TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - GƯƠNG PHẤN ĐẤU
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

GƯƠNG PHẤN ĐẤU

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Sat May 21, 2011 5:56 pm    Tiêu đề: GƯƠNG PHẤN ĐẤU
Tác Giả: NGUYÊN HÒA

   


    GƯƠNG PHẤN ĐẤU  
               NGUYÊN HÒA


 Cộng đồng người Việt quốc gia tại thành phố Baton Rouge, thủ phủ của một tiểu bang miền Đông Nam Hoa Kỳ, hầu như ai cũng biết tiếng tăm của một cặp vợ chồng người Mỹ gốc Việt. Sự phấn đấu để vuơn lên trong cuộc sống nơi đất khách quê người của họ thật đáng khen ngợi. Đó là tấm gương sáng cho các thế hệ con em Việt Nam mai sau noi theo. Thật vậy. ông Vũ và bà Kiên, sống trên đất nuớc nổi tiếng tự do, dân chủ và giàu mạnh gần ba mươi năm nay. Ông bà vượt biên thành công sang định cư tại xứ Cờ Hoa từ năm 1985. Hồi ở Việt Nam, ông Vũ đã học sửa xe hơi từ năm 16 tuổi. Xuất thân từ gia đình không thuộc loại khá giả gì sau ngày đổi đời đầy bi thảm tang thương vào tháng 4 năm 1975. Ông Vũ đi học nghề khi đang cắp sách đến trường dang dở. Vợ chồng ông may mắn ra đi tìm cuộc sống mới thành công. Lúc đầu ông Vũ xin làm thợ sửa xe cho một hảng kinh doanh xe hơi. Hảng Nissan nằm trên đại lộ Florida tại trung tâm thành phố. Ông T., người quen cùng quê, gốc Bắc di cư năm 1954 với gia đỉnh ông. Ông T cũng là một” mechanic’ có hạng. Ông ta nhiệt tình giúp đỡ đồng hương, cùng Ki tô hữu, trên nhà thờ Saint Anthony, ngôi giáo đường lớn nhất của người công giáo tại địa phương. Sau thời gian làm cho Hảng nói trên, chừng hai năm, vào khoảng năm 1994, ông Vũ quyết định xin phép Manager về VN thăm gia đình và bà con cô bác còn đông ở quê nhà. Thời gian đi là một tháng. Tuy nhiên, viên xếp sỏng Mỹ trắng dứt khoát từ chối. Y nhìn anh chàng thanh niên trắng trẻo có bộ râu mép trông rất ngầu như tướng râu kẽm, cựu Tư Lệnh Không Quân, Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ( tức Thủ Tướng ) trước kia. Y phán một câu nghe chắc nịch, tỏ vẻ uy quyền của mình trong Shop sửa xe:
- Anh không được phép đi xa một tháng. Anh đi là mất việc ngay. Tôi cần anh làm việc. Anh hãy bỏ ý định về VN lâu quá như vậy. Chúng tôi sẽ thuê thợ sửa xe khác vì nhu cầu công việc, nếu anh không nghe lời tôi. Anh đi không có người thay thế lúc này. Anh hiểu ý tôi chứ?
Lúc bấy giờ, hiệp sĩ Giao Chỉ trả lời tỉnh bơ. Anh nói lên quyết định dứt khoát của mình cần về quê thăm người thân, sau gần mười năm rời bỏ quê hương vì thởi cuộc và vì tang thương biến đổi của đất nước.
 - Tôi đã mua vé rồi. Xin Ông thông cảm nhé! Xin lỗi Ông. Tôi phải về thăm gia đình người thân của chúng tôi.
                                       ooo
Thật ra, anh Vũ cũng tự tin mình lành tay nghề. Một thợ sửa xe có năng lực và tín nhiệm của khách hàng lâu nay. Anh vốn yêu thích nghề máy móc, nghề sửa xe hơi, từ hồi trẻ. Anh rất thích tìm tòi học hỏi, đọc thêm tài liệu sách vở ngõ hầu nâng cao tay nghề. Người xưa có câu nói để đời: “ Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.” “ Trăm hay không bằng tay quen” Nghề nào cũng đáng yêu đáng quý. Thực hành thét rồi cũng rành rẽ thấu đáo công việc mình phải hoàn tất, phải thực hiện, phải sửa chữa, phải làm hoàn hảo cho khách hàng. Tại Hoa Kỳ, người dân bản xứ có câu nói như kinh nhật tụng.
  “ Khách hảng là Thượng Đế” ( The customer is God).
Lúc ấy, tuy chủ không cho phép, nhưng ông Vũ và vợ vẫn về VN thăm người thân. Vợ ông cũng là một người đàn bà thông minh, lanh lợi, giỏi về làm ăn kinh doanh như chồng. Ông bà đã có một cửa hàng buôn bán tạp phẩm sách báo, cho thuê phim truyện, nhận gửi tiền về VN tại Khu Chợ Vĩnh Phát của trung tâm thành phố. Bà xã trông coi cửa hàng, ông Vũ làm cho Hảng Buôn Bán Xe Hơi Hoa Kỳ. Họ có bốn con. Lúc họ về VN ông Vũ quyết định ở thêm hai tuần lễ để thăm người thân, bà con cô bác quá đông và họ ở rải rác nhiều nơi. Thế là ông gọi điện thoại qua Mỹ cho người thân báo cho Ông T xin hộ ông nghỉ thêm thời gian nói trên. Điều bất ngờ là viên Manager không đuổi ông vì sự đi xa không có phép của chủ nhân, mà còn gọi điện qua tiệm buôn của ông. Y gọi khẩn cấp yêu cầu ông về Mỹ gấp vì Hảng xe cần ông sửa nhiều xe cộ còn ứ động. Không ai có khả năng sửa được các xe hư nói trên. Tuy nhiên, ông Vũ dứt khoát lưu lại quê nhà thêm hai tuần lễ để vui chơi cho thỏa thích. Mỗi lần áo gấm về làng không phải dễ. Khi có dịp về VN thăm nhà là cả một vấn đề.
        “ Cũng liều ở lại một phen
           Bà con cô bác thơm tình viếng thăm.
           Tha hương bận rộn làm ăn
            Dễ gì có được dịp vàng về quê.”
           
    Người đời thường nói:” Khi Chủ cần thì lỗi lầm công nhân không đáng kể. Dầu đi trễ Chủ cũng vẫn cho qua. Khi Chủ không cần thì khó tha người vắng mặt.” Vì vậy, ông Vũ về trể nửa tháng, Chủ Hảng vẫn chấp nhận người thợ lành tay nghề này. Sau đó, nhờ làm ăn tấn phát, ông Vũ mở shop sửa xe trên đại lộ Choctaw, cũng thuộc trung tâm thành phố. Các con khôn lớn, học hành thành đạt nên người. Bà xã lanh lợi, thông minh, giỏi tính toán, giúp lang qưân phát triển tay nghề và cơ sở làm ăn càng ngày càng phát đạt thịnh vượng. Ông Vũ có tài lãnh đạo, chỉ huy, giao tế, điều hành công việc của một người chủ tiệm sửa xe nổi tiềng ở đia phương. Bảng hiệu của tiệm ghép hai chữ cái tên vợ chồng họ ( C& K) kèm thêm Complete Auto Care . Thật là đôi phu thê lý tưởng, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, nương tựa, kính trọng nhau hết mực. Họ yêu nhau và cùng nhìn nhau về một hướng. Quả là một tấm gương sáng cho những cặp vợ chồng khác trong cộng đồng VN ở Hoa Kỳ.
     Không thiếu gì những mái ấm gia đình bị lung lây, đổ vỡ vì sự bất đồng ý kiến hay thiếu chân tình và chung thủy của những đôi uyên ương sống bên nhau mà không củng nhau nhìn về một phía. Tại địa phương có hai vợ chồng người bạn đồng nghiệp với ông bà Vũ- Kiên. Anh H và cô P. Họ lập gia đình đã lâu, có con cái hẳn hoi. Họ cũng đồng đức tin, đồng đi lễ hàng tuần với ông bà. Họ cũng có Shop sửa xe cùng nằm trên một đại lộ. Cả chàng- nàng đều khoái chơi computer, những lúc họ rảnh rang. Mục tìm bạn bốn phương hấp dẫn họ vô cùng. Chơi thét rồi đâm ghiền luôn. Người nào cũng có bạn khác phái trên Mạng. Chàng có cô bạn tình thường xuyên Chat với nhau rất thú vị. Nàng cũng có người yêu mới đẹp trai, giàu có, đa tình đa cảm, lãng mạn như nàng. Thế là hạnh phúc gia đỉnh của cặp phu thê bắt đầu lung lây, sóng gió vì ghen tuông. Chàng lai rai về VN thăm người yêu. Nàng cũng hò hẹn gặp gỡ bạn tình ở một nơi kín đáo nào đó. Chỉ có hai người biết. Cặp vợ chồng còn trẻ trung. Chàng còn bảnh trai. Nảng vẫn duyên dáng mượt mà dù đã có con cái. Chàng ăn cơm thét cũng ngán nên thich ăn phở lai rai . Nàng ưa xơi hủ tiếu  . Chàng ăn bún bò Huế . Nàng khoái mì Quảng . Ông ăn chả thì bà ăn nem .  Huề cả làng .  Thế rồi một hôm bão tố nổi lên dữ dội. Hai người ghen nhau cải vả mãnh liệt. Trong cơn nóng giận nàng lấy súng bắn chồng suýt nữa bỏ mạng sa trường. May mà xe cấp cứu đưa anh ta đến bệnh viện kịp lúc. Bác sĩ giải phẩu vết thương trên bụng anh. Anh bị chấn động tim từ đó. Lại thêm bịnh tim mạch khá nghiêm trọng sau khi chữa vết thương do đạn của bà xã bắn. Cái chẳng may cho anh chồng là bảo hỉểm sức khỏe của mình đã hết hạn mấy hôm rồi mà anh ta chưa kịp đóng tiền. Vì vậy tiền phí tổn bệnh viện và bác sĩ cho việc chữa trị vừa qua quá cao.  Anh phải chi trả không biết  đến bao giờ mới chấm dứt số tiền khổng lồ này. Đúng như thiên hạ thường nói “ Họa vô đơn chí, phước bất trùng lai.” Thế là hai bên ra tòa và chia tay nhau từ đó.
        Một cặp phu thê khác. Chàng là dân giỏi làm ăn, kinh doanh nhà cửa, biết sửa sang phòng ốc. Nảng là gái Mỹ lai da trắng, xinh đẹp, trẻ hơn lang quân cả chục tuổi. Chàng đã có một đời vợ và con riêng. Chàng yêu nàng, giai nhân thuộc diện con lai. Chàng có nhiều tiền, gốc Ba Tàu Chợ Lớn, có ngoại hình sáng sủa. Chàng thích đi Mỹ. Nàng cần có tài chánh làm hồ sơ xuất cảnh. Thế là hai bên sáp vô cái rụp. Sang định cư tại Hoa Kỳ chàng có Job làm trong một hảng mộc.  Ngoài ra chảng còn lãnh thêm nhà cửa sửa chữa hay xây cất ngoài giờ làm việc. Chàng làm việc siêng năng cần cù lo cho mái ấm gia đình. Nàng đã có hai con với chàng. Nàng làm công cho một tiệm giặt quần áo. Sau đó ông chủ nhờ nàng coi sóc con cái mình. Nàng khỏe ru bà rù vì công việc giữ trẻ nhẹ nhàng trong phòng thoáng đãng mát mẻ của Xếp Sòng. Bất ngớ ông chủ mê nhan sắc của cô gái lai hai dòng máu Mỹ- Việt. Nàng cũng đa tình. Nàng dan díu với anh Xếp Sòng đẹp trai, khỏe mạnh ngang ngữa tuổi mình. Anh ta chia tay bà xã và chính thức sống chung với nàng. Thế là anh chồng, con cháu của Sì Thẩu, Sính Sáng kia, bị vợ cấm một chùm sừng trên chiếc đầu to tròn tóc ngắn. Anh thợ chuyên sửa chữa nhà cửa và kinh doanh địa ốc. Nghe nói anh ta ham làm ăn, luôn luôn tất bật, bận rộn lo kiếm ra tiền, ít có thời gian dành cho bà xã trẻ đẹp, tràn trề nhựa sống. Đúng như lời người xưa nói:
  “ Vợ xấu vợ mình. Vợ đẹp vợ người.”  
   “ Gái hai con trông mòn con mắt
     Em Mỹ lai xinh đẹp vô cùng .
     Anh mê tít, nên buông chánh thất
     Anh nhiều tiền, sung sức, em thương.”
  Trường hợp một cặp vợ chồng Mỹ- Việt khác cũng khá đặc biệt trong cộng đồng dân Giao Chỉ tại đây. Nàng ba mươi tám xuân xanh, chưa có chồng. Nàng lao đao lận đận về tình yêu và hôn nhân nhiều lần, nên phòng không chiếc bóng. Nàng sống cô đơn tại khu phố có ít dân Vịêt Nam. Một hiệp sĩ da màu mới có 18 cái xuân xanh, làm cùng sở với người đẹp dân tị nạn chính trị. Chàng ta mê nàng da nõn nà, thân hình gợi cảm, bộ nhũ hoa căng tròn đầy sức sống. Tuổi tác không quan trọng trong tình yêu đồi với anh chàng Mỹ gốc Phi Châu này. Anh ta là tài xế xe tải 18 bánh cho Hảng. Chảng say mê hương sắc của Đại Tỷ lớn hơn mình hai mươi cái xuân xanh. Đáng Mẹ hay chị Cả của mình. Không sao cả. Nàng xinh đẹp, da trắng như tuyết, thân hình hấp dẫn là chàng mê tít thò lò. Chàng cứ bám theo người đẹp mãi . Rồi hai bên thường đá lông nheo với nhau.
               " Hai bên cùng liếc hai lòng cùng ưa" ( Kiều)
          Cuối cùng cá đã cắn câu. Họ trở thành vợ chồng chính thức. Nàng sanh cho lang quân ba con. Đứa nào cũng da ngăm đen nhưng trông sáng sủa dễ thương vì là con lai, mẹ có nước da ngà, mượt mà. Nàng nghỉ làm ở nhà săn sóc con dại. Chàng làm nghề tài xế chở hàng, lương cũng khá cao. Cuộc sống của họ bình thản, đằm thắm, vui vẻ vô cùng.
         “ Em cao tuổi, nhưng còn xinh đẹp
           Anh yêu em hết mực chung tình.
           Tổ ấm gia đình mình hạnh phúc
           Tình phu thê quả thật tươi xanh.”
                                                ooo    
Xin trở lại đôi vợ chồng ông bà Vũ- Kiên. Họ có tài tổ chức kinh doanh, làm ăn thành công lâu nay trên đất tạm dung như đã kể. Họ là tấm gương sáng trong cuộc sống phấn đấu vươn lên ở xứ người. Con cái đều thành đạt, nên danh phận. Mong rằng dân Việt Nam ai cũng gặp nhiều may mắn, làm ăn tấn phát, phồn vinh, giàu có. Các thế hệ con trẻ, cháu chắt, càng ngày càng hội nhập vào dòng chính, nhưng vẫn giữ được sắc thái dân tộc đặc thù với những truyền thống tốt đẹp của con Rồng cháu Tiên, có lịch sử bốn ngàn năm   văn hiến. Mong lắm thay!
      “ Ước mong con cháu dân mình
      Mai này thành đạt, rạng danh giống nòi.
      Phồn vinh, hạnh phúc xứ người
      Tấm gương phấn đấu rạng ngời gần xa.”            
           
                       NGUYÊN HÒA  
             
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân