TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - Chiếc áo tàng hình (Life after life )
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

Chiếc áo tàng hình (Life after life )

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Mây tím



Ngày tham gia: 24 Oct 2007
Số bài: 9604

Bài gửiGửi: Sun Sep 05, 2010 1:39 am    Tiêu đề: Chiếc áo tàng hình (Life after life )

[color=blue][size=18]Chiếc áo tàng hình

Tác giả: Vy Khâm

1. Chiếc áo tàng hình

Nhác thấy bóng của ba thằng Trí và cậu con Loan thấp thoáng ngoài cửa lớp, nó biết đã gần đến giờ tan học. Tuy không biết hôm nay ai sẽ đến đón mình, nó vẫn bồn chồn lo ra, trong lòng nao nao. Số phụ huynh đến đón con mỗi lúc một đông hơn. Người thì đi xe gắn máy, kẻ thì đi xe đạp. Những đứa có nhà ở gần trường một chút thì bố mẹ hay anh chị của tụi nó chỉ cần đi bộ đến dắt về. Họ đứng chờ bên ngoài cửa lớp, nói chuyện lao xao làm bọn trẻ trong này cũng nhốn nháo. Riêng nó ngồi lặng lẽ trong chỗ của mình, buồn thiụ Không buồn sao được, giờ này tụi kia về nhà trời còn sáng trưng, còn nó, không biết mấy giờ người nhà mới đến, và không biết tối nay nó sẽ ngủ ở nhà ai đây, nhà bố hay nhà mẹ?

Đã lâu lắm rồi, nó ao ước sẽ có một ngày được nhìn thấy mẹ hoặc bố đứng chờ nó ngoài lớp học như những người kiạ Để nó có lại cái cảm giác được thương yêu, được quan tâm; hơn thế nữa, nó ao ước được nghe lại những lời mẹ nói: nó là cục vàng của mẹ, và là báu vật của bố. Ôi, chỉ mới tưởng tượng có thế mà nó thấy trong lòng vui sướng biết bao, không biết, nếu thực sự có mẹ hay bố ngoài đó thì cảm giác của nó sẽ sung sướng tới chừng nào.

Lòng nó buồn, nhưng không biết là mình buồn, chỉ thấy có gì nặng nặng trong bụng và ướt ướt trên khóe mắt. Nó cũng không biết mình đang buồn khi nhìn thấy hạnh phúc của bạn bè. Nó đang nhìn thấy lại hạnh phúc của chính mình lúc xưa, mà nay đã vĩnh viễn bị lấy đi kể từ ngày ấy, khi trận cãi vã cuối cùng giữa bố và mẹ xảy ra - rồi thì bố bỏ đi luôn, không về nhà nữa, và chỉ đến đón nó mỗi chiều thứ bảy ở trường Mầm Non này. Cũng từ ngày ấy mẹ trở nên ít nói và bận rộn hơn rất nhiều, nó nghĩ vậy, vì bà thường đến đón nó trễ hơn ngày xưa khi mà bố và mẹ còn ở chung dưới một mái nhà. Cũng bắt đầu từ đó, nó có cảm giác như chính nó là nguyên nhân cho sự vắng mặt của bố và sự thay đổi của mẹ. Nó cảm thấy hình như nó chính là một chướng ngại vật, là một gánh nặng cho những ai liên quan tới nó, có lẽ là thế, cho nên không còn ai muốn nó, người này đùn cho người kia, rồi khi không thể đùn cho ai được nữa thì người ta miễn cưỡng chấp nhận nó như là một sự làm ơn bố thí.

Dần dần, nó quen đi với cảm giác nao nao buồn khi nhìn các bạn - từng đứa một - chào cô giáo, chào nó, rồi âu yếm nắm tay người thân ra về. Nó quen dần với cảm giác mỗi ngày đứng lại trơ trọi trên sân trường, bên cạnh là cô giáo, thoáng chốc lại nhìn xuống đồng hồ. Nó biết cô sốt ruột lắm. Nó muốn xin lỗi cô, nhưng sao nghèn nghẹn trong lòng. Bữa nào may lắm thì mẹ đến đón nó vài phút sau khi đứa bạn cuối cùng rời khỏi. Còn thông thường, cô phải gởi nó nơi quán của bác Bình, người gác gian của trường. Có những ngày bác phải đi vắng thì bác báo cho cô biết trước, và cô sẽ để nó ngồi chờ bác ngay trong lớp học. Đến khoảng sáu giờ chiều là lúc bác tuần tra các lớp, nếu ngay cả lúc đó mà mẹ hay bố nó vẫn chưa tới, thì nó sẽ theo bác ra ngồi ngoài quán để chờ tiếp.

Hình như đã có sự hẹn ước giữa các người lớn nên mọi việc diễn ra rất nhịp nhàng và đều đặn. Vì thế, mỗi khi mẹ hay bố đến trễ, họ biết ngay nó sẽ ở đâu mà tìm; và cô giáo thì yên tâm mỗi khi để nó lại trong lớp học vì biết chắc đã có bác Bình coi giữ; còn đối với bác Bình, có hay không có nó bác vẫn phải tuần tra các lớp lúc sáu giờ chiều. Hôm nào mà thấy nó trong lớp, thì bác dắt nó về cho ngồi trong quán để tiếp tục chờ thân nhân, còn hôm nào không thấy nó thì bác cho là hôm ấy bố mẹ nó tới rước đúng giờ. Còn nó, tựa như nghé con vừa lọt lòng mẹ, nó chỉ biết lắng nghe và thi hành những gì người lớn bảo. Ai nói gì thì làm vậy, ai dắt đâu thì đi đó. Với mặc cảm sẵn có, nó càng thấy mình bé nhỏ và yếu đuối. Nó biết, nó không thể làm gì hơn được, ngoài việc biết vâng lời và trông cậy vào tình thương của các người lớn dành cho nó. Chỉ có những lúc đứng lóng ngóng đợi người thân trước quán của bác Bình, hay là những lúc ngồi lặng lẽ trong lớp học một mình, nó ước ao mình được tan biến đi để không phải làm phiền ai nữa... Nhưng nó đã hiện hữu. Chỉ có một cách duy nhất để nó có thể tan biến đi, đó là mặc vào chiếc áo tàng hình như trong truyện cổ tích mà cô giáo vẫn hay kể. Đã có nhiều đêm nó mơ thấy có được chiếc áo tàng hình đó. Nhưng trên thực tế, nó cũng chưa nhìn thấy chiếc áo ấy bao giờ, mà nếu có được thấy tận mắt, chưa chắc nó có thể được mặc vào, vì lẽ chiếc áo quý thì đắt tiền lắm, nó làm gì có tiền để mà mua.

Hôm nay cũng không ngoại lệ, đứa bạn cuối cùng chào cô giáo xong, còn quay lại hẹn gặp nó vào thứ hai tuần tới. Bây giờ nó mới nhớ ra hôm nay là thứ bảy, vậy là người đón nó sẽ là bố. Lúc nãy trong lòng nó cứ nghĩ hôm nay là ngày trong tuần, nên mục tiêu chờ đợi của nó là bóng dáng mảnh dẻ của mẹ. Hễ thấy người phụ nữ nào với chiếc xe gắn máy màu đỏ, là nó đều hướng về đó. Bây giờ, nhờ bạn nhắc nhở, mục tiêu của nó lại càng rộng hơn bởi vì bố không đi một loại xe nhất định, khi thì đi chiếc Honda của ông, khi thì đi xe hơi của cơ quan, lúc thì đi xe của người mà ông vẫn thường bắt nó gọi là má Hai. Ngày mai là Chủ nhật, đương nhiên nó sẽ ở nhà của bố, khi nào có sự xuất hiện của má Hai, thì bố sẽ mang nó về trả mẹ từ lúc sáng sớm.

Thực ra, ngày mai nghỉ học, nó cũng không chắc chắn được mình sẽ làm gì, sẽ ở nhà ai, nhà của bố hay về với mẹ. Trong nó dường như có một hệ thống thời gian cài sẵn, cứ hễ vào thứ bảy thì bật lên nhắc nhở nó cùng một câu hỏi này. Nó chưa biết phân tích cảm giác mà nó đang mang trong lòng, nó chưa biết lo nghĩ xa về tương lai của nó. Nó chỉ biết nắm lấy tay cô giáo thật chặt, và tin tưởng rằng bố sẽ xuất hiện trong thoáng chốc. Thực vậy, từ ngày đó tới nay, bố vẫn đúng giờ hơn mẹ. Tuy rằng ông cũng luôn luôn là người đến sau cùng, nhưng ít khi nào ông để cô giáo và nó phải chờ lâu, và vì thế, rất hiếm khi nó phải vào quán của bác Bình vào ngày thứ bảy. Có lẽ cô giáo cũng biết như vậy, nên cô đóng cửa lớp rồi cùng nó ra sân đứng chờ. Bất chợt, vài giọt mưa rớt trên mặt trên tay nó, rồi nó nghe cô nói:

- Mưa rồi, cô cháu mình phải vào trong lớp thôi. Nói xong, cô cuối xuống bế nó lên rồi hai cô cháu trở lại trong lớp.

Giống như tất cả các lớp học khác của trường, các cửa sổ trong lớp của nó loang lổ, chỗ thì được lắp bằng kiếng, chỗ thì bị đóng lại bằng cáctông hay ván mỏng . Trường tiểu học này, ngày trước là của các nữ tu dòng thánh Phaolộ Sau ngày giải phóng thì bị nhà nước tịch thu, và dùng làm trường tiểu học cho các em từ lớp một đến lớp năm, và dành riêng một lớp mẫu giáo cho các em chuẩn bị vào lớp một. Chỉ có một lớp mẫu giáo thôi, nhưng cũng được gọi là "Trường Mầm Non".

Có lẽ lúc trước, tất cả các khung cửa sổ đều được lắp bằng kiếng, vừa chắn gió, lại có thể giữ ấm, và cho ánh sáng dọi vào. Nhưng ngày qua ngày, mấy miếng kiếng phía dưới, không chân mà cũng từ từ rủ nhau đi hết, để lại những khung cửa trống rỗng, nước mưa tha hồ mà tạt vào, còn những khi có gió thì chẳng khác gì là một lớp học ngoài trời, lạnh cóng, tê buốt. Không có tiền, nhà trường phải huy động phụ huynh học sinh đóng góp bằng cách mang các-tông hay ván đến đóng lại các khung cửa trống. Tuy có thể cản được gió và mưa tạt vào, nhưng đồng thời cũng hạn chế đi lượng ánh sáng dọi vào lớp học. Vì vậy, tuy chỉ mới bốn giờ chiều, nhưng bên trong lớp học tối hơn ở bên ngoài rất nhiều; hơn nữa, cả trường cũng chả có lớp nào được bắt điện cả. Trong khoảng tranh tối tranh sáng ấy, dường như không khí cũng ẩm và lạnh lẽo hơn. Nó khẽ rùng mình. Cô giáo thấy vậy mới lấy chiếc áo len mỏng mà cô vẫn treo nơi lưng ghế khoác lên cho nó. Cô bảo:

- Bố con tới cũng nhanh lắm thôi, rán chút nhé. Một chút, rồi chút nữa, rồi chút nữa, mưa đã tạnh, nhưng bố vẫn không thấy tới. Cô giáo bắt đầu sốt ruột, đứng lên ngồi xuống, rồi nhìn đồng hồ. Cô kiên nhẫn chờ với nó thêm chút nữa, rồi cũng tới lúc cô phải đi:

- Con ở đây chờ bác Bình nhé, cô phải đi làm thêm tối nay, không thể chờ bố con tới được. Trưa nay bác cho biết bác đi lấy hàng, nhưng chắc chắn bác sẽ đi tuần như mọi khi, con yên tâm ngồi đây chờ bác như những lần trước. Đây, lấy áo của cô khoác cho đỡ lạnh. Và như mọi khi, cô đi ra rồi khép cửa lớp lại, và nó yên tâm ngồi chờ bố trong lớp học. Có lẽ vì trời mưa nên màn đêm buông xuống thật nhanh. Không biết chờ đã bao lâu, nhưng nó bắt đầu lo sợ, không thấy bác Bình đâu, mà cũng không thấy mẹ hay bố đến. Bên trong lớp thì tối thui mà chính nó cũng chỉ thấy được mờ mờ đôi bàn tay của mình. Nó ngần ngại không dám bước ra bên ngoài. Lúc này thật khó đoán được là mấy giờ, cái bụng của nó bắt đầu kêu réo ầm ĩ. Nó tự nhủ chắc bác Bình cũng sắp sửa đi tuần tra các lớp học, nó ngóng sang hướng cửa lớp, mong bác xuất hiện bất cứ lúc nào. Nhưng nó lại tiếp tục chờ, không thấy bố hay mẹ, cũng không thấy bác Bình. Nó vừa đói lại vừa lạnh, may quá, có chiếc áo len của cô để lại, nó lấy khoác vào người, co ro ngồi vào một góc lớp, mong có thể giữ được hơi ấm. Bóng tối dày đặc khiến nó sợ hãi vô cùng, nhưng đồng thời cơn đói và cái lạnh hành hạ nó dữ dội. Nó ngồi thu gọn trong góc lớp, quấn chặt chiếc áo của cô trong người, hòng chống chọi lại những cảm giác đối nghịch đang dày xéo trong nó, rồi nó từ từ thiếp đi vì mệt lả, những giọt nước mắt còn ấm lăn dài trên má.

Cơn mưa lúc chiều tưởng đã bỏ đi bây giờ quay trở lại, mưa nhiều hơn lúc trước, gió rít lên quật vào cửa kính như có ai đấm vào cửa lớp, làm cho nó choàng tỉnh. Một tiếng gầm dữ dội kéo theo là tia chớp trắng xanh xé đôi bầu trời đen tối. Quá sợ hãi, nó vội nhắm hướng cửa lớp mà lao tới. Một cơn gió mạnh đập thốc vào làm lay động cả lớp học. Có lẽ vì gió quá mạnh nên khi cả lớp học lung lay, khiến chốt cửa cũng bị đập dập vào và khóa lại. Với sức yếu đuối và vóc dáng nhỏ bé của nó, không cách nào mở cửa để ra ngoài. Cánh tay gầy guộc của nó với lên vừa chạm tới trái cửa, nhưng chỉ có thế, không thể với cao thêm được nên không cách nào để mở cửa ra bên ngoài. Mưa tiếp tục rơi, gió tiếp tục gào thét, và hai cánh tay nó đấm vào cửa cầu cứu lơi dần lơi dần. Nó cảm thấy toàn thân toát lạnh. Đôi chân run rẩy, không còn sức để đứng vững, nó khụy xuống, nhưng đôi tay vẫn không quên vươn ra, đấm vào cánh cửa lần cuối, nhưng bên ngoài vẫn không có tiếng động nào khác ngoài tiếng rít của gió. Trong tiềm thức nhắc nó nhớ tới còn chiếc áo của cô giáo nơi góc lớp, nó rán nhấc người lên để quay về chỗ cũ nhưng không làm sao nhấc người lên nổi. Sàn lớp học quá lạnh, nên càng nằm lâu, cái lạnh càng thấm vào người, trong lúc nửa mê nửa tỉnh, nó thấy mình rán hết sức trườn người về góc lớp, nơi có chiếc áo len đen của cô giáo, rồi từ từ khoác áo lên mình.

Nó không ngờ chiếc áo của cô mỏng manh và nhẹ tênh nhưng lại rất ấm. Khoác áo vào nó không còn thấy lạnh nữa, người ấm và nhẹ hẳn đi, lâng lâng bay bổng. Trong lớp tự nhiên sáng sủa hẳn lên. Nhìn ra bên ngoài, hình như bầu trời cũng trở nên quang đãng một cách kỳ lạ. Để thỏa mãn tính hiếu kỳ, nó muốn đi ra ngoài xem sự thể thế nào. Nó cũng có chút ngần ngại vì khi nãy cửa lớp khóa chặt làm khó nó, nhưng thật kỳ lạ, bây giờ tay nó chỉ chạm nhẹ vào là cửa mở toang, để lộ một khoảng ánh sáng chói lòa. Nơi thảm cỏ xanh bên kia sân trường, một đám trẻ trạc tuổi nó đang vây quanh một cô gái áo trắng trạc cỡ tuổi của cô giáo nó. Cô gái và bọn trẻ cùng hướng về nó, vẫy tay mời gọi nó nhập bọn với họ.

Mới đầu, nó tưởng cô gái ấy chính là cô giáo của nó, nhưng khi đến gần thì không phải. Cô giáo của nó tuy chỉ độ hai mươi tuổi, gương mặt cô trông trẻ lắm, nhưng cô thường mặc quần tây và áo khoác đen. Nó cũng chưa bao giờ thấy cô tươi cười múa hát như cô gái đang đứng trước mặt đây. Mái tóc của cô gái xõa dài, sóng sánh theo những chuyển động của thân hình. Phải nói rằng, cô đẹp lắm, đẹp hơn cả những bức tranh vẽ của các nàng công chúa trong truyện cổ tích mà cô giáo đã từng cho nó xem quạ Bây giờ nó mới để ý là mấy đứa trẻ vây quanh cô cũng mặc đồng phục trắng; quang cảnh trước mắt làm nó nhớ tới câu chuyện "Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn" mà cô giáo mới đọc cho cả lớp nghe hôm nào; có điều, ở đây không phải là bảy chú lùn, mà là bảy kim đồng và bảy ngọc nữ. Tự thấy mình ăn mặc xấu xí, nên nó ngần ngại nhập bọn với họ - nhưng bỏ đi thì không đành - một chân nó thì dợm bước vào thảm cỏ, còn chân kia thì vẫn đặt trên phần đất của sân chơi. Không để cho nó lưỡng lự lâu, cô gái và bọn trẻ ùa đến, lôi tuột nó vào, đôi chân nó luống cuống té nhào, làm cả bọn lộn cù cù trên cỏ, giọng cười giòn tan của trẻ thơ - lanh lảnh bay bỏng trong khoảng không gian mênh mông và xanh ngát của tiết trời đương xuân. ]

Cái thời tiết ấm áp này làm nó nhớ tới thời xưa lắc xưa lơ cùng với bố mẹ ngồi canh nồi bánh tét ngoài sân. Nó cũng nhớ rằng hiện giờ chỉ mới tháng 11, Noel còn chưa tới thì Tết đến thế nào được. Nó còn nhớ rõ ràng tiếng sấm gầm dữ tợn và cơn giông lạnh buốt của tối đêm quạ Cái thời tiết ngộ nghĩnh này thật kỳ lạ quá. Những người bạn mới xinh đẹp và cô giáo như nàng tiên kia cũng thật kỳ lạ biết bao. Nó có cảm giác như mình vừa thức dậy sau một giấc ngủ dài, nên mọi vật đã biến chuyển một cách dị thường. Nó cũng không buồn nghĩ ngợi lâu vì nó cần phải bắt kịp đám bạn mới đang theo gót cô giáo tiên đi về hướng Tây, đó là phía sau hè của một gian nhà gồm năm lớp học. Thông thường, nó và các bạn không được phép đến khu lớp học này, vì đây là khu lớp của các anh chị lớp hai. Hôm nay được cô giáo tiên dẫn đến, nó mới biết sau lưng lớp này là một khu rừng đầy trái lạ, trái chín đung đưa trên cây theo làn gió, ngũ quang lấp lánh chẳng khác nào chốn thần tiên. Cô đưa tay hái những trái đỏ mọng trên một cây gần đó, rồi bỏ vào trong chiếc làn cô đang xách, rồi dắt chúng đến một khe suối, đợi cho tất cả ngồi xuống trên thảm cỏ gần suối đâu vào đó, rồi cô phát cho mỗi đứa một quả. Nó chưa bao giờ ăn được quả nào thơm ngon như vậy, nó không biết tên, chỉ thấy màu sắc như quả cà chua, nhưng khi cắn vào thì giòn tan như ổi xá lị, và ngọt lịm như mía. Thế rồi, sau khi tất cả đã ăn xong, cô đưa chúng vào sâu trong rừng. Trong khu rừng này cây cối không rậm rạp như những khu rừng trong chuyện cổ tích mà cô giáo thường kể; ngược lại, cây cối lưa thưa tầm thước, và hoa thơm nơi nào cũng có, trên thảm cỏ, dưới gốc cây, ven hai bên đường mòn, và ngay cả trên thân cây. Cô cho phép cả bọn hái các hoa mà chúng thấy dọc đường rồi bỏ vào trong chiếc làn lúc này đã trống rỗng. Khi chiếc làn đầy hoa thơm, cô dắt chúng trở ra và đi về hướng lớp học của nó.

Đến nơi, nó thực sự hoảng hốt khi nhìn thấy cửa lớp mở tan hoang, nó e cô sẽ khiển trách nó đã không cẩn thận đóng cửa lại khi đi ra ngoài, như vậy sẽ làm mồi cho bọn ăn trộm. Hình như đọc được ý nghĩ của nó, cô giáo tiên nhìn nó mỉm cười, ánh mắt dịu dàng hiền từ của cô xoáy sâu vào trong mắt nó, làm cho nó cảm thấy ấm áp và bình an lạ thường. Khi vào đến bên trong thì nó mới từ từ hiểu ra mọi sự. Nơi cửa lớp là một đám người lúc nhúc, vây quanh một chiếc băng ca, người nằm trong đó là ai thì nó không nhìn thấy rõ vì đã được phủ bởi một lớp khăn trắng. Những người đứng xung quanh đó có cả cậu con Loan, ba thằng Trí, và bố mẹ của những đứa bạn khác trong lớp nó. Có những người nó chưa gặp mặt bao giờ, nhưng gương mặt ai cũng buồn, có vài người nước mắt còn đang lã chã rơi. Rồi nó thấy cô giáo của nó, bác Bình, có cả bố và mẹ nó nữa, họ đang nói chuyện với hai người công an mặc quân phục màu xanh. Thấy mẹ và bố cùng đi chung, nó mừng không thể nào kể xiết, vội chạy tới ôm lấy chân mẹ, thấy mẹ không phản ứng gì, nó chạy sang ôm chân bố, ông cũng không một lần cuối xuống nhìn nó. Nó chạy đến bên thằng Trí, huơ tay trước mặt nó mà thằng Trí cũng tỉnh bợ Nó la lên nhưng chả ai đáp lại, thế rồi nó chạy lăng quăng quanh lớp học mong là tạo sự chú ý của mọi người, nhưng vô hiệu. Bây giờ nó sực nhớ tới ước nguyện của nó hôm xưa, nó tự hỏi không lẽ nó đang khoác trên mình một chiếc áo tàng hình nên bố mẹ và mọi người không nhìn thấy. Nó nhớ lần cuối cùng nó mặc áo là chiếc áo len của cô giáo, thật ra nó chỉ khoác áo của cô vào cho đỡ lạnh, bây giờ cởi ra chắc là mọi người sẽ thấy nó ngay. Theo phản xạ tự nhiên, nó lấy tay làm cử chỉ cởi áo, nhưng kỳ hết sức, trên người nó không có chiếc áo choàng nào hết. Nãy giờ nó cứ ngỡ là đang mặc trên người chiếc áo len của cô, bây giờ nhìn lại mình, nó mới thấy quần áo của nó cũng trắng tinh như các bạn và cô giáo tiên nọ. Một lần nữa, như hiểu nó đang suy nghĩ gì, cô giáo tiên lấy tay chỉ về nơi góc phòng, và kia rồi, chiếc áo len màu đen của cô giáo đã để lại cho nó tối qua, còn đang nằm chơ vơ trên sàn lạnh.

Nó không hiểu gì hết, nên quay đầu nhìn cô giáo tiên mong chờ một câu giải thích. Cô tiên không nói gì chỉ ra dấu cho đám bạn mới của nó rải hoa thơm lên chiếc băng ca có phủ khăn trắng. Mỗi cánh hoa được rải ra, là một làn hương thơm nhè nhẹ lan tỏa khắp phòng. Mùi thơm thật dễ chịu và làm cho tâm hồn nó ngây ngất, tự nhiên, nó nhắm mắt lại tận hưởng cảm giác ngây ngất tuyệt vời này. Khi mở mắt ra thì nó thấy các bạn nó đang rải những cánh hoa cuối cùng lên thân người nằm bất động trên băng ca - lúc này nó đã có thể nhìn rõ mặt người đó, và một thoáng giật mình, rồi nó trấn tĩnh lại được ngay. Bây giờ, nó đã biết chuyện gì đã xảy ra cho mình. Nó bùi ngùi đứng nhìn các bạn cùng lớp ngày xưa, nhìn ba mẹ và cô giáo cũ, khoảng cách thật gần, nhưng cũng xa vời vợi biết bao. Nó thấy họ khóc, nhưng nó không thể nào an ủi họ được. Nó muốn nói cho họ biết rằng nó sống ở đây dễ chịu lắm, họ không nên khóc vì nó, mà nên mừng vui cho nó mới đúng. Nó cảm thấy hình như mình sáng suốt hơn rất nhiều.

Tuy nhiên có một điều nó vẫn không hiểu tại sao hai người công an mặc quân phục xanh kia chất vấn bố mẹ nó, cô giáo cũ của nó, và bác Bình dữ quá. Nó cũng không hiểu sao người ta khóc vì nó nhiều quá. Lúc trước nó đứng trơ trọi trên sân trường một mình cảm giác cô đơn biết chừng nào, nhưng có ai khóc cho nó đâu. Còn cảm giác của nó bây giờ vừa bình an thư thái, vừa hạnh phúc tràn trề thì họ lại khóc, thật lạ quá. Nó thoáng nghĩ: Hay là họ không có khóc cho nó, mà khóc cho chính họ cũng không chừng. Lúc trước, mỗi ngày ngồi trong lớp chờ bác Bình, rồi lê gót theo bác ra quán chờ bố mẹ, cảm giác vô vọng bất an đó đau đớn biết chừng nào, chỉ muốn tàng hình đi cho rồi, nhưng mấy ngày sau nào có thấy chú công an hay tòa án nào chất vấn bố mẹ hay cô giáo hay bác Bình đâu. Há không phải đó là sự giao ước của các người lớn với nhau rồi sao? Mà nếu phải thì sao bây giờ họ lại làm ra lớn chuyện, còn nếu không phải, thì sao nó lại bị bỏ rơi như thế. Nó biết rằng sau cái đêm dông tố ấy, nó đã bước sang một thế giới khác. Nơi đó, cô giáo tiên và các bạn tiên sẽ là thân nhân của nó. Khu rừng đầy hoa thơm cỏ lạ, lấp lánh ngũ sắc kia sẽ là ngôi trường kỳ diệu của nó. Cuộc sống của nó sẽ tràn ngập hương thơm và cảm giác ngây ngất tuyệt vời. Nhưng nó tin rằng không có cảm giác nào kỳ diệu cho bằng cảm giác được cuộn tròn trong lòng mẹ, nghe những lời thì thầm ngọt ngào của bà, và không có cảm giác nào bình an cho bằng cảm giác được ẵm trong tay cha, và nghe những lời giáo huấn của ông, và không có hương thơm nào ngây ngất tuyệt vời cho bằng hương thơm tỏa ra từ ánh mắt của bố mẹ khi họ nhìn nhau âu yếm thương yêu.

Đọc được suy nghĩ của nó, cô giáo tiên gật đầu nói:

- Bài học đầu tiên này con học nhanh lắm. Thế giới đó đáng lẽ họ đã có thể tạo dựng một thế giới thật đẹp với hoa thơm quả lạ. Mỗi một nhân vật trưởng thành trong thế giới ấy đều nắm trong tay mình một chìa khóa vạn năng. Họ có thể mở ra cánh cổng của vườn Địa Đàng hay khóa chặt nó muôn muôn đời. Đồng thời, cũng không ai là hoang đảo của riêng mình, con ạ. Nhưng thôi, đã tới lúc chúng ta phải sang một bài học mới.

Nói xong, cô phất tay một cái, lạ thay nó và các bạn từ từ cùng cô bay lên không. Nó quay lại nhìn bố mẹ lần cuối, ánh mắt tha thiết. Nó thì thầm:

- Tạm biệt bố, tạm biệt mẹ.

Nhác thấy bóng của ba thằng Trí và cậu con Loan thấp thoáng ngoài cửa lớp, nó biết đã gần đến giờ tan học. Tuy không biết hôm nay ai sẽ đến đón mình, nó vẫn bồn chồn lo ra, trong lòng nao nao. Số phụ huynh đến đón con mỗi lúc một đông hơn. Người thì đi xe gắn máy, kẻ thì đi xe đạp. Những đứa có nhà ở gần trường một chút thì bố mẹ hay anh chị của tụi nó chỉ cần đi bộ đến dắt về. Họ đứng chờ bên ngoài cửa lớp, nói chuyện lao xao làm bọn trẻ trong này cũng nhốn nháo. Riêng nó ngồi lặng lẽ trong chỗ của mình, buồn thiụ Không buồn sao được, giờ này tụi kia về nhà trời còn sáng trưng, còn nó, không biết mấy giờ người nhà mới đến, và không biết tối nay nó sẽ ngủ ở nhà ai đây, nhà bố hay nhà mẹ?

Đã lâu lắm rồi, nó ao ước sẽ có một ngày được nhìn thấy mẹ hoặc bố đứng chờ nó ngoài lớp học như những người kiạ Để nó có lại cái cảm giác được thương yêu, được quan tâm; hơn thế nữa, nó ao ước được nghe lại những lời mẹ nói: nó là cục vàng của mẹ, và là báu vật của bố. Ôi, chỉ mới tưởng tượng có thế mà nó thấy trong lòng vui sướng biết bao, không biết, nếu thực sự có mẹ hay bố ngoài đó thì cảm giác của nó sẽ sung sướng tới chừng nào.

Lòng nó buồn, nhưng không biết là mình buồn, chỉ thấy có gì nặng nặng trong bụng và ướt ướt trên khóe mắt. Nó cũng không biết mình đang buồn khi nhìn thấy hạnh phúc của bạn bè. Nó đang nhìn thấy lại hạnh phúc của chính mình lúc xưa, mà nay đã vĩnh viễn bị lấy đi kể từ ngày ấy, khi trận cãi vã cuối cùng giữa bố và mẹ xảy ra - rồi thì bố bỏ đi luôn, không về nhà nữa, và chỉ đến đón nó mỗi chiều thứ bảy ở trường Mầm Non này. Cũng từ ngày ấy mẹ trở nên ít nói và bận rộn hơn rất nhiều, nó nghĩ vậy, vì bà thường đến đón nó trễ hơn ngày xưa khi mà bố và mẹ còn ở chung dưới một mái nhà. Cũng bắt đầu từ đó, nó có cảm giác như chính nó là nguyên nhân cho sự vắng mặt của bố và sự thay đổi của mẹ. Nó cảm thấy hình như nó chính là một chướng ngại vật, là một gánh nặng cho những ai liên quan tới nó, có lẽ là thế, cho nên không còn ai muốn nó, người này đùn cho người kia, rồi khi không thể đùn cho ai được nữa thì người ta miễn cưỡng chấp nhận nó như là một sự làm ơn bố thí.

Dần dần, nó quen đi với cảm giác nao nao buồn khi nhìn các bạn - từng đứa một - chào cô giáo, chào nó, rồi âu yếm nắm tay người thân ra về. Nó quen dần với cảm giác mỗi ngày đứng lại trơ trọi trên sân trường, bên cạnh là cô giáo, thoáng chốc lại nhìn xuống đồng hồ. Nó biết cô sốt ruột lắm. Nó muốn xin lỗi cô, nhưng sao nghèn nghẹn trong lòng. Bữa nào may lắm thì mẹ đến đón nó vài phút sau khi đứa bạn cuối cùng rời khỏi. Còn thông thường, cô phải gởi nó nơi quán của bác Bình, người gác gian của trường. Có những ngày bác phải đi vắng thì bác báo cho cô biết trước, và cô sẽ để nó ngồi chờ bác ngay trong lớp học. Đến khoảng sáu giờ chiều là lúc bác tuần tra các lớp, nếu ngay cả lúc đó mà mẹ hay bố nó vẫn chưa tới, thì nó sẽ theo bác ra ngồi ngoài quán để chờ tiếp.

Hình như đã có sự hẹn ước giữa các người lớn nên mọi việc diễn ra rất nhịp nhàng và đều đặn. Vì thế, mỗi khi mẹ hay bố đến trễ, họ biết ngay nó sẽ ở đâu mà tìm; và cô giáo thì yên tâm mỗi khi để nó lại trong lớp học vì biết chắc đã có bác Bình coi giữ; còn đối với bác Bình, có hay không có nó bác vẫn phải tuần tra các lớp lúc sáu giờ chiều. Hôm nào mà thấy nó trong lớp, thì bác dắt nó về cho ngồi trong quán để tiếp tục chờ thân nhân, còn hôm nào không thấy nó thì bác cho là hôm ấy bố mẹ nó tới rước đúng giờ. Còn nó, tựa như nghé con vừa lọt lòng mẹ, nó chỉ biết lắng nghe và thi hành những gì người lớn bảo. Ai nói gì thì làm vậy, ai dắt đâu thì đi đó. Với mặc cảm sẵn có, nó càng thấy mình bé nhỏ và yếu đuối. Nó biết, nó không thể làm gì hơn được, ngoài việc biết vâng lời và trông cậy vào tình thương của các người lớn dành cho nó. Chỉ có những lúc đứng lóng ngóng đợi người thân trước quán của bác Bình, hay là những lúc ngồi lặng lẽ trong lớp học một mình, nó ước ao mình được tan biến đi để không phải làm phiền ai nữa... Nhưng nó đã hiện hữu. Chỉ có một cách duy nhất để nó có thể tan biến đi, đó là mặc vào chiếc áo tàng hình như trong truyện cổ tích mà cô giáo vẫn hay kể. Đã có nhiều đêm nó mơ thấy có được chiếc áo tàng hình đó. Nhưng trên thực tế, nó cũng chưa nhìn thấy chiếc áo ấy bao giờ, mà nếu có được thấy tận mắt, chưa chắc nó có thể được mặc vào, vì lẽ chiếc áo quý thì đắt tiền lắm, nó làm gì có tiền để mà mua.

Hôm nay cũng không ngoại lệ, đứa bạn cuối cùng chào cô giáo xong, còn quay lại hẹn gặp nó vào thứ hai tuần tới. Bây giờ nó mới nhớ ra hôm nay là thứ bảy, vậy là người đón nó sẽ là bố. Lúc nãy trong lòng nó cứ nghĩ hôm nay là ngày trong tuần, nên mục tiêu chờ đợi của nó là bóng dáng mảnh dẻ của mẹ. Hễ thấy người phụ nữ nào với chiếc xe gắn máy màu đỏ, là nó đều hướng về đó. Bây giờ, nhờ bạn nhắc nhở, mục tiêu của nó lại càng rộng hơn bởi vì bố không đi một loại xe nhất định, khi thì đi chiếc Honda của ông, khi thì đi xe hơi của cơ quan, lúc thì đi xe của người mà ông vẫn thường bắt nó gọi là má Hai. Ngày mai là Chủ nhật, đương nhiên nó sẽ ở nhà của bố, khi nào có sự xuất hiện của má Hai, thì bố sẽ mang nó về trả mẹ từ lúc sáng sớm.

Thực ra, ngày mai nghỉ học, nó cũng không chắc chắn được mình sẽ làm gì, sẽ ở nhà ai, nhà của bố hay về với mẹ. Trong nó dường như có một hệ thống thời gian cài sẵn, cứ hễ vào thứ bảy thì bật lên nhắc nhở nó cùng một câu hỏi này. Nó chưa biết phân tích cảm giác mà nó đang mang trong lòng, nó chưa biết lo nghĩ xa về tương lai của nó. Nó chỉ biết nắm lấy tay cô giáo thật chặt, và tin tưởng rằng bố sẽ xuất hiện trong thoáng chốc. Thực vậy, từ ngày đó tới nay, bố vẫn đúng giờ hơn mẹ. Tuy rằng ông cũng luôn luôn là người đến sau cùng, nhưng ít khi nào ông để cô giáo và nó phải chờ lâu, và vì thế, rất hiếm khi nó phải vào quán của bác Bình vào ngày thứ bảy. Có lẽ cô giáo cũng biết như vậy, nên cô đóng cửa lớp rồi cùng nó ra sân đứng chờ. Bất chợt, vài giọt mưa rớt trên mặt trên tay nó, rồi nó nghe cô nói:

- Mưa rồi, cô cháu mình phải vào trong lớp thôi. Nói xong, cô cuối xuống bế nó lên rồi hai cô cháu trở lại trong lớp.

Giống như tất cả các lớp học khác của trường, các cửa sổ trong lớp của nó loang lổ, chỗ thì được lắp bằng kiếng, chỗ thì bị đóng lại bằng cáctông hay ván mỏng . Trường tiểu học này, ngày trước là của các nữ tu dòng thánh Phaolộ Sau ngày giải phóng thì bị nhà nước tịch thu, và dùng làm trường tiểu học cho các em từ lớp một đến lớp năm, và dành riêng một lớp mẫu giáo cho các em chuẩn bị vào lớp một. Chỉ có một lớp mẫu giáo thôi, nhưng cũng được gọi là "Trường Mầm Non".

Có lẽ lúc trước, tất cả các khung cửa sổ đều được lắp bằng kiếng, vừa chắn gió, lại có thể giữ ấm, và cho ánh sáng dọi vào. Nhưng ngày qua ngày, mấy miếng kiếng phía dưới, không chân mà cũng từ từ rủ nhau đi hết, để lại những khung cửa trống rỗng, nước mưa tha hồ mà tạt vào, còn những khi có gió thì chẳng khác gì là một lớp học ngoài trời, lạnh cóng, tê buốt. Không có tiền, nhà trường phải huy động phụ huynh học sinh đóng góp bằng cách mang các-tông hay ván đến đóng lại các khung cửa trống. Tuy có thể cản được gió và mưa tạt vào, nhưng đồng thời cũng hạn chế đi lượng ánh sáng dọi vào lớp học. Vì vậy, tuy chỉ mới bốn giờ chiều, nhưng bên trong lớp học tối hơn ở bên ngoài rất nhiều; hơn nữa, cả trường cũng chả có lớp nào được bắt điện cả. Trong khoảng tranh tối tranh sáng ấy, dường như không khí cũng ẩm và lạnh lẽo hơn. Nó khẽ rùng mình. Cô giáo thấy vậy mới lấy chiếc áo len mỏng mà cô vẫn treo nơi lưng ghế khoác lên cho nó. Cô bảo:

- Bố con tới cũng nhanh lắm thôi, rán chút nhé. Một chút, rồi chút nữa, rồi chút nữa, mưa đã tạnh, nhưng bố vẫn không thấy tới. Cô giáo bắt đầu sốt ruột, đứng lên ngồi xuống, rồi nhìn đồng hồ. Cô kiên nhẫn chờ với nó thêm chút nữa, rồi cũng tới lúc cô phải đi:

- Con ở đây chờ bác Bình nhé, cô phải đi làm thêm tối nay, không thể chờ bố con tới được. Trưa nay bác cho biết bác đi lấy hàng, nhưng chắc chắn bác sẽ đi tuần như mọi khi, con yên tâm ngồi đây chờ bác như những lần trước. Đây, lấy áo của cô khoác cho đỡ lạnh. Và như mọi khi, cô đi ra rồi khép cửa lớp lại, và nó yên tâm ngồi chờ bố trong lớp học. Có lẽ vì trời mưa nên màn đêm buông xuống thật nhanh. Không biết chờ đã bao lâu, nhưng nó bắt đầu lo sợ, không thấy bác Bình đâu, mà cũng không thấy mẹ hay bố đến. Bên trong lớp thì tối thui mà chính nó cũng chỉ thấy được mờ mờ đôi bàn tay của mình. Nó ngần ngại không dám bước ra bên ngoài. Lúc này thật khó đoán được là mấy giờ, cái bụng của nó bắt đầu kêu réo ầm ĩ. Nó tự nhủ chắc bác Bình cũng sắp sửa đi tuần tra các lớp học, nó ngóng sang hướng cửa lớp, mong bác xuất hiện bất cứ lúc nào. Nhưng nó lại tiếp tục chờ, không thấy bố hay mẹ, cũng không thấy bác Bình. Nó vừa đói lại vừa lạnh, may quá, có chiếc áo len của cô để lại, nó lấy khoác vào người, co ro ngồi vào một góc lớp, mong có thể giữ được hơi ấm. Bóng tối dày đặc khiến nó sợ hãi vô cùng, nhưng đồng thời cơn đói và cái lạnh hành hạ nó dữ dội. Nó ngồi thu gọn trong góc lớp, quấn chặt chiếc áo của cô trong người, hòng chống chọi lại những cảm giác đối nghịch đang dày xéo trong nó, rồi nó từ từ thiếp đi vì mệt lả, những giọt nước mắt còn ấm lăn dài trên má.

Cơn mưa lúc chiều tưởng đã bỏ đi bây giờ quay trở lại, mưa nhiều hơn lúc trước, gió rít lên quật vào cửa kính như có ai đấm vào cửa lớp, làm cho nó choàng tỉnh. Một tiếng gầm dữ dội kéo theo là tia chớp trắng xanh xé đôi bầu trời đen tối. Quá sợ hãi, nó vội nhắm hướng cửa lớp mà lao tới. Một cơn gió mạnh đập thốc vào làm lay động cả lớp học. Có lẽ vì gió quá mạnh nên khi cả lớp học lung lay, khiến chốt cửa cũng bị đập dập vào và khóa lại. Với sức yếu đuối và vóc dáng nhỏ bé của nó, không cách nào mở cửa để ra ngoài. Cánh tay gầy guộc của nó với lên vừa chạm tới trái cửa, nhưng chỉ có thế, không thể với cao thêm được nên không cách nào để mở cửa ra bên ngoài. Mưa tiếp tục rơi, gió tiếp tục gào thét, và hai cánh tay nó đấm vào cửa cầu cứu lơi dần lơi dần. Nó cảm thấy toàn thân toát lạnh. Đôi chân run rẩy, không còn sức để đứng vững, nó khụy xuống, nhưng đôi tay vẫn không quên vươn ra, đấm vào cánh cửa lần cuối, nhưng bên ngoài vẫn không có tiếng động nào khác ngoài tiếng rít của gió. Trong tiềm thức nhắc nó nhớ tới còn chiếc áo của cô giáo nơi góc lớp, nó rán nhấc người lên để quay về chỗ cũ nhưng không làm sao nhấc người lên nổi. Sàn lớp học quá lạnh, nên càng nằm lâu, cái lạnh càng thấm vào người, trong lúc nửa mê nửa tỉnh, nó thấy mình rán hết sức trườn người về góc lớp, nơi có chiếc áo len đen của cô giáo, rồi từ từ khoác áo lên mình.

Nó không ngờ chiếc áo của cô mỏng manh và nhẹ tênh nhưng lại rất ấm. Khoác áo vào nó không còn thấy lạnh nữa, người ấm và nhẹ hẳn đi, lâng lâng bay bổng. Trong lớp tự nhiên sáng sủa hẳn lên. Nhìn ra bên ngoài, hình như bầu trời cũng trở nên quang đãng một cách kỳ lạ. Để thỏa mãn tính hiếu kỳ, nó muốn đi ra ngoài xem sự thể thế nào. Nó cũng có chút ngần ngại vì khi nãy cửa lớp khóa chặt làm khó nó, nhưng thật kỳ lạ, bây giờ tay nó chỉ chạm nhẹ vào là cửa mở toang, để lộ một khoảng ánh sáng chói lòa. Nơi thảm cỏ xanh bên kia sân trường, một đám trẻ trạc tuổi nó đang vây quanh một cô gái áo trắng trạc cỡ tuổi của cô giáo nó. Cô gái và bọn trẻ cùng hướng về nó, vẫy tay mời gọi nó nhập bọn với họ.

Mới đầu, nó tưởng cô gái ấy chính là cô giáo của nó, nhưng khi đến gần thì không phải. Cô giáo của nó tuy chỉ độ hai mươi tuổi, gương mặt cô trông trẻ lắm, nhưng cô thường mặc quần tây và áo khoác đen. Nó cũng chưa bao giờ thấy cô tươi cười múa hát như cô gái đang đứng trước mặt đây. Mái tóc của cô gái xõa dài, sóng sánh theo những chuyển động của thân hình. Phải nói rằng, cô đẹp lắm, đẹp hơn cả những bức tranh vẽ của các nàng công chúa trong truyện cổ tích mà cô giáo đã từng cho nó xem quạ Bây giờ nó mới để ý là mấy đứa trẻ vây quanh cô cũng mặc đồng phục trắng; quang cảnh trước mắt làm nó nhớ tới câu chuyện "Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn" mà cô giáo mới đọc cho cả lớp nghe hôm nào; có điều, ở đây không phải là bảy chú lùn, mà là bảy kim đồng và bảy ngọc nữ. Tự thấy mình ăn mặc xấu xí, nên nó ngần ngại nhập bọn với họ - nhưng bỏ đi thì không đành - một chân nó thì dợm bước vào thảm cỏ, còn chân kia thì vẫn đặt trên phần đất của sân chơi. Không để cho nó lưỡng lự lâu, cô gái và bọn trẻ ùa đến, lôi tuột nó vào, đôi chân nó luống cuống té nhào, làm cả bọn lộn cù cù trên cỏ, giọng cười giòn tan của trẻ thơ - lanh lảnh bay bỏng trong khoảng không gian mênh mông và xanh ngát của tiết trời đương xuân. ]

Cái thời tiết ấm áp này làm nó nhớ tới thời xưa lắc xưa lơ cùng với bố mẹ ngồi canh nồi bánh tét ngoài sân. Nó cũng nhớ rằng hiện giờ chỉ mới tháng 11, Noel còn chưa tới thì Tết đến thế nào được. Nó còn nhớ rõ ràng tiếng sấm gầm dữ tợn và cơn giông lạnh buốt của tối đêm quạ Cái thời tiết ngộ nghĩnh này thật kỳ lạ quá. Những người bạn mới xinh đẹp và cô giáo như nàng tiên kia cũng thật kỳ lạ biết bao. Nó có cảm giác như mình vừa thức dậy sau một giấc ngủ dài, nên mọi vật đã biến chuyển một cách dị thường. Nó cũng không buồn nghĩ ngợi lâu vì nó cần phải bắt kịp đám bạn mới đang theo gót cô giáo tiên đi về hướng Tây, đó là phía sau hè của một gian nhà gồm năm lớp học. Thông thường, nó và các bạn không được phép đến khu lớp học này, vì đây là khu lớp của các anh chị lớp hai. Hôm nay được cô giáo tiên dẫn đến, nó mới biết sau lưng lớp này là một khu rừng đầy trái lạ, trái chín đung đưa trên cây theo làn gió, ngũ quang lấp lánh chẳng khác nào chốn thần tiên. Cô đưa tay hái những trái đỏ mọng trên một cây gần đó, rồi bỏ vào trong chiếc làn cô đang xách, rồi dắt chúng đến một khe suối, đợi cho tất cả ngồi xuống trên thảm cỏ gần suối đâu vào đó, rồi cô phát cho mỗi đứa một quả. Nó chưa bao giờ ăn được quả nào thơm ngon như vậy, nó không biết tên, chỉ thấy màu sắc như quả cà chua, nhưng khi cắn vào thì giòn tan như ổi xá lị, và ngọt lịm như mía. Thế rồi, sau khi tất cả đã ăn xong, cô đưa chúng vào sâu trong rừng. Trong khu rừng này cây cối không rậm rạp như những khu rừng trong chuyện cổ tích mà cô giáo thường kể; ngược lại, cây cối lưa thưa tầm thước, và hoa thơm nơi nào cũng có, trên thảm cỏ, dưới gốc cây, ven hai bên đường mòn, và ngay cả trên thân cây. Cô cho phép cả bọn hái các hoa mà chúng thấy dọc đường rồi bỏ vào tron
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Tâm Linh Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân