon
    Hú hồn. Ông Minh đã bình ổn trở về nhà đêm hôm ấy. Kể ra thắng Đảng Trưởng quá trẻ trung, khôi ngô tuấn tù, cũng biết phân biệt phải trái. Biết điều đấy chứ! Vào thời điểm ấy, các nhóm du đãng học sinh thường hay gây rắc rối cho các thấy cô giáo không ít nhất là ở Sài Gòn hay tai các thành phồ lớn của Miền Nam Việt Nam, trong thời chiến. Chúng hay trả thù các thầy cô phạt chúng hoặc đuổi học chúng.
                                                     ooo
  Sau đó Ông Minh xin chuyển về đạy tại Trường Trung Học Duy Tân của tỉnh nhà, vì lý do Má Ông bị bịnh mổ mắt. Ba Ông đã quy Tiên lâu rồi. Các em của Ông còn nhỏ dại. Ông là con trai trưởng trong gia đình. Lúc ấy từ tình xa, công chức hay giáo chức xin đổi về làm viêc hay dạy học tại Sài Gòn, quả khó lắm. Không dễ gì đâu nhé ! Nhưng cán bộ công nhân viên nhà nước, từ Thù Đô Sài Gòn, xin đổi về làm việc tại các tỉnh lẻ không khó đâu.
     Chàng  thuyên chuyển về dạy tại Duy Tân, ngôi trường chàng từng theo học nhiều năm trước kia. Tỉnh lỵ quê hương yêu dấu của chảng “ Hầu như nóng bốn mùa.”. Thành phó nóng nhu ran” “ Nước mưa ít viếng nơi này”  Chàng dạy thêm các Trường Trung Học Nông Lâm Súc, Trường Bán Công Lý Thường Kiệt ở Tháp Chàm. Trướng này do Thầy Nghiêm làm Hiệu Trưởng. Trường Trung Học Pôklong do GS Người Chầm, GS Nguyễn Văn Tỷ, bào huynh của Anh Nguyễn Ngọc Đảo, làm Hiệu Trưởng. Anh Đảo học chung lớp với Ông Minh trước kia. Chàng dạy Anh văn các lớp 10, 11 tại đây. Chàng cũng dạy thêm Anh Văn lớp 10 cho Trường Phan Trung Nghĩa Thục. Lúc ấy GS Phạm Đăng Phụng, GS Việt Văn Duy Tân, kiêm chức Hiệu Trưởng Trướng này. Anh ta mời Ông Minh dạy giúp học sinh nghèo, con của các gia đình thương binh liệt sĩ. Không nhận thù lao. Trường này do Đại Tá Trần Văn Tự, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tiểu Khu Ninh Thuận, thành lập, với mục đích giùp đỡ các con em nhà nghèo của các gia đình thưong binh liệt sĩ tại tỉnh nhà, lúc bấy giờ.

   


Được sửa bởi Thanh Dao ngày Mon Aug 08, 2011 2:25 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Fri Aug 05, 2011 2:12 pm    Tiêu đề:

    Trong những năm dạy học tại đây Ông Minh được ban Giáo Sư nhà trường bầu làm Giáo Sư Trưởng Ban Học Tập của Trường Trung Học Duy Tân. Ông phụ trách thuyết trinh các tài liệu do chính phủ phổ biến xuống các cấp quân cán chính học tập chính sách, đường lối chủ trương của chính phủ VNCH. Ông có dịp thuyết trình trước toàn thể đại diện các ban ngành tại tòa hành chành tình Phan Rang Ninh Thuận về bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhận Quyền của Liên Hiệp Quốc. Hay chánh sách làm giàu nông thôn, phát triển nông thôn tại làng Mỹ An. Ông cũng có dịp thuyết trình trước các Giáo Sư và học sinh toàn trường nhân ngày Lễ Kỷ Niệm Đức Khổng Phu Tử. Ông nói về cuộc đởi cũng như sự nghiệp của vị Thầy nồi danh khắp thế giới. Bậc hiền triết lừng danh của Trung Hoa và khắp thiên hạ “ Vạn Thế Sư Biểu” Bậc Thầy muôn đời này.
           Đa phần học sinh Duy Tân cũng như học sinh các trường trong tỉnh cò dịp học Ông Minh, đều tỏ ra mến thương người Thầy dạy học nhiệt tình năng nổ này. Bài Ông dạy ngắn gọn dễ hiểu. Ông có giọng đọc Anh Văn khá rõ ràng đúng giọng, chuẩn xác. Học sinh rất mến chuộng. Bài ngữ pháp ông dạy dễ hiểu, dễ tiếp thu nhờ nhiều thí dụ cụ thể, thiết thực. Bài luận văn viết ngắn gọn, đúng văn phạm. Ông lại cò tài kể chuyện để học sinh thư giãn, giải trí sau khi Ông giảng bài học, hay làm bài tập xong xuôi. Những mẫu chuyện Ông kể thuộc loại đông, tây, kim cồ, linh tinh, đủ thứ trên đời. Chuyện vui giải trí vậy mà. Chuyện kể được đa số học sinh thích thú.ưa chuộng và yêu cầu.
                       
          Kính thưa quý vị. Sau gần bồn mươi năm các Thấy cô, các Giáo Sư đồng nghiệp cũng như các Thầy trò ở cách xa nhau vì tang thương biến đổi của thời cuộc.và của đầt nước thân yêu của chúng ta, giờ đây gặp lại nhau nơi đất khách, quê người thật là vui vẻ. Thật là hạnh phúc. Thật lá thích thú. Thật là cảm động hết nói. Bây giờ đây, các cố nhân, các đồng nghiệp, các bạn học đồng môn, đồng lớp, các thầy trò, mái tóc cũng đã ngã màu muối tiêu. Nhiều vị đã trở thành cao niên, hay sắp buớc qua ngưỡng cửa cao niên. Ngay các học sinh ngày xưa giờ, cũng đã tới tuổi trung niên. Nhiều em đã trở thành ông bà Nôi Ngoại cả rồi..
        Giờ đây đa phần chùng ta, tuổi tác đã già. Tóc đã bạc. Răng đã long. Sức khỏe đã tàn tạ. Tuổi đời đang bước qua ngưỡng cửa xế chiều của kiếp nhân sinh. Tuy nhiên, tinh cũ, nghĩa xưa, tình sư môn, sư huynh, sư đệ, tình “ Tôn Sư Trọng Đạo”. “Uống nước nhớ nguồn” “ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” “ Nhất tự vi Sư, bán tự vi Sư” vẫn tươi đẹp, vẫn long lanh ngời sáng mãi trong tâm hồn của chúng ta. Cầu mong các bậc Trưởng Thượng, quý vị Huynh Trường, quý vị phụ huynh học sinh, quý vị Giáo Sư Duy Tân và Giáo Sư các trường khác tại Phan Rang và tình Ninh Thuận, cũng như các thân hữu, đồng hương các cựu học sinh các trường trong tỉnh Ninh Thuận, luôn luôn khỏe mạnh an vui, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn, để rồi chúng ta lại có dịp kỳ ngộ trong lần Đại Hội Duy Tân kỳ tới.
                                 “ Bao nhiêu hoài niệm sáng ngời
                                    Hàn huyên, tâm sự, ngày vui tương phùng.
                                    Trường xưa thân ái hoài mong
                                    Một thời cầm phấn cõi lòng nở hoa.
                                    Niểm vui hạnh phúc sàng lòa
                                    Tưởng như trẻ lại tóc ngà tươi xanh.”  

                                              THANH ĐÀO
                                           
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân