TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - TIÊU ĐỀ : SÂM KÝ TRẠNG TRÌNH VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC VIỆT NAM
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

TIÊU ĐỀ : SÂM KÝ TRẠNG TRÌNH VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC VIỆT NAM

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Huyền Bí Vấn Đáp
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Fri Mar 25, 2011 5:20 am    Tiêu đề: TIÊU ĐỀ : SÂM KÝ TRẠNG TRÌNH VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC VIỆT NAM

      Kính Thưa quý vị, Thưa quí Anh Chị Em trên diễn đàn,

      Hiện thời, chúng ta đã được những bài viết liên quan đến Sấm Trạng Trình, và đã có nhiều bài viết để luận giải, rất tiếc sau khi xem qua những bài luận giải nói trên, người viết đã thất vọng, vì những lời giải đoán, nếu không nói là đoán mò, dựa theo tin tức thời sự nóng bỏng liên quan đến những sự kiện đang xẩy ra trên thế giới. Điều nầy cũng giống như các phong trào, như vụ nuôi chim Cút ở Sài Gòn năm xưa, cũng như một thông lệ, khi đất nước có những biến chuyển xẩy đến, chúng ta lại thấy trên báo chí, trên các diễn đàn, ồn ào vì chuyện Sấm Giảng. Mỗi một nhóm, một phe phái, cũng như thời kỳ nhà Nguyễn còn tại vị, chính Vua Tự Đức còn cho người sửa lại lời Sấm như câu: Nguyễn đi rồi Nguyễn lại về, Giăc đến Bồ Đề rồi giặc phải tan. Câu đó nguyên văn như sau:

             Lý Đi Rồi Lý Lại Về;
             Giặc đến Bồ đề rồi giặc phải tan
.

      Thâm ý của của nhà Vua, là cố ý phao truyền rằng Triều đại nhà Nguyễn trị vì thiên hạ muôn năm. Sau đây kính mời quý vị xem bài viết: SẤM TRẠNG TRÌNH VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC VIỆT NAM

      Vấn đề luận giải các điều ẩn chứa trong Trạng Trình Sấm ký, vốn đã dược nhiều học giả diễn dịch rất nhiều. Qua những giai đoạn thăng trầm nhiễu nhương trong lịch sử của dân tộc Việt Nam, Thiết tưởng không cần phải lập lại? Nay bản thân người viết học đòi theo người đời xưa, xin tạm diễn dịch một vài sự kiện có liên quan đến thời sự gần đây, Vào những năm tháng gần nhất, Bởi vì thời gian là 1 chuỗi dài liên tục, xoay chuyển miên viễn, Dân tộc Việt Nam đã gánh chịu quá nhiều nỗi thống khổ vì thiên tai dịch họa, nạn ngoại bang xâm lấn, Quốc phá gia vong, Gia đình ly tán. Lòng người dân Việt Nam dù có trôi nổi nơi chân trời góc bể, vẫn hằng mong ngóng về quê cha đất tổ, trông chờ đấng cứu tinh của dân tộc, cứu nước nhà qua khỏi cảnh suy vong, nhân dân qua được cảnh sống khốn cùng, để lãnh đạo toàn dân, tái lập lại trật tự, thái hòa và thịnh vượng, cho đất nước, cho dân tộc. Với tấm lòng hướng về đất nước, hướng về dân tộc; người viết xin mạn phép được diễn dịch vài trang sấm ký có liên quan đến thời sự chính trị trên đất nước Việt Nam.

      Ta thường nghe nói tới cơ trời, gọi là thiên cơ, tại sao gọi là thiên cơ? Đó là sự vận hành của các thiên thể, luân chuyển chung quanh trái đất, hàng nghìn, hàng vạn năm, sự vận hành nầy luôn luôn điều hòa, hầu như không thay đổi. Thành thử Thiên cơ là ám chỉ sự vận chuyển của tinh tú ảnh hưởng và tác động đến đời sống vạn vật trên trái đất.

      Sự vận hành của các tinh tú theo một quỹ đạo đặc biệt, gọi là quỹ đạo lạc thư, trên bảng cửu cung lạc thư, (gồm có 9 cung) hay là 9 vị trí, trên mỗi vị trí có ghi một con số, người Pháp gọi đây là carrée magique, nghĩa là trên hình vuông có 9 con số, và 9 con số nầy lại di chuyển. Khởi điểm của sự vận hành bắt đầu từ trung tâm, gọi là trung cung (trung cung hay la trung ương, hay là vị trí trung tâm,) sẽ gồm có hai hướng đi thuận và nghịch chiều, nếu đi thuận thì bắt đầu từ trung tâm đi về Tây Bắc, qua Tây, về Đông bắc; từ đó di chuyển về nam, và qua bắc, rồi về Tây Nam; qua Đông và về đông nam rồi nhập vào trung cung, 9 con số đó, thực ra là 9 nhóm sao mang tên là Thái Ất, mỗi cung chứa đựng một nhóm sao, ví vụ nhóm sao đóng tại phương bắc có 1 thì chì có một ngôi sao, còn ví trí tây nam có hai ngôi, nên người trước ghi số Hai, Số 3 là 3 ngôi v, v,,,,,

      khoảng cách trên không gian giữa vị trí nầy sang vị trí khác là 10 năm; đi giáp một vòng là 90 năm. Còn được gọi là Bước Lường thiên xích, như lời sấm có nói đến trong câu Cửu Cửu Càn Khôn Dĩ Định, tức là sự chuyển động trên vũ trụ, cũng như trên mặt đất, đều chịu ảnh hưởng tác động của các tinh tú, Ngoài ra muốn hiểu biết về Sấm ký, chúng ta cần tham khảo thêm nơi Lý thuyết kinh dịch. Kinh Dịch thuyết giảng về 64 quẻ Dịch, khởi đầu chỉ có 8 quẻ Căn Bản, gọi là Bát Quái, Thêm vào khiến thức nơi khoa Kỳ Môn Độn Giáp, (vốn được các chuyên viên quân sự đời xưa áp dụng vào nghệ thuật điều khiển Quân Sự). Quả nhiên đây là sự phối hợp đầy rắc rối phức tạp, mâu thuẫn. Nhưng nếu chúng ta chịu khó học hỏi nơi tiền nhân. Như Dịch đã dạy rằng: khi giải quyết một công việc, chúng ta chỉ nên bắt đầu từ sự để làm nhất, đơn giản nhất.

      Vậy thì, bây giờ chúng ta hãy đi vào Sấm ký Trạng Trình với những sự kiện lịch sử gần nhất, từ ngày Pháp đổ bộ lên Vũng Tàu vào Năm Giáp Tý 1864

      SỰ PHÂN CHIA THỜI GIAN CỦA VẬN HÀNH CỬU TINH.

      Cửu cung phi tinh di chuyển trên bảng Lạc Thư, cộng thêm với yếu tố thời gian sẽ có giá trị, như một phương trình toán học không gian; Nhân tố thời gian được gọi mệnh danh là Tam nguyên Cửu Vận, (ba nguyên, chín vận) Tương truyền hoàng đế Đại Sào, dùng Can chi đánh dấu từng năm, Năm là đơn vị lớn hơn Tháng, cũng như Tháng là đơn vị lớn hơn ngày, và giờ, theo lịch sử gọi là Nguyên Niên Hoàng Đế, Bắt đầu là năm Giáp Tý, lấy 60 năm, làm một vòng, vận hành, gọi là Một Hoa Giáp. Mỗi một Hoa Giáp là một Nguyên, 3 Hoa Giáp là Tam Nguyên, Tam nguyên gồm: Thượng nguyên (nguyên đầu tiên,) trung nguyên, (nguyên ở giữa,) hạ nguyên (nguyên cuối cùng) Mỗi một chính nguyên, gồm có Tam Nguyên và Cửu Vận. Mỗi vận có 20 năm, tính theo sự vận hành của nhóm Cửu tinh Thái Ất, mỗi vận 20 năm nhân cho 9 vận thành = 180 năm.

      Từ thời kỳ Hoàng Đế Nguyên Niên, tính cho đến năm Quý Hợi, 1984 có tất cả được 78 hoa giáp, mỗi hoa giáp là 60 năm nhân cho 78 = 4680 năm; Gọi là Đại vận tức Cửu tinh cứ 60 năm bay ngược được một bước; Kể tư năm Giáp Tý 1984, Cửu tinh vận hành bước thứ 79, Trong Đại vận nầy, Sao Tam Bích chủ tể vận khí trong 60 năm; Các vận của Tam Nguyên Cửu Vận:

Vận 1
1864 - 1883
Thượng nguyên
Vận 2
1884 - 1903
Vận 3
1904 - 1923
Vận 4
1924 - 1943
Trung Nguyên
Vận 5
1944 - 1963
Vận 6
1964 - 1983
Vận 7
1984 - 2003
Hạ Nguyên
Vận 8
2004 - 2023
Vận 9
2024 - 2043


      Muốn hiểu rõ Sấm Truyền, chúng ta cần phải tham khảo các tài liệu liên quan đến các dữ kiện lịch sử cận đại cổ kim, hơn thế nữa là vì một phần lớn các câu Sấm lại được viết theo văn hóa Nôm (Hán Việt), và một điều rất quan trọng, đó là các điều trình bày được thiết lập trên nền tảng Thái Ất Thần Kinh.

      Thái ất là tên của nhóm sao Bắc đẩu. Đó là một nhóm sao vận hành trên bầu trời chung quanh quả địa cầu của chúng ta. Đây là một bộ môn <khoa> hay còn được mệnh danh là thiên cơ. Ngày nay chúng ta có thể gọi là Thiên văn cổ học. Tìm hiểu khoa này, chúng ta cần phải có sự hiểu biết căn bản, về kinh dịch với hình vuông và 5 con số. Từ 1 đến 9. Các con số này tượng trưng cho 9 nhóm sao, gồm có 7 sao chính: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, cộng thêm Nhật Nguyệt gọi là Thất Diệu. Các sao trên có số ký hiệu và tên gọi như sau:

             PHÁ ĐIỀN THIÊN TỬ XUẤT
             BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH

      Số 1: Tham lang. Văn học. Thái Âm. Bắc Đẩu; Áng về Phương Bắc
      Số 2: Cự Môn. Tượng bệnh phù. Phương Quỷ môn; Áng về phương Tây nam
      Số 3: Lộc Tồn. Tượng vận động sấm sét; Áng về Phương Đông
      Số 4: Văn khúc. Tượng gió văn học nghệ thuật; Áng về phương Đông Nam
      Số 5: Liêm trinh. Ngũ hoàng đại sát tinh. Chủ sát phạt chém giết dịch tể Áng tại Trung cung
      Số 6: Vũ khúc. Đao kiếm Pháp luật; Áng về phương Tây Bắc
      Số 7: Phá Quân. Hàm trì sắc đẹp, Áng về phương Tây
      Số 8: Tả Phù. Quý nhân; Áng về phương Đông Bắc
      Số 9: Hữu Bật: Lửa Điện, Áng về phương Nam


SẤM KÝ TRẠNG TRÌNH TIẾP THEO


      Đúng theo sấm ký Âu Châu Nostradamus, từ sau thời kỳ Song Ngư 2000 năm. Tiến sang thời kỳ Bảo Bình, là thời kỳ tái lập trật tự, thời kỳ thái bình. Muốn có hòa bình, nhân loại cần nỗ lực lớn, nhiều tranh đấu về việc từ bỏ tham vọng củng cố tự ngã, cá nhân. Đối đãi với nhau qua tình người, trên căn bản dân chủ, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Ngày xưa Gia Cát Võ Hầu thời Hán đã viết và tiên liệu về sau này, nước Trung Hoa sẽ không còn có giai cấp cai trị độc tài. Tiếp theo sau đời Minh, cố vấn Quân Sự Lưu Bá Ôn đã làm ra bài Sấm ký có tên "ChiếcBánh Nướng" rất nổi tiếng. Tiên liệu và báo trước về tình trạng đất nước Trung Hoa bị chia năm xẻ bẩy, để giải thể Đảng Cộng Sản Trung Quốc, về phần nước Viêt-Nam, chế độ Cộng Sản sẽ bị giải thể toàn diện qua Sấm ký của Đức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

      Phần lớn sấm ký của Đức Trạng Trình ược lập trên nền tảng của khoa Thiên Văn Thái Ất. Khoa Thiên văn cổ của Á Châu vốn phát xuất từ các nhà bác học của Dân tộc Bách Việt tìm ra, cái gọi là Tiên Thiên Hà Đồ, chính là bản đồ trình bày định vị của các thiên thể trong hệ thống Ngân Hà (Galaxie) và Lạc Thư. Chính là tài liệu của dân Lạc Việt. Hà Đồ trình bày về Âm Dương thuân nghịch. Lạc Thư trình diễn về Ngũ Hành sinh khắc và sự vận hành của thiên thể trong Thái Dương Hệ, vận chuyển theo quỹ đạo Lạc Thư cửu cung. Do âm mưu của Ngoại bang đã tạo ra tình trạng phân hóa nhân tâm dân Việt, làm tan rã sự đoàn Kết dân tộc. Vì thế nên hơn 1000 năm qua dân tộc Việt đã khốn đốn lâu dài.

      Trở lại phần Sấm Vĩ: Sấm là lời nói bí mật vì có liên quan đến cơ trời (guồng máy, đời xưa xem sự vận hành của thế giới tự nhiên phát nguồn từ trời; và Trời như một guồng máy khổng lồ, Người đời xưa xem sự vận hành đó mà đưa ra những dự đoán việc lành dữ xẩy ra trong đất nước, đôi khi xem họa phúc của cá nhân. Vỉ là lời diễn nghĩa về lời Sấm:

BẢNG CỬU CUNG LẠC THƯ
TÂY BẮC
Càn 6
BẮC
Khảm 1
ĐÔNG BẮC
Cấn 8
TÂY
Đoài 7
TRUNG CUNGĐÔNG
Chấn 3
TÂY NAM
Khôn 2
NAM
Ly 9
ĐÔNG NAM
Tốn 4


      Tình thế của Tuế Vận (Tuế là năm, vận là sự chuyển động) Giáp Thân 2004, án tại Trung Cung, và 8 cung còn lại sẽ có sự trở lại. Nguyên vị trí của 8 nhóm tinh thể (sao Thái Ất). Khi các tinh thể lâm vào tình trạng phục vị (trở về nguyên vị trí ban đầu) (còn được gọi là phục ngân) đó là tình thế u-uất, thứ đến tiến tới cân bằng và điều hòa sự vận hành này. Lão Tử đã nói đến: (Thi) nghĩa là trời đất và bậc thánh trí hành động theo thiên lý (lý lẽ tự nhiên).

      Nếu ta vẽ một Đường thẳng (tưởng tượng) từ Bắc cực xuống Nam cực đó là đường kinh tuyến và hợp với tình thế chính trị (tượng trưng văn minh phương tây) Tây phương phối hợp với văn minh phương Đông như hiện tình Liên Quân Anh Mỹ chiếm đóng Ba Tư lật đổ chính quyền Sadam. Khi hai vật thể phối với nhau sẽ tạo ra biến động lớn. Ta sẽ thấy Liên Quân sẽ rút về 1 phần lớn. Khi đã thành hình trên Bảng Cửu Cung Lạc Thư 1 tọa độ được tác hợp giữa kinh tuyến và vĩ tuyến. Bắc Nam (Tý Ngọ - Khảm ly Thủy Hỏa) Đông Tây Mộc Kim. Ta sẽ thấy xuất hiện hình thể của chữ Vạn; như bảng vẽ ở bên trên.
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Tue Apr 19, 2011 8:19 am    Tiêu đề: Sấm Ký Và Vận Mệnh Đất Nước Việt Nam

      Lý Đi Rồi Lý Lại Về
      april 17, 2011

      Lý Đi Rồi Lý Lại Về 11/09/2006 -
      Tác giả: Lưu Văn Vịnh – Vietnam Review

      Vùng Đình Bảng (Kinh Bắc), dân chúng từ xưa vẫn truyền tụng hai câu sấm:

             Bao giờ rừng Báng hết cây
             Đầm Long hết nước Lý nay lại về


      (hay Tào khê hết nước Lý nay lại về…). rừng Báng và Tào khê bây giờ vật đổi sao rời đã hết cây cạn nước. Nguyên vùng Cổ Pháp tức Đình Bảng là đất xuất phát của nhà Lý, Lý Công Uẩn lên ngôi một cách êm đẹp nhất trong sử Việt, một hiền sĩ duy nhất không cần dựa vào thanh gươm để đoạt ngôi báu, từ năm khai mở triều đại 1010 đến 2010 sẽ là 1000 năm rồng dậy đất Thăng Long. Nhà Lý mất vì nhà Trần năm 1225 cách đây 775 năm (tính từ năm 2000), Trần Thủ Độ dùng thủ đoạn quyết liệt tận diệt họ Lý, thừa khi tôn thất họ Lý làm lễ giỗ tổ, ông cho đào sẵn hầm rồi giật sập nhà chôn sống cả trăm người họ Lý (1232). Tuy vậy vẫn có người trốn thoát, thay họ đổi tên sống trong nước hoặc trốn ra ngoài nước như trường hợp hoàng tử Lý Long Tường vượt biển sang Hàn Quốc.

      CÓ HAI CHI HỌ LÝ ĐI SANG NƯỚC HÀN

      Theo tài liệu của Sở Cuồng Lê Dư trên số Xuân 1942 Tri Tân (sang Hàn quốc 1914) và của Trần Văn Giáp, thuộc Viện Khảo Cổ Hà Nội, năm 1959, thì có 2 vị dòng dõi nhà Lý chạy sang nước Hàn:

      1-Lý Dương Côn, em vua Lý Thần Tôn 1128 -1138 (tức Lý Dương Hoán) chạy sang Hàn quốc để "tránh quốc loạn", không nói rõ loạn gì và tại sao lại chạy mãi sang Hàn Quốc, chỉ biết Lý Tinh Thiện hiện đại là dòng dõi chi này.

      2-Lý Long Tường, chú vua Lý Huệ Tông (1211 – 1224), con vua Lý Anh Tông (1138- 1175) em vua Lý Cao Tông (1176 - 1210), cùng với Lý Quang Bật mang đồ thờ cúng chạy ra biển Đông (cửa Thần Phù, Thanh Hóa), trốn khỏi bàn tay Trần Thủ Độ, trên ba con thuyền. Một thuyền bị bão dạt vào Trung Hoa không rõ sống chết ra sao, thuyền của Lý Long Tường đến được Trấn Sơn, gần Pusan ngày nay, vào năm 1226.

      Lý Long Tường khi ấy ở khoảng tuổi 50, ông ra đi với tâm nguyện noi gương Vi Tử đời Ân (khi nhà Ân mất thì Vi Tử chạy sang nhà Chu để giữ việc cúng tế gia tiên theo sử Tầu), vì thế ông lấy hiệu là Vi Tử Động và có ghi trên bia Thụ Hàng Môn Ký Tích ở Bồn Tân, Hàn quốc, tâm nguyện đó.

      Tương truyền vua Hàn quốc là Cao Tông nằm mơ thấy một con chim cực lớn bay từ phương Nam lên, đậu bên bờ sông Tây Hải, khi cho người tìm kiếm thì thấy thuyền của Lý Long Tường và tùy tùng đang dạt vào bờ, vua Hàn nhớ lại giấc mơ cho là việc kỳ diệu nên đối xử với họ Lý rất tử tế.

      Hai mươi bẩy năm sau, 1253, quân Mông Cổ do Đường Cơ chỉ huy xâm lăng Hàn quốc, Lý Long Tường năm ấy đã vào khoảng 78 tuổi, cưỡi ngựa trắng đôn đốc dân chúng trong vùng chống trả quân Mông Cổ suốt 5 tháng. Quân Mông thấy khó thắng bèn lập kế khuân 5 hòm vàng lớn tới dâng Bạch Mã Tướng quân Lý Long Tường, Lý Long Tường biết là mưu kế nên cho khoét lỗ, đổ nước sôi vào hòm, quả nhiên sát thủ Mông nấp kín trong hòm bị phát giác và chịu chết. Sau khi thủy binh của đô đốc Katan Khan bị hỏa công phá tan, bộ binh của Đường Cơ mất tinh thần, bị quân Hoa Sơn bản địa họ Lý nòi Việt tiêu diệt chỉ còn lại vài tên chạy về Mãn Châu.

      Sau chiến công ấy, vua Hàn cả mừng, phong Lý Long Tường làm Tướng quân, đổi Trấn Sơn nơi họ Lý trú ngụ thành Hoa Sơn (bởi thế có tên Hoa Sơn Tướng quân), lại lấy 30 mươi dặm vuông, nhân khẩu 20 hộ cho họ Lý làm Thái ấp. Nơi quân Mông Cổ đầu hàng được gọi là Thụ Hàng Môn, lại cho lập bia để ghi công Lý Long Tường, di tích nay hãy còn.

      Khi Lý Long Tường mất, mộ táng cách Thụ Hàng Môn (ở Bồn tân) 10 dặm, tại chân núi Di Ất, gần Bàn Môn Điếm bây giờ.

      Trong thời gian ở Hoa Sơn, Lý Long Tường lập làng Giao Chỉ, làng Nhật Nam, lại hay lên đỉnh núi ngồi vọng về phương Nam mà khóc, nơi ấy gọi là Vong quốc đàn!

      Về sau dòng họ Lý ở Hoa Sơn chia làm hai chi, từ Bình Nhưỡng (cố đô) ở Bắc Hàn, rời về Hán Thành Seoul là đô mới của nước Hàn ở phía Nam, có tộc phả dày 400 trang ghi rõ chi tiết. Hậu duệ họ Lý này hiện có trên 200 hộ, hơn 600 người, cháu đời thứ 26 là Lý Xương Căn đã về lễ tổ tại Đình Bảng lần đầu tiên vào năm Tuất 1994 (xin ghi chú Lý Công Uẩn sinh năm Tuất).

      Tại nước Hàn, nhiều sách truyện về Hoa Sơn Tướng quân được truyền tụng, tập Hoa Sơn Quân bản truyện còn ghi sự tích cây hạnh lớn do Lý Long Tường trồng trên nền nhà Văn Nhã Đài là nơi Lý Long Tường từng ngồi dạy học, vì thế Lý Long Tường còn có tên là Hạnh Đàn Công tử. Như vậy đủ thấy Lý Long Tường cũng như nhiều danh nhân khác đời Lý Trần, có đủ tài kiêm văn võ, theo đúng truyền thống Đại Việt mà đời sau, từ đời Lê trở đi, để mất, đổi từ Văn ôn võ luyện sang tiên học lễ, hậu học văn, biến kẻ sĩ thành ra “trói gà không chặt“, hư danh khoa bảng, thật đáng tiếc.  

      Ở Việt Nam hiện nay, dân chúng vùng Cổ Pháp (Đình Bảng là tên mới từ đời Trần) vẫn làm lễ hội rất lớn tại đền Đô (tức đền Lý Bát Đế thờ 8 vị vua Lý), họ truyền tụng câu:

      “đền Đô đến hẹn lại lên “ ……

      hẹn gì ở ngôi đền đất Kinh Bắc, cố đô tinh thần hương quán nhà Lý và của nền quân chủ nhân quốc văn hiến Việt Nam? lại lên và bao giờ lên? câu sấm hay đồng dao này xuất hiện từ bao giờ và do ai đặt ra, không mấy ai biết rõ, nhưng chắc rằng có mang mầu sắc huyền nhiệm nên cả dân chúng lẫn giới truyền thông đều tin rằng có gì thiêng liêng trùm lên dòng sử Việt nhất là từ khi con cháu họ Lý từ Hàn Quốc trở về giỗ tổ sau gần 1000 năm tính từ năm 1010 khai triều thịnh đức nhà Lý.

      LÝ ĐI RỒI LÝ LẠI VỀ

      Những câu sấm trên do ai đặt ra và đặt ra từ bao giờ? Điều này chỉ có thể giải thích được nếu ta ngược dòng lịch sử 1000 năm trước để theo các nhà sư Mật tông như Định Không, La Quý An, Vạn Hạnh…tiên đoán đất Cổ Pháp hưng vương, và nhất là sư Vạn Hạnh, thầy của Lý Công Uẩn, người đã xây dựng nên triều Lý, một kingmaker của thế kỷ thứ X-XI. Theo truyền thuyết, các nhà sư này đã xếp đặt cuộc đất vị trí phong thủy cho đất Cổ Pháp và sư Vạn Hạnh đã nhìn ra thế đất Thăng Long vô chiến địa để làm quốc đô, chuyển từ đất Hoa Lư ra đất Long Đỗ (lưng rồng), có Ba Vì, Tam Đảo làm án che, có sông Hồng sông Tô làm huyết mạch, có Tây Hồ làm não bộ… Nếu đã có khả năng tiên đoán nhà Lý dài tám đời vua, rằng ngôi mộ của mẹ Lý Công Uẩn có mối đùn lên thành hình hoa sen tám cánh, thì các nhà sư đó cũng đủ khả năng sấm ký để tính ngày trở về của họ Lý, ngày quang phục vương đạo truyền thống Lạc Việt Hùng Vương. Dường như sư Vạn Hạnh đã tìm ra ngôi đất tái phát một ngàn năm sau cho họ Lý, điều này Sấm Trạng Trình có ghi lại:

             Lý đi rồi Lý lại về
             …ngẫm về sau nhà Lý xưa nên
             nghìn năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn…


      Lý Thái Tổ lên ngôi năm 1010, một nghìn năm sau, khoảng 2010, nền vương đạo nhân quốc Lạc Việt sẽ lại phục hoạt sau 500 năm long mạch đất Giao Chỉ bị Cao Biền trấn yểm và ma quỷ (qua huyền sử Hồ tinh chín đuôi xâm phạm minh đường Tây Hồ sau bị Lạc Long Quân đánh chết ở Đầm Xác Cáo) quấy phá đất tổ:

             Ma vương sát đại quỷ
             hoàng thiên
             chu Ma vương
             …một cơn sấm dậy đất bằng
             thánh nhân ra mới cứu hằng sinh linh


      NHỮNG HIỆN TƯỢNG LẠ TRÊN NỀN TRỜI CỔ PHÁP THĂNG LONG

      Lý Long Tường và Lý Quang Bật (Bật là em Hàn lâm Học sĩ Lý Quang Châm, Châm bị Trần Thủ Độ giết cùng với nhiều tông thất họ Lý) khi chạy sang nước Hàn đã mang theo được vương miện, áo long bào và thanh Thượng phương bảo kiếm truyền từ đời vua Lý Thái Tổ, sang bảo toàn trên đất Hàn. Tại Hoa Sơn Trấn, Lý Long Tường còn cho xây ngôi đình kiểu Đại Việt, đền thờ các vị vua Lý… trong những ngày lễ tết, Bạch Mã tướng quân ra lệnh gióng 2 hồi 6 tiếng chiêng trống thay vì 3 hồi 9 tiếng, để dành 1 hồi 3 tiếng cho mọi người lặng lẽ âm thầm chiêu niệm cố hương! Tục lệ này nghe nói tới nay con cháu họ Lý trên nước Hàn hãy còn giữ.

      Ngày 18/5/1994 Giáp Tuất, Lý Xương Căn thuộc đời thứ 26 dòng Lý Long Tường, lần đầu tiên về lễ tổ ở đền Lý Bát Đế đã ghi vào sổ lưu niệm như sau: … "cháu chắt xin thề nguyện không làm điều gì tổn thương đến vong linh cao cả tổ tiên bằng cả tinh thần và sứ mệnh đặc biệt“.

      Bốn chữ cuối, do học giả Trần Văn Giáp dịch, “sứ mệnh đặc biệt“ phải chăng hàm chứa ý nghĩa thiêng liêng mà Lý Xương Căn đã được tổ tiên phó thác?

      Tính ngược lại từ năm Giáp Tuất 1994 tới năm Canh Tuất 1010 là năm Lý Công Uẩn lên ngôi (Lý Công Uẩn sinh năm Giáp Tuất 974) thì họ Lý quả có trở về sau 33 đời, 984 năm, nghĩa là gần 1000 năm sau năm khai nghiệp và cùng vào năm Tuất.

      Câu sấm:
             Chó nọ vẫy đuôi mừng Thánh chúa
             ăn no ủn ỉn lợn kêu ngày

      và câu: ngẫm về sau họ Lý xưa nên
      cùng với câu: nghìn năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn
      cho thấy có sự ứng hợp vào năm Tuất (Bính Tuất 2006) Thánh xuất, và năm sau,

      Đinh Hợi (2007) yên ổn thanh bình, đấy cũng là hàm ý của câu sấm “Tuất, Hợi, phục sinh“ mà cố học giả Hồ Hữu Tường rất quan tâm trong thời gian ngồi tù Cộng Sản mà không giải ra được. Đây cũng là thời điểm: Bảo sơn thiên tử xuất, bất chiến tự nhiên thành vậy. (xem Việt Sử Siêu Linh cùng tác giả tr. 95).

      Trong hai năm 1997- 98 vừa qua, vùng Cổ Pháp (Đình Bảng) xuất hiện 4 hiện tượng lạ :

      1- Chùa Ứng Tâm (tức chùa Dặn, thờ mẹ vua Lý Thái Tổ), có cây dứa lạ, một quả mẹ và nhiều quả con nở ra xung quanh (1997).
      2- Hình tám giải mây hiện trên đền Bát Đế đúng ngày hội 21- 4- 97, vào chính ngọ ở nóc đền, như linh khí của 8 vị vua Lý hiện về.
      3- Hình tám đợt mây hiện trên đền Bát Đế vào đúng ngày giỗ vua Lý Anh Tông, 26- 8- 1998, với một đợt mây nhỏ ở sau chót mà người ta giải là biểu tượng của Lý Chiêu Hoàng, đời vua chót thứ chín nhà Lý trước khi bị nhà Trần đoạt quyền.
      4- Hình một giải mây vàng như mình rồng từ Thăng Long bay về Cổ Pháp vào ngày lễ rước linh bài Lý Thái Tổ và chiếu rời đô ra Thăng Long, 1- 9- 1998 lúc 4 giờ 45. Giải mây dừng lại trên đền rồi tản dần ra.

      Các hình trên có lưu trữ tại đền Đô, Đình Bảng, gần Hà Nội, như là dấu tích huyền nhiệm của dòng Việt Sử siêu linh.


Về Đầu Trang
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4762
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Tue Apr 19, 2011 11:47 am    Tiêu đề:

Những người có quyền hành trong tay muốn thay đổi gì cũng được cả huống hồ chi là sấm.
Giải sấm cũng chỉ là diễn giải thôi thực hư gì, có xảy ra mới biết ngụ ý của SẤM.
Chỉ mong cho dân được hưởng an vui !!!
Cám ơn anh LHS
So interesting !!


Lê Hàn Sinh đã viết :
Lý đi rồi Lý lại về
…ngẫm về sau nhà Lý xưa nên
nghìn năm lại thấy mọi nơi vẹn toàn…

Lý Thái Tổ lên ngôi năm 1010, một nghìn năm sau, khoảng 2010, nền vương đạo nhân quốc Lạc Việt sẽ lại phục hoạt sau 500 năm long mạch đất Giao Chỉ bị Cao Biền trấn yểm và ma quỷ (qua huyền sử Hồ tinh chín đuôi xâm phạm minh đường Tây Hồ sau bị Lạc Long Quân đánh chết ở Đầm Xác Cáo) quấy phá đất tổ :

Ma vương sát đại quỷ
hoàng thiên
chu Ma vương
…một cơn sấm dậy đất bằng
thánh nhân ra mới cứu hằng sinh linh
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Tue Apr 19, 2011 1:09 pm    Tiêu đề:


      Nhân thây có tiếng vang hơi xa, sau loạt bài Sấm ký, nên Hàn Sinh lại phải góp thêm chút ý tưởng về Sấm. Mới vừa qua đây, chuyên vẩn còn hời nóng hổi, người viết nhận được một điện thư gởi đến, người viết không biết tác giả bức thư ấy là ai, vì Hàn Sinh gởi đăng trên hai diễn đàn, một ở Diễn đàn Trung Học lê Văn Duyệt, và diễn đàn Trung học Duy Tân, mà Hàn sinh cũng không thể biết được người viết thư ấy là nam hay nữ, Hàn Sinh cũng không có lưu ý về vấn đề nam hay nữ, điều nầy không có gì là quan trọng. Ý của mình muốn nói rằng: Trước khi gởi đang trên các diễn đàn, không thể viết bậy, viết bạ, rồi bàn luận như chuyên chơi đùa ngày xưa ở chốn học đường.

      Hai câu sấm: CHỪNG NÀO ĐÁ NỔI LÔNG CHÌM, ĐỒNG KHÔ HỒ CẠN BUÁ LIỀM RA TRO. Trước khi đưa loạt bài diễn giải về Sấm Trạng Trình, Hàn Sinh đã lần lựa, do dự rất nhiều, từ khoảng năm 2003, nhưng lúc ấy Hàn Sinh vẫn chưa quen với thế giới của Computer, vì nhà chẳng có máy, khi đi học lớp bổ túc về Pháp văn, mới được vọc sơ sơ mà thôi, sau đó viết bài trên giấy trắng, và gởi cho vài người bạn có sinh hoạt trong giới báo chí của cộng đồng tại Pháp, nhưng anh em từ chối, với lý do, nếu ông viết như vầy thì không có ai hiểu hết. Bởi thế nên đành để đó, cho đến mới đây không lâu, khi tham gia vào Diễn àn của Trường Trung Học Duy Tân, hàn Sinh mới quyết định công bố trên các diễn đàn, ai hiểu thì tốt, bằng không hiểu thì chẳng có sao. Năm 2004, khi mới tham gia vào Diễn Đàn Lê Văn Duyệt, cô bạn Admin có đề nghị mình gởi bài vở cho vui thôi, mình có nói đến về đề tài Kinh Chu Dịch, Lý Thuyết Kinh Dịch Và Vận Mệnh Dân Tộc Việt Nam. Vì sau thời gian dài nghiên cứu về kinh dịch, mình đã liên kết được những sự kiện lịch sử của Dân Tộc Việt Nam, với Lý thuyết Kinh Dịch. Tuy đã hiểu được vấn đề, nhưng.. việc khó nhất, đó chính là khi viết bài, chúng ta sẽ phải bắt đầu từ đâu. Ví dụ đơn giản như, ngày còn đi học, khi muốn làm quen với một cô học trò trường bạn, ta phải làm sao?? Ôi sao chuyện nầy khó quá... nếu tỏ ra thông minh thì sợ người ta nói mình làm mặt lanh, (ngang hàng với xảo trá), còn hơi ngu ngu, thì người ta lại bảo mình là loại nhát gái, đây chỉ là ví dụ chơi chơi, cũng có chút kỷ niệm ngày còn đi học, bởi vậy, nên cuối cùng không thèm kiếm chuyện làm quen, với cô nào hết. Nếu không thì có lẽ đã là rể của Trung Học Lê Văn Duyệt rồi cũng nên. Trở lại vấn đề viết bài; Mình đã viết và bắt đầu với câu. Từ những năm tháng gần đây, trên các diễn đàn và báo chí, thỉnh thoảng lại ồn ào với chuyện tin đồn và Sấm Trạng Trình. và sau lời mở đầu, ngòi bút cứ từ từ lướt nhanh trên trang giấy. Bây giờ nếu ngồi viết lại hồi ký, mình có thể bắt đầu với câu: Tôi đi vào thế giới văn học, và đi lạc đường vào lịch sử cách nào? Có lẽ điều nầy cũng do nguyên cớ vì khi nghiền ngẫm khoa tử vi và mải mê với bảng số Tử vi của bản thân, mình mới hiểu được bản thân ra sao?? cá tính như thế nào? có khả năng gì?? và điều gì được, điều gì mất trong cuộc sống, gọi là Biết mình Tri Kỷ. Khi xem được lời phê về bản mệnh nơi một quyển sách viết về Tử vi, loại người như mình chỉ đắc dụng trong thời loạn, và người lập được kỳ công thời ly loạn, thiệt quá lạ lùng. Nhưng càng ngày mình càng thấy điều nầy đúng, vì năm xưa có lúc (khi chưa đi định cư) mình đã làm thầy cúng (siêu sinh), và giải trừ được cơn hành xác của một số người bệnh, mà bác sĩ đã chê, người bệnh không chết mà cũng không sống, đến tay mình, cúng trong vòng hai ngày là đi về Tây phương không cần visa, cúng cho ai thì người đó sẽ đi luôn, không kịp từ giã nữa. Vui quá phải không quý vị. Nên mình thường nói bông đùa rằng mình ăn cơm dương gian, nhưng làm việc cõi âm phủ.

      Khi bắt đầu loạt bài về Sấm Ký, mình có đề cập đến tình trạng luận giải về Sấm Trạng Trình, thường thiếu chính xác, đôi khi còn đoán mò, nếu không muốn nói là viết bậy bạ. Sở dĩ như thế là vì phần nhiều cụ Trạng, dùng cổ văn, loại văn hán nôm, đời sau mới diễn giải bằng quốc ngữ, vì thế giải được Sấm do Trình Quốc Công viết không phải là điều đơn giản. Thứ đến, ý tứ của người xưa thật sâu xa, thâm trầm, đôi khi gần như bí hiểm, vì mình có kinh nghiệm khi học dịch, lời lẽ trong kinh dịch rất thâm sâu, đôi khi không thể hiểu được, vì sao, vì nếu đọc dịch như đọc tiểu thuyết, thì chúng ta không thể hiểu được ý tứ của kinh dịch. vì thế muốn hiểu dịch, chúng ta cần phải xâm nhập vào thế giới huyễn ảo của kinh dịch, như chúng ta đi vào “quatrième dimension”, Tức là chiều thứ tư, loài súc vật có loại chỉ nhìn thấy hai chiều như con cua, như con ngựa, loài người nhìn thấy được ba chiều, chiều thứ tư chúng ta chưa biết, họa chăng, các vị chân tu sau khi giác ngộ, họ sẽ có thực hiện được. Nay nhân chị admin lên tiếng, mình sẽ theo ý đó mà dẫn giải thêm:

      Câu: Ma vương sát đại quỷ,
      Hoàng thiên tru ma vương;

      nếu hiểu theo nghĩa đen, một cách bình thường, ta hiểu là: ma vương là cộng sản, vì họ luôn luôn ma giáo, ma giáo nghĩa là lúc nào cũng dùng âm mưu, âm mưu là mưu kế của cõi âm, trong bóng tối, trong ngày tháng thuộc về âm, và ngầm hại hiền nhân quân tử. Như ra lệnh cải tạo tập trung, nói đi học tập trong một tháng, kỳ thực đó là cuộc lưu đày kiêm biệt xứ. Hãy đếm thử xem bao nhiêu người sĩ quan chế độ Việt Nam Cộng Hòa, đã chết và thân xác bị vùi dập, bao nhiêu người tin lời đóng vàng cây đi bán chính thức, để rồi tàu công an biên phòng kéo họ ra biển, cướp hết vàng, và bắn chìm thuyền vượt biên trên biển đông??? Vì họ dùng quá nhiều âm mưu ma quỷ, nên lời sấm ví cộng sản Việt Nam là ma, đại quỷ là người phương Tây, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, chữ đại là to lớn, ám chỉ các cường quốc. Sát là giết hại, là trừ khử, khắc chế, là chống lại.

      Hoàng Thiên tru ma vương, Chữ Hoàng Thiên ngầm hiểu là trời, nhưng trong kinh dịch không hề đề cập đến đức thượng đế chí tôn như chúng ta ngầm hiểu, mà chúng ta nên hiểu chữ trời ở đây chính là bầu trời, hay là vũ trụ, hay là sự vận hành theo một quỹ đạo, đó là sự vận hành của mọi vật trong thế giới tự nhiên.

      Do câu: Thiên Địa Vô Nhân, Thánh nhân Bất nhân, câu nầy có nghĩa là sự vận hành của mọi vật theo một thứ trật tự tự nhiên, gọi là không có nguyên nhân (như ý phàm phu tục tử hiểu) như trái đất tự xoay, và xoay chung quanh quỹ đạo của thái dương hệ. Câu: Hoàng Thiên Tru Ma Vương có nghĩa là đến thời điểm nào đó tự nhiên chế độ cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ, do một nguyên cớ nào đó, vì tia lửa nhỏ sẽ gây thành đám cháy lớn. Thể chế chính trị sẽ tan rã, nhưng Dân Tộc, và Đất nước Việt Nam sẽ tồn tại vĩnh cửu, thời điểm đó chính là vận hội trùng phùng, như vận 8 bắt đầu từ năm Giáp Thân 2004 đến năm Quý Tỵ 2013, Trong khoa Huyền Không Phi Tinh, khi năm nhập trung cung, thì đó là vị trí của Sao Liêm Trinh, Ngũ Hoàng Đại Sát Tinh, Năm Quý Tụy 2013 thái tuế nhập trung cung. Thành thử chữ Hoàng thiên chính là muốn ám chỉ ngôi vị của Ngũ Hoàng.


Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Wed Apr 20, 2011 3:05 pm    Tiêu đề: MỘT CHÚT TÃN MẠN VỀ NGHI VẤN TRONG SẤM TRẠNG TRÌNH

NGHI VẤN VỀ SẤM KÝ TRẠNG TRÌNH.

Thời gian sau này; dạo gần đây, trong chúng ta phần nhiều nghe và xem được trên báo chí hoặc các diễn đàn loan truyền các đoạn sấm ký, tương truyền do cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm viết ra. Nhưng … chúng ta chỉ nghe nói, và được xem các bản dịch, nhiều khi có người đã dịch ra năm xưa, rồi theo từng giai đọan lịch sử, lại cho in, sao chép lại, và bày bán khắp nơi. Nên có lẽ chúng ta cũng chẳng biết có nhiều đoạn sấm (một phần là do Đán cơ từ Giáo Phái cao Đài, và giáo Phái Hòa Hảo như hình thức Sấm giảng của Ông Sư Vãi bán khoai). Tất cả đều trở nên loạn cào cào, đời sau nghe được rồi truyền khẩu cho nhau. Vì lời sấm đôi khi dính líu và liên quan đến chuyện quốc gia đại sự, nên rất nguy hiểm, vì các thế lực cầm quyền đồi bại, nên họ không thích bất cứ ai bài bác chính sách cai trị bất nhân và tàn bạo, qua thời quân chủ và thời Pháp, lẫn thời kỳ sau ngày 30 / 04 / 1975, Người viết còn nhớ lại, ngày đó sau khi miền nam hoàn toàn thất thủ, thường khi người viết và ông thân sinh hay trao đổi về một vài vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước, có lần ông thân sinh hỏi một câu: ba không hiểu tại sao Sấm Trạng Trình lại nói xấu về Việt Minh cộng Sản. Lúc ấy người viết vì chưa đạt được trình độ cao siêu, nên chỉ trả lời cho qua chuyện, thì đời xưa thấy xấu nói xấu, thấy tốt thì khen tốt, vậy thôi. Khi chính quyền cai trị tốt đẹp, thì có ai mở miệng để chê bai????

Sau này càng đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu kinh dịch và biết qua cách ứng dụng trong tình báo, chính trị, tài chính, và các lĩnh vực khác khi ứng dụng lý thuyết dịch vào cuộc sống. Người viết cũng như nhiều người quan tâm đến tình thế nước nhà, và cùng nhau đàm luận trao đổi, có lúc cũng thử dịch một vài đọan: như câu sấm nói về quê quán của thánh nhân như câu:
Dục Thức:
– Dục đức thánh nhân hương: Muốn biết nơi sinh quán của bậc thánh nhân.
419 – Quá kiều cư bắc phương Đi qua khỏi: quá, tức là đi qua khỏi, hay là đi qua cây cầu
420 – Danh vi Nguyễn gia tử (Tựa như con nhà họ Nguyễn, là con rể)
421 – Kim tịch sinh ngưu lang Kim Tịch: đêm mùa thu Kim, Sao Ngưu Lang
422 – Thượng đại nhân bất nhân (thượng đại là: chữ đại là nét ngang thêm vào trên chữ nhân, bất nhân là không có nguyên nhân là chữ khẩu (chữ nguyên nhân là chữ đại nằm bên trong chữ khẩu. nhân khẩu là miệng người, do sự truyền miệng,
423 – Thánh ất dĩ vong ân (dùng chữ ất không dùng chữ Giáp: là kỳ môn độn giáp)
424 – Bạch hổ kim đái ấn (Bạch hổ là nhóm sao áng về phương tây,) nhận tước vị tại phương tây
425 – Thất thập cổ lai xuân là sau tuần giáp thứ 7, tức là vận 8 từ năm Giáp thân 2004, lịch sử tái diễn,
426 – Bắc hữu kim thành tráng câu 426 và 427 chỉ về vị trí nơi cự trú của bậc Thánh Trí,
427 – Nam tạc ngọc bích thành

Thời kỳ đó, mình chỉ mới dám dịch có đoạn: Hỏa Thôn Đa khuyển phệ, Mục giã dục nhân canh.

428 – Hỏa thôn đa khuyển phệ Thôn làng nghèo khó ở cuối dảy Trường Sơn, Đa khuyển, khuyển là núi, đa khuyển là áng trùng áng,
429 – Mục giả dục nhân canh; Kẻ chăn trâu, khuyên gải hướng dẫn người dân cách thức làm ăn mua bán (có khi làm thầy bói thầy cúng bất đắc dĩ)
430 – Phú quí hồng trần mộng Bản thân người người này xem thường vinh hoa phú quý.
431 – Bần cùng bạch phát sinh Số mệnh nghèo quá hóa ra phú quý. Tượng hổ thay lông
432 – Anh hùng vương kiếm kích Người này tuyên triệu cùng muông dân bách tính,
433 – Manh cổ đổ thái bình; đến người mù cũng có thể nghe thấy thái bình (lời an ủi ân cần)
434 – Nam Việt hữu Ngưu tinh (Sao Ngưu nằm trong chòm sao Huyền Vũ)
435 – Quá thất thân thủy sinh Chu kỳ vận hành có 60 năm (lục thập hoa giáp)
436 – Địa giới sĩ vị bạch
437 – Thủy trầm nhi bắc kinh
438 – Ký mã xu dương tẩu
439 – Phù kê thăng đại minh
440 – Trư thử giai phong khởi
441 – Thìn mão xuất thái bình
442 – Phân phân tùng Bắc khởi
443 – Nhiễu nhiễu xuất đông chinh
444 – Bảo sơn thiên tử xuất
445 – Bất chiến tự nhiên thành
446 – Thủy trung tàng bảo cái (giữa nước có cù lao)
447 – Hứa cập thánh nhân hương
448 – Mộc hạ liên đinh khẩu
449 – Danh thế xuất nan lường
450 – Danh vi nguyễn gia tử
451 – Tinh bản tại ngưu lang: Góc ở nhóm sao Ngưu lang

Mời chư vị xem một đoạn văn viết, Tưởng nên nhấn mạnh quyển sách xưa nhất, với đầy đủ chi tiết là sách Phả Ký của Vũ Khâm Lân, soạn ra sau khi Nguyẽn Bỉnh Khiêm qua đời hơn 150 năm. Chính điều này lan rộng hơn, nhiều nghi vấn về Nguyễn Bĩnh Khiêm, Một người nhiều tiếng tăm, được phong tặng danh Trạng trình (Tức là Trình Quốc Công) làm cố vấn cho ba triều đại, một lúc, đào tạo nhiều nhân tài nổi danh, nên danh phận, mà lại không có tiểu sử. Những tài liệu liên quan về cụ Trạng đã bị giới nho sĩ đời quân chủ ganh tỵ, đã tìm cách ngăn trở, và không cho thờ cụ Trạng trong văn miếu. Hành động kiểm duyệt thời nào cũng có. Sau này khi sấm ký được loan truyền vào những thời kỳ đầy nhiễu nhương và trước khi có biến động về chính trị. Chỉ khi nào sự việc xảy ra rồi, người ta mới bảo rằng Sấm Trạng Trình là đúng.

Có những cấu sấm, mà người ta cố ý diễn giải trật lất, hoặc giải bậy bạ cũng có. Như câu Nhược giã ưng lai sư tử thượng. Bốn Phương Thiên Hạ Thái Bình Phong; có người dám dịch ra là: Cọp rày làm chủ lâm điền, quần thần cộng lạc miên miên cửu trùng, thiệt là bậy bạ, chưa kể, những năm tháng gần đây một bài viết trong tạp chí cộng sản, số 11 ra tháng 11 / 1982, khi Ông Phan Khắc Hoè phê bình quyển Con Rồng An Nam do Đức Hoàng Đế Bảo Đại viết, đã tiết lộ rằng chính ông ta (Phan Khắc Hoè,) lúc đó giữ chức Đổng Lý Văn Phòng Ngự Triều, đã nhận lệnh của đảng cộng sản, qua trung gian Trương quang Phiệt, lợi dụng sấm Trạng Trình, làm các âm mưu chính trị, để gầy ra điều kiện buộc vua Bảo Đại thoái vị, (Hoàng xuân Tửu trang 62) qua các ví dụ trên, chúng ta phải lưu ý đến việc các đảng phái chính trị loan tải sấm Trạng Trình theo ý định của họ). Như câu: Nguyễn đi rồi Nguyễn lại Về, rồi bàn ra tán vào là Nguyễn cao Kỳ trở về, và Nguyễn hữu Chánh làm lãnh tụ là do chú Chánh chân mệnh thiên tử.

Như câu sấm viết: ô hô thế sự tại bềnh bồng, Nam bắc hà thời xích lộ thông, lại dám viết thành ra. ô hô thế sự tại bềnh bồng, Nam Bắc Hà Thời Thiết lộ thông, hai câu văn hơi giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác nhau, hai chữ Thiết Lộ và chữ Xích lộ khác biệt hoàn toàn, thiết lộ là đường tàu hỏa, chemin de fer, trong khi Xích lộ là con đường đỏ, tức là chủ nghĩa cộng sản. nam bắc nghĩa là từ nam cực đến bắc cực có bao giờ chủ nghĩa cộng sản lại thôn tính được thế giới.

Nay nhân viết loạt bài về Sấm Ký, Hàn Sinh chỉ viết lại và có chút phiếm luận, tản mạn, Biết đâu qua bài viết này, lại không tình cờ gặp người cao kiến hơn, biết rành hơn, thì Hàn Sinh sẽ xin thọ giáo. Người biết được điều mình sai lầm, ắt phải là thầy mình. Người tinh thông cùng mình bàn luận trao đổi vui vẻ, ắt là bạn bè tâm phúc. Như câu nói của người xưa giữa Bảo Thúc và Quản Trọng đời vua Tề. sinh ra ta là cha mẹ ta, biết được ta chính là Bảo Thúc. Hai người cùng làm quan đồng triều, mà Bảo Thúc hết lòng tiến cử bạn hiền, tiến cử người có tài đức để giúp đất nước; ngẫm đi nghĩ lại, tình nghĩa đời xưa sao hay quá, Ôi Thế nước Việt, Thời nước Ngô. /.



Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Sun Apr 24, 2011 12:56 pm    Tiêu đề:

CHỪNG NÀO ĐÁ NỔI LÔNG CHÌM
ĐỒNG KHO HỒ CẠN BUÁ LIỀM RA TRO
( Trích dẩn Sấm Ký Trạng Trình )


• Căn bệnh chảy máu  vàng mỗi  năm ra ngoại quốc dưới hình thức nữ trang !
Nguồn tin :Phỏng theo bài viết của  báo tài chánh FT ngày 28.03. 2011 _ http://www.ft.com

Từ hơn hai năm qua, các nhà buôn bán vàng tại VN ( trong đó có các quan lớn) đã xuất cảng sang Thụy sĩ hàng năm trị giá trên dưới 3 tỷ đô la US$ hàng năm. Hình thức xuất cảng dưới dạng nữ trang ( vì nhà nước CS cấm bán vàng) , rồi nung lại thành thỏi vàng ròng để định giá bán dễ dàng hơn. 3 công ty  Thụy sĩ phụ trách việc nầy là  Argor-Heraeus, MKS Finance và Valcambi.

Theo Cameron Alexander, một cố vấn của GFMS chuyên về mua bán vàng cho biết : " Vì lệnh cấm xuất cảng vàng của nhà nước VN , nên các ngân hàng xuất cảng nữ trang sang Thụy sĩ để nung lại". Vì đồng tiền VN phá giá, nên họ thủ tiền bằng đô la!

Năm ngoái (2010), VN xuất cảng khoảng 61 tấn kim loại quý, phần nhiều là vàng, trị giá 2,8 tỷ US$ theo quan thuế Thụy Sĩ, năm 2009 54 tấn trị giá 1,9 tỷ US$, năm 2008 3,2 tấn trị giá 71 triệu US$.

Ông Alexander còn cho biết : "Khi có lệnh cấm bán vàng tại VN thì số vàng từ Miên , Lào, Thái Lan, Trung Cộng nhập vào Thụy sĩ tăng lên rất nhiều".


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)  cho biết VN thất thoát tiền khoản  từ 12 - 13 tỷ US$ năm 2010, tương đương 12% GDP. Theo  Benedict  Bingham, một đại diện của IMF tại Việt Nam, " Việc thất thoát tiền không được liệt kê trong báo cáo chánh thức của nhà nước, thì sự thâm thủng cán cân thương mại có các nguyên nhân sau hoặc do định lượng thấp việc xuất cảng , hoặc do sự đầu tư ước lượng quá cao, hoặc do sự tẩu tán tiền trong nước ra ngoại quốc  không kiểm soát được ".

Nói chung , là tình trạng chảy máu vàng sẻ làm cơ thể đất nưóc cạn kệt vì hết máu , vàng và tiền  ra ngoại quốc rất nhiều, như  Thụy sĩ , và nhất là tại Mỹ với những kẻ "nói là về làm ăn  " !.
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN


Được sửa bởi LAM SON ngày Tue Apr 26, 2011 5:32 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang
bipam



Ngày tham gia: 16 Aug 2009
Số bài: 169

Bài gửiGửi: Sun Apr 24, 2011 6:43 pm    Tiêu đề:

Xin chào nhà nghiên cứu kinh dịch
Lê Hàn Sinh .
Mình xin có một nghi vấn không biết trong sấm Trạng Trình có phần nào tiên tri .." VN lại bị chia cắt  và một cuộc nội chiến khác sắp sửa xảy ra !!! "
  Thân chào.
_________________
noi de ma noi
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Sun Apr 24, 2011 10:27 pm    Tiêu đề: TIÊU ĐỀ : SẤM KÝ TRẠNG TRÌNH VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC VIỆT NAM

Thưa bạn ,

Từ đầu cho đến đoạn giưả ( Sấm Trạng Trình gồm có hơn 400 câu ) thì có nói đến phân hai , nhưng đến cuối thì thấy nhiêu chuyện vui , Vì CụTrạng đã nhìn thấy vận mệnh đất nước sau nhiều đau khổ , Dịch dạy : Tiền hung hậu cát , với lại Hoạ Trung Hưũ cưú , trong khi gặp hoạn nạn lại được sự cưú giúp , bằng chứng là khoảng gần 400 ngàn Quân cán chính cuả Chế độ VNCH , khi ở tù , sau cùng đã được giải thoát và được đi định cư tại Hoa Kỳ , là bằng chứng xác thực . Sau nầy đất nước không xảy ra nạn phân ly , và vỉnh viển hưởng phúc . vì đả hơn một lần , chúng ta đều hiểu được giá trị cuả Tự Do Dân chủ thực sự là gì rồi .
Trân Trọng
Về Đầu Trang
doan thai thuy



Ngày tham gia: 12 Jul 2008
Số bài: 37

Bài gửiGửi: Sun Apr 24, 2011 11:08 pm    Tiêu đề:

Thưa anh LE HAN SINH,

Năm tôi học lớp nhất (lớp 5 bây giờ), thầy giáo của tôi có nói: "Cụ trạng Trình đã đế lại sấm ký, tiên đoán rất chính xác thời cuộc và vận mệnh đất nước, nhưng có nhiều điều bất lợi cho triều đình nhà Nguyễn, nên vua Tự Đức (?) đã cho người xáo trộn tất cả sấm ký của cụ Trạng không còn theo đúng thứ tự nữa, để sau này không còn ai phân biệt được các đoạn sấm đó sẽ xẩy ra vào lúc nào".

Vì thế mà sau này, mỗi khi nghe rộ lên những lời bàn sấm Trạng Trình, tôi không mấy chú ý .

Anh LE HAN SINH có nhận định giống thầy giáo năm xưa của tôi không ?
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Mon Apr 25, 2011 6:15 am    Tiêu đề: TIÊU ĐỀ : SẤM KÝ TRẠNG TRÌNH VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC VIỆT NAM

Thưa anh bạn,

(Thưa anh LE HAN SINH,

Năm tôi học lớp nhất (lớp 5 bây giờ), thầy giáo của tôi có nói: "Cụ trạng Trình đã đế lại sấm ký, tiên đoán rất chính xác thời cuộc và vận mệnh đất nước, nhưng có nhiều điều bất lợi cho triều đình nhà Nguyễn, nên vua Tự Đức (?) đã cho người xáo trộn tất cả sấm ký của cụ Trạng không còn theo đúng thứ tự nữa, để sau này không còn ai phân biệt được các đoạn sấm đó sẽ xẩy ra vào lúc nào".

Vì thế mà sau này, mỗi khi nghe rộ lên những lời bàn sấm Trạng Trình, tôi không mấy chú ý.

Anh LE HAN SINH có nhận định giống thầy giáo năm xưa của tôi không?)


Vua Tự Đức tham lam, muốn triều Nguyễn muôn năm cai trị (hay trừng trị) nên cho người sửa chữa "lại lời sấm:

Lý đi Thời Lý lại về (thành ra Nguyễn đi thời nguyễn lại về)
Giặc đến Bồ Đề thời giặc mới tan

Mới đây thôi, trên Bình Dương Thuộc Sông Bé, người ta làm một vòng thành đặt tên là Đại Nam, và điểm đặc biệt, ngoài tượng đức Phật ra, còn có tượng người khác, bức tượng đó chính là tượng cuả Chũ Tịch Hồ Chí Minh ,, một số chùa chiền cùng vậy. Và tin tức loan truyền về ông Hồ Chí MInh , đã có thời gian hành đạo Phật tại Thái Lan Giặc đến Bồ Đề thời Giặc Mới tan, Nghiả là khi khi giặc đến nương náu nơi cưã thiền môn , thì tức khắc giặc sẻ tan hết . suy đi rồi mới nghĩ ra được. Đây là một hiện tượng, mình không có ý bôi bác, hay chê bai ai hết, lời xưa nói QUỐC PHÁP BẤT VỊ THÂN SƠ. PHÁP LUẬT NGHIÊM MINH, LUẬN CÔNG ĐỊNH TỘI,

Khi nào người đại diện pháp luật QUANG MINH CHÍNH ĐẠI, CÔNG BÌNH LIÊM CHÍNH, Thì chừng đó tự nhiên thái bình.

Như anh bạn đã xem qua loạt bài tôi đã đưa lên diễn đàn, Đầu Tiên là ý tôi muốn nói đến sấm ký, nhưng nếu nói về sấm ký, thiên hạ sẽ không hiểu, nên tôi mở đầu bằng lời giải thích về Bói Toán, và nguồn gốc xuất phát. Từ đó mới dần đưa quý vị vào lãnh vực Kinh Dịch, rồi đó mới dẫn chứng những câu sấm tương truyền do cụ Trạng Trình viết ra. Từ đó mời xảy ra tình trạng tam sao thất bổn, nhiều khi không biết có phải do cụ viết hay người khác phịa ra, như Sấm giảng của Phật Giáo Hòa Hảo, và Giáo Phái Cao Đài; Được truyền ra trong quảng đại quần chúng.

Năm xưa, khi viết mấy dòng về sấm ký, tôi đã bắt đầu rằng, Sấm ký hơi có phần bí hiểm là do, các cụ ngày xưa, dùng toàn bằng văn hán nôm (thuộc cổ văn) kế đến Sấm ký lại được đặt trên căn bản (tôi không dùng từ cơ bản) của khoa Thái Ất, khoa Thái Ất xuất phát từ Kinh Dịch, Những điều nầy lẽ ra, chỉ nên trao đổi có tính cách riêng tư, hơn là mang lên diễn đàn,

Trước khi đưa loạt bài lên diễn đàn, Tôi đã trải qua nhiều đêm suy nghĩ, nên hay không nên đưa loạt bài nầy ra công chúng hay không? Sau cùng do một sự thúc đẩy mãnh liệt (không biết do đâu, nên tôi quyết định chọn diễn đàn Duy Tân. Có lẻ do hai chữ Duy Tân, ngày xưa, Vua Duy Tân là vị hoàng Đế rất trẻ, thông minh, và có tài năng, Vua Duy Tân lại có vị cố vấn tài ba lỗi lạc đó là ông Trần Cao Vân, một người được truyền là tinh thông kinh dịch, ông đã đưa ra Trung Thiên Dịch, trước đó dịch xuất hiện thời Phục Hy, gọi là Tiên Thiên Dịch, chỉ nói chuyện trời, đến sau thời Văn Vương nhà Chu (Châu) do Văn Vương mà có Hậu Thiên dịch, Hậu thiên nói về lý lẽ ở thế gian, Nhưng Trần Cao Vân lại đưa ra Trung Thiên Dịch, theo thiển ý của mình, Tiên thiên là cái có trước, tức là vật thể siêu nhiên ví dụ như tinh trùng của nam giới, và noãn sào, hay trứng của nữ giới, hai vật thể nầy khi gặp nhau vào thời điểm nào đó, (gần như một trùng hợp), hay ngẫu nhiên hợp lại với nhau, tác động lần nhau mà thành ra thai nhi. Vì thế Hậu Thiên là cái có sau Gọi là trùng hợp, hay ngẫu nhiên, chỉ nên tạm hiểu, như Kinh dịch và Thiên tống, đừng có quá chú ý câu nệ kinh văn, mà hãy nên hiểu được ý tứ, những gì người ta muốn đề cập đến. Toàn bộ kinh Phật để lại, đều có liên quan đến nguyên tử.

Trung Thiên chính là khoảng trống giữa Tiên thiên và Hậu Thiên. ví dụ cho dễ hiểu như: Anh Bạn và tôi gặp nhau qua diễn đàn, và qua bài viết, Diễn đàn như một địa điểm nào đó trên mặt đất, anh là A, và tôi là B = qua bài viết của tôi, nên A + Bài viết + B hợp lại: Đây là lý thuyết Một (1) + Một (1) = Ba (3) Khi đã hiểu được phần lớn những gì dịch trình bày, thì có thể giải mã một phần (tôi nói chỉ một phần) Sấm Ký mà thôi. Những bí mật trong trời đất, mình chỉ có thể hiểu được khi nào được phép hiểu.

Ngày nay, nhiều người cầm quyền lực trong tay, ăn ngược nói ngạo, không coi trời đất ra gì hết, chúng ta nên biết, điều chúng ta biết chỉ là hạt cát, điều chúng ta chưa biết thật là mênh mông. Chỉ đến khi nào Uy trời trừng phạt, chừng đó mọi sự hiểu ra thì đã quá muộn. hiện thời tai nghe mắt thấy nhan nhản những điều chướng tai gay mắt, sao tôi sợ quá. cách nay mấy mươi năm, khi còn lang thang ở Sài Gòn Biên hòa, thường la cà những nơi chốn, mua bán chợ trời ; mình nghe người ta nói với nhau: Ngày xưa quả báo kiếp sau, Ngày Nay Quả Báo Nhãn Tiền một Khi.
Bởi thế nên, khi viết bài giải sâm ký, tôi viết, Sâm ký tựa như các đầu đề Toán hóc búa, chỉ dành cho những thí sinh xuất sắc, không dành cho người thường, Các Câu Sấm có viết như:

Chữ rằng lục thất nguyệt gian,
Ai mà biết được mới gan anh tài, (nghĩa là anh hùng hào kiệt)
chữ nôm: lục là 6, thất là 7, nhưng 6 nào 7 nào???? chẳng biết, theo kinh dịch, an Cửu Cung Lạc Thư, 9 cung của bảng Lạc Thư sẽ hiểu. Sau đây là bảng Cửu Cung

BẢNG CỬU CUNG LẠC THƯ
TÂY BẮC
Càn 6
BẮC
Khảm 1
ĐÔNG BẮC
Cấn 8
CHÍNH TÂY
Đoài 7
TRUNG ƯƠNGCHÍNH ĐÔNG
Chấn 3
TÂY NAM
Khôn 2
CHÍNH NAM
Ly 9
ĐÔNG NAM
Tốn 4


như thế, tây bắc tượng trưng cho vận 6 và nước Mỹ, Số 7 tượng trưng cho phương Tây hay Âu Châu, như vậy có thể hiểu thêm, Bậc thánh trí sinh ra khoàng tư cuối vận 6 qua vận 7, vận 6 bắt đầu từ năm Giáp Thìn 1964 cho đến năm quý hợi 1983, vận 7 từ năm Giáp Tý 1984 đến năm 2003 Quý Hợi, còn một ẩn nghiã nữa là người nầy đi lại lại giữa hai lục địa Âu Châu Và Mỹ Châu,

Nên lời sấm nói: giữa 6 qua 7, muốn biết bậc thánh nhân thì hãy xem ở đó, ở đó,

Các phương vị mở bày ra, ta đã thấy rỏ, đông tây nam bắc. Đông bắc, tây nam, tây bắc đông nam.

Các số chính là biểu số của nhóm sao Thái Ất. như vậy: Số 6 là vận 6 ở phương tây bắc, số 6 là số của Sao Vũ Khúc Kim Tinh. Số 7 bà biểu số của phương tây hay cung đoài, sao Phá quân thất xích.
Bởi thế, nên khi viết tôi phải viết cho chính xác, như người thầy giáo năm xưa trưóc giờ dạy, trước giờ đứng trước bục giảng, đều phải thức thâu đêm, để soạn bài. Có làm cha mẹ mới hiểu lòng của cha mẹ, có làm thầy giáo mới hiểu lòng của thầy cô.

Nay có vài lời trao đổi cùng bạn. Không dám múa rìu qua mắt thợ, mình vô cùng cẩn trọng, dè dặt, và ăn nói mực thước, vì lời xưa có nói: Muốn cho người trọng mình thì mình phải trọng người, và trước tiên, mình phải trọng chính bản thân mình. Chẳng qua là vì trước khi mai danh ẩn tích vĩnh viễn, nên có đôi dòng cùng chư vị, nhất là với người hậu sinh, câu nói thanh niên là rường cột của quốc gia, là tương lai của đất nước nằm trong tay thanh niên. đó là tâm ý của cụ Trạng Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Mong có dịp được luận bàn cùng người hiền.

hàn Sinh Họ Lê.

_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG


Được sửa bởi LE HAN SINH ngày Mon May 09, 2011 5:55 am; sửa lần 2.
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Tue Apr 26, 2011 5:04 pm    Tiêu đề:

   
Trích dẩn Sấm Ký Trạng Trình đã viết :
CHỪNG NÀO ĐÁ NỔI LÔNG CHÌM

ĐỒNG KHO HỒ CẠN BUÁ LIỀM RA TRO                    ( Trích dẩn Sấm Ký Trạng Trình )


Tình trạng chảy máu vàng   mỗi  năm ra ngoại quốc dưới hình thức nữ trang !
Nguồn tin :Phỏng theo bài viết của  báo tài chánh FT ngày 28.03. 2011 _ http://www.ft.com

Từ hơn hai năm qua, các nhà buôn bán vàng tại VN ( trong đó có các quan lớn) đã xuất cảng sang Thụy sĩ hàng năm trị giá trên dưới 3 tỷ đô la US$ hàng năm. Hình thức xuất cảng dưới dạng nữ trang ( vì nhà nước CS cấm bán vàng) , rồi nung lại thành thỏi vàng ròng để định giá bán dễ dàng hơn. 3 công ty  Thụy sĩ phụ trách việc nầy là  Argor-Heraeus, MKS Finance và Valcambi.

Theo Cameron Alexander, một cố vấn của GFMS chuyên về mua bán vàng cho biết : " Vì lệnh cấm xuất cảng vàng của nhà nước CSVN , nên các ngân hàng xuất cảng nữ trang sang Thụy sĩ để nung lại". Vì đồng tiền VN phá giá, nên họ thủ tiền bằng đô la!

Năm ngoái (2010), VN xuất cảng khoảng 61 tấn kim loại quý, phần nhiều là vàng, trị giá 2,8 tỷ US$ theo quan thuế Thụy Sĩ, năm 2009 54 tấn trị giá 1,9 tỷ US$, năm 2008 3,2 tấn trị giá 71 triệu US$.

Ông Alexander còn cho biết : "Khi có lệnh cấm bán vàng tại VN thì số vàng từ Miên , Lào, Thái Lan, Trung Cộng nhập vào Thụy sĩ tăng lên rất nhiều".


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)  cho biết VN thất thoát tiền khoản  từ 12 - 13 tỷ US$ năm 2010, tương đương 12% GDP. Theo  Benedict  Bingham, một đại diện của IMF tại Việt Nam, " Việc thất thoát tiền không được liệt kê trong báo cáo chánh thức của nhà nước, thì sự thâm thủng cán cân thương mại có các nguyên nhân sau hoặc do định lượng thấp việc xuất cảng , hoặc do sự đầu tư ước lượng quá cao, hoặc do sự tẩu tán tiền trong nước ra ngoại quốc  không kiểm soát được ".

Nói chung , là tình trạng chảy máu vàng ứng với lời sấm , vì khi nào đất nước cạn kiêt quý kim , thì chừng đó cơ thể sẻ chết vì hết máu ( vàng và ngoâi tệ )  ra ngoại quốc rất nhiều, như  Thụy sĩ , và nhất là tại Mỹ với những kẻ "nói là về làm ăn  " !.]

_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Tue Apr 26, 2011 5:27 pm    Tiêu đề:

CHỪNG NÀO ĐÁ NỔI LÔNG CHÌM
ĐỒNG KHO HỒ CẠN BUÁ LIỀM RA TRO
( Trích dẩn Sấm Ký Trạng Trình )

_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Tue Apr 26, 2011 5:34 pm    Tiêu đề:

Thường thì ỡ đất nước Việt Nam khoảng cừ 500 năm lại xuất hiện một vị anh hùng dân tộc nổi lên ,
_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Thu Apr 28, 2011 7:21 am    Tiêu đề: MỘT CHÚT TÃN MẠN VỀ NGHI VẤN TRONG SẤM TRẠNG TRÌNH

NGHI  VẤN VỀ TRẠNG TRÌNH SẤM KÝ .

Đã từ rất lâu , Sấm Trạng Trình được loan truyền trong dân gian , nhất là vào những thời điểm đất nước Việt Nam có nhiều biến cố liên quan đến chính trị . Nay kẻ hậu sinh bỏ ít công lao , thời gian , để sưu tầm những dữ liệu , ngõ hầu cho đời sau bíết được điểm nào đúng điểm nào sai , củng như biết đâu là chính nghiã , đâu là phi nghiả , chính tà pha trộn , vàng thao lẫn lộn , biết đường mà đi , biết nẽo mà lần . kẽ hậu học , trình độ còn thấp kém , chữ nghiã thì lõm bỏm , Nay tuy chưa già , nhưng không còn trẻ nưả , củng xin noi gương đời xưa ; có đôi dòng gọi là trình làng  nước , Lời quê mộc mạc , ai xem được thì xem , không xem được thì thôi . Nhược bằng , có ý cùng nhau trao đổi luân bàn , thì học hỏi lẫn nhau . Trước lạ sau quen . Những hiểu biết , kiến thức vốn không cuả riêng ai , hoặc cuả riêng dòng họ nào . Kẻ đi trước chỉ đường đi nẽo về cho người đi sau , đời đời giử lại tinh hoa cuả dân tộc . Nay có đôi lời cẫn trọng .
                   
 BÀI TƯẠ CUẢ BẠCH VÂN THI TẬP .

Ôi  !  Nói  cái tâm là nói về cái chỗ mà chỉ đạt tới  , vậy mà làm thành thơ để nói cái chí  hướng . Có kẻ Chí để ở đạo đức , có kẻ Chí để ở công danh  , có kẻ ưa nhàn sự , Kẽ nầy lúc nhỏ , chịu sự dạy dỗ cuả gia đình , lớn lên bước vào giới Sỹ phu , lúc về già ưa sự an nhàn , lấy cảnh nuí non , sông nước làm vui , Thơ văn vụng về , Nhưng thơ văn là nghiẹp , vẩn bị đeo đuỗi , khi thấy phong cảng sơn thuỷ hữu tình đâm ra thích cãm tác , làm được hơn nghìn bài thơ , đặt thành BẠCH VÂN THI TẬP , Cái tội cuả học trò già nầy đẻ lại mong chư vị quân tữ đời sau lượng thứ .
Ngay từ thời ĐInh Lê Lý Trần , đã có xuất hiện những câu Sấm : Đỗ Thích thế Đinh Đinh , Lê Gia xuất thánh minh . Chỉ việc Đổ Thích giết cha con Đinh Bộ Lĩnh , và nhà tiền Lê nối ngôi . Đời hậu Lê ; thời Kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh , đã xuất hiện lời sấm : Lê Lợi Vi Quân , Nguyễn Trãi Vi Thần .

Câu chuyện về sấm ký đã trải qua nhiều thời đại , Bị các giai cấp Cầm quyền lợi dụng , xuyên tạc , bóp méo , và những thành phần trí thức đối lập củng lợi dụng sấm ký để tuyên truyền chống chế độ, chính vì thế , mà năm xưa thời nhà nguyễn đã có lúc nghiêm cấm việc truyền rao sấm ký . Như Vua Tự Đức đã cho người sưả lời sấm : câu sấm  Nguyễn  đi thời  Nguyễn  lại về , Giặc đến Bồ đề thời giặc mới tan .  hai câu đó lẻ ra phải là : Lý đi thời Lý lại về , Giặc đến bồ đề thời giặc mới tan . Và còn có lời sấm truyền trong dân gian : Ai xuống tuyền đài hỏi Gia Long , ấy Thằng Bão Đại phải cháu không , thời đó ai mà nói câu nầy , thì nhà cấm quyền họ bắt được thì họ cắt lưởi . vì dư luận nói về vua Bão Đại không phải là con vua Đồng Khánh . Đôi khi những lời sấm xuất hiện trùng hợp với sự kiện biến động về lịch sữ . như là ngẫu nhiên , như câu sấm : Chừng nào Trúc Mộc quanh Thành , Cha con họ Nguyễn bế bồng nhau đi . đó là thời kỳ Ngô Đình Diệm về chấp chính , và ban hành lệnh truất phế Đức Quốc Trưởng Bão đại , Dinh Độc Lập  hay Phũ Tổng Thống , cho trồng nhiều bụi trúc , và trên hình con Triện (Ấn Tín )  lại có hình bụi trúc . Sự trùng khớp như một điều ngẫu nhiên , khó giải thích được . Bởi thế , Cụ Trạng đã có bài thơ nói về phong thuỹ điạ lý , ( theo như Cụ Tã Ao , lời xưa truyền rằng cụ là vua về khoa địa lý phong thuỹ  VN . :

                                                          Phúc địa chi cho kẻ cưỡng cầu ,
                                                          Được chăng run rủi bởi cơ mầu ,
                                                          Ơn lành chẳng sắp nên hay gặp ,
                                                          Nẽo dữ tuy tìm lại phải âu .
                                                          Quý nộ phân kim ai khéo bầy,
                                                          Cao Biền ưa thuỷ phép sai đâu .

Cưỡng cầu : cậu mong một cách gượng gạo ,
Chẳng sắp : không tìm mà lại được , do phúc phần ,
Âu : lo lắng
Phân kim : là một phương pháp hay kỹ thuật thức hành trong khoa phong thuỹ địa lý .

_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG
Về Đầu Trang
bipam



Ngày tham gia: 16 Aug 2009
Số bài: 169

Bài gửiGửi: Fri Apr 29, 2011 12:19 am    Tiêu đề:

Xin mời các bạn đọc bài viết về lịch sử VN của tác giả Nguyễn Xuân Phước ...


Những nghịch lý lịch sử của thế kỷ 20 và hành trình đi tìm tính chính thống lịch sử ở thế kỷ 21[1]

Ai yêu nước mà giam người yêu nước
Ai lấy ngục tù để giết chết tự do
Ai rước ngoại nhân bằng vạn tiếng hoan hô
Ai nô lệ mà tưởng mình tự chủ.
(không nhớ tên tác giả –
gặp trong trại tị nạn Thái Lan)
ĐỂ GIỚI THIỆU
Không có một logic nào có thể giải thích được những nghịch lý lịch sử Việt Nam của thế kỷ thứ 20. Chỉ có sự nhận thức về những nghịch lý lịch sử mới có thể hiểu được dòng lịch sử kỳ lạ nhất trong chiều dài 5,000 năm lịch sử của dân tộc.
Lòng yêu nước không đóng khung trong một đảng phái hay trào lưu lịch sử nào mà nó biến thiên không chừng. Yêu nước biến thành tay sai và tay sai biến thành yêu nước. Nhưng tay sai vẫn có thể vĩnh viễn là tay sai, và yêu nước vẫn mãi mãi là yêu nước. Và thêm vào đó, xuất hiện thành phần yêu nước giả, thành phần cơ hội, yêu nước ở  hình thức, vong thân ở nội dung. Trong tay sai có yêu nước, trong yêu nước có tay sai, trong yêu nước có cơ hội v.v..
ĐI TÌM HỒN SỬ
Thế kỷ thứ 20 là trang sử phức tạp nhất trong dòng lịch sử Việt Nam. Tính phức tạp của thế kỷ 20 bắt nguồn từ những biến động lịch sử liên tục suốt 500 năm qua.
Cuối thế kỷ 15, địa lý Đại Việt dưới triều vua Lê Thánh Tông được mở rộng đến kinh đô Đồ Bàn. Cuộc nam chinh của Lê Thánh Tông đã chấm dứt hoạ xâm lăng của Chiêm Thành và đồng thời sát nhập Chiêm Thành vào lãnh thổ Đại Việt. Lê Thánh Tông tiếp tục phát triển công nghệ quốc phòng được xây dựng từ cuối đời nhà Trần, khuyếch trương dưới thời nhà Hồ và được Lê Thái Tổ khai dụng để trở thành sức mạnh quân sự trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh. Nông nghiệp và công nghệ quốc phòng trở thành nền tảng kinh tế cho việc phát triển quốc gia. Sức mạnh kinh tế và quân sự của Đại Việt đã ảnh hường đến tận Thái Lan, Miến Điện, bán đảo Malacca[1].
Nhưng sau Lê Thánh Tông,  nhà Lê suy sụp. Đất nước bắt đầu một chuỗi nội chiến khốc liệt.  Từ biến động cung đình đưa Mạc Đăng Dung lên ngôi, đến cuộc chiến tranh Lê-Mạc, sự thành lập chính quyền vua Lê chúa Trịnh, đến chiến tranh Trịnh Nguyễn, cuộc nam tiến của chúa Nguyễn mở rộng địa lý Đại Việt đến Cà Mau, đến thời kỳ Tây Sơn diệt Trịnh Nguyễn, đến thời kỳ Quang Trung đại thắng quân Thanh, đến giai đoạn anh em Tây Sơn đánh nhau, rồi chiến tranh Tây Sơn-Nguyễn Ánh, đến thời kỳ Gia Long thống nhất giang sơn, rồi đất nước bị Pháp thuộc, đến công cuộc kháng chiến chống Pháp, phong trào Cần Vương, phong trào Văn Thân, sự hình thành các đảng phái cách mạng,  đến thời kỳ độc lập, quốc-cộng phân tranh, thời kỳ Cộng Sản thống nhất đất nước, công cuộc cải tạo xã hội với đấu tranh giai cấp để cộng sản hóa đất nước, rồi đổi mới, đến sự hình thành phong trào dân chủ …
Năm trăm năm thoáng qua như một chớp mắt.
Năm trăm năm lịch sử đó đổ dồn về thế kỷ 20 với một đất nước tan hoang, một dân tộc ly tán.  Một đất nước bị mất chủ quyền về tay người Pháp. Một triều đình nhà Nguyễn hấp hối trong đại vận suy vong của dân tộc Việt. Một Việt Nam độc lập ra đời giữa các thế lực quốc tế.  Lòng yêu nước, tinh thần nô lệ, ý thức độc lập,  tinh thần dân tộc, chủ nghĩa Mác Lê, cuộc cách mạng vô sản,  nghĩa vụ quốc tế, nền chính trị độc tài, khát vọng độc lập, tự do dân chủ,  quấn quyện vào nhau đầy nghịch lý để làm nên một Việt Nam thế kỷ 20.
Việt Nam bước vào thế kỷ 21 với trái tim rướm máu của hàng bao thế hệ thao thức cho một Đaị Việt phục hưng, cường thịnh đầy ắp tình tự dân tộc và tình nhân loại.
Từ giấc mơ Quang Trung đến những thao thức của Bùi Viện,  Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đến nỗi bất hạnh của Duy Tân, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thái Học, kéo dài đến Hoàng Minh Chính, Nguyễn Hộ, Trần Độ, hoà lẫn với thế hệ Trần Văn Bá,  Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Đan Quế, Hà Sĩ Phu, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Nguyễn Thanh Giang, Trần Khuê và cho đến ngày nay với Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Nguyên Sang, Nguyễn Bắc Truyển, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Đoàn Huy Chương, Trần Khải Thanh Thủy và gần đây là Cù Huy Hà Vũ cùng với bao nhiêu người khác.
Lòng yêu nước như một sợi chỉ xuyên suốt hàng bao thế hệ để làm nên lịch sử cho dân tộc.  Và chỉ có thể đứng trên chính mạch lịch sử dân tộc, thế hệ chúng ta mới có thể nhận được tín hiệu của sử mệnh, mới nghe được tiếng réo gọi của hồn sử để tiếp nối sứ mệnh lịch sử của cha ông, và để cùng đứng lên làm nên một nước Đại Việt mới của thế kỷ 21.
PHAN SÀO NAM-PHAN CHU TRINH VÀ TRUNG TÂM VẬN ĐỘNG LỊCH SỬ THẾ KỶ 20

Phan Chu Trinh (1872–1926)
Sau khi vua Duy Tân bị bắt đày ra đảo Reunion năm 1916, phong trào chống Pháp chuyển từ Cần Vương sang một giai đoạn mới. Đó là giai đoạn các sĩ phu nho gia và các trí thức tân học yêu nước đứng ra chủ động công cuộc đánh Pháp giành độc lập.
Ở mặt tầng xã hội, quan lại triều đình Huế ở Trung và Bắc kỳ cùng với lực lượng đốc phủ sứ của chính quyền thuộc địa ở Nam kỳ trở thành công cụ tay sai phục vụ chế độ thực dân Pháp.
Trong khi đó một cuộc vận động chống Pháp giành đôc lập được thành hình trong đáy tầng dân tộc. Cuôc vận động nầy chối bỏ giá trị và vai trò lịch sử mặt tầng của triều đình Huế.   Sau hoàng đế Duy Tân, trục tâm của lịch sử dân tộc đã chuyển dịch từ triều đình Huế sang phong trào cách mạng chống Pháp.  Do đó, cuộc kháng chiến chống Pháp đã trở thành trung tâm vận động lịch sử mới và đã làm nên lịch sử Việt Nam ở thế kỷ 20. Vì thế, đứng trên sử quan dân tộc, vua Duy Tân là vị vua chính thống cuối cùng của nhà Nguyễn. Đồng thời tính chính thống lịch sử của triều đình Huế đã bị thay thế bởi công cuộc vận động chống Pháp giành độc lập của đáy tầng quốc dân.
Tinh thần chống Pháp giành độc lập của vua Duy Tân được tiếp nối bởi hai nhà chí sĩ họ Phan:  Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Hai nhà ái quốc lớn, sáng rực ở đầu thế kỷ thứ 20 với chủ trương khác nhau trong công cuộc giành độc lập cho nước nhà, nhưng thống nhất với nhau trong tình nghĩa dân tộc Việt, và yểm trợ cho nhau trong công tác cứu nước.
Phan Sào Nam là lãnh tụ tối cao của cách mạng dân tộc Việt. Việt Nam Quang Phục Hội, là tổ chức cách mạng dân tộc đầu tiên có tổ chức, có huấn luyện và kỹ thuật hiện đại, xây dựng được tổ chức trong nước lẫn ngoài nước. Việt Nam Quang Phục Hội với Trần Cao Vân và Thái Phiên là tổ chức đứng đàng sau cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân.
Phan Chu Trinh là cha đẻ của phong trào dân chủ và dân quyền tại Việt Nam. Ông đã gieo những hạt giống dân chủ đầu tiên tại Á Châu trước gót giày xâm lược của Tây Phương. Ông là một trong những học giả Á Châu đầu tiên chủ trương đấu tranh giành độc lập bằng con đường bất bạo động.  Mãi những thập kỷ sau tại Ấn Độ mới xuất hiện một Gandhi quảng hoá phương thức đấu tranh mới lạ đó.
Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã mở ra bước ngoặc của dòng lịch sử và vạch ra con đường sống mới cho dân tộc khi triều đình Huế trở thành tay sai cho thực dân Pháp.Khi toàn dân đứng lên hưởng ứng phong trào chống thuế cắt tóc ngắn ở Quảng Nam, vua quan triều đình Huế đứng về phía thực dân Pháp chém ngang lưng nhà cách mạng Trần Quí Cáp, xử trảm Trần Cao Vân và Thái Phiên. Người vợ trẻ của Thái Phiên đã lấy vạt áo dài hứng đầu chồng phóng lên ngựa chạy trốn truy kích của quan quân triều đình, để đầu chồng không phải bị triều đình đem về bêu ở xứ Quảng.
Bao nhiêu bi kịch đẫm máu đã xảy ra trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp mà những người yêu nước đã bị triều đình Huế và thực dân Pháp đàn áp. Chính những dòng máu đó của đáy tầng Việt  đã phủ định giá trị chính thống của triều đình Huế và chính những dòng máu yêu nước đó đã viết nên trang sử mới của thế kỷ 20.
SỰ PHÂN HÓA CỦA DÒNG CÁCH MẠNG VIỆT
Công cuộc kháng chiến chống Pháp không phải chỉ đối đầu với người Pháp và cả một hệ thống chính quyền do những người Việt làm tay sai từ nam đến bắc. Đặc biệt, dưới chế độ bảo hộ ở trung và bắc kỳ, thực dân Pháp có thêm guồng máy chính quyền từ trung ương đến địa phương của triều đình Huế làm trợ thủ. Cho đến đầu thế kỷ thứ 20 hệ thống cai trị của Pháp đã có những dòng họ Việt Nam nhiều đời trung thành với chế độ thực dân và làm cho nền móng cai trị của thực dân vững vàng hơn. Chính vì thế, công cuộc kháng chiến càng ngày càng gian nan.
Từ đầu thế kỷ thứ 20 các nhà cách mạng Việt Nam đã tìm đường ra nước ngoài để vận động thế giới tìm đường giải phóng đất nước. Phong trào Đông Du tuyển lựa các thanh niên ưu tú gởi qua Nhật Bản để được huấn luyện. Một số thanh niên tìm đường xuất dương sang Pháp. Những thanh niên trẻ tuổi thế hệ 1910, 1920, 1930  phải đối diện với một thế giới tràn đầy những trào lưu tư tuởng triết học với mô hình chính trị và xã hội mới. Từ cuộc cách mạng Tân Hợi của Tôn Văn 1911, đến cuộc cách mạng Nga 1917, sự nổi dậy của chế độ Quốc Xã ở Đức, cùng với di sản của cuộc cách mạng dân chủ Mỹ và dân chủ Pháp. Bên cạnh đó, họ phải chứng kiến một Nhật Bản thay đổi từ một đất nước hiền hoà hiếu khách thành một đất nước quân phiệt hiếu chiến, hiếu sát sau khi công cuộc hiện đại hoá thành công. Họ choáng ngợp, bất ngờ trước những khám phá mới.
Người thanh niên Nguyễn Tất Thành mới cầm bản“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa” của Lênin khi ngồi một mình trong buồng, chẳng biết mô tê gì về chủ nghĩa cộng sản, tiếng Pháp chưa rành, tiếng Nga chưa biết, mà đã cho đấy là sách lược duy nhất để giải phóng đất nước. Và rồi chỉ có thế mà một số thanh niên lao đầu vào chủ nghĩa Cộng Sản. Họ  không biết cái chủ nghĩa ấy có ngày sẽ đưa đất nước vào quĩ đạo của thế giới của những tay đồ tể giết đồng loại kinh hoàng nhất trong lịch sử nhân loại, và có ngày hàng trăm ngàn đồng bào ruột thịt của mình sẽ bị giết bởi chính bàn tay của mình. Họ cũng không ngờ có ngày họ tôn thờ tội ác giết đồng loại và đồng bào như một sứ mệnh thiêng liêng của một tôn giáo, như bài thơ của Tố Hữu:
“Giết giết nữa bàn tay không phút nghỉ,
cho ruộng đồng luá tốt thuế mau xong,
cho đảng bền  lâu rợp bước chung lòng,
thờ Mao chủ tịch thờ Xít Ta Lin bất diệt”.
(Tố Hữu)
Cho đến bây giờ chúng ta cũng không hiểu được sự điên cuồng của thế hệ cha ông theo cộng sản ở thế kỷ 20.
Sau khi Phan Châu Trinh qua đời năm 1926 và Phan Bội Châu bị bắt và an trí ở Huế năm 1925 (không cách triều đình Huế bao xa),  cách mạng VN đã chia ra hai dòng chính :
(1) Những người yêu nước theo chủ nghĩa Mác Lê với Hồ Chí Minh, Trần Phú, Lê Hồng Phong, với những đảng phái cộng sản như An Nam Cộng Sản Đảng, Tân Việt Cách Mạng Đảng, Đông Dương Cộng Sản Đảng, đảng Lao Động và hiện nay là đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN). Những tổ chức nầy đi theo phong trào Đệ tam quốc tế cộng sản, chịu ảnh hưởng của Lenin, Stalin và sau nầy Mao Trạch Đông. Ngoài ra còn có Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch cùng các đồng chí theo phong trào Đệ tứ quốc tế Trotskyist;
(2) Những người yêu nước theo lập trường quốc gia với Nguyễn Thái Học, Vũ Hồng Khanh, với Việt Nam Quốc Dân Đảng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Tam Dân chủ nghĩa của Tôn Văn và chính trị của Tưởng Giới Thạch; Trương Tử Anh với Đảng Đại Việt với học thuyết “Dân Tộc Sinh Tồn”; Nguyễn Tường Tam với Đại Việt Dân Chính, Huỳnh Phú Sổ với Dân Xã Đảng, xây dựng tinh thần dân tộc lấy bi trí dũng của Phật giáo và tứ ân làm nền tảng; Lý Đông A với Đại Việt Duy Dân, muốn làm cách mạng Việt trên tinh thần nhân bản và lấy người làm tiền đề triết học.
Năm 1930 các đảng cộng sản tại Đông Dương đã được Hồ chí Minh từ Liên xô trở về Trung Hoa đứng ra chủ trì công cuộc thống nhất và Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời.
Năm 1943  các đảng phái quốc gia gồm Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Đại Việt Dân Chính và Đại Việt Duy Dân họp với nhau ở Liễu Châu, và đã thống nhất trở thành Đại Việt Quốc Dân Đảng, lấy tư tưởng duy dân của Lý Đông A làm kim chỉ nam hoạt động.  Tài liệu Ký Trình do Nguyễn Tường Tam soạn thảo với 5 chữ ký của Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam, S.H. (Trương Tử Anh?) và Lý Đông A, được bác sĩ Nguyễn Tường Bách, em trai út của Nguyễn Tường Tam, công bố  trong Hồi ký Nguyễn Tường Bách.  Tài liệu nầy hiện được ông Nguyễn Tường Thiết, con trai của Nguyễn Tường Tam lưu giữ.
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ CHÍNH PHỦ LIÊN HIÊP
Tháng 5 năm 1940 Đức Quốc Xã chiếm đóng nước Pháp và dựng lên chính phủ Vichy do thống chế Petain làm tổng thống. Trong thời gian đó, Đông Dương nằm dưới quyền lãnh đạo của chính phủ Vichy.
Năm 1940, Nhật Bản tấn công Đông Dương và nhanh chóng thỏa thuận được với chính quyền Vichy ở Pháp để Nhật toàn quyền cai trị Đông Dương. Tháng 3 năm 1945 Nhật lật đổ Pháp trên toàn bộ Đông Dương và thiết lập một chính quyền Bảo Đại bù nhìn với chính phủ do một nhà nho uy tín là Trần Trọng Kim đứng đầu.
Việt Minh (viết tắt của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) do Hồ Chí Minh thành lập năm 1941 tại Trung Quốc với vai trò một mặt trận thống nhất dân tộc để giành độc lập. Tổ chức này do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo. Tháng 12 năm 1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, lực lượng vũ trang của Việt Minh và tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập tại Cao Bằng.
Đầu năm 1945, Việt Nam rơi vào một tình trạng hỗn loạn. Chiến tranh đã làm kiệt quệ nền kinh tế, người Nhật chiếm lấy lúa gạo và các sản phẩm khác, bắt dân phá lúa trồng đay để phục vụ chiến tranh, cộng thêm thiên tai, nạn đói (Nạn đói Ất Dậu) đã xảy ra tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Người ta ước tính rằng đã có khoảng hai triệu người chết vì nạn đói này[3].
Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, tình trạng chân không chính trị xảy ra tại Việt Nam. Chính phủ Trần Trọng Kim-Bảo Đại không có thực lực lãnh đạo đất nước. Các đảng phái Quốc Gia không tiên liệu đưọc thời cơ. Trong khi đó lực lượng Việt Minh lợi dụng tình hình và đã tổ chức thành công cuộc cuộc biểu tình đòi lật đổ chính phủ Trần Trọng Kim tại Hà Nội. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố Việt Nam thống nhất và độc lập với tên gọi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thành lập chính phủ lâm thời gồm đa số những đảng viên cộng sản. Ngày 30 tháng 8 năm 1945 Bảo Đại chính thức thoái vị, trao ấn kiếm cho đại diện Việt Minh và Việt Nam chính thức chấm dứt nền quân chủ để thành lập chế độ cộng hoà. Như thế sau vua Duy Tân, nhà Nguyễn như con bệnh đã chết não, tiếp tục sống bằng guồng máy trợ sinh (life support) của chế độ thực dân Pháp. Khi bác sĩ rút ống, con bệnh mới hoàn toàn từ giã cõi đời.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, chính phủ lâm thời Việt Minh ra mắt quốc dân. Chính phủ nầy tồn tại đến ngày 1-1-1946 đưọc thay thế bằng  chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập gồm những nhà cách mạng quốc gia và cộng sản. Sau đó một hiến pháp dân chủ đầu tiên ra đời đó là hiến pháp 1946, xác định giá trị pháp lý khai sinh của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
Chính phủ Liên Hiệp Lâm Thời tồn tại rất mong manh giữa những mâu thuẫn nội tại giữa phe Quốc Gia và Cộng Sản, trong bối cảnh thực dân Pháp đang trở lại để tái lập chế độ thuộc địa với những người Việt yêu nước Pháp đang chầu chực để đón tiếp quan thầy cũ.
Chính phủ Liên Hiệp Kháng Chiến tồn tại cho đến khi biến cố Ôn Như Hầu xảy ra vào tháng 7 năm 1946. Trong biến cố nầy ông Võ Nguyên Giáp chỉ huy lực lưọng Việt Minh tấn công cơ sở của Việt Nam Quốc Dân Đảng, giết nhiều đảng viên VNQDĐ và bắt được Nghiêm Kế Tổ và Phan Kích Nam.  Ngoài ra trong thời gian nầy các cơ sở kháng chiến của các đảng pháí Quốc Gia khắp nơi bị tấn công. Lãnh tụ Đại Việt Trương Tử Anh, Đai Việt Duy Dân Lý Đông A bị thủ tiêu. Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam trốn thoát qua Trung Hoa. Liên hiệp Quốc-Cộng chấm dứt.
Từ đó trở đi, cộng sản hoàn toàn nắm chính phủ, tiếp tục lãnh đạo công cuộc kháng chiến chống Pháp, xây dựng xã hội chủ nghĩa miền bắc, phát động và chỉ đạo chiến tranh miền nam sau khi đất nước chia đôi, và sau đó thống nhất đất nước.
GIẢI PHÁP BẢO ĐẠI 1948 VÀ SỰ XUẤT HIỆN LỰC LƯỢNG  QUỐC GIA  THÂN PHÁP

Vua Bảo Đại (1913-1997)
Sau thế chiến thứ hai, Liên Hiệp Quốc khuyến cáo các nước thực dân phải trao trả độc lập cho các nước thuộc địa. Mô hình Trusteeship[4] do tống thống Roosevelt để nghị được Liên Hiệp Quốc chấp thuận và Liên Hiệp Quốc đã thành lập Hội Đồng Giám Hộ (tạm dịch cho chữ Trusteeship Council[5]) để giúp các nước thuộc địa giành lại độc lập không đổ máu. Tuy nhiên sau thế chiến thứ hai, thế giới bước vào giai đoạn chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Do đó, tổng thống Truman thay đổi chiến lược và chấp nhận để Pháp trở lại Việt Nam nhằm ngăn chặn làn sóng Cộng Sản. Nhờ đó, Pháp đã theo chân quân đội Anh và Trung Hoa đại diện đồng minh trở lại Đông Dương để tiếp thu khí giới và nhận sự đầu hàng của Nhật Bản. Pháp âm mưu tái lập chính quyền thuộc địa để được bám vào bầu sữa Đông Dương nhằm thu hút tài nguyên để giúp cho mẫu quốc hồi sinh sau cơn đại nạn thế chiến.
Để đáp ứng yêu cầu Liên Hiệp Quốc giải thế chế độ thuộc địa đồng thời vẫn tiếp tục hưởng lợi ở Đông Dương, Pháp đưa ra chiến lược Việt Nam hoá chế độ thực dân theo mô hình bảo hộ, đã được áp dụng cho triều đình Huế theo hòa ước Paternotre.
Khi thấy Pháp không thành thật trao trả độc lập cho Việt nam và bắt đầu tái lập chế đô thuộc địa, chính phủ Hồ Chí Minh tuyên bố toàn quốc kháng chiến vào ngày 19 tháng 12 năm 1946.
Trong khi đó, Pháp tập hợp các nhân sĩ Nam Kỳ trước đây trong chính quyền thuộc địa để thành lập nước Nam Kỳ tự trị nhằm tách miền Nam ra khỏi miền bắc và miền trung đang nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Từ năm 1946 đến 1948 chính phủ “Nam Kỳ Quốc” cải tổ nhiều lần, song vẫn không được  ổn định và liên tiếp thất bại. Quá trình thành lập chính phủ Nam Kỳ gồm các chính phủ như sau:
· Chính phủ (lâm thời) ở Nam Kỳ (26 tháng 3, 1946-30 tháng 5, 1946)
· Chính phủ lâm thời Cộng hòa Nam Kỳ tự trị (1 tháng 6, 1946-7 tháng 10, 1947)
· Chính phủ lâm thời Nam phần Việt Nam (8 tháng 10, 1947-27 tháng 5, 1948)
Sau một thời gian ngắn tham gia chính phủ lâm thời kháng chiến VNDCCH với tư cách là một cố vấn chính phủ, Bảo Đại đào thoát qua Hồng Kông. Năm 1948, các nhà cách mạng quốc gia gồmNguyễn Tường Tam, Nguyễn Tường Long, Vũ Hồng Khanh, cố gắng tiếp xúc để đưa ra giải pháp Bảo Đại, nhằm xây dựng một nước Việt Nam độc lập không Cộng Sản. Nhưng nỗ lực nầy không thành công. Bảo Đại đã từ chối hợp tác với các đảng phái cách mạng quốc gia.
Khi chiêu bài Nam Kỳ Quốc thất bại, người Pháp đã nghĩ đến giải pháp Bảo Đại để chống lại phong trào kháng chiến giành độc lập của Việt Minh. Người trung gian của Pháp là Đại tá Nguyễn Văn Xuân. Vào giữa năm 1947, Nguyễn Văn Xuân được nhà nước Pháp phong quân hàm Thiếu tướng và ngày 8 tháng 10 năm 1947, ông được Hội đồng tư vấn Nam kỳ bầu vào chức vụ thủ tướng và thành lập chính phủ Nam Kỳ quốc, với tên mới là chính phủ Nam phần Việt Nam.
Qua trung gian Nguyễn Văn Xuân, Bảo Đại cố gắng thương lượng với Pháp về chủ quyền đất nước. Theo Thỏa ước Vịnh Hạ Long ngày 6 Tháng Chạp giữa Cao ủy Bollaert và Bảo Đại thì Pháp thừa nhận nước Việt Nam “độc lập” nhưng có điều kiện hạn chế về ngoại giao, quốc phòng và quy chế dân tộc thiểu số. Để xúc tiến việc trao trả độc lập hoàn toàn và sửa đổi những khoản trên, ngày 26 Tháng Ba, 1948 ở Hương Cảng Bảo Đại tuyên bố thành lập chính phủ trung ương của Quốc gia Việt Nam. Bốn người được đề cử làm thủ tướng lúc bấy giờ là Ngô Đình Diệm, Lê Văn Hoạch, Trần Văn Hữu và Nguyễn Văn Xuân nhưng Ngô Đình Diệm và Lê Văn Hoạch khước từ vì không tán thành nghị định thư của Thỏa ước Vịnh Hạ Long. Cuối cùng Trần Văn Hữu nhường cho Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam.[1]
Đến ngày 5 tháng 6 năm 1948 thì tuyên cáo Hạ Long được chính thức ký kết, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Bảo Đại. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam[6].
Thành phần quốc gia mới nầy là tập hợp quan lại triều đình Huế và công chức trong chính quyền thuộc địa, bị rơi vào tình trạng khủng hoảng lãnh đạo sau khi Bảo Đại thoái vị năm 1945. Đến năm 1948 khi giải pháp Bảo Đại ra đời  thì thành phần nầy được phục hồi dưới danh xưng chính trị  là “thành phần Quốc gia.” Một số nhà cách mạng chống Pháp trước đây như Vũ Hồng Khanh cũng tham gia vào chính phủ Bảo Đại nhưng họ chỉ đóng vai trò thứ yêú, và tạo sự chia rẽ trong hàng ngũ Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Suốt từ năm 1948 đến 1954, các thủ tướng của Quốc Gia Việt Nam là những cựu viên chức hay nhân sĩ chính quyền thuộc địa trước đây, như thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu. Đến năm 1954 tình hình quân sự suy sụp,  quân đội Pháp bị bao vây ở Điện Biên Phủ, và thất bại khắp nơi. Bảo Đại phải chọn những người thuộc triều đình Huế để lèo lái đất nước. Tháng giêng năm 1954, hoàng thân Bửu Lộc được chọn làm thủ tướng, và đến tháng 6, 1954, Ngô Đình Diệm, vốn là cựu thượng thư và là nhà bất đồng chính kiến dưới thời Pháp thuộc, được chọn để thay thế cho Bửu Lộc.
Năm 1954 Pháp đầu hàng Việt Minh ở Điện Biên Phủ. Hiệp Định Genève năm 1954 chia đôi Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Miền Bắc thuộc thẩm quyền của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam (tên chính thức là đảng Lao Động). Miền Nam thuộc thẩm quyền của Quốc Gia Việt Nam dưới sự lãnh đạo của quốc trưởng Bảo Đại.
Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất 1946-1954 là cuộc chiến giữa chính phủ Việt Minh và chính phủ Pháp với sự trợ lực của chính phủ Quốc Gia Việt Nam đứng đầu là quốc trưởng Bảo Đại do Pháp nặn lên. Khi Pháp thất trận ở Điện Biên Phủ, họ đã trao trả độc lập cho chính quyền Bảo Đại.
Nói tóm lại, năm 1948, Bảo Đại đã đánh mất cơ hội tái lập lại tính chính thống của triều đình Huế khi ông từ chối hợp tác với các đảng phái Quốc gia chống Pháp. Quyết định của Bảo Đại bác bỏ để nghị của Nguyễn Tường Tam, Hoàng Đạo để thành lập chính phủ Quốc gia là một thất bại lịch sử.  Sự hợp tác của Bảo Đại với Nguyễn Văn Xuân là sự tiếp nối tính bất chính thống của Bảo Đại và triều đình Huế, và tạo ra một nghịch lý lịch sử cho miền Nam sau nầy.

Hồ Chí Minh (1890- 1969). Ảnh chụp năm 1949
CÁC ĐẢNG PHÁI QUỐC GIA TRONG “GỌNG KỀM LỊCH SỬ”
Sau khi đã củng cố được quyền lực trong chính phủ liên hiệp, CSVN đã bắt đầu tiêu diệt  các lực lượng đối lập. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giành độc lập các đảng phái yêu nước phải dùng bạo lực để tiêu diệt lẫn nhau.
Ở miền bắc, sau khi đất nước chia đôi, VN Quốc Dân Đảng được coi như là kẻ thù của cách mạng và bị truy lùng ráo riết. Sau đó, toàn bộ VN Quốc Dân Đảng ở miền Bắc hoàn toàn bị tiêu diệt. Nhiều người yêu nước tham gia Việt Minh bị qui oan là Quốc Dân Đảng cũng bị xử tử trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất.
Trong thời gian đó, tại miền Nam, nhóm trí thức Trotskyist cũng không thoát khỏi bàn tay nối dài của Stalin qua các đảng viên Cộng Sản đệ tam quốc tế địa phương. Các nhà cách mạng yêu nước đệ tứ quốc tế lần lượt bị đảng CSVN ám sát và thủ tiêu.
Từ 1945 đến 1949, các lãnh đạo đảng phái không cộng sản đã lần lượt bị cộng sản thủ tiêu, ám sát hay làm mất tích. Đáng để ý là các nhân vật sau đây:
- Trương Tử Anh – đảng trưởng Đại Việt và là đảng trưởng của tổ chức các đảng phái quốc gia thống nhất là Đại Việt Quốc Dân Đảng
- Khái Hưng tức Trần Khánh Giư, Nhượng Tống, Phan Kích Nam
- Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm
- Lý Đông A, lãnh tụ Đại Việt Duy Dân
- Huỳnh Phú Sổ – sáng lập Phật giáo Hoà Hảo và chủ tịch Việt Nam Dân Xã đảng.
Trong khi đó ở  miền Nam, sau khi thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chánh, tức là sau năm 1954, các đảng phái cách mạng và các tổ chức yêu nước như Phật giáo Hoà Hảo, Cao Đài, Đại Việt, Quốc Dân Đảng cũng bị chính quyền Ngô Đình Diệm dẹp tan. Đệ tử của Đức thầy Huỳnh Phú Sổ là Ba Cụt Lê Quang Vinh bị án tử hình, đức hộ pháp Phạm Công Tắc của Cao Đài bị bức bách phải lánh nạn sang Cao Miên và qua đời tại đó. Đảng Đại Việt lập chiến khu Ba Lòng, tỉnh Quảng Trị. Quốc Dân Đảng lập chiến khu Nam Ngãi. Nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam đã quyên sinh để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp tự do dân chủ. Nhiều nhà cách mạng ở miền Nam đã bị xử án tù ở Côn Đảo.
Nói chung, sau khi đất nước chia đôi, các lực lượng dân tộc yêu nước thời kỳ kháng chiến chống Pháp đã bị đàn áp ở cả hai miền Nam, Bắc.
TÌNH HÌNH MIỀN BẮC SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE (20-7-1954)
Sau khi chia đôi đất nước, ở miền bắc, Đảng Lao Động (CSVN) bất chấp lời hứa tôn trong quyền tư hữu trong hiến pháp 1946 của chính phủ Hồ Chí Minh, bắt đầu đưa cách mạng vô sản của Stalin và Mao Trạch Đông vào xã hội.
Cuộc Cải Cách Ruộng Đất được mô tả là “ngày long trời đêm lở đất”,  là một thất bại thê thảm của  chính  sách áp dụng chuyên chính vô sản để cải tạo một xã hội vừa mới thoát khỏi ách nộ lệ thực dân Pháp. Hậu quả là hàng trăm ngàn nạn nhân bị tước đoạt tài sản, nhiều người bị xử tử vì có tài sản và nhiều người yêu nước bị giết chết vì bị vu cáo là Quốc Dân Đảng. Tiếp theo đó, vụ án Nhân Văn – Giai Phẩm, bịt miệng tiếng nói đòi dân chủ trong giới trí thức và văn nghệ.
Trước những thất bại của các chính sách cộng sản tại miền Bắc, nội bộ đảng CS có nguy cơ phân hoá. Hồ chí Minh,  Lê Duẫn và Lê Đức Thọ đã nhanh chóng tiêu diệt những tiếng nói cải cách  qua “Vụ Án Xét Lại”.  Đảng CSVN phải một lần nữa phất lên ngọn cờ dân tộc, xây dựng guồng máy chiến tranh, tiến hành cuộc chiến thống nhất đất nước với sự yểm trợ của Liên Xô  và Trung Quốc.
Từ năm 1960, với sự thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam (MTDTGPMN), guồng máy  chiến tranh miền Bắc nuốt trọn thế hệ thanh niên dưới ngọn cờ đảng, ngọn cờ dân tộc, ngọn cờ tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
TÌNH HÌNH MIỀN NAM SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE (20-7-1954)
Sau thế chiến thứ hai, chủ nghĩa thực dân bắt đầu cáo chung. Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời năm 1948 bảo đảm quyền con người và và Liên Hiệp Quốc chủ trương giải thể chế độ thực dân và bảo đảm quyền tự quyết dân tộc.
Kế hoạch tái lập chế độ thuộc địa của Pháp bị trở ngại vì trật tự thế giới mới ra đời sau thế chiến thứ hai và chế độ thực dân trên toàn thế giới trên đường cáo chung. Trong khi đó, Pháp bị kiệt quệ vì thế chiến thứ hai và đối thủ của Pháp ở Việt Nam ngày nay không còn là một Việt Nam hèn kém ở thế kỷ 19, mà là Việt Nam được trang bị bởi lòng yêu nước cao độ với những ngưòi cộng sản được Stalin huấn luyện từ những năm 1930. Thêm vào đó, tình hình chiến sự tại Việt Nam thay đổi sau khi Mao Trạch Đông chiếm xong lục địa năm 1949. Từ đó trở đi, các lực lượng Việt Minh được huấn luyện quân sự ở Trung Quốc trước khi trở về Việt Nam và được tăng cường võ trang với cố vấn quân sự Trung quốc trực tiếp tham gia chiến trường. Do đó, sau khi bị sa lầy ở Điện Biên Phủ năm 1954 Pháp phải quyết định chấm dứt giấc mơ thuộc địa ở Đông Dương.
Với Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới trở thành cộng sản, cuộc chiến tranh lạnh trở thành gay gắt và Hoa Kỳ quyết định ngăn cản bước tiến của cộng sản xuống Đông nam Á. Do đó, khi Pháp rút chân ra khỏi Đông Dương, Hoa Kỳ nhảy vào cuộc để chận đứng phong trào cộng sản quốc tế.
Thủ tướng Ngô Đình Diệm chấp chánh Quốc Gia Việt Nam năm 1954 trong bối cảnh thế giới chuyển đổi từ đối kháng giữa chế độ thuộc địa và phong trào độc lập sang đối kháng giữa tự do và Cộng Sản.
Sau thời gian xáo trộn của tình hình chính trị trong thời kỳ chuyển tiếp, tổng thống Ngô Đình Diệm ổn  định được chiến tranh đảng phái ở miền Nam. Đồng thời sau hiệp định Genève, quân đội Pháp cũng rút khỏi Đông Dương và miền Nam hoàn toàn được độc lập.
Nền độc lập của miền Nam là một bất ngờ lịch sử. Một nền độc lập do vận động quốc tế trong bối cảnh biến đổi của thế giới sau thế chiến thứ hai. Một nền độc lập không đổ máu trao quyền lực cho lực lượng Quốc Gia thân Pháp để lãnh đạo miền Nam Việt Nam.
Sau cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Đại năm 1955, Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nền Cộng hòa và trở thành tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hoà.
Với sự viện trợ dồi dào của Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hoà đang vươn mình lên để phát triển. Về kinh tế, thập 1950-1960, VNCH là quốc gia sản xuất lúa gạo hàng đầu trên thế giới, có lợi tức GDP cao hơn nhiều nước Á châu trong vùng (Theo UN Statiscal Year Book for Asia 1969, năm 1957 GNP per capita của VNCH là USD$ 158 trong khi South Korea là USD$ 46.12).
Những ổn định và thành tựu của miền Nam  bắt đầu bị lung lay bởi guồng máy chiến tranh ở Hà Nội và  được điều khiển từ xa bởi Moscow và Bắc Kinh. Những cán bộ cao cấp của CS bắt đầu xâm nhập miền Nam, đứng ra chỉ đạo công cuộc gây rối chính trị ở miền nam.
Mặc khác tổng thống Ngô Đình Diệm, dù là một người yêu nước, vẫn thiếu bề dày cách mạng để đối phó với Hồ Chí Minh và cán bộ Cộng sản được huấn luyện làm cách mạng chuyên nghiệp với sự yểm trợ tài chánh dồi dào của Matcơva để phục vụ cho phong trào cộng sản quốc tế từ năm 1925.  Mặc dầu TT Ngô Đình Diệm cố gắng xây dựng nền dân chủ, ông vẫn còn thiếu kinh nghiệm làm việc với đối lập. Cái chết của nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam, một người được toàn dân yêu mến vì những hy sinh và đóng góp to lớn của ông cho văn hoá dân tộc và công cuộc chống Pháp, đã làm cho giá trị tinh thần của chính quyền suy sập.
Từ năm 1960 tình hình chiến sự gia tăng khi Hà Nội thành lập Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam và xã hội miền Nam bắt đầu bị xáo trộn về vấn đề tôn giáo. Vụ tự thiêu của hoà thượng Thích  Quảng Đức đã làm cho Tổng thống Diệm mất sự ủng hộ của Phật giáo, chiếm đa số quân chúng. Tranh  chấp tôn giáo tạo ra một khoảng chân không chính trị dễ dàng bị cộng sản lợi dụng, để xâm nhập vào hàng ngũ lãnh đạo Phật Giáo.
Cuộc chính biến 1-11-1963 chấm dứt chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau cuộc đảo chánh, miền Nam hoàn  toàn rơi vào xáo trộn chính trị do các tướng lãnh thay nhau tranh giành quyền lực. Sau đó guồng máy chính quyền  miền Nam đã được quân sự hoá, để đối phó với chiến tranh đang càng ngày càng leo thang.
Sau năm 1963, các đảng phái chính trị quốc gia chống Pháp như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng được phép hoạt động trở lại ở miền Nam, nhưng đến lúc đó chính quyền đã bị quân sự hoá để đối phó với chiến tranh. Vai trò của quân đội trở nên trọng yếu làm giảm đi vai trò của các đảng phái chính trị.
Còn tiếp
(Đón đọc phần 2 ngày 30/4/2011)
© Nguyễn Xuân Phước
© Đàn Chim Việt
——————————————————————
Ghi chú:
[1]  http://www.ari.nus.edu.sg/docs/wps/wps03_011.pdf
[2]   http://www.husc.edu.vn/viewpage.php?page_id=17
[3] http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng
[4]    http://www.un.org/Depts/dpi/decolonization/trust.htm
[5]    http://www.un.org/Depts/dpi/decolonization/trust.htm
[6]    http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_%C4%90%E1%BA%A1i
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
Trịnh Công Sơn: Thư tình gửi một người
“Hành Trình Hồi Hương” của cựu Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.
“Việc bôi trơn như là một thủ tục hành chính”
Cương lĩnh chính trị của Phan Châu Trinh
Sự minh bạch trong hệ thống hành chính và thư lại
Hoàng Trúc Ly: Hành trình đơn độc của một thiên tài thi ca suốt đời phiêu bạt
_________________
noi de ma noi
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Fri Apr 29, 2011 4:42 am    Tiêu đề: NGHI VẤN TRONG LỊCH SỮ CUẢ DÂN TỘC VIỆT NAM

Thưa bạn ,

Đây là lần thứ hai nhận được âm vang từ bài viết bạn vưà poste lên .
_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Fri Apr 29, 2011 4:44 am    Tiêu đề: NHỮNG NGHI VẤN VẾ NHỮNG THỜI KỲ ĐEN TỐI CUẢ LỊCH SỮ DÂN TỘC VIỆT NAM

Thưa bạn ,

Đây là lần thứ hai nhận được âm vang từ bài viết bạn vưà poste lên diễn đàn ,  nên mình có đôi dòng , để gọi là giải thích một phần về ý cuả riêng mình khi đưa ra loạt bài về bói toán , Lời xưa nói người đừng bên ngoại cuộc , thường sáng nước hơn kẻ đang chơi cờ . Theo thiễn ý cuả mình , chính vì người đứng ngoài cuộc với cái nhìn khách quan tất nhiên sẻ hiểu được những biến chuyển xảy ra . Loạt bài nói về bói toán , thực ra đó chưa phải là điểm chính mà mình muốn trình bày , sau đó từ từ mình poste lên loạt bài sấm ký . từ từ sẻ đi vào ý chính mà mình muốn trình bày .
*
Quả nhiên mình nhận thấy tác giả Xuân Phước muốn nói đến điều gì ; Những giai đọan đã qua trong lịch sữ , trong quý vị hẳn có nhiều vị đã nghe , đã thấy , và đã xem qua nhiều tài liệu được phơi bày trên báo chí , trên các tài liệu được phổ biến rộng rãi trong dân gian . Trong những năm tháng đã trôi qua , khi lớn lên , bản thân mình đã trưởng thành trong chiến tranh , bị cuốn hút vào lịch sữ , " Như nhà văn Nguyễn Mạnh Côn viết qua tác phẩm Lạc Đượng Vào Lịch Sữ .'

Lịch sữ đất nước và cuả dân tộc VN , có chiều dài khoãn 4000 năm ; khi thăng khi trầm , Trong một nhạc phẩm vìết về quê hương có tên TÔI YÊU TIẾNG NUỚC TÔI  ( chúng ta không xét xem tác giả là ai , củng không cần biết ngưòi nầy có tư cách hay đã và đang làm  những sự nghịch lý ) : mình chỉ muốn nhắc đến câu hát : Bốn ngàn năm , ròng rã buồn vui , Khóc cười theo mệnh nước nỗi trôi .... Tiếng ..... nước .. Tôi .

Tôi nghỉ rằng , tâm sự cuả Nguyễn Xuân Phước , củng là tâm sự cuả chung các tầng lớp thanh niên VN tuổi vưà mới lớn , Đàng sau lưng là quá khứ mơ hồ , trước mắt là tương lai mờ mịt , hiện tại thì chưa biết sẻ đi về đâu ??
thử hỏi , người thanh niên ấy nghỉ gì làm gì , có thái độ nào trong cuộc sống , khi mà chúng ta phải sống , nhưng không có quyền chọn lựa , nếu chúng ta không có phương tiệnvà có điều kiện để chọn lưạ hướng đi .

Những năm tháng dài trong đời quân ngũ , ngoài những lúc theo chân đơn vị tham dự vào các cuộc hành quân , thi hành những công tác bí mật .. những lúc tạm ổn trong khi dừng quân ở một vị trí nào đó , nằn dài trên bải cỏ , nơi rừng núí ngút ngàn cuả miền Trung ; đôi lúc củng suy nghỉ vẩn vơ , về thân phần cuả bản thân , cuả các đồng đội , thân phận cuả các tầng lớp thanh niên ở phiá bên kia chuyến tuyến . Những dòng chử được viết ra , được trình bày , không nói về chính trị , mà chỉ muốn nói về tâm trạng cuả ngưòi thanh niên trong đời lính ,
đa số thanh niên thời đó , hầu như đều không có lối thoát , khi mà lòng yêu nước , dù ở thời kỳ nào , không ai trong chúng ta lại thiếu lòng yêu nước , nhưng ... yêu nước là một chuyện ... còn chuyện phục vụ ai đó , họ có xứng đáng để được hưởng những sự phục vụ hay không lại là chuyện khác .

Lịch sữ cuả dân tộc Việt nam rôi loạn từ Đơi Hậu Lê , kéo dài cho đến mải hôm nay , khoảng 500 năm , Trong bài hát do Lê Thương sáng tác : Bài Hòn Vọng Phu I , Hòn Vọng Phu I I , Và Hòn Vọng Phu I I I . có cầu : Một ngàn năm nay đả thoát qua , tại sao ngàn năm , Câu nầy có phải là dự báo đất nước sắp sưả qua hết tai nạn . rồi thêm câu : Có .. Con Chim Nhỏ Bé , Dám Ca Câu Sấm Truyền , Cuối Thu Năm Mậu Tý , Tướng Quân Đem Kiêm về . Đây có phải là Dự Ngôn hay là Dự báo ,

Trong thời quá khứ , sau ngày miền nam hoàn toàn mất chũ quyền , ( ngày đứt phim 30 / 04 / 1975 ) , anh em thường hay tụ họp tại nhà cuả người bạn , trong lúc trà dư tưũ hậu , mình vui miệng nói về lịch sử , sự kiện người Pháp có mặt tại VN , khi hải quân Pháp Tấn công vào cảng Vũng Tàu 1864 , đến 1884 ; giưả hai nước ký Hoà Ước ô nhục , Triều đình Huê, nhường 3 tỉnh ở miền Nam cho Pháp , Sau đó Pháp nuốt luôn cả 6 tỉnh , người Pháp thiêt lập chế độ hành chính , và từ đó đến ngày Pháp thua trận Điện Biên Phủ ký hoà ước tại Genève ngày 20 / 07 / 1954 . điều nầy là gì ??? Hảy để qua một bên nổi nhục mất nước , mà chúng ta hảy nhìn thật kỹ vào lịch sữ và các biến chuyển , Ý nghiả cuả nó là gì ??? ý nghiả đích thực . tại sao Pháp vào Năm 1864 , và rút hết quân đội vào năm 1954 , theo phương thức phân chia lịch số , cổ nhân đã sắp xếp theo Tam Nguyên Cưũ Vận . tam nguyên là : thượng nguyên , Trung nguyên , hạ nguyên , Đây củng chính là một công thức dùng trong khoa Kỳ Môn Độn Giáp .

Hiện chúng ta đang đi vào thời chính nguyền thứ 11 , ( từ ngày VN lập quốc , ) chính quyên thứ 11 có 180 năm . Chia làm Tam Nguyên ( ba nguyên ) và Cưũ vận ( Cưũ là Chín ) Chín vận , mổi vận là 20 năm , 20 năm X 9 vận = 180 năm .
Xin lập lại , hiện nay chúng ta đang ở chính nguyên thứ 11 , Bắt đầu từ năm Giáp Tý 1864 , đến 2O43 : tất cả là 180 năm . Năm Tân Mão 2011 thuộc Tuần Giáp thân , tuần Giáp Thân bắt đâu từ Năm 2004 đến năm Qúy Tỵ 2013 ; tuần Giáp thân là năm đâu tiên cuả Vận 8 , thuộc hạ nguyên ( tiếng Nam gọi là Hạ Ngươn ) Nói tóm lại , thiển ý cuả hàn Sinh muốn trình bày về một điều gọi là :
                               
                                      CƠ TRỜI VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC VIỆT NAM .

Cơ : guồng máy . Trời không có nghiã là Thượng Đế . mà trời ở đây có nghiã là không gian và thời gian là vũ trụ , nói tóm lại , cơ trời chính là sự vận hành cuả muôn vật trong trời đất , là những hiện tượng đã và đang , củng như sắp sưã xảy ra trên mặt đất , hay trong bầu trời .

Khi nhìn ra được thực trạng cuả đất nước Việt Nam , cả ba miền Bắc ,  Trung ,  Nam . Khi nhận ra được , và nất là suy xét tận gốc rể cuả vấn đề , chúng ta cần phải có cái nhìn sâu sắc , với cái nhìn cuả một chuyên viên , hơn là với cái nhìn và quan đìẻm xuất phát từ cảm tình , Những nghi vấn ??? trong lịch sữ , Tại Sao ?? do đâu , bởi ai . và rồi đi đến kết luận , ta phải làm gì ??? thái độ cuả ta là gì ?? như thế nào để đáp ứng , để mà cùng

viết nên trang sữ mới . đôi khi , trên đường tha phương , có lúc dừng lại , gặp bạn bè , mình có vui miệng nói ; chuyện cuả các anh làm qua phong trào tranh đâu , đó là việc làm có tính cách lịch sữ , một anh bạn ( cưụ quân nhân năm xưa ) anh ta có vẻ sợ hãi , vội chối bay chối biến , rằng tôi không có làm lịch sữ ??? Tại sao anh bạn ta lại có thái độ kỳ lạ như thế . không một ai trong chúng ta cam đãm nhìn vào thực trạng , để rồi căn bệnh cuả Đất Nước Việt Nam lại Trầm Kha , gần như bất trị . Trị bệng phải trị tận gốc , nếu chỉ trị đàng ngọn thì làm sao dứt bệnh .

lời xưa nói thuốc đắng đã tật , Lời thật mất lòng . Trung ngôn thi nghịch nhĩ . Nay có đôi dòng cùng người bạn , để gọi là cùng đàm đạo ( không phải là tranh luận , hay tranh cải ) để thể hiện tinh thần ' Dân chủ và Bình Đẵng trong tư tưởng ' được thể hiện với hoà khí . chử đàm đạo hay lắm , Hảy thử tưởng tượng ra hình ảnh , ngày trước , lúc còn ở trong quân ngũ , khi hành quân và đóng quân trên cao độ hơn 500  M , Sáng sớm thức giấc , cùng ngồi nhâm nhi bên tách cà phê nhà binh , nhìn dưới chân mình toàn là mây trắng , thực là thần tiên ; cùng trò chuyện với những người bạn đồng đội , khi bạn cùng có ý tưởng như mình , thì tôi nghỉ câu chuyện trao đổi sẻ miên man bất tận . Như lời xưa nói : Viễn Xứ Tha phương Ngộ Cố Tri , Tữu Phùng Tri Kỹ Thiên Bôi Thiễu , Thoại Bất Đồng tâm Bán Cú Đa .
 
 Paris , Một ngày vào hạ  Tân Mão 2011

  Hàn Sinh

_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG
Về Đầu Trang
Danny Trinh



Ngày tham gia: 09 Jun 2008
Số bài: 165

Bài gửiGửi: Fri Apr 29, 2011 3:08 pm    Tiêu đề:

Xin chào cà nhà ...
Tôi rất hâm mộ và thán phục những kiến thức sâu rộng về dịch lý của anh Lê Hàn Sinh (không biết có đúng không). Đọc nhũng bài viết của anh rất hấp dẫn tuy nhiên có nhiều phần tôi không rõ, vậy trong chổ riêng tư tôi có thể liên lạc đễ học hỏi thêm với anh không ?  Tôi là một cựu học sinh Trung học Duy Tân, email:
dangtrinh23 (@) hotmail.com
Xin cảm ơn và tạm biệt!
:thank:  :please:
Về Đầu Trang
LE HAN SINH



Ngày tham gia: 12 Feb 2011
Số bài: 91
Đến từ: PHÁP QUỐC

Bài gửiGửi: Fri Apr 29, 2011 4:36 pm    Tiêu đề: TIÊU ĐỀ : HỌC THUẬT KINH DỊCH

Xin Chào anh bạn ,

Trước lạ sau quen , Tuy rằng mình không phải là cưụ học sinh cuả trường Trung Học Duy Tân , nhưng hảy xem như mình là học sinh đi , vì ngày xưa mình là cưụ học sinh cuả một trường trung học ở Gia Đinh ( bây giờ gọi là Trường Lê văn Tám , và Tên tỉnh đã đổi thành quận Bình Thạnh , Thành Phố Sài Gòn . Sở dĩ mình viết bài hời có phần khó hiêu , đối với nhiểu người là vì , muốn hiểu được , ít nhất cần nên có trình độ kiến thức căn bản về học thuật Kinh Dịch , Những từ ngử như Quẽ , như phương hướng , như vị thế , như nhiều từ ngữ có nguồn gốc tiếng Hán Nôm , hay Hán Việt , như thế , khi cần trao đổi hay cần hiểu chổ nào chưa thông , hoặc có đoạn văn nào chư rỏ ý nghiả , thì ta nên cùng trao đổi qua email  riêng , Nhìn qua hình ảnh cuả anh bạn thật oai hùng , hình ãnh cuả một thời ( đáng nhớ ) mà chúng ta cùng đứng chung trên chiến tuyến , sẻ biên thư riêng cho anh bạn qua địa chĩ email ghi bên trên . Nhớ đừng có gọi mình là Nhà Nghiên Cưú , nghe kinh lắm .
Thân .

Hàn Sinh Họ Lê

_________________
CHÀNG TUỔI TRẺ VỐN DÒNG HÀO KIỆT , XẾP BÚT NGHIÊN THEO NGHIỆP ĐAO CUNG
Về Đầu Trang
Danny Trinh



Ngày tham gia: 09 Jun 2008
Số bài: 165

Bài gửiGửi: Fri Apr 29, 2011 6:51 pm    Tiêu đề:

Có lẽ ngày xưa anh học ở trưởng Hồ Ngọc Cẩn, Bình Thạnh và nếu năm 1975 bị trình diện đi tù thì bân có đến đại học xá Minh Mạng, Trãng Lớn, Long Khánh Long Giao, katum.. vì tôi cũng ở Bạch Đằng, Hàng Xanh .  Hôm nay ngày 29 tháng Tư , một tháng Tư đen như chưa nguôi nỗi hận mất nước!
Thân,
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Sat Apr 30, 2011 2:23 pm    Tiêu đề:

Bản thân tôi , chưa có thời gian trải qua các trại tù Học Tập Cãi tạo , vì đến ngày Mất nước , tôi chĩ là người lính bình thưòng , cấp bậc chỉ là người lính bình thường mà thôi , vì tôi biết ở tù củng phải có số ở tù , nếu không có phần ở tù thì vần không phải ở tù . Bản thân tôi , ít nhìn lui về thời quá khư  , vì bãn thân tôi trước đây chỉ là người lao công chiến trường , đó là sự thật , thành ta tôi củng có thể tự hào rằng mình đã nếm qua thời gian ở tù , ngày tháng tôi ở tù  với bản án lao công chiến trường có lẻ quý vị còn mải mê với phòng trà , sau giờ hành quân mệt nhọc , còn bản thân tôi còn xa lạ với vinh hoa phú quý , Ngày 30 / 4 chỉ là một chấm đứt một giai đoạn để  mở ra giai đoạn mới . có bao giờ trong quý vị có cảm nhận được nổi khổ đau cuả đồng loại , hay khi quý vị trải qua rồi quý vị mới hiểu . ngày tháng đó đi ở tù , LCĐB , tôi chẳng có cảm giác gì gọi là buồn phiền , và bao nhiêu năm đi đinh cư chẳng có gì là vinh quang , Khi đất nước chấm dứt một giai đọan nầy đẻ đón nhận một giai đoạn khác chuyển tiếp , có gì lạ , khi vật đổi sao dời , câu ngạn ngữ , nay người mai mình .

Nói thật , bản thân tôi chưa từng nhìn lại quá khứ , mà tôi phải đối mặt với hiện tại và dự kiến cho tương mình nên làm gì ?? phải làm gì ?? để phù hợp với tình thề có thể biến chuyển nhanh chóng trên đất nước . Cái tội to nhất đó chính là vong bản mất góc , Và tính vọng ngoại . vì vọng ngoại tôn thờ ngoại bang nên  mơí mất nước . Không tư lực thì không thể tự cường . Vay nượng thế lực ngoại bang đả mang lại kinh nghiệm xương máu cho dân tộc . chính có lần , ngay tại một buổi họp chính trị ,có một người là đại diện đoàn thễ chính trị hỏi tôi : Anh rành kinh dịch , vậy anh có biết chừng nào cộng sãn sụp đổ hay không , tôi trã lời không do dư , ngày giờ sụp đổ cuả họ , thì tôi biết , nhưng liệu biết rồi các anh sẻ làm gì ?? liệu một mình tổ chưc cuả các anh có làm được việc lớn hay không ?? từ nay đến ngày đó anh sẻ làm gì ??? anh ta cứng họng không trã lời được . Tranh đấu mà không biết ta thế nào , đối phưong thế nào ?? củng không biết thời kỳ nào ta có  thể chuyển bại thành thắng lơi , quật ngược thế cờ ??? Như vậy có phải chăng ta cứ cắm đầu đi tranh đấu mà không sáng suốt ???? ai trả lời được thì tôi xin nguyện theo hầu suốt đời .

_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
bipam



Ngày tham gia: 16 Aug 2009
Số bài: 169

Bài gửiGửi: Sat Apr 30, 2011 2:30 pm    Tiêu đề:

Xin mời các bạn đọc tiếp bài viết về lịch sử VN của Nguyễn x Phước



12:00:am 30/04/11 | Tác giả: Nguyễn Xuân Phước
Những nghịch lý lịch sử của thế kỷ 20 và hành trình đi tìm tính chính thống lịch sử ở thế kỷ 21[2]

Tiếp theo phần I
 
NHỮNG NGHỊCH LÝ LỊCH SỬ
1. Bài học thất bại của Cường Để: từ yêu nước đến tay sai trong đường tơ kẻ tóc.
Kỳ Ngoại Hầu Cường Để là một trong những nhà cách mạng lớn của Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Năm 1906 ông trốn sang Nhật và cùng với Phan Bội Châu cổ động phong trào Đông Du. Là một hoàng thân nhà Nguyễn, ông có tư tưởng quân chủ lập hiến và được Phan Bội Châu tôn làm minh chủ của Việt Nam Quang Phục Hội.
Năm 1910, người Nhật  chấp thuận yêu sách của Pháp trục xuất ông và Phan Bội Châu, cũng như các học viên thuộc phong trào Duy Tân tại Nhật. Ông phải rời bỏ Nhật sang Trung Quốc và lưu lạc một thời gian ở Xiêm và sang cả Âu Châu.[3]
Năm 1915 ông trở về Nhật Bản, giao du với những chính khách Nhật tham gia hiệp hội Kissaragi-Kai với chủ trương ủng hộ tinh thần và tài chánh cho Cường Để.[4]  Năm 1925 Phan Bội Châu bị bắt. Từ đó Cường Để mất đi một ngưòi cố vấn chính trị sáng suốt và ông bị chao đảo giữa những thay đổi của chính trị Nhật Bản.
Khi ông mới đến Nhật Bản, chính quyền Nhật Bản gồm những chính khách quí trọng tinh thần yêu nước của ông. Hết lòng giúp đỡ ông trong công tác cách mạng giải phóng đất nước. Đến thế chiến thứ hai, Nhật trở thành một quốc gia hiếu chiến, hiếu sát, có tham vọng thôn tính các nước Á châu, trong đó có Việt Nam. Trước sự thay lòng đổi dạ của chính phủ Nhật, ông vẫn kỳ vọng họ sẽ giúp ông trở về giải phóng quê hương.  Nhưng khi Nhât chiếm đóng Việt Nam năm 1940, và đảo chính Pháp tháng 3 năm 1945, họ đã quên ông và sử dụng lá bài Bảo Đại và Trần Trọng Kim để thiết lập chế độ thân Nhật ở Việt Nam.
Cường Để may mắn không được dùng như là lá bài xâm lược của quân phiệt Nhật trong thế chiến thứ hai và, do đó, ông tránh được tiếng “cõng rắn cắn gà nhà”. Nhưng sự kỳ vọng quân phiệt Nhật giúp ông giải phóng đất nước là một tính toán nông cạn. Một nhà cách mạng yêu nước sáng chói đầu thế kỷ 20 suýt trở thành một tay sai cho quân đội Thiên Hoàng. Từ yêu nước đến tay sai chỉ là một khoảng cách trong gang tất. Chính nhờ cái may mắn đó, tên tuổi của ông vẫn còn trong sử sách.
2. Những người Cộng Sản từ yêu nước đến vong thân

HCM đọc Tuyên ngôn Độc lập 2/9/1945
Sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố độc lập năm 1945, đảng CSVN đã nắm được ngọn cờ dân tộc trong cuộc chiến chống Pháp giành độc lập. Khi Huỳnh Thúc Kháng tham gia chính phủ Hồ Chí Minh, ông đã đem cả di sản cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh giao cho đảng CSVN.  Khi Phan Khôi ở lại miền bắc để phục vụ cho chính quyền Hồ Chí Minh, ông đã vô hình chung đem tinh thần dân chủ của Phan Châu Trinh phó thác cho Hồ Chí Minh và phong trào cộng sản Việt Nam.  Vì thế, Hồ Chí Minh và phong trào Cộng Sản, dù là phong trào quốc tế phủ nhận cách mạng dân tộc, đã thừa hưởng tất cả giá trị tinh thần của cuộc cách mạng dân tộc của Phan bội Châu và Phan Châu Trinh. Chính nhờ ngọn cờ dân tộc nầy mà các thành phần trí thức, văn nghệ sĩ yêu nước triệt để tham gia phong trào Việt Minh. Nguyễn Mạnh Tường, Văn Cao, Xuân Diệu, Huy Cận, Đào Duy Anh, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Hữu Loan, Quang Dũng, Trần Dần, Ngô Tất Tố, và bao nhiều người khác nữa. Nhiều trí thức bị đảng cộng sản trù dập suốt đời, như luật sư Nguyễn Mạnh Tường, vẫn từ chối vào nam vì họ cho rằng miền Nam là chế độ tay sai của đế quốc Mỹ. Họ vẫn coi phong trào Việt Minh là phong trào dân tộc chính thống.
 
Thế nhưng điều nghịch lý là đảng CSVN là chi nhánh của Đệ tam quốc tế cộng sản. Khi gia nhập Đệ tam quốc tế chi bộ Việt Nam phải hoàn toàn đứng dưới sự chỉ đạo của ban chấp hành đảng CS Liên Xô và phải phủ định tinh thần dân tộc yêu nước (Xin xem điều kiên gia nhập Đệ tam quốc tế). Chưa có một chế độ nào tuyên truyền về chủ nghĩa dân tộc nhiều bằng chế độ Cộng sản. Nhưng thực chất dưới chế độ cộng sản, dân tộc chỉ là hình thức, nội dung của cách mạng là cộng sản. (Trường Chinh, Đề Cương Văn Hoá 1943).
Do đó, sau khi nắm chính quyền miền bắc, và thống nhất đất nước, đảng cộng sản đã thực hiện các chính sách Cải cách ruộng đất, đấu tố, tiêu diệt văn nghệ sĩ, diệt đối lập, cải tạo công thương nghiệp, đốt sách, đổi tiền, ký kết nhượng biển, nhượng đất cho Trung Quốc. Các chính sách nầy hoàn toàn phục vụ quyền lợi của phong trào CS quốc tế và đi ngược với tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần tôn trọng tư hữu của hiến pháp Việt Nam 1946.
Những người cộng sản từ những người yêu nước những năm 1920 đến 1945, đã từng đòi hỏi tự do dân chủ, bình đẳng, công lý cho người dân và độc lập dân tộc dưới thời thực dân Pháp, đã trở thành tay sai cho chủ nghĩa ngoại bang và là những môn đồ cuồng tín tôn thờ tội ác chống nhân loại của Stalin và Mao Trạch Đông. Cao điểm của tinh thần nô lệ ngoại bang của phong trào cộng sản Việt Nam là công hàm ngoại giao của thủ tướng Phạm Văn Đồng ký dâng Biển Đông gồm Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng năm 1958 và các hiệp ước biên giới năm 1999 và hiệp ước phân định vịnh bắc bộ năm 2000.
Tinh thần quốc tế vô sản, nền chuyên chính vô sản, hận thù giai cấp đã  biến những người một thời yêu nước trở thành kẻ thù của lợi ích dân tộc, của tự do, dân chủ, bình đẳng và công lý.
3. Sự thất bại của chính quyền miền Nam trong cuộc chiến chống Cộng
Sau thế  chiến thế hai, Liên Xô nới rộng tầm ảnh hưởng tận Trung Á và Đông Âu. Khi Mao Trạch Đông chiếm được lục địa Trung Hoa thì Cộng Sản đã chiếm gần một nửa thế giới. Cuộc chiến tranh lạnh bắt đầu và đế quốc Cộng Sản quyết tâm chôn vùi thế giới tự do. Chiến tranh Triều Tiên là một thử lửa cho Trung Cộng và chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến giữa hai phe tự do và cộng sản.
Trong cái bối cảnh lịch sử đó, chính quyền miền Nam từ những quan lại triều đình Huế và quan chức thuộc địa phục vụ cho chế độ thực dân Pháp trở thành những nhà lãnh đạo của một Việt Nam độc lập sau hiệp định Geneve 1954.
Bên cạnh hàng tỷ đô la viện trợ của Hoa Kỳ về quân sự và kinh tế cùng với hàng triệu binh sĩ đồng minh, những người lãnh đạo miền Nam vẫn không đủ khả năng, và tầm nhìn để lãnh đạo bảo vệ miền Nam trước sự xâm lược của cộng sản. Lịch sử cho thấy họ quan tâm đến bảo vệ quyền lợi cá nhân và gia đình hơn là bảo vệ đất nước. Điều nầy không có nghĩa là họ không yêu nước, nhưng họ yêu nước vì sự tiện lợi được làm lãnh đạo một quốc gia.  Lòng yêu nước của họ chưa đủ khi so sánh với dòng cách mạng quốc gia chống Pháp trước đây của Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh, Hùynh Phú Sổ, Lý Đông A hay Trương tử Anh.

Nguyễn Văn Thiệu (1923- 2001)
Quan hệ giữa nhà lãnh đạo miền nam và Hoa Kỳ cũng bị ảnh hưởng văn hoá nô dịch thời Pháp thuộc. Những người lãnh đạo miền Nam thay vì coi Hoa Kỳ là đồng minh, họ coi Hoa Kỳ như quan thầy mới thay thế cho Pháp. Họ không thấy vai trò lịch sử của họ trong việc lãnh đạo miền Nam. Dù ở vị trí cao nhất nước họ hành xử như một công chức thuộc địa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu qua hồi ký của ông cố vấn Nguyễn Tiến Hưng luôn luôn qui lổi cho Hoa Kỳ đã bỏ rơi đồng minh.  Họ nguyền rủa Hoa Kỳ đã tháo chạy bỏ rơi miền nam. Họ không bao giờ coi cuộc chiến đấu chống cộng sản như là nhu cầu lịch sử và họ có trọng trách trước lịch sử để bảo vệ đất nước trước đe doạ của hiểm hoạ cộng sản. Khi Hoa Kỳ không viện trợ nữa, họ từ chức. Mặc dù trước đó, khi Hoa Kỳ còn viện trợ, họ chấp nhận màn bầu cử độc diễn để tiếp tục quyền lãnh đạo, bất chấp các nguyên tắc bầu cử dân chủ. Họ không bao giờ quan niệm rằng dù có Hoa Kỳ hay không nhân dân Việt Nam phải chiến đấu chống lại sự áp đặt chủ nghĩa và chế độ cộng sản trên quê hương. Do đó, khi Hoa Kỳ bỏ rơi miền Nam thì họ cũng bỏ đi luôn, mặc kệ đất nước nỗi trôi theo cơn bão thời đại.
Nhìn lại thành phần lãnh đạo miền Nam, chúng ta có thể kể ra như sau:
- Ngô Đình Diệm dù là một người yêu nước cũng chỉ chống Pháp ở mức độ bất đồng chính kiến; khi nắm chính quyền, thay vì mở rộng dân chủ để hợp tác với các đảng phái và giáo phái yêu nước để xây dựng tính chính thống lịch sử, ông đã xây dựng cơ chế gia đình trị, bắt giam đối lập, gây chia rẽ tôn giáo, và cuối cùng chính quyền của ông bị cô lập và bị lật đổ.

Dương Văn Minh (1916-2001)
- Dương Văn Minh, người hùng của “cách mạng 1-11-1963”, là người ký giấy đầu hàng cộng sản, đã gia nhập quân đội Pháp từ năm 1939, khi toàn dân sôi sục đứng lên giành độc lập.
- Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện  Khiêm, Cao Văn Viên, Đặng Văn Quang đã giao Tây Nguyên và miền Trung cho Cộng Sản làm áp lực với Mỹ, khi miền nam còn binh hùng tướng mạnh. Một sự hờn dỗi chính trị ngu xuẩn chỉ nhằm mục đích kiếm thêm tiền viện trợ, bất kể hậu quả kinh hoàng cho quân đội và người dân, và cho cả tương lai một dân tộc.  Họ đã bỏ nước ra đi rất sớm với trọn vẹn gia tài kếch xù thu hoạch được trong thời kỳ chiến tranh.
- Cựu Thủ tướng (chủ tịch ủy ban hành pháp trung ương) và Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, sau một thời gian lưu vong tỵ nạn cộng sản, đã trở về Việt Nam để trở thành một thứ cán bộ kiều vận của CS. Tư cách và đạo đức của Nguyễn Cao Kỳ đưọc đồng bào hải ngoại đánh giá kém hơn Xuân Tóc Đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Nói chung các nhà lãnh đạo miền nam được đứng vào vai trò lãnh đạo do cơ hội chính trị. Khi cơ hội đó không còn nữa thì họ đứng dậy ra đi như một người khách thương. Khi đất nước bị rơi vào tay Cộng Sản, khi hàng triệu con dân miền Nam quằn quại trong chế độ Cộng sản, khi hàng trăm ngàn chiến hữu của họ bị tù đày, khi hàng triệu đồng bào lênh đênh trên biển, bỏ xác trên đường vượt biên, khi những người lính trẻ tổ chức chống cộng phục quốc, họ quay mặt đi chổ khác. Khi cộng đồng yêu nước hải ngoại tìm đường phục quốc họ âm thầm tìm đường trở về hợp tác với cộng sản để làm ăn.
Từ Dương Văn Minh đến Nguyễn Văn Thiệu đến Nguyễn Cao Kỳ đều chia sẻ với nhau một tầng số chính trị cơ hội. Với sự viện trợ dồi dào của Hoa Kỳ, dường như bất cứ  một con người nào có cơ hội với chút lanh lợi cũng có thể làm nên sự nghiệp lớn, nhưng chưa có một người nào đưa ra được môt lộ trình cách mạng dân tộc hay phản ảnh được tấm lòng yêu nước  như Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, hay Lý Đông A, Huỳnh Phú Sổ.  Bi kịch của miền nam là giai cấp lãnh đạo đã không đủ chiều sâu của lòng yêu nước, viễn kiến dân tộc để bắt kịp được tinh thân ái quốc và chống Cộng của quần chúng trưởng thành trong một đất nước độc lập.
4. Sự hình thành của thế hệ mới ở miền Nam – yêu nước không có lãnh đạo
Khác với thế hệ cha anh, những thanh niên miền nam thời kỳ độc lập sau năm 1954 có những ước mơ trong sáng về một đất nước phú cường. Sinh viên học sinh miền nam có một đời sống chính trị tương đối tự do. Người dân miền nam từ thành phần thương gia đến nông dân, giáo chức công chức đều có một đời sống sung túc về vật chất và tinh thần.
Với sự thành công về kinh tế, và quan hệ rộng rãi với hơn 100 quốc gia trên thế giới của Việt Nam Cộng Hòa, thanh niên miền Nam trưởng thành sau năm 1954, đã có một niềm hãnh diện về một đất nước mới. Sự thất bại của Ngô Đình Nhu xây dựng chủ thuyết Nhân Vị để đối phó với chủ thuyết cộng sản lại là một cơ hội để lòng yêu nước người dân miền nam hình thành cách trong sáng. Nhờ đó, lòng ái quốc của thế hệ mới được phát triển hoàn toàn tự phát, độc lập. Họ yêu nước vì yêu nước mà không phải theo một chủ thuyết nào.

Tố Hữu (1920- 2002)
Khi tài liệu về công cuộc Cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ và Nhân Văn – Giai Phẩm ở miền Bắc lọt vào miền Nam, khi cuộc nổi dậy của nhân dân Hungary năm 1956 thất bại và xe tăng của Hồng Quân Liên Xô tràn vào Budapest, khi bức tường Bá Linh được Liên Xô dựng lên, khi được xem phim Dr. Zhivago của Boris Pasternak, đọc truyện dài Quần Đảo Ngục Tù, Vòng Địa Ngục của Aleksandr Solzhenitsyn về chế độ phi nhân của Cộng sản Liên Xô,  khi được xem những phim tài liệu về “chiến thuật biển người” của Trung Cộng tại chiến tranh Triều Tiên,  khi nghe những bài thơ của đại văn công cộng sản Tố Hữu xưng tụng những tên đồ tể khát máu của nhân loại là ông là cha, thì thanh niên miền Nam đã sớm nhận thức được hiểm hoạ của cộng sản đối với đất nước.
 
Chính thế hệ mới đã đóng góp cho nền tự chủ miền Nam. Họ đã đấu tranh cho nền độc lập đại học, Việt Nam hóa giáo dục, dẹp bỏ những trường trung học Pháp và đã tham gia chống chế độ độc tài gia đình trị của tổng thống Ngô Đình Diệm và đồng thời tham gia quân đội để chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản.
Một nền văn học ngắn ngủi 20 năm của miền nam như một thiên tài yểu mệnh với những tác giả trẻ tuổi là những học sinh, sinh viên, quân nhân, giáo chức ở lứa tuổi 20, 30 đã đóng góp vào nền văn học nước nhà với những  tác phẩm văn chương, thi ca, âm nhạc phong phú. Một phong trào về nguồn ra đời tìm về cội nguồn dân tộc với những tác phẩm của Kim Định, Bình Nguyên Lộc, Phạm Việt Châu đã khơi dậy lòng yêu nước tinh ròng và phục hồi căn cước văn hoá dân tộc v.v. , Nếu không có nền văn học miền nam thì ngày nay đất nước ta không có một nền văn học hậu bán thế kỷ thứ 20.
Các thế hệ sinh viên yêu nước ở miền Nam như Lê Hữu Bôi, Lê Khắc Sinh Nhựt đã không để cho nhóm sinh viên thân cộng thao túng đại học. Họ đã bị cộng sản xử tử vì lòng yêu nước trong sáng đó. Họ là một trong những người trẻ dân sự đổ máu rất sớm để bảo vệ miền Nam tự do.
Thanh niên miền Nam tham gia quân đội với một lý tưỏng mới, là phục vụ cho một nước Việt Nam độc lập và tự do không cộng sản. Thế hệ quân đội trẻ mang một văn hóa yêu nước trong sáng, với một chiến đấu tính cao độ, để bảo vệ miền Nam trước sự xâm lược của Quốc tế cộng sản. Họ không chiến đấu vì ý thức hệ ngoại bang. Họ chiến đấu để dân tộc Việt được tự do, để con cháu họ được vươn lên trong cộng đồng nhân loại.
Tinh thần yêu nước của thế hệ mới nầy đã thể hiện qua tinh thần chống tham nhũng, làm sạch quân đội của những người trí thức trẻ trong quân ngũ như Hà thúc Nhơn, Phạm Văn Lương. Hà thúc Nhơn, một bác sĩ quân y trẻ, đã gởi một huyết thư kêu gọi lãnh đạo Việt Nam Cộng Hoà phải trong sạch hoá quân đội để chống cộng. Ông đã bị tập đoàn tham nhũng  bắn chết khi cố gắng bảo vệ quyền lợi của anh em thương phế binh ở quân y viện Nha Trang. Phạm Văn Lương, cũng là một bác sĩ quân y trẻ yêu nước kêu gọi quốc hội chống tham nhũng, trong sạch chính quyền để quân đội có đủ sức mạnh chống Cộng. Những lời kêu gọi của ông rơi vào khoảng không và ông đã tự vẫn khi miền nam bị mất vào tay Cộng Sản.

Nguyễn Khoa Nam (1927- 1975)
Lòng yêu nước cũng đã đưọc thể hiện qua gương tuẫn tiết của bậc đàn anh trong quân đội như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, và Trần Văn Hai khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng Cộng Sản. Nếu thế hệ Pháp thuộc trao quyền lãnh đạo đất nước cho thế hệ yêu nước đang trưởng thành trong chiến tranh sớm hơn, hay cuộc chiến chậm lại vài năm, có lẽ thế hệ yêu nước miền Nam có cơ hội trở thành lãnh đạo đất nước thì miền nam Việt Nam không thể rơi vào tay Cộng Sản.
Những gương chiến đấu của thiếu tá Nguyễn Đình Bảo, đại úy Nguyễn Văn Đương trở thành bất tử với những bản nhạc của Trần Thiện Thanh.  Hạm trưởng HQ thiếu tá Ngụy Văn Thà cùng các chiến sĩ hải quân VNCH đã tử thủ trên Hộ Tống Hạm Nhựt Tảo trong trận hải chiến Hoàng Sa 1972 chống  quân xâm lược của cộng sản Trung Quốc trở thành biểu tượng bảo vệ biển đảo tổ quốc cho đồng bào hai miền nam bắc ngày nay bất kể chính  quyền cộng sản có xem đó là cuộc chiến đấu chính đáng hay không.
Những người phóng viên chiến trường như Phan Nhật Nam đã chọn lựa chống Cộng làm lý tưởng cứu nước. Họ tình nguyện đứng vào hàng ngũ Quốc gia để bảo vệ cho miền Nam, dù thân nhân của họ là những sĩ quan cao cấp trong quân đội miền Bắc. Họ chấp nhận đi cải tạo chung số phận với các chiến sĩ Quốc gia khác, và không cần sự khoan hồng do quan hệ gia đình đem đến cho họ.
Khi đại tướng Dương Văn Minh đầu hàng quân đội CS ngày 30 tháng tư năm 1975, thì các tướng lãnh trưởng thành thời kỳ Pháp thuộc, lãnh đạo quân đội VNCH đã bỏ chạy từ lâu. Trong khi đó, các sĩ quan trẻ vẫn tiếp tục chiến đấu.  Họ không chấp nhận đầu hàng. Nhiều người đã thành lập chiến khu rãi rác khắp nơi, cuối cùng họ đã bị chính quyền cộng sản bắt và bị xử tử hình.
Những người như đại úy Trương Văn Sương tiếp tục chiến đấu tới khi hết đạn, bị bắt ở tù 6 năm, được thả, đến Thái Lan gia nhập kháng chiến trở về chiến đấu, ở tù thêm 29 năm.
Tháng 4 năm 1975, hàng trăm sinh viên Việt Nam tại Paris đã biểu tình để khóc và để tang cho miền nam Việt Nam và một nền tự do đã chết. Sau đó, lãnh tụ sinh viên Trần Văn Bá ở Pháp đã về Việt Nam cùng  Hồ Thái Bạch trong nước, xây dựng chiến khu chống Cộng đã bị bắt và bị xử tử.
Ở trong nước bao nhiêu thiếu niên, thanh niên vô danh đã tham gia những phong trào phục quốc, đã bị bắt và chết trong các trại tù cải tạo được kể lại trong các hồi ký sau năm 1975.
Người dân miền Nam yêu mến sự tự do và dân chủ một cách trong sáng. Họ chỉ có một định hướng duy nhất, đó là định hướng dân tộc với lòng ái quốc không bị vẩn đục bởi chủ nghĩa ngoại lai. Họ nhận thức đưọc chủ nghĩa cộng sản đem lại tang thương cho đất nước, và là mối nguy cho dân tộc. Họ chỉ có một lòng yêu nước rất bình thường của người dân trong một nước độc lập và tự chủ, bất kể lãnh đạo quốc gia có tâm và tầm hay không. Điều bất hạnh cho người dân miền Nam là những người lãnh đạo của họ đã không xứng đáng về tài đức để phất lên ngọn cờ dân tộc để vận dụng lòng yêu nước của ngưởi dân trong công cuộc chiến đấu chống Cộng Sản bảo vệ miền Nam.
Chính vì lòng yêu nước đó, sau năm 1975 ngưòi dân miền Nam đã bị đồng hoá với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà và họ bị những cán bộ cộng sản miền bắc đối xử như một thứ công dân hạng hai trong xã hội.
Khi những người quốc gia di tản ra hải ngoại họ vẫn tiếp tục tinh thần chống cộng của người dân miền nam, trân trọng gìn giữ lá cờ vàng như là biểu tượng của tự do dân chủ.  Trong khi đó, những người lãnh đạo Việt Nam Cộng Hoà trước đây vẫn im hơi lặng tiếng, nếu không nói là thờ ơ trước tình hình của đất nước.
Những chính đảng Cần Lao, Dân Chủ nắm quyền lãnh đạo miền nam dưới thời kỳ đệ nhất và đệ nhị cộng hoà ngày nay ở đâu? Tại sao họ có thể xuất hiện cách đột ngột khi nắm chính quyền và biến mất khi không còn quyền lực, mặc kệ sự lầm than của người dân? Họ làm gì với cái gia tài đồ sộ thu hoạch trong chiến tranh trước sự thống khổ của dân tộc?
Trong khi đó những người dân đen, bố cu mẹ đĩ, bỏ quê hương đi ra nước ngoài bị mất hết tài sản cơ nghiệp. Một mặt họ phải phấn đấu xây dựng lại cơ nghiệp ở nước ngưởi để nuôi gia đình, tiếp tế cho thân nhân trong nước, có người phải dành dụm từng đồng bạc lao động trong những nhà máy assembly, tiệm nails, hay dè sẻn từng đồng trợ cấp để đóng góp cho công cuộc giải thể chế độ cộng sản. Họ phải tiếp tục chiến đấu để giải toả nổi uất hận vì lòng yêu nước của họ đã bị chính quyền miền nam phản bội.
Làm sao công cuộc giải thể chế độ cộng sản có thể thành công nếu chúng ta tiếp tục chống Cộng với cả một di sản của những người lãnh đạo từng là tay sai cho Pháp, bán đứng miền nam cho Cộng sản và có người ngay nay trở thành cán bộ kiều vận của cộng sản?
5. Sự thành hình của thế hệ tả phái sau 1954
Bên cạnh một thế hệ thanh niên nhận thức nguy cơ của Cộng sản đối với đất nước, một thành phần thanh niên miền Nam đã nhìn đảng CS bằng con mắt yêu nước của Cách Mạng Tháng Tám, Nam Kỳ Khởi Nghĩa  và chiến thắng Điện Biên Phủ. Cái vinh quang của độc lập và chiến thắng ngoại xâm làm lu mờ hình ảnh đấu tố, cải cách ruộng đất, Nhân Văn Giai Phẩm ở miền Bắc.
Đồng thời hình ảnh của những đốc phủ sứ, quan lại triều đình Huế thời Pháp thuộc được hồi sinh trong chính quyền niềm Nam giữa một miền Bắc “sôi sục cách mạng” đã tạo ra những phản cảm của một số thanh niên đầy nhiệt huyết đối với chính quyền miến Nam. Sự kém cõi về lãnh đạo, sự tùy thuộc vào Hoa Kỳ cũng như sự can thiệp sâu đậm của Hoa Kỳ vào việc điều hành miền Nam đã làm cho mối phản cảm đó sâu rộng hơn.
Thêm vào đó, kỹ thuật tuyên truyền của Cộng Sản, sự yểm trợ của quốc tế Cộng Sản, của Liên Xô, Đông Âu, Trung quốc cho chiến tranh Việt Nam, làm cho lòng yêu nước của thành phần nầy  tiếp nối cái hào khí cách mạng cách mạng tháng 8 và Điện Biên Phủ, bất kể thảm hoạ mà chủ thuyết Cộng Sản có thể đem đến cho dân tộc.
Những người trí thức thế hệ 1945 như Nguyễn Hữu Thọ, Trương Như Tảng, Trịnh Đình Thảo. Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ, Nguyễn Hộ  v.v. đã chọn con đường dân tộc dưới ngọn cờ của đảng CS Việt Nam. Những người như Trương như Tảng, Trịnh Đình Thảo, Lê Văn Hảo, cũng như những người thuộc “thành phần thứ ba” vẫn chưa nhận thức về hiểm hoạ cộng sản, và họ đã từ bỏ đời sống tiện nghi của miền nam để vào bưng theo Việt Cộng.  Trịnh Công Sơn ngày 30 tháng 4  năm 1975 lên radio kêu gọi mọi người ở lại để xây dựng đất nước và gọi những người ra đi là phản bội tổ quốc. Họ tin tưởng cộng sản sẽ đem lại hòa hợp hoà giải dân tộc chân thành. Họ tin tưởng ngưòi cộng sản với lòng yêu nước chân thành sẽ xây dựng một đất nước thịnh vượng giàu sang hơn Việt Nam Cộng Hoà thời kỳ chiến tranh. Họ không ngờ là cộng sản có khả năng từ bỏ nhân tính để thực hiện chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam ở cuối thế kỷ 20. Nhiều người không ngờ là đảng cộng sản có khả năng lừa dối những người yêu nước một cách hào nhoáng như thế. Nhưng đa số đều tỉnh ngộ khi đất nước thống nhất. Sau nầy Nguyễn Hộ và những ngườì tham gia Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam cũng thấy được chủ nghĩa Cộng Sản không phải là đáp số cho dân tộc.
Khi quân đội Mỹ đổ bộ vào Việt Nam thì một thành phần trí thức trẻ miền nam đã đứng hẳn vào chiến tuyến của người CS. Những người mà ngày nay báo chí vẫn thường nhắc đến như Hoàng Phủ Ngọc Tường, HP Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Vàng Sao, Phan Duy Nhân, Tôn Thất Lập, Tiêu Dao Bảo Cự, Huỳnh Tấn Mẫm v.v..  Không biết có bao nhiêu người ôm giấc mộng làm cách mạng vô sản để đưa đất nước về thời cộng sản nguyên thủy.  Nhưng có lẽ phần lớn họ đến với đảng CS vì lòng bồng bột của tuổi trẻ, vì hình ảnh hào hùng của Điện Biên Phủ, CM Tháng 8, vì giấc mơ dân tộc,  vì mối phản cảm với tính không chính thống lịch sử của chế độ miền nam,  vì sự thối nát và tham nhũng của chính quyền miền nam, và vì  sự hiện diện của quân đội Mỹ thay thế cho quân đội Pháp.
Thế hệ thanh niên miền bắc được đẩy vào chiến trường miền nam với giấc mơ giải phóng miền nam để cứu nước. Từ lớp thanh niên nầy đến lớp thanh niên khác lên đường vào nam được trang bị với những bài tuyên truyền giả dối về một miền nam đói rách quằn quại dưới gót giày xâm lược của đế quốc Mỹ.  Những con người như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc … mãi mãi tuổi hai mươi … đem tất cả tuổi xanh dâng cho đảng trong niềm tin tuyệt đối là đảng CS sẽ dẫn đưa đất nước đến thiên đường xã hội chủ nghĩa.  Họ không được may mắn sống đến ngày đất nước thống nhất, như Dương Thu Hương phải gục khóc bên đường nhìn thấy một miền nam thịnh vượng bị san bằng bởi những người Cộng Sản cuồng tín. Họ không được sống để chứng kiến một nền văn học ngắn ngủi nhưng phong phú về giá trị văn học bị những người Cộng Sản đưa lên dàn hoả thiêu ờ cuối thế kỷ thứ 20, và đã được các học giả Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hiến Lê kể lại.
Những người như Trần Vàng Sao nhiệt tình tham gia cách mạng và chiến đấu ở chiến trường miền nam. Chỉ với cái tên “Vàng Sao” người đọc cũng thấy được chất bônsêvích tràn đầy trong con người sinh viên miền nam nầy. Nhưng khi được chuyển ra ngoài bắc để chữa thương ông đã bật ngữa trước sự dối trá của chế độ cộng sản.  Ông chứng kiến được một miền bắc nghèo nàn thê lương với một chính quyền độc tài tàn bạo phi nhân tính.  Những nhận thức của ông về chủ nghĩa cộng sản trở thành hồ sơ của một kẻ đại phản động.  Suốt đờì còn lại ông bị trù dập vì đã nói lên sự thật.
Những người như Tôn Thất Lập, La Hữu Vang, Trần Long Ẩn với những dòng nhạc yêu nước trong thời kỳ “chống Mỹ cứu nước” ngày nay ở đâu? Sao sinh viên học sinh ngày nay không còn được nghe…  Ôi tổ quốc ta đã nghe lời réo gọi, tiếng hát Trưng Vương hồng thơm, Người đời người trong ngày hội trùng tu, nếu là người tôi nguyện chết cho quê hương … khi ngư phủ Việt Nam bị hải quân Trung quốc bắn giết trong vùng lãnh hải Việt Nam, khi Hoàng Sa và Trường Sa bị cưỡng chiếm? Hay tổ quốc Việt Nam ngày nay đã trở thành tổ quốc xã hội chủ nghĩa, một thành viên trung kiên của Cộng Sản Trung quốc?
Những ngưòi cộng sản hy sinh cuộc đời chiến đấu giành độc lập, thống nhất cho Việt Nam để làm gì?  hục hưng dân tộc chăng? Biến Việt Nam thành một cường quốc kinh tế như Nhật Bản, Hàn quốc, Singapore chăng? Tại sao bao thế hệ thanh niên  phải sinh bắc tử nam, thà đốt cả dãy Trường Sơn để đánh Mỹ mà bây giờ không dám lên tiếng để cứu dân tộc trước hiểm hoạ xâm lăng của Trung Quốc? Tại sao theo Nga, theo Tàu là chính nghĩa? Tại sao yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa? Tại sao phải tôn thờ Liên Xô là tổ quốc thứ hai của người cộng sản Việt Nam? Tại sao đấu tranh giai cấp, giết những người tư sản, trí thức yêu nước là chính nghĩa? Tại sao cấm tự do báo chí, cấm tự do ngôn luận là chính nghĩa? Trong khi đó đồng minh với Hoa Kỳ, đòi hỏi nhân quyền, tự do dân chủ là phản bội dân tộc? Có phải sự tiến bộ và phồn vinh mà thế giới tự do đem lại cho miền nam Việt Nam cùng với những giá trị nhân bản của nền dân chủ bền vững của thế giới đi ngược lại với giá trị và quyền lợi của những người Cộng Sản?
Có một dân tộc nào trên thế giới phải hy sinh hàng bao thế hệ chiến đấu giải phóng nầy nọ để cho thế hệ con cháu “được” mất mọi quyền tự do của con người như dân tộc Việt Nam chăng?
TÌM LẠI CHÍNH THỐNG LỊCH SỬ
Như đã nói ở phần giới thiệu, không có một logic nào có thể giải thích được những nghịch lý lịch sử Việt Nam của thế kỷ thứ 20. Chỉ có sự nhận thức về những nghịch lý lịch sử mới có thể hiểu được dòng lịch sử kỳ lạ nhất trong chiều dài 5.000 năm lịch sử của dân tộc.
Điều không thể chối cãi là thế kỷ thứ 20 được làm nên bởi những người yêu nước và không yêu nước. Yêu nước cũng làm nên lịch sử,  tay sai cũng làm nên lịch sử, và thành phần cơ hội cũng làm nên lịch sử. Làm thế nào để phân định yêu nước, tay sai hay cơ hội? Phải chăng không có một thước đo chuẩn mực nào có thể đo chính xác lòng yêu nước của thế hệ lớn lên ở thế kỷ 20?
Thế kỷ thứ 20 đánh dấu một giai đoạn độc lập sau gần 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Tuy nhiên đó là một giai đoạn độc lập bị vong thân trên chính nền độc lập của mình. Không một chính quyền nào được xây dựng trên tiếng gọi của hồn sử để chúng ta có thể cảm nhận được lịch sử 5000 năm đổ dồn về trong ta, như …  máu ta từ thành Văn Lang dồn lại.
Thời kỳ độc lập hậu Pháp thuộc cũng có những nét tương tự như thời độc lập hậu Hán thuộc. Khi Ngô Quyền phá quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng giành được độc lập cho dân tộc thì sau đó, chính con cháu của ông trở thành những kẻ trở lại đầu hàng quân Nam Hán để giữ vững ngai vàng. Loạn 12 sứ quân tiếp theo thời đại Ngô Quyền chỉ dấu một thời kỳ tự chủ vong thân. Phải có ngọn cờ lau Vạn Thắng của Đinh Bộ Lĩnh mới thống nhất được đất nước. Nhưng đó là giai đoạn chuyển tiếp của lịch sử. Phải đợi đến khi Lý Công Uẩn lên ngôi mới mở ra được thời kỳ phục hưng Lý Trần. Phải có con người như Sư Vạn Hạnh biết phóng tầm nhìn về tương lai mới có thể mở ra thời đại mới cho dân tộc.
Bi kịch của dân tộc ở thế kỷ thứ 20 là những người cách mạng chống Pháp, cầm nắm lấy ngọn cờ dân tộc giành độc lập và thống nhất được đất nước là những người đi theo chủ nghĩa phản dân tộc. “Trí thức địa hào đào tận gốc trốc tận rễ”  là một bản tuyên chiến với dân tộc, với thành phần trí thức ưu tú là nguyên khí của quốc gia, và với thành phần tư sản là thành phần có khả năng làm giàu cho đất nước.

Nguyễn Mạnh Tường (1909- 1997)
Ngày nay chúng ta không thể hiểu được tại sao cả một thế hệ trí thức tiến bộ yêu nước của thế kỷ 20 đồng thuận với chủ nghĩa cộng sản để có những người trí thức như Nguyễn Mạnh Tường tốt nghiệp tiến sĩ văn chương và luật khoa ở Paris lao đầu vào cuộc kháng chiến chống Pháp với tất cả tuổi xanh rồi đành đoạn ngồi vá xe đạp ở lề đường Hà Nội  kiếm sống dưới chế độ Cộng Sản.  Hay những người như luật sư Trịnh Đình Thảo tốt nghiệp luật ở Paris, làm bộ trưởng tư pháp đầu tiên trong chính phủ Trần Trọng Kim, đưọc ưu đãi ở Sài Gòn, lại vào bưng theo Việt Cộng sau tết mậu thân 1968.
 
Trong khi đó, những người  một thời đi theo thực dân Pháp, làm tay sai cho Pháp, đã trở về gần gủi với dân tộc. Họ chưa hẳn đứng trên lập trường dân tộc. Nhưng trong môi trường chính trị không bị thống trị bởi tư tưởng ngoại bang tình tự dân tộc dễ dàng phát tiết. Họ trở thành những nhà lãnh đạo quốc gia với một nền độc lập “bất chiến tự nhiên thành”. Trong cuộc chiến tranh lạnh, họ trở thành đồng minh của Hoa Kỳ.  Họ đã biến miền nam thành một đất nước trù phú, thịnh vượng với một nền dân chủ, dù rất mong manh, cũng đủ gieo hạt giống cho các thế hệ về sau.  Dù họ chỉ là những người cơ hội, không có cái hào khí của những người tham gia cách mạng tháng tám, hay không thừa hưởng tinh thần cách mạng của những đảng phái quốc gia chống Pháp.  Dù họ không có dư thừa tinh thần tự do dân chủ, ít ra, họ không dám làm cách mạng để giết oan hàng trăm ngàn người dân vô tội, và đưa dắt đất nước vào cuộc chiến tương tàn lầm than. Và nếu không có chiến tranh, miền nam đã trở thành một Hàn quốc ngày nay.  Nhưng rất tiếc chính họ là người đã giao miền nam cho cộng sản!
Thế hệ 2000 phải thừa kế một di sản lịch sử đầy nghịch lý của thế kỷ 20. Nếu không giải quyết được cái nghịch lý đó, và không vượt lên những nghịch lý đó, thế hệ đương đại không thể tiếp tục hành trình dân tộc trong một giai đoạn chuyển tiếp của một công cuộc vận động lịch sử mới để đưa đất nước vào thế kỷ thứ 21.
Làm thế nào người Cộng Sản có thể thực hiện được cuộc cách mạng dân tộc mà vẫn phải vát trên vai nghĩa vụ quốc tế của chủ nghĩa Mác Lê với sự can thiệp sâu đậm của Trung quốc vào độc lập dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ?
Làm thế nào những người quốc gia có thể thực hiện được cuộc cách mạng dân tộc với di sản của Việt Nam Cộng Hoà với những đã lãnh đạo từng tham gia chính quyền thuộc địa để quay mặt lại với dân tộc, đã thí bỏ miền trung và cao nguyên cho Cộng Sản khi còn binh hùng tướng mạnh,  hay trở thành một thứ kiều vận cho cộng sản?
Làm thế nào thế hệ Việt Nam lớn lên ở thế kỷ 21 có thể cùng ngồi lại với nhau để xây dựng đất nước khi người nầy có cha ông làm tay sai cho Tây, cho Mỹ, người kia có cha ông làm tay sai cho Nga, Tàu? Người có thân nhân bị giết bị bom đạn Mỹ, Nga Tàu, người có thân nhân bị đấu tố chôn sống vì là địa chủ, tư sản.
Không gian chính trị  dân tộc bị xoá nhoà bởi cuộc chiến Quốc Cộng và biến mất dưới chế độ toàn trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Không gian dân tộc chỉ có thể được tái lập bằng lòng yêu nước tinh ròng với tầm nhìn vượt qua được những taboo lịch sử, như khi  “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ” của Nguyễn Đức Quang vượt đại dương trở về với thế hệ thanh niên sinh viên lớn lên trong chế độ cộng sản để hát vang trong cuộc biểu tỉnh chống Trung Quốc xâm lăng Biển Đông. Đó là lòng yêu nước không bị vẫn đục bởi ý thức hệ ngoại bang và bởi những di sản của thời kỳ vong thân.  Đó là lòng yêu nước vượt qua được lằn ranh phân tranh nam-bắc, quốc cộng.
Bài đáp lịch sử cho thế hệ 2000 là sự nhận thức rằng sau một thời kỳ vong thân, những người yêu nước chân chính  phải thấy được mục đích tối hậu của cách mạng Việt là sự phục hưng và phục hoạt dân tộc để phục vụ quốc dân và tổng thể cộng đồng dân tộc Việt trên giá trị của nhân loại toàn tính.   Không có cái tổ quốc gì gọi là tổ quốc xã hội chủ nghĩa đóng đô ở Matcơva, hay Bắc Kinh, hay Hà Nội. Chỉ có một tổ quốc duy nhất là Việt Nam. “Tôi có một tổ quốc và anh có một tổ quốc là Việt Nam mến yêu”  (ĐHY Nguyễn Văn Thuận). Do đó, những dòng vong thân phải được chảy trở về dòng chính của lịch sử.
Sự tái lập tính chính thống lịch sử ngày nay là sự vượt qua giai đoạn vong thân để tiếp nối công cuộc cách mạng trên lập trường dân tộc của Phan Bội Châu và tư tưởng dân chủ của Phan châu Trinh. Cuộc cách mạng nầy đã được tiếp nối bởi  Nguyễn Thái Học, Lý Đông A, Nguyễn Tường Tam, Hùynh Phú Số, Trương Tử Anh.  Và tình trạng vong thân hiện nay chỉ có thể được chấm dứt khi lòng yêu nước của người Việt Nam được tái định hướng bằng con đường dân tộc.  Những người yêu nước có thể bất đồng quan điểm nhưng không bao giờ tiêu diệt nhau để hủy hoại sức mạnh của dân tộc.
Sự tái hợp  của những người yêu nước trên lập trường dân tộc trong sáng của Phan Sào Nam, và tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh sẽ là cuộc vận động lịch sử mới. Nó không phải là chiêu bài hoà hợp hoà giải dân tộc làm máy trợ sinh để kéo dài mạng sống cho một chủ nghĩa đang chết não và đã bị loài người đào thải. Nhưng đó sự tái lập tất yếu không gian dân tộc đã bị bào mòn bởi thời kỳ vong thân, và là sự tiếp nối tất yếu của lịch sử để mở ra một thời đại tự do dân chủ  cho Việt Nam. Và tự do dân chủ trên lập trường dân tộc sẽ là bệ phóng để đưa đất nước vào đại vận phục hưng mới của thế kỷ 21 và để dân tộc Việt được hoà nhập vào cộng đồng nhân loại, để được sống bình thường như mọi dân tộc văn minh khác trên thế giới.
Dallas, 30-4-2011
© Nguyễn Xuân Phước
© Đàn Chim Việt
_________________
noi de ma noi
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Tue May 03, 2011 3:38 pm    Tiêu đề: ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỮ

ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỮ

Lê Lam Sơn

Bài viết nầy hầu như củng giống các bài viết khác liên quan đến trang sữ cận đại cuả dân tộc Việt Nam , ngoài ý tưỡng cuả người viết , khi người viết như mọi người có tấm lồng đối với quê hương và dân tộc , Người viết chưa đưa ra được câu trả lời , mà tựa đề cuả bài viết , chính là câu hỏi , một câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta đã đưa ra . Khi chúng ta nhìn cục diện nuớc Việt Nam , thường thường thì chúng ta chỉ nhìn theo khiá cạnh hạn hẹp , chỉ riêng vể thời kỳ gần đây .

Nhưng lịch sữ cuả dân tộc , không chỉ đóng khung từ ngày Đức Quốc Trưỡng Bão Đại về nước chấp chính năm 1947 , lịch sữ cuả dân tộc Việt nam Kéo dài từ ngày lập quốc cho đến nay hơn ngàn năm , Quan điểm cuả người viết , hảy nhìn vào hiện tại sẻ hiểu đưọc quá khứ , và có nhìn vào hiện tại ta sẻ dự liệu được tương lai , Vì tam thế thời gian bất khả phân ly , quá khư , hiện tại , vị lai đều liền lạc ,

Nếu chỉ nhìn cục diện chuyện đang xảy ra , thì chúng ta không hiẻu được mọi thứ , mọi việc , mọi sự , chúng ta nên có cái nhìn tổng quát , toàn diện , nhìn vào thực trạng đất nưóc . Khi nói đến từ ngữ Quốc Gia , chúng ta không nên đóng khung vào thời kỳ Đức Quốc Trưỡng Bão Đại chấp Chính cho đên thời kỳ nền đệ nhất , hay đệ nhị Cộng Hoà , mà khi nói đến hai chử Quốc Gia chúng ta nên hiễu hai chử Quốc Gia dính liền với hai chử dân tộc , Quốc là nước , Gia là nhà , hay gia đình . Quốc gia là một đất nước rộng lớn , có lãnh thổ , có biên giới , có thể chế chính trị cầm quyền , và trong đất nước đó , có làng xóm , có gia đình và ba con thân thuộc , Điều nầy chỉ nió thoáng qua , vì nhiều người củng đều hiểu như thế , nên không cần lập đi , lập lại , Nhất là khái niệm Quốc Gia đã được thể hiện từ thời Lập quốc với Danh Hiệu Văn Lang .
Thiễn ý cuả mình , muốn nói đến một điều rất hệ trọng đó là những sự kiện xảy đến trên đất nước thân yêu , qua chiều dài lịch sữ . Đó là CƠ TRỜI VÀ VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC .

Thư nầy sẻ được gửi đến diễn đàn như một đề tài để cùng nhau trao đổi , để mà ngõ hầy tìm ra giải đáp vì sao có ngày 30 / 04 / 1975 , trước đó , ta đả có ngày 20 / 07 / 1954 , đó là ngày chia cắt đất nước VN qua Vĩ Tuyến 17 , Trước đó là Hoà Ước Ký kết năm 1884 , giưả Phái bộ do Ông Phan Thanh Giãn . và đại diện nước Pháp ký kết nhượng địa cho Pháp Ba tỉnh Nam Kỳ , và Hiệp Định Ký kết đầu tiên giưả hai quốc gia do đại Diện cuả VN và Pháp Ký kết tại Paris vào năm xưa lắm , thời đó Hoàng Tữ cảnh là đại diện cho Nước Việt Nam có mặt trong phái đoàn . Nhiều chuyện lắm . Bởi thế nnê khi nhìn lịch sử , chúng ta không nên đóng khung Trong một không gian nào , một thời điểm nào , mà hảy có cái nhìn khách quan , và có tính cách toàn diện hơn . Do đoómới có loạt bài đầu năm nói chuyên Bói Toán , Loạt bài nói trên không chỉ đóng khung trong lãnh vực Bói Toán , mà ý cuả người viết còn muốn đề cập sâu xa hơn . Loạt bài nầy chính là đem tâm tình ( Tình Yêu Quê Hương ) nói chuyên lịch sữ .

Bài viết còn dài . xin tạm ngưng nơi đây , xin Admin hảy mở chuyên mục » ĐEM TÂM TÌNH NÓI CHUYỆN LỊCH SỮ . ‘ Tiếng Pháp gọi là Média ‘ hay là thão luận về vấn đề mà mọi tầng lớp đồng bào cùng chung quan tâm đến . Không có ai có thể độc quyêề cai trị , không có ai tự xem đất nước là cuả riêng mình hay riêng cuả dòng họ nhà mình . Lòng yêu nước , hay Tình yêu quê hương không dành cho riêng ai . /.
Nay có đôi dòng cẫn trọng gời lên diễn đàn .

( dẩn chứng qua bài viết ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỮ :
http://www.mattranquocgia.wordpress.com  )

_________________
HÃY ĐẾN CHIA NHAU NGHÈO KHÓ , QUÊN LO TƯƠNG LAI MỊT MỜ , HÃY CỐ YÊU NGƯỜI MÀ SỐNG , LẦU DẦN RỒI ĐỜI CỦNG QUEN
Về Đầu Trang
Đi Tìm



Ngày tham gia: 12 Sep 2011
Số bài: 1

Bài gửiGửi: Mon Sep 12, 2011 7:16 pm    Tiêu đề:

Đã lâu sao không thấy bác Hàn Sinh viết thêm về sấm trang. Không biết dạo này bác khoẽ không?
Về Đầu Trang
LAM SON



Ngày tham gia: 24 Feb 2010
Số bài: 45
Đến từ: PARIS

Bài gửiGửi: Wed Sep 09, 2015 5:47 pm    Tiêu đề:

Thân chào Đi Tìm  , Hôm nay lại có chút thời gian , nên vào thăm sân trường Duy Tân , Hàn Sinh củng chính là bút danh khác của Lam Sơn , tuy hai bút danh , nhưng chỉ là một người , vì khởi đầu khi viết lách từ 2003 , lấy bút danh là Hàn Sinh , sau đó vì tham gia hoạt động cộng đồng , nên lấy bút danh khác đó là Lam Sơn . Xin mượn lại một đoạn văn viết với bút danh Hàn Sinh :
Nếu chỉ nhìn cục diện chuyện đang xảy ra , thì chúng ta không hiẻu được mọi thứ , mọi việc , mọi sự , chúng ta nên có cái nhìn tổng quát , toàn diện , nhìn vào thực trạng đất nưóc . Khi nói đến từ ngữ Quốc Gia , chúng ta không nên đóng khung vào thời kỳ Đức Quốc Trưỡng Bão Đại chấp Chính cho đên thời kỳ nền đệ nhất , hay đệ nhị Cộng Hoà , mà khi nói đến hai chử Quốc Gia chúng ta nên hiễu hai chử Quốc Gia dính liền với hai chử dân tộc , Quốc là nước , Gia là nhà , hay gia đình . Quốc gia là một đất nước rộng lớn , có lãnh thổ , có biên giới , có thể chế chính trị cầm quyền , và trong đất nước đó , có làng xóm , có gia đình và ba con thân thuộc , Điều nầy chỉ nió thoáng qua , vì nhiều người củng đều hiểu như thế , nên không cần lập đi , lập lại , Nhất là khái niệm Quốc Gia đã được thể hiện từ thời Lập quốc với Danh Hiệu Văn Lang .
Thiễn ý cuả mình , muốn nói đến một điều rất hệ trọng đó là những sự kiện xảy đến trên đất nước thân yêu , qua chiều dài lịch sữ . Đó là CƠ TRỜI VÀ VẬN MỆNH ĐẤT NƯỚC , đề tài nầy dài lắm , sẽ có dịp viết trở lại và đem vào trong diễn đàn cho các anh chị xem chơi .
Lam Sơn
Về Đầu Trang
lamson_lee



Ngày tham gia: 15 Feb 2017
Số bài: 15
Đến từ: Pháp Quốc

Bài gửiGửi: Mon Dec 11, 2017 8:17 am    Tiêu đề: Re: TIÊU ĐỀ : SẤM KÝ TRẠNG TRÌNH VÀ VẬN MỆNH DÂN TỘC VIỆT NAM

LE HAN SINH đã viết :
Thưa anh bạn,

(Thưa anh LE HAN SINH,

Năm tôi học lớp nhất (lớp 5 bây giờ), thầy giáo của tôi có nói: "Cụ trạng Trình đã đế lại sấm ký, tiên đoán rất chính xác thời cuộc và vận mệnh đất nước, nhưng có nhiều điều bất lợi cho triều đình nhà Nguyễn, nên vua Tự Đức (?) đã cho người xáo trộn tất cả sấm ký của cụ Trạng không còn theo đúng thứ tự nữa, để sau này không còn ai phân biệt được các đoạn sấm đó sẽ xẩy ra vào lúc nào".

Vì thế mà sau này, mỗi khi nghe rộ lên những lời bàn sấm Trạng Trình, tôi không mấy chú ý.

Anh LE HAN SINH có nhận định giống thầy giáo năm xưa của tôi không?)


Vua Tự Đức tham lam, muốn triều Nguyễn muôn năm cai trị (hay trừng trị) nên cho người sửa chữa "lại lời sấm:

Lý đi Thời Lý lại về (thành ra Nguyễn đi thời nguyễn lại về)
Giặc đến Bồ Đề thời giặc mới tan

Mới đây thôi, trên Bình Dương Thuộc Sông Bé, người ta làm một vòng thành đặt tên là Đại Nam, và điểm đặc biệt, ngoài tượng đức Phật ra, còn có tượng người khác, bức tượng đó chính là tượng cuả Chủ Tịch Hồ Chí Minh ,, một số chùa chiền cùng vậy. Và tin tức loan truyền về ông Hồ Chí MInh , đã có thời gian hành đạo Phật tại Thái Lan Giặc đến Bồ Đề thời Giặc Mới tan, Nghiả là khi khi giặc đến nương náu nơi cưã thiền môn , thì tức khắc giặc sẻ tan hết . suy đi rồi mới nghĩ ra được. Đây là một hiện tượng, mình không có ý bôi bác, hay chê bai ai hết, lời xưa nói QUỐC PHÁP BẤT VỊ THÂN SƠ. PHÁP LUẬT NGHIÊM MINH, LUẬN CÔNG ĐỊNH TỘI,

Khi nào người đại diện pháp luật QUANG MINH CHÍNH ĐẠI, CÔNG BÌNH LIÊM CHÍNH, Thì chừng đó tự nhiên thái bình.

Như anh bạn đã xem qua loạt bài tôi đã đưa lên diễn đàn, Đầu Tiên là ý tôi muốn nói đến sấm ký, nhưng nếu nói về sấm ký, thiên hạ sẽ không hiểu, nên tôi mở đầu bằng lời giải thích về Bói Toán, và nguồn gốc xuất phát. Từ đó mới dần đưa quý vị vào lãnh vực Kinh Dịch, rồi đó mới dẫn chứng những câu sấm tương truyền do cụ Trạng Trình viết ra. Từ đó mời xảy ra tình trạng tam sao thất bổn, nhiều khi không biết có phải do cụ viết hay người khác phịa ra, như Sấm giảng của Phật Giáo Hòa Hảo, và Giáo Phái Cao Đài; Được truyền ra trong quảng đại quần chúng.

Năm xưa, khi viết mấy dòng về sấm ký, tôi đã bắt đầu rằng, Sấm ký hơi có phần bí hiểm là do, các cụ ngày xưa, dùng toàn bằng văn hán nôm (thuộc cổ văn) kế đến Sấm ký lại được đặt trên căn bản (tôi không dùng từ cơ bản) của khoa Thái Ất, khoa Thái Ất xuất phát từ Kinh Dịch, Những điều nầy lẽ ra, chỉ nên trao đổi có tính cách riêng tư, hơn là mang lên diễn đàn,

Trước khi đưa loạt bài lên diễn đàn, Tôi đã trải qua nhiều đêm suy nghĩ, nên hay không nên đưa loạt bài nầy ra công chúng hay không? Sau cùng do một sự thúc đẩy mãnh liệt (không biết do đâu, nên tôi quyết định chọn diễn đàn Duy Tân. Có lẻ do hai chữ Duy Tân, ngày xưa, Vua Duy Tân là vị hoàng Đế rất trẻ, thông minh, và có tài năng, Vua Duy Tân lại có vị cố vấn tài ba lỗi lạc đó là ông Trần Cao Vân, một người được truyền là tinh thông kinh dịch, ông đã đưa ra Trung Thiên Dịch, trước đó dịch xuất hiện thời Phục Hy, gọi là Tiên Thiên Dịch, chỉ nói chuyện trời, đến sau thời Văn Vương nhà Chu (Châu) do Văn Vương mà có Hậu Thiên dịch, Hậu thiên nói về lý lẽ ở thế gian, Nhưng Trần Cao Vân lại đưa ra Trung Thiên Dịch, theo thiển ý của mình, Tiên thiên là cái có trước, tức là vật thể siêu nhiên ví dụ như tinh trùng của nam giới, và noãn sào, hay trứng của nữ giới, hai vật thể nầy khi gặp nhau vào thời điểm nào đó, (gần như một trùng hợp), hay ngẫu nhiên hợp lại với nhau, tác động lần nhau mà thành ra thai nhi. Vì thế Hậu Thiên là cái có sau Gọi là trùng hợp, hay ngẫu nhiên, chỉ nên tạm hiểu, như Kinh dịch và Thiên tống, đừng có quá chú ý câu nệ kinh văn, mà hãy nên hiểu được ý tứ, những gì người ta muốn đề cập đến. Toàn bộ kinh Phật để lại, đều có liên quan đến nguyên tử.

Trung Thiên chính là khoảng trống giữa Tiên thiên và Hậu Thiên. ví dụ cho dễ hiểu như: Anh Bạn và tôi gặp nhau qua diễn đàn, và qua bài viết, Diễn đàn như một địa điểm nào đó trên mặt đất, anh là A, và tôi là B = qua bài viết của tôi, nên A + Bài viết + B hợp lại: Đây là lý thuyết Một (1) + Một (1) = Ba (3) Khi đã hiểu được phần lớn những gì dịch trình bày, thì có thể giải mã một phần (tôi nói chỉ một phần) Sấm Ký mà thôi. Những bí mật trong trời đất, mình chỉ có thể hiểu được khi nào được phép hiểu.

Ngày nay, nhiều người cầm quyền lực trong tay, ăn ngược nói ngạo, không coi trời đất ra gì hết, chúng ta nên biết, điều chúng ta biết chỉ là hạt cát, điều chúng ta chưa biết thật là mênh mông. Chỉ đến khi nào Uy trời trừng phạt, chừng đó mọi sự hiểu ra thì đã quá muộn. hiện thời tai nghe mắt thấy nhan nhản những điều chướng tai gay mắt, sao tôi sợ quá. cách nay mấy mươi năm, khi còn lang thang ở Sài Gòn Biên hòa, thường la cà những nơi chốn, mua bán chợ trời ; mình nghe người ta nói với nhau: Ngày xưa quả báo kiếp sau, Ngày Nay Quả Báo Nhãn Tiền một Khi.
Bởi thế nên, khi viết bài giải sâm ký, tôi viết, Sâm ký tựa như các đầu đề Toán hóc búa, chỉ dành cho những thí sinh xuất sắc, không dành cho người thường, Các Câu Sấm có viết như:

Chữ rằng lục thất nguyệt gian,
Ai mà biết được mới gan anh tài, (nghĩa là anh hùng hào kiệt)
chữ nôm: lục là 6, thất là 7, nhưng 6 nào 7 nào???? chẳng biết, theo kinh dịch, an Cửu Cung Lạc Thư, 9 cung của bảng Lạc Thư sẽ hiểu. Sau đây là bảng Cửu Cung

BẢNG CỬU CUNG LẠC THƯ
TÂY BẮC
Càn 6
BẮC
Khảm 1
ĐÔNG BẮC
Cấn 8
CHÍNH TÂY
Đoài 7
TRUNG ƯƠNGCHÍNH ĐÔNG
Chấn 3
TÂY NAM
Khôn 2
CHÍNH NAM
Ly 9
ĐÔNG NAM
Tốn 4


như thế, tây bắc tượng trưng cho vận 6 và nước Mỹ, Số 7 tượng trưng cho phương Tây hay Âu Châu, như vậy có thể hiểu thêm, Bậc thánh trí sinh ra khoàng tư cuối vận 6 qua vận 7, vận 6 bắt đầu từ năm Giáp Thìn 1964 cho đến năm quý hợi 1983, vận 7 từ năm Giáp Tý 1984 đến năm 2003 Quý Hợi, còn một ẩn nghiã nữa là người nầy đi lại lại giữa hai lục địa Âu Châu Và Mỹ Châu,

Nên lời sấm nói: giữa 6 qua 7, muốn biết bậc thánh nhân thì hãy xem ở đó, ở đó,

Các phương vị mở bày ra, ta đã thấy rỏ, đông tây nam bắc. Đông bắc, tây nam, tây bắc đông nam.

Các số chính là biểu số của nhóm sao Thái Ất. như vậy: Số 6 là vận 6 ở phương tây bắc, số 6 là số của Sao Vũ Khúc Kim Tinh. Số 7 bà biểu số của phương tây hay cung đoài, sao Phá quân thất xích.
Bởi thế, nên khi viết tôi phải viết cho chính xác, như người thầy giáo năm xưa trưóc giờ dạy, trước giờ đứng trước bục giảng, đều phải thức thâu đêm, để soạn bài. Có làm cha mẹ mới hiểu lòng của cha mẹ, có làm thầy giáo mới hiểu lòng của thầy cô.

Nay có vài lời trao đổi cùng bạn. Không dám múa rìu qua mắt thợ, mình vô cùng cẩn trọng, dè dặt, và ăn nói mực thước, vì lời xưa có nói: Muốn cho người trọng mình thì mình phải trọng người, và trước tiên, mình phải trọng chính bản thân mình. Chẳng qua là vì trước khi mai danh ẩn tích vĩnh viễn, nên có đôi dòng cùng chư vị, nhất là với người hậu sinh, câu nói thanh niên là rường cột của quốc gia, là tương lai của đất nước nằm trong tay thanh niên. đó là tâm ý của cụ Trạng Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Mong có dịp được luận bàn cùng người hiền.

hàn Sinh Họ Lê.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Huyền Bí Vấn Đáp Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân