TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Thiền
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Thiền

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
DIEU HUYEN
Niên Khóa 1962-1969


Ngày tham gia: 25 Sep 2008
Số bài: 4763
Đến từ: Vườn Hoa Hạnh Phúc

Bài gửiGửi: Sat Sep 25, 2010 4:06 pm    Tiêu đề: Thiền



THIỀN

Thiền của đạo Phật là gì? Thiền của đạo Phật là thiền xả tâm.
Thiền xả tâm khác với ngồi thiền. Xả tâm là xả tâm dục và tâm ác. Đức Phật dạy chúng ta trong cuộc sống hằng ngày luôn luôn sống “Ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện”. Với một câu ngắn ngủi như vậy cũng đủ để mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và cho muôn lòai vạn vật khác.
Con đường tu học theo đạo Phật là con đường GIỚI, ĐỊNH, TUỆ. Giới luật là những đạo đức nhân bản nhân quả. Đạo đức sẽ giúp con người biết sống thương yêu nhau đem niềm vui và hạnh phúc đến cho mình, cho người và cho muôn lòai vạn vật. Giới luật không phải là pháp luật hay sự cấm đóan. Chính vì hiểu giới luật là đạo đức tạo nên đức hạnh cao thượng nên con người sẽ sống không bị gò bó hay bị ép buộc cho nên không bị ức chế, sống tự nguyện một cách tự nhiên, do vậy mà người giữ giới luật rất thanh thản an lạc và vô sự. Còn ngược lại do hiểu sai về giới luật mà sống ức chế rồi sanh ra phạm giới và rồi hủy diệt đạo Phật, hủy diệt cái tinh hoa đạo đức của con người.
Đạo đức nhân bản nhân quả dựa trên quy luật nhân quả công bằng trong môi trường sống. Giống như gieo hạt nào thì hái quả đó; gieo hạt ớt cay thì gặt quả ớt cay, gieo hạt đu đủ thì gặt trái đu đủ ngon ngọt. Hay nói cách khác gieo nhân ác thì gặt quả ác, gieo nhân thiện thì gặt quả thiện. Quy luật nhân quả rất công bằng, không ai có thể mua chuộc dù người đó là Phật hay Chúa cũng vậy, bằng chứng là chúng ta đều biết khi Đức Phật còn sống Ngài cũng có bệnh đau nhức, bị người xấu vu oan và hãm hại cho đá lăn từ trên núi xuống trúng chân bị thương,v.v… Còn Chúa Giê Su thì bị vác thánh giá, bị đeo vòng gai trên đầu, bị đóng đinh vào thánh giá và bị lính dùng giáo nhọn đâm vào sườn, v.v… Do vậy việc cầu cúng, cầu nguyện, xin sâm, bói quẻ, xem số mệnh, cầu an cầu siêu cho người chết là không thể có. Nếu việc cầu an cầu siêu hiển linh thì khi thân bệnh đau đớn đâu cần uống thuốc, chỉ cần nhờ mấy ông thầy đến cầu an cầu siêu cho hết bệnh, chứ đâu cần phải chịu bệnh đau đớn trên giường bệnh rên la hay không ăn uống được và rồi phải chết trong đau đớn, mất hết trí nhớ, mê man không còn biết người thân. Đến khi chết rồi mới mời các Thầy đến cầu an cầu siêu thì còn có ý nghĩa gì. Chính vì khi người thân chết rồi các Thầy mới dám đến tụng kinh cầu an cầu siêu, nói những lời huyền hoặc về thế giới tâm linh lừa đảo con người. Nếu có giỏi sao không đến tụng kinh lúc người bệnh còn sống để khỏi phải đi bệnh viện, uống thuốc và nhà nước khỏi phải tốn tiền xây bệnh viện nữa.
ĐỊNH do GIỚI sanh. Ai sống đúng đạo đức thì tâm sẽ tự nhiên thanh tịnh. Tâm thanh tịnh là tâm thiền định. Đó là thiền định của đạo Phật, không cần phải ngồi thiền gì cả. Còn thiền định của các trường phái khác là ngồi thiền để tâm lắng dịu xuống, ngồi ức chế ý thức tập trung vào hơi thở, cơ bụng phình xẹp, một điểm nào đó trên tường, một hình bóng hay màu sắc nào đó do tưởng tượng mà ra hay là một câu thần chú, một câu kinh để tụng đọc liên tục hàng giờ. Khi ức chế ý thức thì tưởng thức sẽ làm việc, tưởng thức làm việc thì con người sẽ có những khả năng đặc biệt như các nhà ngọai cảm, thấy được hào quang ánh sáng, thấy được các hình ảnh Phật hay đức mẹ, Chúa, Ma, người thân hay bất kỳ ai mà mình tin tưởng, mong nhớ hoặc sợ hãi. Tất cả những hình ảnh đó là do tưởng thức (não) tạo ra chứ chả phải Phật Chúa cho mình thấy hay có một thế giới siêu hình nào để mình thấy. Chính tưởng thức tạo nên tất cả từ giọng nói của người chết cho đến mùi vị, âm thanh,v.v…
Làm sao để phân biệt khi nào tưởng thức làm việc?
Một người bình thường thì khi ngủ ý thức không có, tưởng thức làm việc tạo ra những giấc mộng làm cho người ngủ thấy mộng này mộng kia theo tâm ham muốn của con người.
Một người lên đồng thì không ngủ, vẫn thức nhưng ý thức không có, tưởng thức làm việc, nói giọng nói một người khác (mà mọi người nghĩ là giọng nói của người chết nhập vào), nói những điều mà người chết biết khi còn sống từ người quen, bạn bè, thân nhân ( do tưởng thức giao cảm được với từ trường của người chết lúc còn sống còn lưu trữ trong không gian cho nên biết rất rõ về mọi mối quan hệ của người chết).
Nhà ngọai cảm là người có ý thức và tưởng thức làm việc cùng một lúc, cho nên có khả năng chỉ được chỗ có hài cốt.
v.v…
Những hiện tượng trên chỉ là 1% khả năng làm việc của tưởng thức. Nếu phần não tưởng thức làm việc 100% thì khả năng của con người sẽ vô hạn không thể tưởng tượng được tùy theo tâm tính của con người. Nếu người nào ác thì sẽ làm hại rất nhiều người, nếu thiện thì sẽ có ích cho con người.
Nói chung dù cho ngồi thiền hàng giờ hàng ngày mà không biết cách sống đạo đức thì ngồi thiền cũng không ích lợi gì, chỉ là để biểu diễn, khoe khoang, sau khi đứng dậy thì tâm sân vẫn còn sân, tham vẫn còn tham, nghi ngờ vẫn còn nghi ngờ, ai nói gì trái ý vẫn giận, vẫn hung dữ, la mắng quát tháo người khác, sống vẫn còn tham muốn và làm nô lệ cho các dục lạc và ác pháp ở đời.
Dục lạc ở đời là năm thứ dục mà ai ai cũng có. Đó là ăn, ngủ, sắc, danh và lợi. Các ác pháp là tham, sân, si, mạn, nghi,…
Đối với cái ăn rất dễ nhận ra, con người ăn uống rất nhiều, thấy cái gì cũng muốn ăn, ăn một ngày nhiều lần, ăn linh tinh phi thời, thấy món ăn có hình sắc vừa mắt là thèm, nghe ai nhắc đến món ăn là thèm, nhớ nghĩ đến những món ăn ưa thích, luôn lấy chuyện về các món ăn làm đề tài để nói chuyện, thích bình luận về các món ăn, nơi ăn uống, cách ăn, dinh dưỡng, cách nấu ăn của mình và cùa người khác, nơi khác,v.v…
Ngủ thì ngủ nhiều, sợ mất ngủ, ai làm mình mất giấc ngủ thì giận dữ, to tiếng la mắng làm mất lòng người,v.v…
Sắc dục là con đường sanh tử luân hồi, ai ai cũng quan niệm trái gái lớn lên phải lấy vợ, lấy chồng. Từ một đứa trẻ cũng biết nói chuyện về người mình yêu, luôn đem những đề tài về người khác phái ra nói chuyện, tán gẫu. Luôn tìm cách làm đẹp cho bản thân từ mái tóc cho đến móng tay, móng chân, trang điểm, quần áo. Ai cũng sợ xấu cho nên tìm đủ mọi cách để làm nô lệ cho cái thân vô thường nay sống mai chết này.
Danh và lợi thì khỏi phải nói. Do vì danh lợi mà con người đánh mất nhân tính, luôn tính tóan nghĩ đủ mọi cách, khổ tâm, lươn lẹo, gian lận, phạm pháp, v.v… hại mình, hại người, hại môi trường thiên nhiên và muôn vàn sinh vật có sự sống khác.
TUỆ của đạo Phật rất dễ nhận ra. Đức Phật dạy: “Ở đâu có giới luật thì ở đó có trí tuệ, ở đâu có trí tuệ thì ở đó có giới luật”. Do vậy ai sống đúng đạo đức nhân bản nhân quả thì người đó có trí tuệ, ai sống không có đạo đức thì người đó không có trí tuệ. trí tuệ ở đâu thì ở đó có đạo đức. Tuệ của đạo Phật chính là tri kiến giải thóat. Chính tri kiến giải thóat sẽ giúp cho con người luôn cảm thấy hạnh phúc. Con ngược lại thì tâm luôn lo sợ, lo lắng, buồn phiền, sợ hãi.

Hiểu rõ Thiền xả tâm của đạo Phật thì chúng ta chỉ cần sống sửa những tâm ác thành tâm thiện, nghĩa là không làm việc ác, chỉ làm việc thiện và tăng trưởng những điều thiện thì tâm sẽ luôn luôn bất động thanh thản an lạc vô sự. Tâm bất động thanh thản an lạc và vô sự là tâm niết bàn chứ làm gì có thế giớ Niết Bàn sau khi chết. Sống với tâm niết bàn thì chết sẽ tương ưng với từ trường niết bàn, sẽ không còn tương ưng với thế giới tham sân si mạn nghi của lòai người nữa, lúc đó sẽ không còn tái sinh về thế giới của lòai người nữa.

Cách tu thiền xả tâm rất dễ, chỉ cần mỗi ngày dành ra 15-30’, chọn một nơi vắng vẻ hay trong phòng riêng, ngồi tự nhiên ở bất kỳ nơi nào trên ghế, dưới đất hay trên giường (không cần ngồi xếp bằng kiết già) nhìn lại tâm khởi niệm nghĩ về điều gì, lấy tâm niệm đó ra quán xét. Khi quán xét thì xem tâm niệm có thuộc ngủ dục và ác pháp hay không?
Tất cả các ngủ dục và ác pháp đều làm khổ mình, khổ người và khổ muôn lòai vạn vật khác. Do vậy khi quán xét nếu thấy làm khổ mình khổ người và khổ muôn lòai vạn vật khác thì tự hứa với bản thân sửa chữa, lần sau không tái phạm nữa bằng phương pháp nhắc tâm (tự kỷ ám thị)
Ví dụ: khi thấy tâm còn sân giận thì tự mình trích ra câu nhắc tâm là “quán ly sân, tôi quyết không sân giận nữa, mà chỉ biết sống thương yêu và tha thứ cho tất cả mọi người”
Do lúc đầu tâm còn nhiều tâm ác cho nên có khi mỗi người có cả trăm câu nhắc tâm cho nên chúng ta dành thời gian lúc rãnh rỗi ngồi một mình trong phòng nhắc những câu nhắc tâm mà mình đã lọc ra để nhắc tâm hằng ngày đến khi nào tâm không còn sân giận nữa. Khi bị ai chửi mắng, nói xấu, chê bai, chỉ trích mà tâm không còn sân giận người đó nữa thì coi như đã thành công.

Pháp nhắc tâm là phương pháp không thể thiếu được. Đó là phương pháp chính của đạo Phật. Đức Phật dạy: “Có như lý tác ý các lậu hoặc chưa sanh thì không sanh, còn các lậu hoặc đã sanh thì bị diệt”

Trước khi trạch ra câu nhắc tâm thì chúng ta phải quán vô lậu. Quán vô lậu là tư duy niệm khởi ra đến tận cùng để thấy được niệm khởi đó làm khổ mình, khổ người và làm khổ muôn lòai vạn vật khác. Cái gốc rễ của những tâm ác đó chính là tâm tham. Nếu chưa thấy được gốc rễ thì khó mà diệt được tâm ác. Ví dụ cái gốc rễ của mọi bệnh tật là do sống không biết quý trọng sự sống của các lòai vạn vật khác. Do không biết quý trọng sự sống của lòai vạn vật khác cho nên mạng sống của mình sẽ không giữ được, do vậy mà mình bị bệnh, bị tai nạn, bị chết yểu,v.v…Tâm tham ở đây là tham ăn, do tham ăn mà không biết quý trọng sự sống của muôn lòai vạn vật khác.

Sau khi quán vô lậu xong thì trách ra câu nhắc tâm để nhắc tâm hằng ngày. Do hiểu rõ mọi việc như thật, biết rõ gốc rễ của mọi dục và ác pháp mà chúng ta từ bỏ chúng, quyết sống trong thiện pháp thì chắc chắn tâm sẽ từ từ thanh tịnh. Cái thanh tịnh này là chân thật, là mãi mãi là vô lậu, không còn lậu hoặc, không còn dơ bẩn nữa. Đó là tâm thanh tịnh chân thật niết bàn.

Net




Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân