TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - CÔ Y TÁ
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

CÔ Y TÁ

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Diem Khanh



Ngày tham gia: 04 Jul 2008
Số bài: 579

Bài gửiGửi: Thu Sep 09, 2010 11:13 am    Tiêu đề: CÔ Y TÁ
Tác Giả: NGUYÊN KHÁNH



CÔ Y TÁ
                                                        NGUYÊN KHÁNH

 
 
  Lúc bấy giờ ông Nguyên cứ đưa mắt nhìn mãi về phía hành lang ra chiều tìm kiếm bóng dáng giai nhân. Ông tự hỏi lòng mình:
- Hôm nay sao người đẹp không thấy xuất hiện tại bịnh viện như thường lệ?
Ông có vẻ nôn nao trông đợi cô y tá xinh xắn, mặc chiếc áo blouse trắng, đi theo bác sĩ điều trị đến khám bịnh tại phòng Nội Khoa như thường lệ mấy hôm nay. Rõ là ông giáo trẻ lãng mạn, đa cảm, đa tình, hay thương hương tiếc ngọc vu vơ với các cô gái trẻ trung nhí nhảnh dễ thương khi ông quen biết các nàng. Lúc này, một cảm giác bâng khuâng xao xuyến vô cớ bỗng xăm nhập vào cõi lòng cô đơn hiu quạnh của ông. Trước đây ông đã có lần nằm nhà thương này vì  bị bịnh sốt rét. Rồi sau đó một thời gian bịnh sốt rét vừa chấm dứt thì ông bị bịnh thấp khớp ( đau nhức các khớp xương). Nhất là hai đầu gối của ông cứ lần lượt bị sưng vù đau nhức vô cùng. Ông phải nằm điều trị tại Phòng Nội Khoa của bịnh viên. Bác Sĩ ( BS) cho chích thuốc, viết toa mua thuốc thêm ở các pharmacie trong thành phố, vì nhà thương không có các lọai thuốc Tây đắc tiền này. Một thời gian ông nằm điều trị,  đầu gối sưng vừa xẹp xuống. Đầu gối bên kia lại trương to lên, căng láng bóng và có nước trong đó. Nó lại hành hạ ông bị đau nhức khó chịu vô cùng. Thế có khổ đau không chớ, trời ạ? Cứ thế bịnh sưng và đau khớp xuơng lại hoành hành thân xác ông vô cùng. BS bịnh viện điều trị bịnh ông kéo dài mấy tháng mời thuyên giảm. Tuy nhiên bịnh thấp khớp của ông đã trở thành kinh niên. Nó không hề buông tha ông chút nào. Bịnh di truyền từ đời ông Nội ông. Một số anh em ông hiện tại đều mắc bệnh này.
   Có thể nói ông Nguyên đã mang chứng bịnh tai hại phong thấp từ hồi còn bé. Vì thế thỉnh thoảng ông lại phải nằm bịnh viện để điều trị bịnh sưng đầu gối hay bị đau nhức các khớp xương. Ngày hôm nay, ông vẫn còn điều trị tại bịnh viện nói trên vì đầu gối chân phải còn sưng vù khi đầu gối bên trái vừa mới xẹp xuống. BS Nguyễn Đức Khoang, một vị lương y nổi tiếng lâu nay. Ông tốt nghiệp Đại Học Y Khoa bên Tây. Ông phục vụ trong quân đội Liên Hiệp Pháp- Quốc Gia trước kia tại Miền Nam (MN) VN. Ông mang cấp bậc Y Sĩ Trung Tá. Ông từng giải phẩu cho cựu Trung Tướng Thái Quang Hoàng (TQH) tại Bịnh Viện Phan Rang trước đây. Lúc đó ông Hoàng mang cấp bậc Đại Úy Tiểu Đoan Trưởng.một tiểu đoàn chính quy thuộc Quân Đội Quốc Gia trong Chính Phủ Liện Hiệp Pháp nói trên. Ông Hoàng bị thương trong trận đánh với Viêt Minh trên mật khu 35 hay mật khu 7 gì đó ( ?). Ông được vị BS tài ba nói trên giải phẩu vết thương kịp lúc cứu mạng người hùng, quê quán vùng Sông Hương Núi Ngự. Về sau ông Hoàng được vình thăng Th/ Tá.
      Trong thời ông Ngô Đình Diệm ( NĐD) làm Thủ Tướng (TT) Chình Phủ, ông Hoàng ủng hộ ông ta chống Tr/ Tướng Nguyễn Văn Hinh (TTNVH). Ông dẫn Tiểu đoàn do ông chỉ huy lên núi kháng chiền chống ông này, sau khi cho thuộc hạ cướp kho bạc nhà nước tại thị xã Phan Rang (PR). Ông ủng hộ TT NĐD. Sau khi TTNĐD thành công trong vụ loại trừ TTNVH và lật đổ cựu Hoàng Đế Bảo Đại, ông Hoàng đước vinh thăng từ Th/ Tá lên Tr Tá, rồi  Đại Tá. Sau đó lên cấp bực Th Tướng, Tr/ Tướng, chỉ trong vòng mấy năm vì ông được TTNĐD tin cậy và ưu đãi hết mực. Sau này, vào năm 1960 có cuộc đảo chánh của Đ.Tá Nguyễn Chánh Thi và Tr Tá Vương Quang Đông. Tr Tướng TQH lúc bấy giờ giữ chức vụ Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô  ( TLQKTĐ). Ông tuyên bồ trung lập không về bên nào khi phe đảo chánh bắt giữ ông. Vì vậy sau khi TT NĐD lật ngược thế cờ, các tay lãnh đạo cuộc đảo chánh bất thành, liền lên phi cơ bay ra nước ngoài, xin tỵ nạn chính trị, Tr Tướng Hoang bị thất sủng. TTNĐD không tin dùng ông nữa,  cách chức TLQKTĐ của ông. Cho ông đi làm Đại sứ VNCH tại Thái Lan. Sau đó cho ông giải ngũ luôn.
                                            ooo
 Xin trở lại trường hợp ông Nguyên bị bịnh sưng đầu gối và viêm các khớp xương kinh niên. Lúc ông nằm diều trị tại Bịnh Viện Phan Thiết (BVPT), BS Khoang cho ông mua thêm thuốc ACTH để chích ( Loại thuốc có chất Hydrocortison) chuyên trị bịnh phong thấp. Ngoài ra BS cón cho toa mua các thứ thuốc ngoại, nhãn hiệu Pháp để uống trong lúc điều trị bịnh đau khớp xương nói trên. Đã lâu ông Ngưyên còn nhớ tên chúng là: Butagine, Hydrocortancyl, Auréomycine và chích thêm thuốc trụ sinh như Bipénicilline hay Combiotic để rút mủ nơi các chỗ viêm sưng như đầu gối, cùi chõ hay các ngón chân...
     Kể ra ông giáo Nguyên có duyên gặp lại vị BS người Bắc này tại thành phố nổi tiếng về nghề sản xuất nước mắm. Trước đây trong dịp hè cháng đang ôn bài vở để chuẩn bị thi vào Trường Sư Phạm Nha Trang (SPNT) chuyên đào tạo giáo viên tiểu học. Thời kỳ ấy thật khó khăn cho thí sinh thi đỗ vào các ngành nghề chuyên môn để trở thành công chức hay giáo chức chánh ngạch của chính phủ VNCH. Vì nhà nghèo cho nên sau khi theo học bốn năm Trường Trung Học Duy Tân (THDT) PR là Ba chàng gợi ý thẳng người con trưởng nam của mình:
- Con phải rán học thi đậu bằng THĐIC, rồi thi vào một trường chuyên môn nào đó để có nghề nghiệp sau này, nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình cha mẹ nghèo và đông con. Ba má không có khả năng tài chành cho con học cao hơn nếu Trường THDT không mở lớp Đệ nhị cấp. Con phải nghỉ học xin việc làm kiếm sống thôi.
Chàng nhìn thân phụ khả kính của mình, hầu như cả đời ông hy sinh tận tụy lo cho gia đình và vợ con mình. “ Nhà nghèo cũng là một cái tội” như người đời thường nói. Chàng ôn tồn  hứa hẹn:
- Thưa Ba, con sẽ cố gắng thi đỗ văn bằng THĐIC ngay khóa I và làm đơn thi vào Trường SPNT . Con cũng thi luôn ngành Tá Viên Điều Dưỡng và Cán Sự Y Tế sau đó, nếu thi SP bị hỏng.
 Các cựu HS Trường THDT năm đó có nhiều nam nữ tham dự kỳ thi vào Trường SPNT tổ chức ngay tại “ Nha Thành Mến Yêu” của nhạc sĩ tài hoa Minh Kỳ, gốc Huế. Thật vậy các HS sau  khi thi đậu bằng THĐIC niên khóa 1958-1959, nhiều người liền nộp đơn thi vào trường chuyên đào tạo nghề câm phấn đứng bàng bậc tiểu học. Vào thời kỳ ĐIVNCH này, lương phạn nhân viên của chính phủ, nhất là ngành giáo dục ngon lành lắm đó! Tốt nghiệp ĐHSP dạy Đệ nhị cấp, có chỉ số lương (CSL) 470, GS lãnh khoảng bảy ngàn rười một tháng. Trong khi Đốc Sự Hành Chánh, CSL 430. GSTHĐIC có CSL 370, Ngạch Giáo Học Bổ Túc tức học SP ba năm, sau khi thi đỗ bàng THĐIC có CSL, 320, lương khoảng năm ngàn hai mỗi tháng. Cán Sư Y Tế CSL 350. Giáo viên tiểu học CSL 250, lương khoảng bốn ngàn hai, nếu làm Hiệu Trưởng Trường TH, tăng phu cấp chức vụ thêm ba trăm dồng mỗi tháng. Nhân viên công chức, giáo chức chánh ngạch hay công nhật đều có lương phụ cấp vợ con. Những ai làm việc ở vùng cao hưởng thêm phụ cấp đắc đỏ. Trong khi đó, lương một cán bộ phù động ngành hành chánh, không phải công chức chánh ngạch, là một ngàn hai trăm đồng. Thư ký đánh máy chỉ khoảng một ngàn tám trăm mỗi tháng. Còn lương tùy phái hay lao công thì càng ít hơn nữa. Cơm tháng bình dân hai bữa ,tốn khoảng năm trăm đống. Ăn cơm tháng hạng sang một ngàn trở lên. Bởi vậy ngành dạy học vừa khỏe, không lao động bằng chân tay, lưong phạn ngon lành hơn, nhất là nhưng ai tốt nghiệp các trường SP do chính phủ đào tạo. Vì vây các cựu HS DT hăm hở dự thi vào các trường SP nói trên.
  Lúc ấy nhiền cựu HDDT vừa tốt nghiệp bằng THĐIC ( Lúc đó Trường THDT chỉ có lớp Đệ Tứ là cao nhất. Trường chưa mở bậc Đệ nhị cấp như sau này) là tham dự kỳ thi vào Trường SPNT. Các cựu HSDT đang học các trường khác, lớp đệ Tam,  Đệ Nhị hay Đệ Nhất. Vừa thi hỏng bắng Tú Tài I hay vừa học xong lớp Đệ Tam Trường TH Võ Tánh hay các trường tư thục Đệ nhị cấp khác tại NT, đều tham gia kỳ thi này. Kỳ thi vào trường SPNT niên khóa 1959-1960, năm đó, có gần năm trăm thí sinh thuộc các tình Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên tham dự. Nhà trường chỉ tuyển 50 thí sinh từ điểm cao nhất xuống điểm thấp hơn. Quả khó dính vào Trường SP vô cùng.  
          Nguyên còn nhớ rõ năm đó chàng bị bịnh đau khớp xương bất ngờ hai đầu gối thay phiên nhau sưng vù, trong lúc chàng ôn bài chuẩn bị thi vào trường SPNT, sau khi thi đỗ bằng THĐIC tại Hội Đồng Thi dành cho Tỉnh Ninh tổ chừc tại NTrang. Chàng  thi đậu Bình Thứ Hạng 3 Hội Đồng Thi NT, PhanVan Nh. thủ khoa, Nguyễn Trung Tr Á khoa. Chàng lại thua hai bạn đồng môn này về điểm vẽ và bị gẫy vào kỳ thi vấn đáp môn Việt văn vì vị Giam Khảo quá khó, bắt chàng đọc thuộc lòng bài văn xuôi của Nguyễn Bá Học. Chảng không thụôc nên kém điểm hơn các bạn. Chàng thiếu may mắn nữa rồi. Hồi thi bằng tiểu học, chàng thi đậu Á khoa 88 điểm ( tối thiểu phải 60 điểm mới chấm đậu). NV Lập học lớp Thầy Mạnh, 90 điểm, đậu Thủ khoa, nhờ môn vẽ tám điểm, còn môn vễ của chàng bết quá, có ba điểm rưỡi. Cô Tôn Nữ Thị Đương dạy lớp Nhất A nói với chàng:
              - Rất tiếc, về điểm Toàn, Luận Văn, em hơn Lập gần ba điểm. Thế mà thua Lập bốn điểm rưỡi về vẽ, mới đậu dưới cậu ta.  
 Chàng nhớ lởi nói thật sâu sắc của nhà Bác học Đức, Albert Einstein, cha đẻ của bom nguyên tử : “ Thành công= Tài năng+ Làm vịêc+ May mắn”. Dù học giỏi hay tài ba  cũng phải có may mắn mới thi đậu, mới thành công tốt đẹp được.
      Lúc đầu chàng bị sưng đầu gối, Ba Má chàng mời Ông Đức Quần, một đông y sĩ người Hoa ở Đường Thống Nhất PR, chẩn bịnh hốt thuốc Bắc điều trị. Tuy nhiên bịnh không dứt. Ông ta giới thiệu chàng vào khám bịnh BS Nguyễn Đức Khoang ở PT. Thề là Má chàng đưa hai anh em chàng vào ở nhờ nhà ông Năm Diện, người bà con bên Ngoại chàng. Ông này, ngày xưa làm thợ hồ ,cùng nghề với ông Ngoại chàng . Lúc bấy giờ, thắng Hòa, em chàng, vì tập Yoga và ngồi Thiền, không có thầy chỉ dẫn,  bị tẩu hỏa nhập ma. Hòa học dưới anh Hai Nguyên của mình một lớp. Nó đã kể lại là chiểu hôm ấy, Hòa đang ngổi tọa thiền trong phòng, bỗng thấy một con quỷ đứng sau hè nhìn vào nó. Y trông dữ dằn, đầu tóc xỏa, mặt to như cái mâm. Con yêu nhe rắng nanh, thè lưỡi dài thoòng đỏ lóet nhu màu máu, trứng mắt, nhìn Hòa qua cửa sổ. Hòa kinh hãi hét to và ngã xuống thềm xi măng. Lúc đó mọi người đi vắng. Nó đang theo học lớp Đệ Ngũ 1 Trường THDT. Nó học chung lớp với VKC ( sau làm BS). Nó bị tẩu hỏa nhập ma vì tập Thiền mà không có thầy hướng dẫn.. Nó bị bịnh đau đầu và tức ngực từ đấy.
         Khi Má chàng đứa hai anh em vào PT khám bịnh BS Khoang nói trên. chàng bớt bịnh sưng đầu voi. Còn Hòa, bịnh không thuyên giảm. Nó đang học giởi, hưởng học bổng toàn phần của nhà trường, mà phải xin phép nghỉ bịnh gần hai năm, bịnh mới thuyên giảm và Hòa theo học Trường DT trở lại.
  Bịnh Nguyên vừa bớt là đến ngày ra Nha Trang dự thì SP. Anh Nguyễn văn Trí bạn cùng lớp với chàng và nhà gần nhà chàng, cũng  dự thi SPNT. Thế là hai anh em đi taxi ra NT “ Cũng lều, cũng chỗng cũng đi thi.”. Chàng ở trọ nhà Cô TNTĐ, cô giáo cũ của mình. Cô phụ trách lớp Nhất A trước kia, như đã kể trên. Lùc ầy, Cô Đương khuyến khích chàng, làm chàng cảm động vô cùng:
- Em rán thi đậu SP nhé! Em trúng tuyển, ở trọ nhà Cô gần Trường SPNT. Má Cô nấu cơm tháng chỉ lấy năm trăm dồng cho ăn ba bữa ngon lành. Rán lên em nhé!
- Xin cám ơn Cô. Em sẽ rán hết sức mình Cô ơi!
  Anh Trí dìu Nguyên lên lầu thi hằng ngày. Năm đó bài Toán hình học không gian chương trình lớp đệ nhị. Tuy HS lớp Đệ Tứ có học. Thầy Tiêm giảng sơ qua về lý thuyết môn này. Nhưng bài toán không gian thì HS ít biết làm. Họ không rành lắm. Do đó chảng chỉ làm được một cầu đầu. Chàng bí rị hai câu sau. Bài toán Đại Số thì chàng làm perfect. Học sinh giỏi Toán mà bị gẫy gần cả bài. Nhớ bài luận Việt văn và Pháp văn ( bài dịch Việt Văn ra Pháp Văn, trích một đoạn trong diễn văn nói với HS của TTNĐD) Khò lắm đó! Chàng may mắn trúng tuyển hạng 21/50. Thung H cùng lớp cũng đậu. Anh Trì hỏng thi.  HS lớp Đệ Tứ DT dự thi khá đống mà chỉ có hai hiệp sĩ nói trên, may mắn trúng tuyển thôi. Các cựu HS DT khác. anh Ng Xuân B. anh Lê Sanh L HS lớp Đệ Tam trường THVTNT. Cựu HSDT anh Dương T. đều trở thành Giáo Sinh SP năm đó. Anh Trần V Th, cựu HS Lê Lợi, thi hỏng vắn đáp kỳ thi Tú Tài I ban B, cũng đỗ SP. Chị Nguyễn Thi Kim Th con gái của chủ nhân Nhà Hàng Tường Nguyên PR, chị Ngọc L, cũng quê PR, hỏng kỳ thi Tú Tài I,  thi vào SPNT cũng đậu luôn. Như thế  các cựu HSDT và cựu HS các trưởng khác chỉ cò mấy người may mắn lọt qua ải SPNT nói trên. Khi vào học lớp SP, Nguyên mới biết. HS lớp Đệ Tứ VTNT dự thi rất đông. Tuy nhiên chỉ có hai HS trúng tuyển vào lớp SP này thôi. Đó là anh Huỳnh S và anh Nguyễn Ngọc C. Các HS mới lớp Đệ Tứ mà thi đậu SPNT quả là cừ khôi đấy chứ! Tóm lại, lớp SPNT niên khóa 1959-60 trong 50 giáo sinh chỉ có bốn chàng Pháo thủ ngự lấm quân là học lớp bét nhất, tức lớp Đệ Tứ, may mắn thi đậu. Còn lại có người có bằng Tú Tài I thi hỏng Tú tài II ( như anh Sơn)  hay HS thi hỏng Tú Tài I hay đã học lớp Đệ Tam theo học lớp SP nói trên .      
       Thế rối sau khi tốt nghiệp SPNT, một số các cựu HSDT lại có duyên cùng nhau khăn gói lên đường vào trình diện Ty Tiểu Học Bình Thuẫn để nhận nhiệm sở mới. Lê Sanh L. dạy tại một Trường TH ở Sông Mao, do anh Trần Công Ph, cụu HSDT làm HT. Nguyễn Xuân B làm Hiệu Trưởng Trường TH Bỉnh Thạnh, một thôn làng xa xôi hèo lánh. Lúc bấy giờ, cuộc chiến tranh tương tàn ý thức hệ giữa Miền Nam và Miền Bắc càng lúc cảng sôi động, càng thảm khốc và lan rộng khắp nơi. Hắng ngày có bao nhiều thường dân và quân đội bị thương vong. Anh B cứ bị phía bên kia về làng quấy phá. Ông HT phải bỏ lớp, bỏ trường chạy dài về vùng an ninh của quận lỵ để tránh nguy hiểm  Riêng Thung H, bạn học cùng lớp ở THDT với chàng. đuợc dạy gần nhà cũng khỏe. Lúc đầu Nguyên, vì là GV Dự khuyết của Ty, nên chàng chuyên môn dạy thế các lớp khi cô giáo nghỉ bảo sản khoảng hai tháng.  Rồi sau đó chàng đi dạy trưởng khác, tùy theo sự bổ dụng của Thượng Cấp. Lúc bấy giờ, chàng ra dạy Trường TH Long Hương thay thế Bà Dần, vợ thầy giáo Diêu, dạy tư tại trường tư thục ỏ Long Phước. Long Phước cách Long Hương một con sông nhỏ. Lúc dạy tại LH chàng gặp anh Ng Ngọc Ô, cựu HSDT, học trên chàng một lớp. Anh ta cũng là  HS giỏi nổi danh trước kia. Anh ta đang dạy taị Trường LH. Anh này đang học chuẩn vị thi văn bằng Tú Tài II ban A. Sau khi Bà Dần đi dạy lại, chàng lại về trình diện Ty THBT. Trên chuyến xe lửa ra LH dạy thế bà Dần nói trên, chàng tình cờ gặp vợ chồng anh Trần D. và chị Châu Diệu Ái H, Lúc ấy họ đang học năm thứ hai Trường Cán Sự Y Tế Sài Gòn. Hai cựu HSDT này thật đặc biệt. Họ yêu nhau từ lúc mới vào học THDT. Chàng trắng trẻo, tuần tú khôi ngô không thua gì Kim Trọng hay Phan An, Tống Ngọc thời nay. Còn nàng tuy nhan sắc trung bình hơi thiếu thước tấc chút chút, nước da mồng quân, ngăm ngăm,  nhưng thông minh, lanh lợi, nói chuyện có duyên. Chàng tuy sáng dạ, hoc giỏi, nhưng phải nhường cho bạn tri âm một bực. Thế là hai bên sáp vô cái ào, trời ạ!
        “ Trai ham sắc, gái ham tài
        Ôi thôi trật lật, hai ngưởi này đây!
        Cô nàng ham sắc quá tay!
        Anh chàng ưa thích nàng này thông minh!”
     Một số cựu HSDT bây giờ có duyên trở thành thầy cô giáo, làm nghề cầm phấn đứng bảng. Nghề cao quý này, dân tộc Á Đông nhất là Trung Hoa và VN rất tôn trọng. “ Tôn sư trọng đạo”. “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Họ vào dạy học tại tỉnh BT. Thật là mừng vui vô cùng, Nguyên gặp lại Thầy Cô Giáo, cựu GS DT đang công tác tại Trường TH Phan Bội Châu (PBC), trướng công lập lớn nhất tỉnh BT. Tỉnh BT và thị xã PT lâu nay nổi danh về nghề sản xuất nước mắm xuất khẩu khắp nơi có nhu cầu tiêu thụ như đã kể trên.. Tại đây có nhiều nhà hàm hộ. Thầy B. H. Soái, GS Toán vả Lý Hóa, cựu GSDT, đang dạy tại Trường PBC cùng Cô Nhâm., GS Pháp Văn, dạy chàng nhiều năm trước kia. Người đẹp Hà  Thành, mặt mày xinh xắn, làn da nõn nà, dong dỏng cao, đã  từng làm cho thầy Ng, cựu GSDT dạy Toán, cùng quê Bắc Hà, say mê quá cở thợ mộc. Tuy nhiên, người đẹp là hoa đã có chủ. Thầy Chương đẹp trai, người đồng hương, đang dạy tại trường PBC. Sau đó hai người se duỵên Tần Tấn. Cô Nhâm xin đổi về dạy trường này cùng chồng từ đó, GS Ng, thông minh, tài hoa, nhà văn, nhà khảo cổ, nhà sử học nổi danh khắp thế giới sau này, vẫn sống cu ki tại chỗ, sau khi tốt nghiệp Đại Học SP Ban Sử Địa, đổi về dạy tại trường THPBC, hầu gần Thủ Độ SG và gần giai nhân đồng nghiệp mà mình thương mến ngày nào. Giớ là gái đã có chồng con rồi.
                “ Ba Sinh Hương Lửa phu thề
                   Phải tu nhiều kiếp, vẹn bề lương duyên.
                   Hương tình say đắm lên men
                   Gối chăn hạnh phúc êm đềm đôi ta!”        
       Thầy Soái lúc bấy giờ đã giúp đỡ chàng tận tình khi chàng dạy chính thức tại Trường Nam TH PT.. Thầy khuyến khích chàng học lên lớp cao hơn để tiến thân. Thầy giới thiệu chàng với anh mính, GS BH Huân chấm hộ chàng môn luận Triết. Chàng tự ra đề luận và làm bài xong nhờ Thầy Huân chấm hộ. Thầy Soái cũng giới thiệu chàng với Thầy Thuận, người Miền Nam, bà con với Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, GS Pháp Văn (PV) dạy tại THPBC, chấm hộ chảng môn luận Pháp Văn. Mỗi tuần chàng cô gắng tự ra bốn đề luận PV, làm xong, nhờ Thầy này chấm hộ. Thấy Soái cũng nhờ Thầy Hiệp
( Huế) GS PBC cấp chứng chỉ cho chàng dự thi các văn bằng Tú Tài I và II. Nhờ vậy chàng đậu hai bằng này và học tiếp lên Đại Học sau đó . Nguyên rất cám ơn các Thầy trên, nhất là Thầy Soái, đã thương tình giúp đỡ, động viên, khích lệ cậu giáo hiếu học tự học lên lớp cao hơn để tiền thân trong nghề cầm phán đứng bảng sau này.        
 Xin trở lại thời gian ông giáo Nguyên nằm điều trị tại Bịnh Viện PT. Lúc bấy giờ chàng vẫn nằm nhà thương để BS chữa bịnh nói trên dài dài.
   Trong thời gian chữa bịnh chàng có dịp chừng kiến hai trường hợp nhớ đới của các người con hiếu thảo với cha mẹ mình. Thật vậy, trướng hợp thứ nhất là tại Phóng Nội Khoa hôm ấy, có bà cụ bị bịnh bại xụi phải nằm điều trị lâu dài. Người con trai của Bà ngày đêm túc trực hầu hạ Bà Mẹ hết sức tận tình. Bà ta ăn uống, tiểu, đại tiện tại chỗ. Mọi ngươi đồn đại rắng cậu ta là một hiếu tử hiếm có Thiên hạ kháo nhau đến xem mặt người con chí hiếu này. Cho nên ông Nguyên cũng theo mọi người đền xem mặt mũi của người con đại hiếu đáng biểu dương, khen ngợi, cỗ vũ kia. Trường hợp thứ hai là cũng tại phòng Nội khoa có một cụ già cũng bị bịnh viêm cột xương sống. Đi lại, đứng lên, ngồi xuống khó khăn vô cùng. Ông ta phải nằm nghiêng mỗi khi tiểu tiện. Người con trai thật tận tình săn sóc cha già ăn uống tiểu tiện hằng ngày. Những khi cha mình nằm tiểu làm ướt quần áo mình, anh ta không hề than phiền, trách móc cha gì cả. Anh thường vội vã lấy tay hay chiếc quạt giấy che đi. Sợ cha thấy áo quần mình  bị nước tiểu làm ướt dơ, cha sẽ buồn lòng. Quả là đứa con hiều thảo đáng nễ phục vậy. Sự hiếu đạo theo truyền thống Á Đông là đứng hàng đầu. Một trong “Từ Đại Trọng Ận “: Ơn Cha Mẹ, Ơn Quốc Gia, Ơn Thầy Cô Giáo, Ơn Xã Hội.” Ơn Cha Mẹ, làm con phải báo hiếu song thân mình, đứng hàng đầu.  Đức Phật Thich Ca từng nói:
      “ Ví bằng người con cổng Mẹ trên vai mặt. Vai trái cổng cha suốt đời, Lóc thit nuôi cha mẹ, vẫn không trả hết công ơn trời biển, công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với mình.”
Trong các tội của loài người, thì tội bất hiếu với cha mẹ là tội nặng nhất. Có thể bị đọa xuống địa ngục A Tỳ hay Vô Gián. Kình Phật cũng phán;
- Bố thí, cúng dường hay giúp đỡ một người nào đó, chì có từ 5 đến 30 điểm lành cho mỗi lần làm phước quả. Còn mỗi khi làm buồn lòng cha mẹ, người con có thể bị giáng một ngàn tội. Xem thế thì tội bất hiếu với song thân mình rất là nặng nề vậy. Chữ hiếu dân Á Đống và VN ta coi trọng vô cùng.
          Xin trở lại trường hợp ông giáo nằm nhà thương PT. vào lúc ấy, có khóa Y Tá và Điều Dưỡng cũng như Cô Đỡ được tổ chức tại BVPT. Nhiều khóa sinh tham gia khóa học do các địa phương, quận, xã giới thiệu về Ty Ý Tế cấp Tỉnh xét cho học. Cô Xuân xinh đẹp nổi bật trong số các giai nhân khóa sinh nói trên. Có thể nói nàng đã lọt mắt xanh của ông giáo trẻ kiêm nhà thơ đa tình, đang là bịnh nhân Khoa Nội lúc ấy. Nảng cư ngụ tại Thị Xã PT. Nàng theo học Khóa Y Tế, ngành Y Tá nói trên. Nàng dễ thương chi lạ! Giai nhân tuổi chừng 20, 21 là cùng. Nàng ở đậu nhà Bà Cô bên kia Phường Đức Nghĩa với người anh. Anh này là Trưởng Ban Diệt Trừ Sốt Rét DTSR. Anh ta đô con và khá đẹp trai. Vì vậy cô Lâm, bạn gái của Xuân, tỏ ra mê tít ông anh khôi ngô tuấn tú của mình.
  Hôm mới thấy mặt cô y tá tập sự “ Xuân- Mặt- Hoa” hay “Xuân- Mắt- Nhung” (biệt danh người đẹp do các chàng si khen tặng)  trong nhóm học viên đến phòng Nội Khoa khám bịnh, chàng như bị “ Cú sét ái tình” ( Coup de foudre) làm cho choáng váng mặt mày lúc bấy giờ.
         “ Thấy em một chút đã mừng
            Cần chi biết sợi dây lưng ngắn dài.” ( Từ Thế Mộng)
 Chàng như đã kỳ ngộ “ Người trong mộng”
          “ Người đâu gặp gỡ làm chi?
            Trăm năm biết có duyên gì hay không?” ( Kiều)    
    Cô y tá tập sự Xuân có làn da trắng mịn. Khuôn mặt trái soan xinh xắn. Đôi mắt to trong sáng long lanh ẩn dưới làn mi cong vút. Rõ là người đẹp nỗi bật trong các cô học viên. Nàng đã làm cho chàng xao xuyến cõi lòng ngay khi diện kiến với giai nhân. Quả là  cú sét ái tình  Vừa trông thấy thục nữ quê quán Quảng Đà là đã đem lòng yêu mến tương tư người đẹp ngay. Sau đó chàng mới biết Xuân là chị họ của cô học trò lớp Năm A, con Hoa, chàng đã có duyên dạy một thời gian trước đây. Lúc bấy giờ  chàng là giáo viên dự khuyết tại Ty Tiểu Học Bình Thuận PT. Cho nên chàng đã dạy thay cô giáo lớp này khi cô ta bị bịnh nghỉ cà tuần lễ ở nhà. Chàng nhớ trong thời gian dạy thế cô giáo lớp này, vào một buổi chiều nọ, chàng đến thăm nhà con Hoa vì nghe tiếng cô bé có người chị họ là hoa khôi trong vùng. Vốn tánh đa tình, đa cảm, hay thương hương, tiếc ngọc như đã kể trên, nên chàng đến thăm phụ huynh em Hoa, chủ yếu là được nhìn thấy dung nhan của người đẹp Quảng Đà vậy mà.
      Hiện tại ông giáo Nguyên đang sống độc thân tại chỗ. Chàng thuê phòng trọ và ăn cơm tháng. Chàng sống một mình trong nhà trọ nên buồn ghê lắm!
    Chiều hôm ấy, chàng đã gặp mặt Xuân, chị họ của Hoa. Nàng đang ngồi may vá quần áo trên ghế sofa của nhà bà cô mình. Bà này là mẹ của Hoa. Xuân xinh đẹp duyên dáng dễ thương vô cùng, đúng như lời đồn đại của thiên hạ lâu nay. Tại nhà phụ huynh học sinh, Nguyên cũng chạm mặt một thanh niên xa lạ. Anh này cũng tỏ ra mến mộ Xuân thật rõ nét. Khi ông khách không mời mà cứ tới lui tán tỉnh người đẹp Xuân- Mắt- Nhung lãng vãng bên ngoài hàng hiên nhà, Mẹ của Hoa tức Bà Cô của Xuân liền nhìn Xuân nói ngay:
- Cô đã bảo cậu ta không nên đến nhà này nữa mà tại sao y lại cứ lui tới hoài vậy? Cô không đồng ý đâu nhé! Con hãy bảo nó không được bén mãng đến đây nữa nghe chưa ?
Xuân ngừng vá quần áo nhìn Bà Cô và liếc ông giáo Thầy dạy học tạm thời  của em mình đang ngồi choi ở phòng khách.:
- Dạ! Con đã bảo anh ta đừng đến mấy lân rồi. Tuy nhiên anh ta cứ lại hoài.
  Anh này là Lân, bạn của anh nàng. Là nhân viên DTST. Tuy nhiên Bà Cô không thich y theo tán tỉnh con cháu xinh đẹp của mình. Lúc đó, Nguyên không rõ lý do tại sao. Chàng cũng không biết người đẹp Xuân-Mặt- Hoa có cảm tình với anh này không. Hiện tại Bà Cô của nàng xua đuổi hiệp sĩ si tình như thế, chắc người hùng buồn ghê lắm đó. Không rõ tình yêu của Lân và Xuân có tiến triển gì không? Hay vẫn một chiều. Anh chàng si kia sẽ bỏ cuộc vì bị va chạm tự ái, bị nhà gái từ chối thẳng thừng.
 Thật tình mà nói, người đẹp nào lại chẳng có nam nhân yêu thích và theo tán tỉnh. Chính ông giáo Nguyên sau buổi tối gặp gỡ giai nhân Quảng Đà ông cũng mến mộ người đẹp. Sau đó ông đi dạy xa một thời gian. Giờ này nhập viện thì gặp lại Xuân, cô gái xinh đẹp hôm nào.
  Tuy nhiên nàng vẫn e lệ rụt rè khi gặp lại ông giáo, thầy của cô em họ của mình. Trong lúc Xuân cùng một số bạn học viên theo vị BS vào phòng khám bệnh Nội Khoa ( NK). Xuân hình như nhận ra bịnh nhân kia là ai. Nhưng nàng vẫn tảng lờ như không quen biết hay nàng e ngại gì đó. Ai mà biệt được người đẹp đang suy nghĩ gì. Sau khi BS đi rồi, Vị Trưởng Phòng Khu NK, cô Hồng- Huề hay Hồng- Cán-Sư- Điều Dưỡng( vì cô ta gốc Huế để phân biệt với Hồng- Phan-Thiết hay Hồng- Y- Tá) vào phòng Nguyên. Nghe  thiên hạ đồn Nguyên biết coi chỉ tay để tiên đoản vận mênh tương lai, tình duyên sự nghiệp, công việc làm ăn, tính tình.của một người, cô ta lại nhờ chàng coi hộ. Cô này cò da thịt chút chút nhưng xinh xắn nhờ làn da trắng trẻo, khuôn mặt trái soan. Cô là cán sự điều dưỡng như đã nói trên. Còn anh chồng là cán sự y tế, Trưởng Chi Y Tế Quận Hải Long lúc bấy giờ. Hai vợ chông coi như là cặp tài tử giai nhân, tiên đồng ngọc nữ vậy. Giai nhân miền Sông Hương Núi Ngự se duyên với chàng Kim Trọng xứ Quảng Đà. Họ có một con gái chừng 5, 6 tuổi xinh đẹp giống Mẹ như đúc. Ông bà tỏ ra yêu thương cô ái nữ hết nói.
       Lúc này, người đẹp vào phòng gặp ông Ngưyên, Hồng- Huế xìa bàn tay nõn nà có những ngón búp măng, nói với bịnh nhân với giọng ngọt ngào như đường phèn::
- Nghe đồn ông giáo biết coi chỉ tay. Nhờ anh coi cho tôi về vận hạn và tương lai sự nghiệp mai này thế nào.
Chàng không dám từ chối . Ôi chao người đẹp Thừa Thiên, “Gái một con trông mòn con mắt” chìa bàn tay mặt mềm mại trắng muốt. Bàn tay của cô Trường Khu Nội Khoa có những ngón tay thon dài búp măng, xinh xắn dễ thương quá cở. Chàng không dám nắm lâu bàn tay của giai nhân. Chàng trổ hết tài hiều biết về “Khoa Coi Chỉ Tay” ( Tiếng Anh lá Chiromancy hay Palmistry). Chảng  nói thao thao bất tuyệt. Nào tánh tình, sở thích, quá khứ, tương lai về vận mạng, tình duyên, hôn nhân, sự nghiệp... Nhừng lới đoán của người xem chỉ tay về những việc đã xảy ra ở quá khứ, về tính tình, sở thích... thì người coi bói biết thầy tướng ( Fortune teller) nói đúng hay sai ngay vì đó là những gì họ từng trải qua. Chì có tương lai và vận hạn lành dữ sau này do thầy tướng đoán, thì chưa biết cuôc đời sẽ ra sao. Chưa biết sự thật đúng hay sai. Cũng có thể là lời đoán mò mà thôi. Cô Trưởng Phòng khen ông thầy coi chỉ tay quá cỡ.
   Thế là các học viên, y tá, hộ sinh theo nài nĩ chàng coi hộ.
- Xin thầy coi giúm em về tương lai sự nghiệp và tinh yêu lương duyên sau này ra sao.
Chàng không nỡ từ chối. Chàng tiếp tục coi cho cả nam lẫn nữ học viên khi họ lại phòng nhờ chàng coi chỉ tay. Chàng chỉ mong sao cô Xuân kiều diễm kia cũng lại nhờ chàng xem hộ chỉ tay cho nàng. Tuy nhiên người đẹp Quảng Đà này cứ đứng xa xa nhìn chàng. Nàng có vẻ “ Kính nhi viễn chi” quá mà. Nguyên coi chỉ tay cho các cô khác. Thỉnh thoảng chàng cứ đưa mắt liếc về phía Xuân đang đứng xa xa nhìn chàng. Có lẽ nàng thừa biết ông giáo bịnh nhân rất có cảm tình với nàng. Trong khi đó cô bạn thân với nảng, cô Lâm, cũng mạnh dạn lại phía chàng khi phòng vắng khách. Lúc đó BS đã khám bịnh xong khu Nôi Khoa. Nàng này nhìn ông giáo nói giọng nhỏ nhẹ, ngọt lịm như mía lúi:
  - Em nhờ Thầy coi hộ em đi.
Xuân vẫn e lệ đứng phía sau bạn, trong khi chàng coi chỉ tay cho cô này. Nghe nói cô bạn thân  mê anh của nàng quá cỡ. Tuy nhiên anh ta không đáp tình. Hình như người hùng Quảng Nam đã thương yêu cô khác rồi. Xuân chưa hề nhờ chàng coi chỉ tay lần nào dủ nàng đã chứng kiến nhiều người coi và khen chàng đoán hay. Nói trúng phốc. Khoa coi chỉ tay là khoa học. Các ngón tay, các gò trong lòng bàn tay, các chỉ tay biểu hiện tánh tình tương lai sự nghiệp của mỗi người. Không thể đoán mò được. Có thể nói Khoa Coi Chỉ Tay, Khoa Sắc Tướng, Tử Vi, Chữ Ký lá theo khoa học hợp lý nhất. Không phải mê tín dị đoan như một số các khoa bói toán khác. Lúc bầy giờ một số người coi chỉ tay đã khen Nguyên như sau:
- Thầy nói đúng lắm. Em hồi nhỏ đền giờ sống tự lập.
Hay là:
- Thầy nói em có tánh hiếu học nhưng ngang bướng, ít chịu phục tùng ai. Đúng đó!
- Thầy nói em hiền nhưng hay giận dai, nhiều tự ái, thìch bạn trai ở cái đầu thông minh, không phải  cái mặt đẹp trai như các cô khác. Đúng đó! Em chỉ phục chàng nào có tài năng hơn em thôi, Thầy ạ! Dĩ nhiên phải dễ coi một chút! Thầy đoán hay quá!
Trước những lời khen tặng như thế Xuân nhìn chàng mỉm cười có vẻ tin tưởng. Tuy nhiên nàng chưa coi. Cô bạn thân nói  trên nhìn Xuân nài nĩ:
- Bà coi thừ một quẻ đi!  Ộng Thầy đoán trúng nhìều điểm. Bà tin tôi đi.
Lúc ấy chàng liếc nhìn người đẹp. Cô ta e lệ nhìn lãng ra phía khung cửa sổ phòng NK.Nảng nín thinh. Ánh nằng xế nhạt nhòa hắt vào thềm xi măng. Vài con chim trên cành me tây hót líu lo như chào mửng người đẹp quang lâm phòng bịnh của ông giáo si tình.  
- Sao em không chịu coi chỉ tay? Bộ em chê anh chỉ đoán mò phại không Xuân?
Chàng nhìn cô ta như nhũ thầm lòng mình. Nảng vẫn không chìa bàn tay nõn nà cho chàng coi. Hai người ra khỏi phòng. Cô bạn của người đẹp, Lâm- xảnh- Xẹ, biệt hiệu của nàng này, nhìn chàng tỏ vẻ thán phục.
- Cám ơn Thầy nhiều!
                                      ooo
Khi hai người ra khỏi phòng và đi khuất khỏi hành lang, bỗng nhiên một cô gái mặc áo choàng trắng từ phòng Hộ Sinh bên kia tiến vào phòng chàng. Cô này là học viên ngành Y Tá Hộ Sinh ( Cô đỡ) Cô ta hơi có da thịt chút chút. Mặt mày bầu bĩnh. Đôi mắt huyền đen lấy. Da nàng trắng ngà như tuyết  Mái tóc huyền uốn ngắn xỏa bờ vai thon. Chiếc cổ lồ lộ nõn nà gợi cảm hết nói. Chàng bỗng ngăm khe khẻ chắc cô ta khộng nghe đâu:
     “ Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm?
        Nảng là hương hay nhan sắc lên hương?”
Nàng tươi cười nhìn ông giáo coi chỉ tay, thỏ thẻ giọng ngọt ngào như mía lùi. Sau này chàng mới biết giai nhận tên Linh và quê quán vùng Phan Rí Cửa .
-Em nhờ Thầy coi hộ em về tỉnh duyên và vận hạn Thầy nhé!
Xem ra cô gái lồ lộ cảm tỉnh với ông giáo trẻ biết coi tướng số và chỉ tay này. Bàn tay thon nhỏ ngón búp măng. Nàng cứ để yên bàn tay xinh đẹp mát rượi, mềm mại trong lòng bàn tay chai cứng nóng bỏng cua chàng. Đúng là số đỏ đã gõ cửa con tim đa cảm của ông giáo đúng lúc. Sau cái hôm kỳ ngộ tuyệt vời  ấy hai người đã mến thương nhau. Song thân nàng hiện ngụ tại Phan Rí Cửa. Nàng có người anh ruột là GS dạy Lý Hóa tại Trường TH Võ Trường Toản SG. Nàng thú thật với chàng khi hai người yêu nhau, Nàng đã từng lao đao lận đận bao lần về tình yêu và hôn nhân. Quả là” Hồng nhan bạc phận”.
       “ Má hồng lắm nỗi đa truân
          Tình yêu dang dở bao lần khổ đau.”
Có những đêm trực tại Phòng Hộ Sinh, những lúc rảnh rang, nàng thường ghé lại thăm chàng đang nằm cô đơn hiu quạnh trong phòng bịnh một mình. Tuơng lai của ông giáo trẻ chằng biết đi về đâu, vì chàng sắp sửa lên đường thi hành nghĩa vụ quân sự của người trai trong thời lọan lạc chiến tranh tương tàn ý thức hệ của hai miền Nam- Bắc.Cuộc chiến càng ngày càng lan tràn càng khốc liệt. Tuy nhiên tình yêu của những kẻ mới lớn lên, những kẻ trưởng thành, những cặp nam nữ, trai tài, gái sắc, thật là hạnh phúc tuyệt vời. Tình yêu là liều thuốc bổ làm cho người ta khỏe mạnh, ham sống, ham làm việc. Tình yêu quả là mầu nhiệm, làm cho người ta yêu đời phấn đấu vươn lên. Tình yêu giúp con người vuợt mọi trở ngại, chông gai, khó khăn, hiểm nghèo trong cuộc sống vốn nhiều gian nan, vất vả, khổ đau. Cuộc sống vốn ngắn ngủi, vô thường và giả tạm của cõi đời này
                      “ Tình yêu hạnh phúc tuyệt vời
                         Tình yêu đôi lứa sáng ngời niềm tin!”

                                               NGUYÊN   KHÁNH    
Về Đầu Trang
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Fri Sep 10, 2010 5:59 pm    Tiêu đề: Re: CÔ Y TÁ

        TÌNH YÊU
   Tình yêu quả thật tuyệt vời
   Cho ta hạnh phúc yêu đời ngát hương
               TĐ
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân