TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - THIỀN SƯ NHẤT H
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

THIỀN SƯ NHẤT H

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
BLUE MOON



Ngày tham gia: 27 Oct 2007
Số bài: 223

Bài gửiGửi: Sun Apr 06, 2008 3:45 pm    Tiêu đề: THIỀN SƯ NHẤT HẠNH TRẢ LỜI VỀ VẤN ĐỀ TÂY TẠNG

THIỀN SƯ NHẤT HẠNH
TRẢ LỜI TRUYỀN HÌNH Ý VỀ VẤN ĐỀ TÂY TẠNG


PSN | 30.03.2008
- Quốc hội Âu châu nên mở phiên họp đặc biệt về Tây Tạng, và gửi 1 phái đoàn đa quốc gia đến Lhassa tìm hiểu sự kiện..;
- Các nước Tây phương nên can thiệp để đức Đạt Lai Lạt Ma cũng được về viếng thăm, thuyết pháp, giảng dạy và tổ chức những khóa tu như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được về Việt Nam giảng dạy và hoằng pháp..;
- Dân chúng Tây Tạng và Phật tử Trung Quốc cần được thấy nhân cách của đức Đạt Lai Lạt Ma, và dù chỉ giảng dạy Phật pháp và khuyến khích bảo tồn di sản văn hóa Tây Tạng mà không cần nói đến chính trị, ngài cũng đã có thể đem lại rất nhiều hạnh phúc cho dân chúng và quê hương ngài rồi;
- Sẳn sàng theo đức Đạt Lại Lạt Ma cùng đi Tây Tạng để ủng hộ ngài và cũng sẽ cùng ngài dạy Phật pháp cho Phật tử Tây Tạng nếu được phép.
- Phật tử Tây Tạng đừng nên tuyệt vọng bởi vì Việt Nam ngày xưa tuy bị nội thuộc Trung quốc gần 1000 năm nhưng cuối cùng cũng đã dành được độc lập cho mình;
- Nhà nước Việt Nam nên cho phép ban tổ chức Ngày Lễ Phật đản Quốc tế mời đức Đatlai Latma về Việt Nam dự lễ Phật đản vào tháng Năm sắp tới. Điều này sẽ đem hạnh phúc thật nhiều cho Phật tử Việt Nam và cũng để chứng tỏ Việt Nam có lập trường về Tây Tạng rất khác với Trung quốc...

Đó là những đề nghị chính yếu của thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình Ý quốc vào sáng thứ Năm (20.03.2008) tại thành phố Roma.

Khi tăng đoàn Làng Mai do thiền sư Thích Nhất Hạnh dẫn đầu vừa đặt chân tới thành phố Roma (La Mã) trong chuyến hoằng pháp 14 ngày tại Ý quốc thì cuộc tuần hành trong ôn hòa của 600 nhà sư Tây Tạng nhân kỷ niệm 49 năm cuộc khởi nghĩa chống ách thống trị của Trung quốc đã diễn ra đến ngày thứ 8. Thủ phủ Lhassa đã bị xe tăng, thiết giáp và quân đội Trung quốc cắt đứt với thế giới bên ngoài; Đàn áp đẫm máu đã xảy ra, thi thể của hàng trăm nạn nhân mà đa số là thanh niên cũng như giới tu sĩ Phật giáo Tây Tạng nằm rải rác khắp đường phồ Lhassa.

Trước tình cảnh đó, chỉ hai ngày sau khi yên vị, Tăng Đoàn đã tổ chức một cuộc thiền hành công cộng cho Hòa bình do Thiền Sư dẫn đầu với sự hưởng ứng của hơn 3000 cư dân của thành phố Roma, thủ phủ truyền thống Cơ Đốc La Mã trên thế giới. Cuộc thiền hành đã diễn ra vào lúc 10 giờ 30 phút, sáng ngày 20 tháng 3 năm 2008.

Ba ngàn người cùng đi trong im lặng, mà mỗi bước chân là một niệm cho Hòa bình tự thân trên lộ trình nhiều cây số, đồng loạt và liên tục trong nhiều giờ trên thành phố đã làm ra không biết bao nhiêu là năng lượng yên bình. Tất cả năng lượng đó đã được chuyển tới tới Lhassa xoa dịu đau nhức, chia xẻ yêu thương, hiểu biết cho nạn nhân và cả tác nhân gây ra đau khổ trong những ngày qua.

Ngay sau đó, đài truyền hình quốc gia Ý Đại Lợi đã có cuộc phỏng vấn về vấn đề nóng bỏng mà cả thế giới cùng quan tâm này. Nội dung cuộc phỏng vấn đã được chiếu lại trong các bản tin chính thức vào các buổi trưa (13:30) và tối (20:30) trong ngày 21.03.2008.

Sau khi trả lời những câu hỏi có tính thời sự thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đưa ra hai đề nghị chính yếu :

1. Quốc hội Âu châu nên mở một phiên họp đặc biệt về tình hình Tây Tạng và gửi một phái đoàn nhiều nước về Lhassa và các địa điểm đau nhức khác để thực tập lắng nghe những khổ đau của cả các phía và về báo cáo lại cho Tây phương.

2. Các nước Tây phương nên can thiệp để đức Đạt Lai Lạt Ma cũng được về viếng thăm, thuyết pháp, giảng dạy và tổ chức những khóa tu như thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được về Việt Nam giảng dạy và hoằng pháp. Nếu thiền sư Thích Nhất Hạnh được về Việt Nam giảng dạy thì đức Đạt Lai Lạt Ma cũng phải được Trung quốc cho về giảng dạy. Dân chúng Tây Tạng và Phật tử Trung Quốc cần được thấy nhân cách của đức Đạt Lai Lạt Ma, và dù chỉ giảng dạy Phật pháp và khuyến khích bảo tồn di sản văn hóa Tây Tạng mà không cần nói đến chính trị, ngài cũng đã có thể đem lại rất nhiều hạnh phúc cho dân chúng và quê hương ngài rồi. Nếu áp lực các nước Tây phương đủ mạnh như trong trường hợp thiền sư Thích Nhất Hạnh thì chuyện đức Đạt Lai Lạt Ma về nước cũng sẽ được xảy ra.

Hơn 3000 cư dân thành Rome, thiền hành trên đường phố thủ đô hôm 20.03.2008.
Một phần của 890 thiền sinh Ý tại giảng đường của trung tâm Castelfusano, Rome.

Hơn 400 người Ý quy y Tam Bảo và xin thọ trì 5 giới sau 5 ngày tu học với Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng đoàn Làng Mai.
Sách của Thiền Sư được bày bán trong một hiệu sách giữa trung tâm thủ đô Rome.

Ngoài ra (trong buổi phỏng vấn), thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đề nghị nhà nước Việt Nam nên cho phép ban tổ chức Ngày Lễ Phật đản Quốc tế mời đức Đạt Lai Lạt Ma về Việt Nam dự lễ Phật đản vào tháng Năm sắp tới. Điều này sẽ đem hạnh phúc thật nhiều cho Phật tử Việt Nam và cũng để chứng tỏ Việt Nam có lập trường về Tây Tạng rất khác với Trung quốc.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng nhắn Phật tử Tây Tạng là đừng nên tuyệt vọng bởi vì Việt Nam ngày xưa tuy bị nội thuộc Trung quốc gần 1000 năm nhưng cuối cùng cũng đã dành được độc lập cho mình.

Thiền sinh Napoli (1 thành phố cực nam nước Ý) vẫy tay chào Thiền Sư và Tăng Đoàn sau buổi thiền hành công cộng tại công trường Plebiscita, hôm 29.03.2008.


Được biết trong chuyến đi hoằng pháp này của tăng thân Làng Mai tại Ý đại lợi, một khóa tu có 890 thiền sinh Ý tham dự đã được tổ chức tại trung tâm Castelfusano ở thủ đô Rome, đem lại hạnh phúc cho mọi người. Ngày chót của Khóa Tu cũng có hàng trăm người xin quy y thọ trì năm giới. Sau đó phái đoàn đã đi Napoli, miền cực Nam nước Ý.

Ngày 27.03. 2008, trong buổi họp báo tại tòa thị sảnh Napoli, thiền sư Thích Nhầt Hạnh đã lập lại những điều đã nói với đài I truyền hình Ý, nhưng Thiền Sư có thêm rằng Thiền Sư sẽ sẳn sàng theo Đức Đạt Lại Lạt Ma cùng đi Tây Tạng để ủng hộ ngài và cũng sẽ cùng ngài dạy Phật pháp cho Phật tử Tây Tạng nếu được phép. Nhật báo Il Manifesto, nhật báo El Corriere della Sera và nhật báo La Republica ngày 28.03.2008 đều dành riêng nửa trang thật to của nhật báo để đăng hình ông thầy tu Việt Nam với đề nghị khá độc đáo về Tây Tạng.

Ngày 28.03.2008 lúc 9 giờ 30 sáng, 500 người trẻ từ 16 đến 19 tuổi được giáo sư các trường mình đưa tới Rạp Xi Nê Modernissimo tại Napoli để được thiền sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh dạy cách làm chủ được những cảm xúc mạnh của mình như sợ hãi, giận dữ, tuyệt vọng… Các cháu và các giáo sư vô cùng hạnh phúc vì cách giảng dạy rất dễ nhớ và có thể thực hành được. Tất cả các cháu đều được quý thầy quý sư cô Làng Mai hướng dẫn tập hát bài Thở vào thở ra, Là Hoa Tươi Mát, Là Núi Vững Vàng bằng tiếng Ý.

14 giờ cùng ngày, tăng thân Làng Mai được các bạn đưa đi thăm thành phố Pompei. Thành phố này, cách đây 1000 năm, đã bị thạch hỏa của núi lửa Vesuvo phủ lên và làm cho nguyên thành phố biến thành than hồng rồi hóa thạch. Riêng sư cô Chân Không và một nhóm tăng thân Napoli đã đến Phòng khánh tiết của bảo tàng viện Pignatelli của Napoli lúc 17 giờ 30 chiều để hướng dẫn thiền lạy cho hơn 1000 người. Số người đến tham dự quá đông nên lúc 17 giờ ban tổ chức bị buộc phải từ chối dòng người cứ tiếp tục đổ tới không ngừng. Sau buổi thiền lạy, rất đông người tham dự đã đến xin bái tạ Sư cô vì pháp môn quá mầu nhiệm.

Sáng 29.03.2008, Thiền Sư đã thuyết pháp tại Rạp Hát lớn của thành phố với 1500 người đến nghe. Sau đó mọi người theo Thiền Sư ra công trường Plebiscita để cùng đi thiền hành đến tận công viên sát bờ biển. Tại đây mọi người đều quyến luyến không muốn rời Thiền Sư và tăng thân Làng Mai. Hơn hai ngàn người cùng đứng giữa công viên hát Thở vào thở ra, là hoa tươi mát, là núi vững vàng… để tiển đưa Sư Ông và Tăng Thân. Tình người ở Napoli rất đậm đà. Về đến đây tăng thân mới biết rằng bài hát Trở Về Mái Nhà Xưa, nhạc ngoại quốc lời Việt mà nhiều người Việt Nam rất thích vốn là từ bản nhạc Trở Về Suriento, Napoli, lời hát và nhạc gốc là tiếng Ý cũng đậm đà tình cảm như lời Việt.
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân