TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Première solitude - LẦN ĐẦU XA CÁCH
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Première solitude - LẦN ĐẦU XA CÁCH

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Fri Nov 13, 2009 8:39 pm    Tiêu đề: Première solitude - LẦN ĐẦU XA CÁCH

Thưa quý vị xin gởi đến quý vị một bài thơ rất hay . Tác giả là Sully Prudhomme ,người Pháp ,đoạt giải Nobel về văn chương năm 1901.
Dịch giả là G.S. Nguyễn Quãng Tuân.
Cựu hiệu trưởng trường TH Duy Tân ,Phan rang. Bài thơ này đã được đăng trong sách giảng văn lớp đệ thất .


Première solitude

René-François Sully Prudhomme

On voit dans les sombres écoles
Des petits qui pleurent toujours;
Les autres font leurs cabrioles,
Eux, ils restent au fond des cours.


Leurs blouses sont très bien tirées,
Leurs pantalons en bon état,
Leurs chaussures toujours cirées;
Ils ont l'air sage et délicat.


Les forts les appellent des filles,
Et les malins des innocents:
Ils sont doux, ils donnent leurs billes,
Ils ne seront pas commerçants.


Les plus poltrons leur font des niches,
Et les gourmands sont leurs copains;
Leurs camarades les croient riches,
Parce qu'ils se lavent les mains.


Ils frissonnent sous l'oeil du maître,
Son ombre les rend malheureux.
Ces enfants n'auraient pas dû naître,
L'enfance est trop dure pour eux!

Oh ! La leçon qui n'est pas sue,
Le devoir qui n'est pas fini!
Une réprimande reçue,
Le déshonneur d'être puni!


Tout leur est terreur et martyre:
Le jour, c'est la cloche, et, le soir,
Quand le maître enfin se retire,
C'est le désert du grand dortoir;


La lueur des lampes y tremble
Sur les linceuls des lits de fer;
Le sifflet des dormeurs ressemble
Au vent sur les tombes, l'hiver.


Pendant que les autres sommeillent,
Faits au coucher de la prison,
Ils pensent au dimanche, ils veillent
Pour se rappeler la maison;


Ils songent qu'ils dormaient naguères
Douillettement ensevelis
Dans les berceaux, et que les mères
Les prenaient parfois dans leurs lits.


Ô mères, coupables absentes,
Qu'alors vous leur paraissez loin!
A ces créatures naissantes
Il manque un indicible soin;


On leur a donné les chemises,
Les couvertures qu'il leur faut:
D'autres que vous les leur ont mises,
Elles ne leur tiennent pas chaud.


Mais, tout ingrates que vous êtes,
Ils ne peuvent vous oublier,
Et cachent leurs petites têtes,
En sanglotant, sous l'oreiller.


Les solitudes



LẦN  ĐẦU  XA  CÁCH

Người ta thấy hàng năm trong lưu trú
Những học sinh, các cậu bé rất buồn
Vẻ đáng thương như phải tội khóc luôn
Đứng một chổ đi một mình ,sợ haỉ.

Các anh lớn đặt tên đùa "con gái"
Hoặc giểu trêu những ma củ tinh ranh
Cac cậu em coi bộ rất hiền lành
Chơi đáo bật phải đâu vì buôn bán

Có cậu nhát đã tìm phương kết bạn
Nghĩa là đem tiền thả các anh ăn
Ai thoạt trông thấy bọn chúng đón săn
Ắt sẻ bảo, đó những người anh tốt

Nhưng trái lại các cậu em dại dột
Đã cầu xin sự che chở vài anh
Mà xong đâu được như thế đã đành
Còn cái tệ các ông thầy giám thi.

Đã chẳng dám động trêu vào lủ quy?
Mà chỉ  nhè bọn trò mới ra uy
Các cậu thực đã chẳng dám sinh chi
Vì tuôi trẻ còn gì vui thú nửa.

Những bài học mới làm sao ho('c búa
Và bài làm nào mấy lúc rảnh tay
Giả sử quên hoặc vô ý không hay
Là đã phải phạt rồi cùng quở mắng

Toàn những sợ toàn những là lo lắng
Ngày học nhoài tối đến có đâu yên
Trên gác ba ông giám thị chẳng hiền
Vừa gặp chuyện là đã liền biên pha,t

Gian phòng rộng và vắng như sa mạc
Ánh đèn xanh như le lói canh đêm
Trên đỉnh màn hay trên những nệm êm
Tiếng O ngáy của những người ngũ ky?

Một cảm tưởng như gió mồ rên ri?
Các cậu em nằm đó nghỉ miên man
Và cho mình như bị bắt nhốt giam
Khiến các cậu nhớ gia đình êm ấm.

Các câ,u muốn nhỏ mhiều để được ẩm
Trên tay người mẹ quý nhưng ngờ đâu
Trong lúc đó mẹ cậu cũng buồn rầu
Nằm gối lệ thương con mình cô độc

Từ nay phải lên trường xa theo học
Oi! thiêng liêng tình mẩu tử quá sâu.         T

Thơ dịch by Nguyễn Quãng Tuân
Về Đầu Trang
Thong Reo



Ngày tham gia: 10 Mar 2009
Số bài: 620

Bài gửiGửi: Sat Nov 14, 2009 3:15 pm    Tiêu đề:

Ngày trước nhà giàu ,thường, con nội trú
Có trẻ thơ măm ,sáu tuổi đã đi
Tuổi thơ ngây phải sớm vội phân ly
Sống khắc kỷ dạy răn theo khuôn mẫu
Chỉ cuối tuần mới về gần cha mẹ
Một số em tính nhát hay e dè
Được mẹ thương nâng niu em quá đổi
Khi xa nhà lòng sợ hãi đơn côi
Cũng có em lớn lên bị khép kín
Không vui tươi thoải mái chuyện thường tình
Vì tâm tư căng thẳng đời học sinh
Nhớ thương sợ , thiếu quân bình gần gũi
Em ra đời ,vào chương trình giáo huấn
Khi nhiều em nghèo khó phải bươn ba

Đứng xa xa nhìn mơ đầy xa lạ
Đến bao giờ mình mới được như ta
Nhưng ở đời khó biết đâu phúc thật
Bao đổi đời , phải ngơ ngẫn khoanh tay
Chỉ tình thương được san sẻ vun đầy
Cho ta thấy cuộc sống này vẫn đẹp.
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Thu May 12, 2011 6:05 am    Tiêu đề: TÔI ĐI HỌC

Đã lâu lắm , từ những năm xa lắc xa lơ , từ nổi nhớ về quê hương ngút ngàn , bên kia bờ đại dương , Bao nhiêu năm dài trôi nổi theo mệnh nước . chưa bao giờ tôi lại có thể quên đươc , và chưa bao giờ tôi có thể ngăn được  cãm xúc , khi đọc lại xem lại Câu chuyên mà ngày xưa , ngày còn đi học , bạn bè và tôi , những bạn đồng môn ngôi cặm cụi chép lại bài viết , Ôi cái thuở đi học ấy .....
là những năm tháng tươi đẹp nhât trong đời ngưòi . Mời Quý vị cùng xem lại áng thơ văn ngày củ .

TÔI ĐI HỌC
Truyện Ngắn THANH TỊNH

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường.

Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học.

Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa.

Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.

Dọc đường tôi thấy mấy cậu nhỏ trạc bằng tôi, áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau xem mà tôi thèm. Hai quyển vở mới đang ở trên tay tôi đã bắt đầu thấy nặng. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng chì ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước o sách vở thiệt nhiều lại kèm cả bút thước nữa. Nhưng mấy cậu không để lộ vẻ khó khăn gì hết.

Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:

- Mẹ đưa bút thước cho con cầm.

Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:

- Thôi để mẹ nắm cũng được.

Tôi có ngay cái ý kiến vừa non nớt vừa ngây thơ này: chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.

Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi.

Trước sân trường làng Mỹ Lý đầy đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa.

Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé trường một lần.

Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng gì khác là nhà trường cao ráo sạch sẽ hơn các nhà trong làng.

Nhưng lần này lại khác. Trước mặt tôi, trường Mỹ Lý vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.

Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nữa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.

Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp. Chung quanh những cậu bé vụng về lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa. Vì hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.

Ông đốc trường Mỹ Lý cho gọi mấy cậu học trò mới đứng lên trước lớp ba. Trường làng nhỏ nên không có phòng riêng của ông đốc. Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập. Tôi quên cả mẹ tôi đang đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng. Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

- Thế là các em đã vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng, và để thầy dạy chúng em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ rang của phụ huynh đáp lại).

Ông đốc nhìn chúng tôi với cặp mắt hiền từ và cảm động. Mấy cậu học trò lớp ba cũng đua nhau quay đầu nhìn ra. Và ngoài đường cũng có mấy người đứng dừng lại để nhìn vào. Trong những phút giây này chúng tôi được người ta ngắm nhìn nhiều hơn hết. Vì vậy đã lúng túng chúng tôi càng lúng túng hơn.

Ông đốc lấy cặp kính trắng xuống rồi nói:

- Thôi, các em đứng đây sắp hàng để vào lớp học.

Tôi cảm thấy sau lưng tôi có một bàn tay dịu dàng đẩy tôi tới trước. Nhưng người tôi lúc ấy tự nhiên thấy nặng nề một cách lạ. Không giữ được chéo áo hay cáng tay của người thân, vài ba cậu đã từ từ bước lên đứng dưới hiên lớp. Các cậu lủng lẻo nhìn ra sân, nơi mà những người thân đang nhìn các cậu với cặp mắt lưu luyến. Một cậu đứng đầu ôm mặt khóc. Tôi bất giác quay lưng lại rồi dúi đầu vào lòng mẹ tôi nức nở khóc theo. Tôi nghe sau lưng tôi, trong đám học trò mới, vài tiếng thút thít đang ngập ngừng trong cổ. Một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc tôi.

Ông đốc nhẫn nại chờ chúng tôi.

- Các em đừng khóc. Trưa này các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai các em lại được nghỉ cả ngày nữa.

Sau khi thấy hai mươi tám cậu học trò sắp hàng đều đặn dưới hiên trường, ông đốc liền ra dấu cho chúng tôi vào lớp năm. Một thầy trẻ tuổi, gương mặt hiền từ, đang đón chúng tôi vào cửa lớp. Trong thời thơ ấu tôi chưa bao giờ xa mẹ tôi như lần này. Tôi cũng lấy làm lạ vì có nhũng hôm đi chơi suốt cả ngày với chúng bạn ở đồng làng Lệ Xá, lòng tôi vẫn không cảm thấy xa nhà hay xa mẹ tôi chút nào hết.

Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến ấy tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin là có thật. Một con chim con liệng đến đứng trên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.

Tôi đưa mắt thèm thuồng nhìn theo cánh chim. Một kỷ niệm cũ đi bẫy chim giữa cánh đồng lúa bay trên bờ sông Viêm sống lại đầy dẫy trong trí tôi.

Nhưng những tiếng phấn của thầy tôi gạch mạnh trên bảng đen đã đưa tôi về cảnh thật. Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm bẩm đọc:

         Bài tập viết: Tôi đi học!

[Rút từ tập truyện ngắn QUÊ MẸ, 1941.]
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> TÌM HIỂU VĂN HỌC Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân