TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Truyền Thống Tái Sinh của Các Lạt Ma Tây Tạng
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Truyền Thống Tái Sinh của Các Lạt Ma Tây Tạng

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Thu Jun 16, 2011 6:14 pm    Tiêu đề: Truyền Thống Tái Sinh của Các Lạt Ma Tây Tạng




Truyền Thống Tái Sinh của Các Lạt Ma Tây Tạng


      Tái sinh là sinh lại, là sống lại. Những tư tưởng, những hành vi đã có từ kiếp trước được thể nhập vào một hình thể khác trong kiếp này để làm tròn sứ mạng hay ý nguyện đã phát nguyện từ kiếp trước. Thể hiện sự tái sinh được ghi nhận là truyền thống từ xưa của Phật Giáo.
      Sơ Lược về Địa Lý
      Đất nước Tây Tạng lớn gấp 4 lần nước Việt Nam chúng ta, nhưng dân số khoảng 5 triệu người bởi vì nằm trên độ cao có nhiều núi, tuyết phủ quanh năm. Với cái lạnh kinh người, dân cư chia nhau sống ở các thung lũng vì nơi đây khí hậu khá hơn. Những vùng khác là sa mạc hoang vu, lạnh đến cỏ cũng không mọc được. Tây Tạng ở vị trí cao và núi non hiễm trở, phương tiện giao thông và tiện nghi đều không có. Điều này càng làm cho Tây Tạng cách biệt với thế giới bên ngoài. Cho Đến nay, đất nước Tây Tạng vẫn còn lạc hậu và nghèo nàn.
      Thủ Đô Tây Tạng là LHASA (thành phố của Chư Thiên) ở độ cao 3700 m (so biển). Các nhà địa chất cho rằng 40 triệu năm trước Tây Tạng nằm sâu dưới đáy biển. Do bán đảo Ấn Độ duy chuyển đụng phải lục địa Châu Á rồi đội lên thành cao nguyên Tây Tạng, trong đó có dãy HMALIA với ngọn everest cao 8, 848, 2 m và hàng trăm ngọn khác 7000m. Hiện nay, trên cao nguyên Tây Tạng vẫn còn nhiều hồ nước mặn với đủ các loài hải sản. Cũng trên đỉnh núi cao, các nhà khoa học đã tìm ra được các loài thủy sản hóa thạch, kể cả ngọn núi cao HMLIA.
      Con Người và Tôn Giáo Tây Tạng
      Người dân Tây Tạng sống rất an lành và mộc mạc. Hầu hết họ sống bằng nghề đồng áng với sự giúp đở của loài trâu YAK. Tâm hồn người dân Tây Tạng rất gần gũi với thiên nhiên, lương thiện và bình dị.
      Tôn Giáo
      Người dân Tây Tạng sùng bái Phật Giáo và xem Phật Giáo là quốc Giáo. Tây Tạng có khoảng 16 nghìn ngôi chùa, tu viện lớn nhỏ. Phật Giáo Tây Tạng cũng là Phật Giáo do Phật tổ Thích Ca Mô-Ni truyền bá. Vì nhân dân Tây Tạng xem Phật Giáo là quốc Giáo nên nhân dân thường cho con vào tu viện từ lúc 6 tuổi để tu học Phật Pháp. Cho đến hơn 20 tuổi phải trải qua các kỳ thi về Phật học thì mới được gọi là đại đức. Sau đó tiếp tục theo chương trình đạo học ở các tu viện cao cấp để trở thành học giả, y sĩ, tiến sĩ v. v...
      Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma đã giải thích ý nghĩa của danh từ Lạt-Ma như sau:
      • Lạt-Ma có ý nghĩa là một học giả đã thi đậu các kỳ thi Phật học
      • Lạt-Ma không phải là tu sĩ trước khi xuất gia, nhưng các tu sĩ đều là Lạt-Ma vì họ phải thi đậu các kỳ thi về Phật pháp.
      Đạt-Ma được chia làm nhiều cấp bực tùy theo các kỳ thi khác nhau.
      Tiến Trình của Các Vị LẠT-MA Cao Cấp Tái Sinh
      Các vị Lạt-Ma thường biết trước ngày giờ mình sẽ qua đời nên các Ngài để lại di chúc bí mật mà trong đó thường là một bài kệ được viết bằng ẩn ngữ, mật ngữ để các bật trưởng lão theo đó mà tìm đến nơi chốn các Ngài sẽ tái sinh. Hoặc các Ngài thực hành nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Tây Tạng. Nghi lễ cầu nguyện thiền định và qua đó các vị sẽ nhìn thấy những linh ảnh cũng như các điềm báo trước các vị Lạt-Ma đó sẽ tái sinh lúc nào, ở đâu, cha mẹ tên gì, em bé có những đặt điểm gì, cũng như rất nhiều chi tiết khác để các vị trưởng lão qua đó mà tìm. Ngoài ra, Phật Giáo Tây Tạng còn có truyền thống lâu đời để khảo nghiệm xem em bé có đúng là Lạt-Ma cao cấp tái sinh hay không bằng cách: trộn lẫn các vật dụng cá nhân dùng hằng ngày của các vị Lạt-Ma lúc sinh tiền như tràng hạt chuỗi, kim cang, bát ăn cơm v. v... với những vật dụng khác y như vậy để em bé lựa chọn. Nếu em bé chọn đúng tất cả các vật dụng quen thuộc mà tiền thân đã dùng ở kiếp trước thì đúng là Lạt-Ma tái sinh.
      Vì truyền thống lâu đời nên các cuộc trắc nghiệm đôi khi mất nhiều thời gian và khá cam go. Tất cả tài liệu ghi chép lại thì chưa có trường hợp nào bị từ chối hoặc sai sót. Hiện nay đã có hơn 1 ngàn trường hợp các vị Lạt-Ma tái sinh đã được xác nhận. Có những vị Lạt-Ma tái sinh 24 lần như đức ENINECE KHALKHA JETSUN DAMDA. Sự tái sinh không hẳn là người Tây Tạng mà tùy theo nhân duyên. Các vị Lạt-Ma tái sinh ở Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Nepal, Ấn Độ, v. v... Thời gian tái sinh 1 năm, 2 năm, 3 năm, 4 năm, 10 năm, cũng có vị qua nhiều thế kỷ tùy theo hạnh nguyện, mục đích.
      Sau đây là truyền thống tái sinh. Sự tu tập và phương pháp làm thế nào để các vị Lạt-Ma có thể tự mình chọn lựa sự tái sinh theo ý muốn.
      1. Phương pháp thiền tam muội hỏa: tức là luyện lửa tam muội để làm cho thân thể ấm, có thề ngồi trên băng tuyết không cần quần áo mà vẫn không lạnh.
      2. Phương pháp tạo ảo thân như huyển: là tạo một thân khác theo ý mình mà người khác nhìn vào tưởng thật.
      3. Thiền quán về các giất mơ: biết rõ mình mơ gì khi đang ngủ và chuyển hóa các hình ảnh trong giất mơ thành những điều toa6t1 lành cho sự tu tập.
      4. Thiền quan về hào quang sáng chói của bát nhã: duy trì định tâm (samachi) khi ngủ. Dù đang ngủ tâm vẫn trong sáng như trong trạng thái tỉnh thức.
      5. Thiền quán về trạng thái của thân trung ấm (Barpo) Thần thức (consciousness) là sự hay biết còn lại sau khi thân xác vật chất đã chết mà chúng ta thường gọi là hương linh, tức cái biết còn lại sau khi chết và trước khi đầu thai được gọi là "thân trung ấm". Người thành tựu pháp môn này có thể chọn lựa sự tái sinh theo ý muốn của mình như trường hợp của đức Đạt-Lai-Lạt-Ma 14 và một số các vị Lạt-Ma cao cấp khác.
      6. Thiền quán về sự duy chuyển thần thức để thọ sanh: Thần thức hay là a-lai-da thức, cũng được gọi là nghiệp thức, là cái hay biết còn tồn tại sau khi thân thể chọn các thế giới của chư Phật như tây phương cực lạc của đức A-Di-Đà, hoặc đông phương của đức Dược Sư để vãng sinh. Người tu pháp môn này hiểu rỏ sau cái chết vẫn còn sự sống và sự đầu thai của con người.
      Một Tái Sinh Điển Hình của Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma thứ 14
      Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma thứ 14 chào đời trong một gia đình nghèo, sống bằng nghề nông tại làng Taktser thuộc phía đông của Tây Tạng. Ngài tên thật là Lhamo Phondup. Tục truyền rằng vào ngày đức Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma ra đời, một chiếc cầu vòng đủ màu rực rỡ đã chiếu xuống ngôi nhà của Ngài. Đặc biệt là thân phụ Ngài vốn đau nằm liệt giường đã lâu, bỗng dưng ngồi dậy và vui mừng vô cùng như người không có bệnh. Để tỏ lòng biết ơn trời đất, cha của Ngài đã phát nguyện sẽ cho Ngài trở thành tu sĩ sau này.
      Hàng ngày Lhamo theo mẹ ra đồng và nằm ngủ dưới cây dù của mẹ. Khi biết đi, Lhamo giúp mẹ vắt sữa bò và tưới rau ngoài vườn.
      Lhamo là người con thứ năm trong gia đình gồm 5 người con trai và hai người con gái. Tất cả những người này đều lập gia đình, chỉ có Lhamo sau này trở thành Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma thứ 14 là độc thân.
      Theo tài liệu, cuộc tìm kiếm Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma đời thứ 14 rất khó khăn. Khi Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma thứ 13 qua đời, di thể Ngài được ướp theo 1 phương pháp đặc biệt đúng với truyền thống của các vị Lạt-Ma Tây Tạng trong tư thế ngồi khi qua đời. Mặt của Ngài xây về hướng nam, nhưng vài năm sau mặt Ngài tự dưng hướng về phía tây bắc. Vị trưởng lão có nhiệm vụ tìm vị hóa thân liền theo hướng này để đi tới và gặp hồ nước linh thiêng tên Lmavilatso. Tục truyền rằng, các vị tu sĩ tu hành cao đến mức độ nào đó có thể nhùn được tương lai trên mât nước của hồ này. Vị trưởng lão đã thiền định tại hồ này đã nhìn thấy một tu viện với mái lợp bằng đá quý và vàng. Bên cạnh gần đó lại hiện lên hình ảnh một ngôi nhà bằng đất sơn sơ nằm bên dưới một tàng cây cổ thụ. Vị trưởng lão biết đây là sự hướng dẫn thiêng liêng để có thể tìm ra em bé hóa thân Ngài. Ngài liền ghi nhận và giữ bí mật điều này.
      Phải đến một năm sau cuộc tìm kiếm hóa thân của Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma thứ 13 mới chính thức tiến hành. Một phái đoàn quan trọng gồm có các vị trưởng lão lảnh đạo Tôn Giáo và các vị có thẩm quyền của chính phủ lên đường hướng về phía đông bắc.
      Cuộc hành trình mất mấy tháng trời lội tuyết mới đến được tu viện có mái cẩn bằng đá quý và vàng ten là Karma Rolpai Poje. Khi đó tất cả mọi người đều trong thấy ngôi nhà làm bằng đất phía sau cây cổ thụ. Đó là ngôi nhà của Lhamo. Mọi người trong phái đoàn vì không muốn cho em bé và gia đình biết vội nên lấy áo khoác da lừa mặc bên ngoài áo tu sĩ của mình và bước vào nhà bằng cửa sau rồi đi thẳng vào nhà bếp. Lúc ấy, bé Lhamo đang chơi đùa ở nhà bếp bỏng chạy ào tới và ngồi lên đùi của vị trưởng lão và nói rằng mình cũng muốn một xâu chuỗi như vậy. Vị trưởng lão nói: "người sẽ được xâu chuỗi này nếu người nói được ta là ai". Thế là Lhamo nói nguyên tên của ngài. Ngài bèn thử thêm 1 lần nữa. Ngài chỉ tay vào một tu sĩ đứng bên cạnh và hỏi: "còn người này là ai? " Lhamo trả lời Lạt-Ma Sera (Lạt-Ma đến từ tu viện Sera).
      Các vị trưởng lão biết rằng đã tìm được đúng em bé, nhưng các Ngài vẫn không bộc lộ ra ngoài. Họ từ giả ra về. Không lâu sau, họ trở lại nhưng vẫn chưa tiết lộ thân phận của Lhamo với cha mẹ của em bé. Em phải trải qua cuộc thử thách khác, đó là tìm xem trong số các xâu chuỗi hạt màu đen xâu nào là của Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma thứ 13. Điều này là thử em bé có nhớ được đúng những vật thân thuộc của mình. Không một chút do dự, em bé chọn đúng xâu chuỗi và tự động đeo lên cổ của mình. Em bé cũng đã chọn không sai một vật nào cho những vật dụng khác.
      Thế là hóa thân của Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma đã tìm thấy lúc Ngài 3 tuổi. Sau đó, Ngài được đưa vào tu viện và chờ đợi ngày đưa về cung điện Patala của thủ đô Lhasa. Dân chúng khắp mọi nơi đều đổ về thủ đô và cung điện Patala để chiêm ngưỡng và chào đón Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma thứ 14 của họ.
      Vào ngày 16 tháng 3, Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma biết rằng trung cộng đang tấn công Tây Tạng, nhân dân sẳn sàng bảo vệ người lảnh đạo tinh thần của họ, nhưng trong tay họ không có bom đạn tối tân như quân đội của trung cộng. Ngày 13 tháng 3 năm 1959, Ngài cầu nguyện cho sự an lành cho nhân dân Tây Tạng và đất nước của Ngài. Đêm đó, cung điện Patala đã chia làm 3 nhóm dìu dắt nhau trốn khỏi thủ đô. Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma đi trước, theo sau là gia đình của Ngài và một số tu sĩ và Ngài tị nạn sang Ấn-Độ. Ở bất cứ nơi đâu Ngài cũng ca tụng hòa bình, sự cảm thông giữa con người và sự bỏ bạo động, cũng như các hành động gây nên tội ác. Ngài đã thật sự làm cho con tim thế giới xúc động. Ngài đã được nhận giải Noel hòa bình thế giới năm 1989.
      Nhận Định
      Đối với Hội Tâm Linh Học, không có truyền thống và phong tục để tái sinh, nhưng với chủ trương tu tâm sửa tánh, làm lành, lánh dữ, lập công bồi đức, để cuộc sống hiện tại an nhiên tự tại, vui vẽ và hạnh phúc.

Ngày 15 tháng 3 năm 2009
Nguyễn Hòa Hiệp



Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân