TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NGƯỜI EM BẤT HẠNH
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NGƯỜI EM BẤT HẠNH

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sun Apr 24, 2011 12:39 pm    Tiêu đề: NGƯỜI EM BẤT HẠNH
Tác Giả: THANH ĐÀO




     NGƯỜI EM BẤT HẠNH
                               THANH ĐÀO

Được tin người em ở quê nhà đã tự tử vì bị bịnh tâm thần trong nhiều năm nay, ông Minh buồn vô hạn. Em trai của người lão niên đang sống nơi xứ người, giờ này đã ra người thiên cổ. Nghe em rể. Tr. Huy Tiến, chổng của em gái mình, Thu Thủy, ở Sài Gòn, gọi điện thoại báo tin sét đánh làm cho ông bất ngờ, sững sốt vô cùng. Sau đó,Thủy kể tóm tắt sự việc cho anh mình nghe qua đường dây điện thoại viễn liên.
    Liêm, biệt danh là Loan, đã buồn tình vì mình bị bịnh thần kinh lâu nay, làm khổ gia đình vợ con, nên đã treo cổ tự sát trong khi người nhà đi vắng, lúc 5 giờ sáng ngày 6 tháng 4 năm 2011. Đó là theo lời kể lại của vợ Loan. Thủy vốn thương anh bị bịnh và nghèo khồ lâu nay, nên hằng tháng cấp dưỡng cho anh năm trăm ngàn đồng, tiền Việt Nam. Lan và Mươi ở quê nhà, em Thủy, cũng thường giúp đỡ Loan. Nghe nói hai vợ chồng Loan hay cải vả, bất hòa nhau vì vấn đề tiền bạc. Chồng thích lai rai ba sợi giải sầu.Vì vậy anh ta hay say sưa. Hễ mỗi lần say xỉn là Loan hay quậy. Còn Linh, vợ Loan, thì ưa thú vui cờ bạc, mỗi khi trong túi có tiền rủng rỉnh. Chị ta thích đánh bài tứ sắc vời hàng xóm láng giềng củng ưa trò chơi đen đỏ vậy mà. Nghe tin Loan chết, anh Mùi, người anh bà con bên Ngoại của Thủy, ở Đá Hàng ( Ninh Quý) và Hiệp, anh ruột của Thủy, ngụ tại Phước Khánh, liền vào Thương Diêm để làm lể cầu siêu cho hương linh của người quá cố. Tại Sở Muối, lúc này có ngôi chùa được xây cất ở đầu làng. Các em của ông Minh  đã nhờ vị sư trù trì làm lễ cầu siên các thất cho Loan. Ông Minh và em trai, ông Hỏa, từ Hoa Kỳ, đã gởi ba trăm đô về Viêt Nam tặng vợ con của Loan. Nhờ vậy,  họ quyết định xây mồ ngay cho người chết, sau khi coi thầy, ngày giờ lành để khởi sự. Công việc này đã hoàn tất mỹ mãn. Người chết có mổ yên, mả đẹp, chắc cũng ngậm cười nơi chín suối. Bà con cô bác và hàng xóm láng giềng tại dịa phương, đã nhiệt tình dến thăm viếng gia đình kẻ xấu số. Ho chia buồn, thành kính phân ưu và gởi quà tặng. Số tiền phúng điếu người nhà nhận được, khoảng mười lăm triệu đồng. Vợ chồng Loan có tất cả ba đứa con. Thằng Long, cũng gần cán mức “ Tam thập nhi lập”. Nó là con trai trưởng. Xí, em gái kế nó, hơn hai mươi tuổi, và La con gái út, chỉ kém chị nó vài niên kỷ. Long đã có vợ con ở Sài Gòn. Gia đình Long sống gần nhà cô Thủy. Vợ Long người Nam. Nghe kể, Long phải làm thuê làm mướn hằng ngày để nuôi sống bản thân và vợ con. Vợ Long không biết cách nuôi con theo kiểu  một bà Mẹ hoàn hảo. Con cái cứ ốm đau, èo uột dài dài. Đời sống của cặp phu thê này khá vất vả, chật vật vì phải trả tiền nhà thuê mướn hảng tháng và giá sinh hoạt mọi thứ đều đắt đỏ ở thành phố quá đông dân .
Xí vẫn còn sống độc thân. Xí rất có hiếu với Cha Mẹ. Nó làm công nhân tại một công ty quốc doanh ở ngoại ô thành phố Phan Thiết. Công việc này do Chú Mười, em của Cha mình, giới thiệu. Hắng tháng, nó lãnh lương một triệu tám trăm ngàn đồng. Nó gửi về cho song thân hết một triệu rưỡi. Nó chỉ giữ cho mình có ba trăm ngàn thôi. Thủy nói cho ông Minh biết như vậy. Nó phải kiếm thêm việc làm, như giặt giũ quân áo, ủi đồ, lau chùi quét dọn nhà cửa, làm vệ sinh hàng quán... khi có người thuê mướn ngoài giờ làm việc ở công ty, ngõ hầu có thể kiếm thêm tiền để sinh sống, chi tiêu hằng ngày.
                                                       ooo        
Khi Cha chết, Xí tình nguyện ăn chay trường suốt ba năm liền để cầu siêu cho hương linh của thân phụ mình được siêu sanh về Miền Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Xem thế, Xí quả thật là một người con có hiếu với đấng sinh thành ra mình. Trước đây, Xí đã hy sinh đời mình, sống độc thân, từ chối lập gia đình với một số nam nhân đã yêu mến nàng và đề nghị thành hôn với nàng. Nghe nói Loan đã tìm cách chấm dứt đời mình. vì không muốn mình là gánh nặng cho cả nhà, nhất là cho Xí được rảnh nợ, ngõ hầu lo con đường tương lai chồng con của mình. Không khéo nó sẽ thành gái già và sống cảnh “ óng chề” như một số nữ nhi lỡ thời khác. La. người em kế của Xí, đã lập gia đình và có hai con. Chồng La là công nhân Sở Muối . Anh ta cũng hành nghề chài lưới những lúc mỉnh thất nghiệp. Cuộc sống của cặp vợ chồng thật nghèo khổ, vất vả, thiếu thốn nhiều thứ, như phần đông cư dân khác, tại vùng sơn thôn hẻo lánh, xa xôi, nơi chó ăn đá gà ăn muối này. La cùng chổng con sống gần nhà Cha Mẹ mình. Dì Chìn và Dì Mười, cũng ngụ cùng xóm với gia đình Loan. Họ là bà con bên Ngoại của Loan. Hai bà Dì này đã giúp đỡ vợ chồng Loan tận tình lâu nay. Dì Chín vốn là cán bộ nằm vùng tại địa phương trước kia. Dì từng bị vào tù ra khám trong thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa, vì là cán bộ giao liên cho phe xã hội chủ nghĩa. Cuộc đời tình ái của Dì cũng lao đao lận đận lắm. Dì có tất cả ba dòng con với ba người đàn ông khác nhau. Riêng đời chồng cuối cùng, Dì se duyên với ông Tám N. Ông này gốc Bình Định, đi theo kháng chiến chống Pháp, rồi lên núi hoạt động chống chính quyền Miền Nam cho đến ngày 30 tháng 4, 1975. Ông trở thành tỉnh ủy viên,  tỉnh Ninh Thuận. Ông giữ chức vụ chủ tịch huyện Ninh Phước trong nhiều năm. Dì có ba con với ông ta. Thằng con trai lơn tên Hiếu được học hành thành đạt, nhờ gia đình có công với cách mạng. Hiếu trở thành luật sư, được bổ nhiệm vào Cơ Quan Giám Sát Viện tỉnh nhà. Sau thời gian làm cán bộ nhà nước, Hiếu thấy rõ bộ mặt thật của chế đô. Sự bất công, thối nát, cửa quyền, tham nhũng hối lộ  của các cấp lãnh đạo nhà nước và sự xuống cấp trầm trọng về luân thường đạo lý của xã hội đương thời, nên quyết tâm xuất gia tu hành thoát tục. Hiếu trở thành vị sư trụ trì tại một ngôi chùa danh tiếng trong Nam. Dì Chín sau ngày chổng chết ở vậy nuôi các con ăn học nên người. Từ lâu Dì là cư sĩ tại gia, giống như thân mẫu quá cố của mình trước kia. Hiện tại Dì tu hành thanh tịnh tại nhà. Dì ăn chay trường mấy năm nay.
                    “ Lợi danh, gió thoảng mây bay
                      Tịnh tu an lạc, tâm này vô ưu”
     Dì Mười, em kế của Dì cũng từng ba chìm bảy nổi chín long đong về tình yêu và hôn nhân. Người chồng đầu tiên  ngụ cùng xóm với Dì, là cán bộ du kích xã Diêm Hải ( bao gồm ba thôn Cà Ná, Thương Diêm và Sơn Hải lúc đó) đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống VNCH và đồng minh Hoa Kỳ vừa qua. Dì có một con với anh ta. Sau đó Dì trở thành bồ nhí của anh H. Anh này lúc ấy là Nhà Thầu Sở Muối. Anh ta vốn hào hoa, phong nhã, đa tình, đa cảm và lãng mạn chút chút. Anh say mê hương sắc của Tam Kiều Thương Diêm, tức Dì Mưởi. Gái một con trông mòn con mắt. Tại địa phương có ba chị em nổi tiếng xinh đẹp một thời. Dân cư ngụ vùng duyên hải, nhất là những nam nhân, biết thương hương tiếc ngọc, tỏ ra yêu thích nhan sắc của ba cô gái này. Đó là Dì Hoa. Dì Chín và Dì Mười. Họ là con của Ông Bà Mưởi Hườn. Ông này là cậu họ của Bà Ngoại anh em ông Minh. Dì Hoa cũng là cán bộ Việt Minh trước kia. Dì bị Phòng Nhì Pháp bắt bỏ tù nhiều năm.  Viên Ách L.mê sắc đẹp của giai nhân Thương Diêm, ép Dì làm vợ lẻ. Dì cương quyết từ chối và chống cự đến cùng. Sau đó, Dì bị hành hạ cho đến chết mới thôi tại Lao Xá Phan Rang. Nhà Lao này, trong thời kỳ Pháp thuộc, tọa lạc bên đường Thống Nhất, cạnh Tòa Hành Chánh. Về sau chính phủ Ngô Đình Diệm phá đí và cho phép các linh mục lập nhà thờ Công Giáo trên miếng đất này.
      Cách đây hơn nửa thế kỷ, vào năm 1955, thân mẫu của Minh sanh ra Liêm. Đó lá người con trai thứ năm vừa mới chào đời tại nhà thương của bà Mụ Mận. Song thân của chàng, vì mê tín dị đoan, tin rằng gia đình ai có năm con trai là “Ngũ Quỷ”. Chúng sẽ mang nhiều điều không may cho cả nhà sau này. Năm con gái thì tốt hơn.
              “Ngũ Long Công Chúa” tuyệt vời
                Gia đình may mắn, an vui cả nhà.
                Năm trai “Ngủ Quỷ”phá ta  
                Tai ương, bất hạnh la đà tới lui.”
    Sẵn dịp Ông Bà Mười Huờn, bà con, ở Thương Diêm, không có con trai để nối dõi tông đường, nên đã xin Liêm về làm dưỡng tử. Lúc đầu họ chì nuôi Liêm để giúp đỡ gia đình Ông Bà Hải, tức bố mẹ của anh em Minh. Ba Má chàng gởi tiền cấp dường hàng tháng cho ông bà ngõ hầu có điều kiện nuôi Liêm. Sau này, khi đã mến tay mến chân rồi, Ông Bà Mười thương yêu Liêm như con ruột của mình, nên đã xin Liêm làm con nuôi luôn. Vì gia đình song thân Minh nghèo và đống con nên Ba Má chàng đã đồng ý đề nghị này. Liêm trở thành con trai út trong gia đình nòi trên.
                                                   ooo
 Từ đó, Ông Bà Mười thay tên Đào Tấn Liêm trở thành Phạm Hữu Loan, theo họ của người dưỡng phụ. Loan lớn lên và đi học tại ngôi trường làng địa phương. Tuy nhiên Loan cũng thường liên lạc với Ba Má và anh em mình đang sống tại Phan Rang. Khi đến tuổi trưởng thành, Loan phải thi hành nghĩa vụ quân sự của người trai trong thời chiến tranh tương tàn ý thức hệ vừa qua. Loan tình nguyện đi Nhảy Dù. Loan theo học khóa quân sự căn bản tại Quân Trường Quang Trung, ông Minh (lúc đó được biệt phái về Bộ Quốc Gia Giáo Dục, làm tại Nha Du Học và dạy học tại Trung Tâm Đêm Trường Trung Học Võ Trường Toản Sài Gòn) thường đi thăm nuôi em vào cuối tuần trong lúc em thụ huấn quân sự tại đây. Hai anh em gặp nhau rất vui vẻ. Họ tâm tình cởi mở thân mật, ăn uống thoải mái no say.
     Sau đổi đời đầy bi thảm tang thương, ông Minh, cùng hai em trai Hòa và Hiệp bị tù tập trung cải tạo mút chỉ cà tha. Loan vì là lính trơn và có hai chị nuôi là Dì Chín và Dì Mười bảo trợ, nên không bị học tập cải tạo ngày nào cả, dù là ngụy quận, lính dù  Tứ đó Loan sống hẳn tại làng Thương Diêm. Loan lập gia đình với Long, cô gái cùng xóm. Ngôi nhà của vợ chồng Loan được xây cất gần nhà Dì Chín và Dì Mười ở cuối thôn, gần Nhà Bằng, Khu dinh thự đồ sộ, nguy nga, tráng lệ nằm trên đồi cao  của Chủ Sở Muối trườc kia, nay là Xí Nghiệp quốc doanh, do nhà nước XHCN quản lý. Vợ chống Loan làm công nhân như bao nhiêu cư dân khác tại dịa phương. Cuộc sống  của họ rất là cơ cực. Chế độ tem phiếu, công việc làm khoáng, lương tiền lãnh hằng tháng chả bao nhiêu. Đổ bát mồ hôi lấy bát cơm. Đổ nhiều mồ hôi, nước mắt, mà cuộc sồng vẫn cực nhọc thiếu thốn trăm bề. Dì Chín vì là vợ của cán bộ cao cấp, Chủ Tịch Huyện, nên được làm trong Ban Đời Sống cùng em mình Dì Mười. Họ khỏi phải lao động vất vả ngoài trời nắng chang chang, nóng như thiêu như đốt trên đồng muối. Nhị Kiều Thương Diêm giờ khỏe ru bà rù. Anh chống hờ của Dì Mười, anh H., cựu Nhà Thầu Sở Muối, đang ngồi tù vì bị công an bắt trong khi vượt biên . Sau ngày Miền Nam hoàn tòan bị sụp đổ, chính quyền mới buộc anh thôi viêc và đì anh sát nút. Anh cất đầu lên không nổi, nên tìm cách ra đi tìm tự do nơi đất khách quê người. Công việc bị bại lộ và anh phải chịu cảnh lao lý tại Trại Giam Sông Cái, thuộc tỉnh Ninh Thuận trong nhiều năm. Anh ta trở lại với chánh thất có nhiều con cái với người hùng Sở Muối, quê quán Thừa Thiên,  sau khi anh mãn hạn tù. Thế lá Dì Mười sống hiu quạnh nuôi hai con thơ, cùng Mẹ khác Cha.
  Hàng xóm với người thiếu phụ trẻ “ Gái hai con còn trông mòn con mắt’’ có anh công nhân tài xế xe tải chở muối cho Xí Nghiệp, anh C. tỏ ra say mê nhan sắc của Dì Mười. Nàng nhò thua chàng đâu có nhiều nhỏi gì cho cam. Chỉ mười lăm cái xuân xanh thôi. Dì làm trong Ban Đởi Sống, nên hay quá giang  chiếc xe tải của cơ quan do anh C lái đi Phan Rang mua gạo, hàng hóa hay công nghệ phẩm... về phát cho công nhân. Hai bên thưởng liếc mắt đưa tình với nhau.
                   “ Đá lông nheo, rồi đeo nhau mãi
                      Lửa gần rơm nên cháy dễ dàng
                      Nam và nữ nhiều phen gẩn gũi.
                      Cơm chán rồi, phở tái quá sang.”                      
Bà xã của anh C bằng tuồi lang quân, nhưng sau chín lấn sanh đẻ, nhan sắc đã tàn phai. Trông bà ta già sọm, sức khỏe cũng hao mòn nhiều. Phụ nữ nhà quê chỉ biết cần cù lao động nuôi con. Không quan tâm về việc trang điểm, son phấn chi cả. Ví thế ông xã chán ngấy. Xơi cơm với rau, mắm lâu ngày cũng phát ớn. Anh ta thích ăn phở, mì, hủ tiếu lai rai cho thay đổi khẩu vị. Thế là anh C đã ngoại tình với Dì Mười. Kết quả Dì sanh cho anh ta một con trai. Vì vậy, Anh C quyết định sống chung với người đẹp trẻ trung  duyên dáng, sau khi ly dị bà vợ già, khó tính, không biết chìu chồng, không biết vuốt ve cái bao tử của lang quân. Con cái đều theo Mẹ vì Cha mình đã về nhà bà vợ kế ở luôn, sau khi họ chính thức kết hôn vợ chồng với nhau.
  Có thể nói, ba chị em, Dì Hoa, Dì Chín và Dì Mười không phải nằm trong tuổi con cọp mà tình duyên của họ cứ lao đao, lận đận dài dài. Đúng như lời người xưa thường nói
             ” Má hồng đa truân” “ Hống nhan bạc phận”
     Riêng Dì Hoa, hoa khôi Thương Diêm một thời, bị thảm tử vì sắc đẹp của mình làm động lòng kẻ hiếu sắc và nàng bị cường bức cho đến tử vong trong ngục thất . Thật tội nghiêp. Thật đáng thương. Thật bi thảm cho giai nhân bất hạnh.                
     Cuộc đời của Loan cũng lắm gian truân, đau khổ tại vùng duyên hải, nơi sơn thôn hẻo lánh ” Chó ăn đá gà ăn muối”, “ Khỉ ho cò gáy”. Loan bị bịnh phong thấp ngay từ bé. Giống như Ông Nội của Minh, Minh cũng mắc phải chứng bịnh này hồi chàng mới lên 10 tuồi. Hai dầu gối cứ sưng vù, đau nhức vô cùng. Các bác sĩ điều trị bịnh cho chàng thường ghi căn bịnh với tên chữ Pháp trước kia : “ Rhumatisme” hay “ Polyartrice”. Sau này em chảng, Loan cũng bị bịnh y chang. Nó dùng thuốc có chất cortison hay corticoide để điều trị bĩnh sưng khớp xương nhiều quá, nên có hại cho sức khỏe. Về sau nó bị bịnh tâm thần, không biết có phải vì tập thể dục bị té nên thân kinh so le không ? Nó cứ hay nổi cơn điên bất tử. Nó cời quần áo hết trơn, rồi chạy rong ngoài đướng. Có lần nó nằm điều trị tại bịnh viên Phan Rang vì bị bịnh thắp khớp. Một hôm, nó rời nhà thương chạy một mạch về nhà anh Hai, tức anh Minh của nó. Nò vừa thở hỗn hễn vửa nhìn Minh nói:
      - Em đang ngủ mơ màng thì thấy Đức Quan Âm Bồ Tát hiện ra với bình dương liễu. Em quỳ lạy Phật Bà. Bà tươi cười phóng hào quang sáng ngời cả một vùng. Em cảm thấy bớt bệnh ngay, cho nên em vội chạy đến báo tin mừng cho anh hay.
        Em cũng nằm mơ trước đó. Em thấy mấy Sư Đoàn quân lính VNCH do Hoa Kỳ bảo trợ, đã độ bộ vào Miền Trung để giải phóng quê nhà thoát khỏi cảnh cai trị độc tài của cộng sản.
- Em nói bá láp, ở tù rục xương bây giờ.
Thật ra Loan bị bịnh thấn kinh nên hay phát ngôn bừa bãi, tường tượng lung tung. Chừng một tuần sau, Loan xuất viện về lại Thương Diêm. Sau đó Loan lại nổi cơn điên, cởi quấn áo chạy rong ra ruộng muối. Thật tội nghiệp cho em của Minh. Người em bất hạnh. Vừa sanh ra em phải rời bỏ song thân và anh em ruột thịt của mình. Em làm dưỡng tử của người bà con. Em sống cực khổ trong một gia đình nông dân nghèo khổ tại vùng sơn thôn hẻo lánh xa xôi. Cà dời em mang bịnh tật đủ thứ. Em phải lao động nặng nhọc vất vả bằng tay chân để nuôi sống bản thân và vợ con mình. Giờ này em đã an giấc ngàn thu. Mồ yên mả đẹp.
Xin cầu chúc hương linh em được siêu sinh về miển an lạc vĩnh hắng.
                                        “ Giờ em vĩnh biệt trần gian
                                           Nguyện cầu siêu độ Lạc Bang cõi lành.
                                           Vô thưởng cuộc sống nhân sinh
                                           Lo âu, phiền não qua mành gió bay.”

                                                           THANH ĐÀO                                            
                                     
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân