TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG :: Xem chủ đề - NHỮNG VỊ THÀY KHẢ KÍNH
TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG
Nơi gặp gỡ của các Cựu Giáo Sư và Cựu Học Sinh Phan Rang - Ninh Thuận
 
 Trang BìaTrang Bìa   Photo Albums   Trợ giúpTrợ giúp   Tìm kiếmTìm kiếm   Thành viênThành viên   NhómNhóm   Ghi danhGhi danh 
Kỷ Yếu  Mục Lục  Lý lịchLý lịch   Login để check tin nhắnLogin để check tin nhắn   Đăng NhậpĐăng Nhập 

NHỮNG VỊ THÀY KHẢ KÍNH

 
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi...
Xem chủ đề cũ hơn :: Xem chủ đề mới hơn  
Người Post Đầu Thông điệp
Thanh Dao
Cựu Giáo Sư Duy Tân


Ngày tham gia: 18 Jul 2008
Số bài: 1201

Bài gửiGửi: Sun Aug 29, 2010 3:44 pm    Tiêu đề: NHỮNG VỊ THÀY KHẢ KÍNH
Tác Giả: THANH ĐÀO

 


    NHỮNG VỊ THẦY KHẢ KÍNH
                 THANH ĐÀO
       

          “ Trở về thăm lại trường xưa
           Tiêu điều cảnh vật, bơ phờ cỏ cây
           Tang thương, biến đổi phơi bày
           Thầy xưa, bạn cũ, giờ đây đâu rồi?”

 Ông Minh bàng hoàng xúc động khi đến thăm lại ngôi trường Trung Học Duy Tân PRNT. Ngôi trường giờ đây đã đổi tên và khung cảnh trở nên khác xưa sau gần nửa thế kỷ trôi qua, kể từ lúc ông rời trường. Biết bao tang thương biến đổi vì thời cuộc và đất nước đổi chủ. Bỗng dưng ông Minh cảm thấy ngôi trường công lập lớn nhất PR và tỉnh NT lúc này đã mang bộ mặt xa lạ, lạnh lùng, hờ hững với người cựu HS và cựu GSDT trong nhiều năm trước đây. Tự nhiên bao nhiêu hoài niệm xa xưa chôn vúi trong vùng trời ký ức của thời hoa niên, lại chập chùng hiện về, càng lúc càng rõ nét trong tâm thức của ông.  Một Việt Kiều từ Xứ Cờ Hoa, về thăm quê hương đất nước, người thân bà con cô bác và bạn bè. Một lãng tử từng lang bạt kỳ hổ ở nơi đất khách quê người nhiều năm qua. Chàng đã ra đi cũng vì thời cuộc, vì tang thương biến đổi của đât nước thân yêu của con Rồng cháu Tiên, của Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ...
                                   ooo
             Trong thời gian theo học tại THDT, Minh đã có cơ duyên được nhiều vị GS giảng dạy. Đó là những vị Thầy khả kình. Những bậc trưởng thượng, những bậc sư phụ đáng ca tụng và vinh danh. Phần đông những vị Thầy  cô này đã cho Minh những guơng sáng tận tụy,  nhiệt tình yêu nghề, yêu trẻ, tình thương yêu HS và phục vụ nghề nghiệp cao của một “ Kỷ sư tâm hồn” như từ ngữ ca tụng nghề cầm phấn đứng bảng của các nhà giao dục XHCN sau này. Theo truyền thống Á Đông và dân tộcVN ta, tình thần “ Tôn sư trọng đạo” “ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” luôn luôn được dân ta đề cao cổ vũ các con em của họ, nên yêu thương, quý trọng các Thầy Cô Giáo. Những bậc sư phụ đã truyền đạt cho con em những kiến thức cơ bản về khoa học, về xã hội, về lịch sử, truyền thống dân tộc cũng như luân thường đạo lý con người trước khi ra đởi.
    Quý Thầy Cô Giáo từng giảng dạy HSDT thật đông, từ năm 1953 đến 30 tháng 4 năm 1975 là ngày MNVN hoan toàn bi  sụp đổ. Nền giao duc mới XHCN bắt đầu làm đảo lộn các học đường MNVN. Nhiềư Thầy Cô THDT xưa giờ đã không còn nữa. Tuy nhiên Minh vẫn thương nhớ họ với cả tấm lỏng tôn kính và lòng thương mến của mình.
  Hôm nay về thăm lại trường xưa, nhìn khung cảnh cũ. Hành lang hoang vắng lồi lõm vài nơi. Tường trắng đã nhạt phai và lớm đớm vàng vài chỗ. Mái ngói nâu sậm màu. Bờ đê nằm bơ vơ hiu quạnh phía sau ngôi trường. Cỏ úa vàng xơ xác tiêu điều. Tư dưng bao nhiêu hoài niệm vể các Thầy Cô đã từng ít nhiều giảng dạy lớp của Minh ngày xưa, bỗng hiện về một cách thân thương rõ nét trong tâm trí của người cựu HS vốn hiếu học và tôn trọng các bậc sư phụ, đàn anh của mình ngày nào.
             Trước hết xin nói về Thầy Nguyễn Quảng Tuân.  Thầy là GS dạy Quôc Văn. Thầy này cao gầy, da trằng trẻo. Khuôn mặt xương xuơng, thanh tú. Vầng trán rộng, thanh nhã  Mắt sáng, lộ nét thông minh, lanh lợi, khôn ngoan, thật hết nói. Thầy có trí nhớ tuyệt vời. Thầy là HT. Không dạy lớp nào cả. Thầy chỉ dạy thế cho các GS nào bị bịnh hay có việc gì đó, không thể đến lớp được ngày hôm đó. Thầy là GS dạy giỏi, dạy hay, lôi cuốn HS. Thầy nổi tiếng lúc bấy giờ. Thầy đi tay không vào lớp mỗi khi dạy học. Thầy thường thuộc lòng bài thơ mình cần dạy. Thầy  đọc thuộc lòng, đoc lên vanh vách. Thầy là thi sĩ ( bút hiệu Dương Minh) kiêm nhà văn, học giả. Thầy viết và soạn nhiều sách giáo khoa, giảng vạn cũng như văn học VN để giảng dạy HSTH vào thời kỳ đó.            
        Thầy Tuân dạy trường Võ Tánh NT rồi thuyên chuyển vảo làm HT trường THDT gần 10 năm. Sau đó Thầy làm GHọc Trường TH Hàn Thuyên NT. Về sau Thầy về SG làm Thanh Tra Đặc Biệt Bộ VHGD ( thời kỳ DS. NKTĩnh. giữ chức TTVHGD nền Đệ Nhị VNCH)  
    Thầy Đặng Hữu Kha thật khôi ngô tuấn tú. Da trắng môi hồng như con gái. Thầy cao to hiền lành dạy học tận tâm. Thầy dạy Anh Văn và Việt Văn. Về sau Thầy chuyên dạy AV. Sau này Thầy làm TGThị Trường THDT. Sau đổi đởi Thầy vì là gia đình có công với CM Thầy được lưu dung bởi chế độ mới XHCN. Thầy đã ra đí đột ngột vào năm Thầy vừa cán mức 62 tuổi đời.
  Thầy Nguyễn Khắc Ngữ, cũng gốc Bắc di cư 54, như các vị GS mới kể trên, Thầy Ngữ trẻ tuổi thua mấy Thầy này. Thầy dạy Toán. Thầy là nhà văn, nhà khảo cổ, nhà sử học nổi danh khắp nơi. Bút danh của Thầy là Vũ lang. Lúc dạy tại THDT Thầy đã sửa hộ thơ Đường Luật cho Minh. Thầy hay cởi chiếc xe đạp ( xe cuộc) lên tham quan các Tháp Chàm ở NT trong lúc Thầy dạy tại THDTPR. Thầy học chữ Chàm. Nghiên cứu văn hóa Chiêm Thành. Sau Thầy thi đỗ vào ĐHSPSG một lượt với Thầy Nguyễn Thế Văn và Thầy TN Mai. Thầy tốt nghiệp ĐHSP ban Sử Địa. Sau đó Thầy dạy tại trường TH Phan Bội Châu Phan Thiết ( PBCPT). Rồi chuyển về dạy tại trường TH Võ Trường Toản gần Sở Thú SG. Thầy làm Tổng Thơ Ký Trường ĐH Minh Đức SG. Thầy có nhiều tác phẩm xuất bản nổi danh trước đây.  Nhất là cuốn hồi ký “ Những Ngày Cuối Cùng của VNCH”. Sau đổi đời Thầy vụơt biên sang Hoa Kỳ> Thầy đã ra đi ở tuổi còn trẻ vì chứng bịnh hiểm ngheo . Các đồng nghiệp và HS của Thầy thương tiếc vô cùng cho một nhân tài vắng số.
  Thầy TN Mai, GS Lý Hóa và Vạn Vật. Nghe nói Thầy thông minh, hiền lành, học giỏi vô cùng. Thầy có cái đâu thật đặc biêt. Giồng dạng dầu các học gỉa hay nhà bác học. Thầy dạy học thât hay dễ hiểu. Thầy thích pha trò dí dởm. Thầy dạy vui và hấp dẫn HS vô cùng. Hầu hết HSDT và Nguyễn Công Trứ ưa thích học Thầy.Thầy se duyên với người đẹp PR, học trò của Thầy. Sau thầy tốt nghiệp ĐHSPSG ban Vạn Vật. Thầy dạy tại trường TH Trần Hưng Đạo Đà Lạt. Sau Thầy động viên khóa 24 VBTĐ. Lúc ấy Minh đang học khóa 23 TBTĐ. Thầy trò gặp nhan rất vui vẻ. Hồi Minh học SPNT niên khóa 1959-60 Thầy học ĐHSPSG năm thứ 2. Thầy nhờ có văn bằng dự bị Y Khoa PCB trước đây, nên Thầy được Trường ĐHSP tuyển thẳng vào học năm thứ nhì Ban Vạn Vật.
  Minh rất cám ơn Thầy Mai đã biên thư khuyên chàng nên cố gắng tự học lên lớp cao hơn để tiến thân sau này, trong lúc chàng học SPNT. Sau đó Thầy thi đỗ bằng  Cử Nhân Khoa Học trong lúc theo học ĐHSPSG. Nhờ có văn bằng trên, Thầy thuyên chuyển về dạy tại Trướng VBQGĐL sau khi tốt nghiệp ra trường với cấp bậc Ch, Úy khóa 24 VBTĐ nói trên..
           Về sau Thầy biệt phái về Bộ VHGDSG và làm HTTrườngTHTHĐĐL.Sau ngày Miền Nam hoàn toàn sụp đổ Thầy bị tập trung cải tạo một thời gian như bao nhiêu đổng nghiệp làm nghề cầm phấn vốn là SQ biệt phái Bộ QGGD. Tuy nhiên Thầy may mắn được chế độ mới XHCN lưu dung. Nhưng Thầy đã ra đi tìm tự do ở nước ngoài. Thầy vượt biên thành công và định cư tái nước Hòa Lan, Bất ngờ Thầy đã ngã bịnh và ra đi xa bỏ vợ con buồn nhớ thương tíếc một người chồng nhân hậu tốt bụng, một người cha khả kính. Thầy Mai trăn trồi cùng vợ con trong lúc lâm chung là mong hài cồt mình được gửi về an nghỉ nơi Cố Quận. Nguyên vọng của Thầy đã được hiền thê và các con thỏa mãn sau này. Tụi em xin cầu chúc Bề trên phù hộ Thầy TN Mai kình yêu của tụi em được siêu thoát về Cõi Vĩnh Hắng.
       +  Thầy Nguyễn Đức Thai, cũng gốc Bắc Di Cư 54, dạy THDT sau này, Thầy dạy môn Pháp Văn. Thầy có khuôn mặt thanh nhã vầng trán rộng thông minh lồ lộ. Thầy nói tiếng Tây như gõ cây. Mới có lớp Đệ Ngũ mà Thầy giảng cách làm luận PV và Thầy giảng nghĩa từ ngữ bằng tiềng Tây luôn. Thầy dạy tận tâm nhiệt tình. Thầy chấm vở ghi chép của HS rật kỹ lưỡng. Thầy sửa chữa cẩn thận dù HS ghi chép tràng giang đại hải Thầy cũng chịu khó chấm và sửa chữa kỹ lưỡng hết các từ ngữ hay câu văn ghi chép sai của từng HS lớp Thầy dạy. Thật là một vị Thầy khả kính. Thầy cũng mở lớp dạy kèm toán nếu có yêu cầu của các HS muốn học nhảy lớp để thi lấy bắng cấp sớm hơn. Như các anh VM Kh và PVK đã nhờ Thầy dạy kèm môn Toán lớp Đệ Tứ ban đêm mà thì đận bằng THĐNC sau khi họ học hết lớp Đệ Ngũ.( Không qua lớp cuối cùng của bậc THĐNC).
    Thầy Thai đã giã từ trần thế từ lâu tại SG, nơi gia đình Thầy đang cư ngụ. Ôi vị Thầy khả  kính nêu cao  tấm gương yêu nghề, yêu GS và vô cùng tận tụy trong vịệc truyền đạt những kiến thức về ngoại ngữ cho các HSTH! Chúng em cầu chúc hưong linh Thầy sớm siêư thoát về Cõi An Lánh Miên Viễn phía bên kia thế giới. Riêng em rất cám ơn Thầy đã động viên, khích lệ em nên tư học lên lớp cao hơn sau này khi ra dạy tiểu học. Thầy biết em hiếu học và sáng dạ, có trí nhớ tốt, cho nên uu ái khuyền nhủ như sau:
     - Em nên cồ gằng tự học để  đỗ bằng Tú Tài II rổi xin thi vào ĐHSP cho có tương lai hơn nhé!
  Lúc ấy Minh cảm động, ngước nhìn vị GS khả kính:
 -- Dạ em sẽ ghi nhớ lới khuyên và nhắc nhở của Thầy.            
      Tiếp theo là Thầy Nguyễn Thế Văn, cũng gốc Bắc. Bố thầy làm GĐ Sở Bưu Điện PRNT. Thầy dạy Quốc Văn rất hay và tận tình. Thầy chấm vở gỉảng văn của HS rất kỹ lưỡng. Về sau, Thầy đỗ ĐHSPSG Ban Việt Hán. Thầy chuyển về dạy tại Trường TH Biên Hòa cách SG khoảng 30 km. Đến tuổi thi hành nghĩa vụ quân sự, Thầy động viên đi Thủ Đức. Thầy may mắn chuyển qua ngành Quân Cảnh, không tác chiến như bao nhiêu người khác. Thầy làm việc tại SG. Không rõ sau này Thầy có đi Mỹ diện HO không. Nghe tin, sau khi tập trung tù cải tạo về sau ngày MNVN hoàn toàn bị sụp đổ Thầy sống ở SG. Vợ Thầy có sạp bán vải tại chợ Bến Thành SG. Thầy cũng đỡ lo về mặt vật chất trong cuộc sống bon chen hằng ngày vì miếng cơm manh áo của kiếp nhân sinh. Chàng còn nhớ lúc Minh gặp Thầy mặc quân phục Quân Cảnh đang đứng gác gần Trạm Xe Buýt SG, cạnh bùng binh. Chàng đang cuốc bộ, tay ôm sách vở đi hoc Văn Khoa SG. Lúc đó, em của Minh, thằng Hiệp, chưa gởi chiếc xe gắn máy màu đen hiệu Bridgestone từ PR vào Thủ Đô SG cho chàng dùng làm phương tiện đi lại.
-Xin chào Thầy
Thầy tươi cười nhìn người HS năm nào ở THDT, vừa biệt phái Bộ GDSG và đi học thêm:
- Đi học tốt em ơi! Hãy cố gắng lên nhé!
Minh nhìn người Thầy trẻ, tuy dáng phong trần trong bộ quân phục, nhưng còn nét bảnh bao, hào hoa, phong nhã của một vị GS khôi ngô, tuấn tú, ngày nào.
- Dạ cám ơn Thầy.
       Nên kể thêm một số Thầy gốc Bắc đã dạy THDT trong thời kỳ ấy. Thầy Nguyễn Xuân Giễm dạy PV và AV. Thầy đô con cao ráo. Thầy thật điển trai. Thầy thường cởi chiếc xe Vespa màu xám tro đi dạy học hắng ngày. Thầy đọc tiếng Anh rất hay. Về sau Thầy thi đậu vào Trường đào tạo Kỹ Sư C ông Nghệ. Thầy se duyên với một nữ GS, TH Võ Tành NT. Người đẹp là ái nữ của GS Bửu Cân cũng dạy học tại THVTNT.
Thầy Bùi Hữu Soái, nguyên là học trỏ của Thầy NQ Tuân ở ngoài Bắc. Thầy Soái dạy Toán Lý Hóa. Sau Thầy chuyển về dạy tại trường THPBChâu Phan Thiết cùng anh ruột của Thầy là GS BH Huân dạy Quốc Văn. Thầy Soái đã giùp đỡ Minh nhiều. Thầy khuyến khích chàng học lên lớp cao hơn để tiến thân khi chàng chuyển về dạy tại trường Nam THPT tại trung tâm thành phố biển nổi danh về nghề sản xuất nước mắm xuất khẩu
cho cả nước và hải ngọai vào thời điểm ấy. Thấy Soái đã giới thiệu chàng cho bào huynlà GS Huân chấm hộ bài luận Triết. Thầy Thuận GS PV TrườngTHPBC chấm hộ bài luận PV cho chàng. Chàng vốn hiếu học, tự ra đề luận Triết và SN tập làm bài xong, chàng nhờ các Thầy nói trên chấm hộ. Ngoài ra Thầy Soái còn nhờ GS Hiệp dạy Trường THPBC, tốt nghiệp ĐHSP Huế, ngạch GSTHĐ2 C, cấp cho chàng chứng chĩ học hết chương trình lớp Đệ nhị và Đệ Nhất đẻ chàng có thể dự thi các văn bằng TT 1 và 2 sau này. Em xin tạ ơn Thầy Soái và các vị GS khả kính nói trên, đã giúp đỡ khưyến khích em học lên lớp cao hơn để tiến thân.
         Về sau Thầy Soái bị động viên đi Thù Đức để làm tròn nghĩa vụ của người thanh niên trong thời lọan. Thầy phục vụ trong ngành Hải Quân và biệt phái về dạy học tại SG. Lúc Minh chuyển về Bộ GD khi nhận lịnh biệt phái về đơn vị gốc chàng gặp ại Thầy Soái và GS Huân. Thầy Huân đã đặu văn bằng Cử Nhân Văn Khoa ( Thầy học hàm thụ lúc dạy tại THPBCPT). Thầy thật thông minh và có tinh thần hiếu học cầu tiến. Vốn là một y tá làm việc tại BVPTBT, Thầy tự học đỗ hai bằng Tú Tài ban cổ ngữ D và chuyển ngạch dạy THPBC. Từ đó Thầy trở thành GSTHĐ2C. Hiện tại Thầy dạy học tại Trường THThủ Đức. Thầy có mở nhà in và bán sách báo tại SG. Con trai Thầy đang là SV ĐHY Khoa SG, năm thứ 3. Thầy có nhị phòng chính thức. Mái ấm gia đình vẫn êm
đềm hạnh phúc. Nghe tin Thầy Soái đã sang Mỹ diện HO (?). Em xin chúc mừng Thầy Cô và gia đình đã đến định cư tại xứ sở tự do dân chủ và giàu mạnh trên thế giới ngày nay.
      Ngoài ra nên kể thêm các vị GSDT ngày xưa.  Thầy Đinh Minh dạy Pháp Văn và Việt Văn. Thầy dạy rất tận tâm dễ hiểu.Thầy quê quán Bình Định. Sau Thầy làm Tổng  Giám Thị THDT. Thầy đã ra đi từ lâu tại thành phố quê hương nắng gió PRNT. Các con Thầy và các nàng dâu đã nối nghiệp của vị GS khả kính này. Các GS ĐHDũng, ĐHHùng, ĐHTú... và các cô dâu như GS Hổng cũng dạy THDT sau này. Họ đều làm nghề cầm phấn đừng bảng. Vốn là nghề cao quý, đáng yêu của các dân tộc Á Đông và VN xưa nay. Từ xưa dân ta có câu nói bất hủ, nhằm ca tụng cái nghề dạy học trò này::
    “ Chẳng ham ruộng cả ao liền
      Chỉ ham cái bút cái nghiên, anh Đồ.”  
Và sâu sắc hơn “ Quân, Sư, Phụ” trong chế độ phong kiến xa xưa, ngụ ý đề cao chức năng và địa vị cao cả của nhà mô phạm biết dưởng nào.  
    Tiếp theo các Thầy quê hương nằng gió PRNT. Thầy Nghiêm và Thầy Tiêm. Hai Thầy đều là cựu HS Trường Tư Thục Lê Lợi do ông Kỹ Sư Thành thành lập đầu tiên ở Thị Trấn Khô này. Thầy Tiêm dạy Toán và Vạn Vật. Thầy dạy tận tâm và nhiệt tính. Thầy se duyên với cô Châu, ái nữ của Thầy BDương. Cô này nổi danh xinh đẹp và là cô giáo dạy tại Trường Nữ TH PR. Sau Thầy Tiêm làm Giám Học lâu năm tại Trường THDT. Sau đổi đời vì không dình tới lính tráng, không phải là SQBPBGD như bao nhiêu giáo chức khác, nên Thầy Tiêm không bị học tập cải tạo. Thầy được lưu dung nghề giáo chức như xưa. Thầy làm việc tại Phòng Thí Nghiệm Thành Phố PR gần Chùa Ông trong nhiều năm. Thầy Cô bất ngờ bị tai nạn tảu chìm ngoài biển Cam Ranh hay NT gì đó.
Thấy bơi giỏi, đã liều mình bơi lội cứu vót nhiều nạn nhân trên tàu vào bờ. Cuối cùng Thầy bị kiệt sức và nước cuốn Thầy đi xa. Thầy Cô đã vĩnh biệt trần gian đầy khổ đau và hệ lụy này. Các em xin cầu chúc hương linh của Thầy Cô sớm an nghỉ nơi cõi Vĩnh  Hằng.
 Thầy Nghiêm, GS Toán, Vạn Vật và Sừ Địa. Thầy se duyên với chị H., quê Tháp Chàm. Chị là học trò của Thầy. Chị H học cùng lớp với Minh tại THDT nhiều năm.
Hai người ăn ở có con với nhau. Chẳng may “ Hồng nhan bạc phận” Hay sâu sắc hơn như văn nhân Triệu Diễm Tuyết nhận xét qua câu nói để đời::
           “ Giai nhân tự cổ như danh tướng
             Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu”
Chị H bất ngờ đã ra đi.Thầy tục huyền với chị Th. người đẹp học cùng cấp lớp với Minh nhưng khác phòng. Sau đồi đời Thầy cùng bao nhiêu SQBPBGD khác bị tập trung tù cải tạo. Thầy trò gặp nhau ở Song Mao, TTTB8. Tuy nhiên, nhờ thuộc gia đình có công với CM, Thầy được tha về đoàn tụ với vợ con và người thân, sớm hơn nhiếu người khác vào thời kỳ đó. Em cũng mừng cho Thầy thoát khỏi khổ sai lao động dài dài như nhiều người
tù XCCN khác..
      Phài kể thêm một số GS gốc Thừa Thiên, quê huơng vùng Sông Hương Núi Ngụ đã vào dạy học tại THDT lúc bấy giờ. Hai Thầy tên Tâm. Thầy Tâm gầy, nhà văn, có tác phẩm đã xuất bản. Bút danh của Thầy là Nhị Thanh Nguyễn Hà. Tên của Thầy là Nguyễn Thanh Tâm . Thầy đã chỉ cho Minh am tường quy luật của thơ Bát Ngôn (Tám Chữ).
Sau Thầy đỗ bằng Kỹ Sư Công Nghệ như Thầy Giễm. Thầy có xuất bản Cuốn Bài tập Đại Số lớp Đệ Tam Ban Toán, rất có giá trị. Cũng như Thầy Ngữ đã cho ra mắt cuốn Giải Toán Quỷ Tich Hinh Học lớp Đệ Tứ, luyện thi bằng THĐNC rất quý báu cho các HS đang chuẩn bị thi lấy văn bằng nói trên.
   Thầy Tâm đô con, tên là Lê văn Tâm. Thầy có tướng tá vạm vỡ. Là võ sư. Thầy rất thích tập thề dục và thể thao hằng ngày. Sau Thầy tốt nghiệp ĐHSP Huế Ban Toán. Khi ra trường Thầy chuyển về dạy tại THDT. Về sau nghe tin Thầy động viên theo học Trường VBTĐ như bao nhiều người trai đến tuổi trưởng thành phải thi hành nghĩa vụ quân sự của thanh niên trong thời loạn.

         Cùng quê Thừa Thiên với nhị vị GS nói trên có các Thầy Thứ dạy Sử, Thầy Hiển dạy PV.Thầy Hiển trắng trẻo, đẹp trai như con gái. Thấy hiển khô hà. Thầy Phương, cháu BS Phụng, dạy AV. Hai GS tên Sơn. Một thầy có thân hình tầm thước, nước da ngăm ngăm. Sau Thầy học Cử Nhân Toán. Thầy Sơn kia giỏi âm nhạc, chơi đàn Violon.
Thấy Sôn này dạy nhạc cho HSDT nữa, ngoài môn toán Thầy phụ trách tại THDT. Thầy ngụ tại Sở Bưu Điện PR.Về sau Thầy tốt nghiệp Kỹ Sư Công Nghệ như Thầy Giễm và Thầy NT Tâm đã kể trên.
  Trong thời điểm trước đó mấy năm, có các Thầy TT Khuê dạy AV rất tận tâm. Về sau Thầy làm Thanh Tra Ty THNT rồi Trưởng Ty.Thầy TTAí Huỵên dạy PV, Thầy Trần Trọng Khoái dạy Quốc Văn . Thầy T. cũng gốc Huế. Thầy này vui vẻ thích khôi hài pha trò. Thầy dạy môn Toán. Thầy có khuôn mặt lúc nào cũng đỏ gấc, như vừa nhậu bia xong. Lỗ mũi của Thầy thật to quá tải. Tướng của Thầy HS trông thấy đã tức cười rồi .
Huống hồ mỗi lần xả hơi phía dưới, Thấy có thói quen vỗ bàn cái rầm dù lớp học đang tĩnh. HS đang ngồi im phăng phắt làm bài. Sau này, HS biết được tha hồ cười ngặt nghẽo. Dĩ nhiên cười lén thôi. ThầyT ơi! Tụi em thương nhớ Thầy lắm đó, Ngài Quang Địa khả kính của các cựu HSDT ngày xưa ơi! Bây giờ Thầy ở đâu, hỡi Thầy T?  
       Thầy Khiêm gốc Quảng Nam, bạn của anh PV Hòa, học cùng lớp với Minh. Thầy dạy AV và Lý Hóa rất tận tâm. Sau Thầy đỗ CN Luật Khoa và chuyển ngành. Các cô giáo khả kính của tụi em vào thời kỳ đó là Cô Nhâm, gốc Bắc Di Cư 54. Cô dạy PV rất tận tình và hấp dẫn HS trong lớp. Thầy Ngữ mê giai nhân ghê lắm đó. Tuy nhiên người đẹp chốn Ngàn Năm Văn Vật đã se duyên vời chàng Phan An, Tồng Ngọc hay Kim
Trọng cùng quê. Thầy Chương cũng là GS đổng nghiệp với giai nhân Hà Thành. Thầy khá điển trai. Thầy đang dạy học tại THPBC PThiết. Đúng như ông bà ta thường nói:
    “ Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
      Vô duyên đối diện bất tương phùng.”
  Về sau, cô Nhâm thuyên chuyển về dạy củng trướng THPBC với lang quân, cùng quê quán. Rồi Thầy Chương động viên theo học Trường VBTĐ. Nghe nói Thầy Cô hiên tại đang cư  ngụ tại SG.
      Cô Nam người Hưế, vóc dáng  cao ráo, trắng trẻo. Cô có nét đẹp quý phái. Cô là GS dạy môn PV. Cô dạy dễ hiểu tân tâm. Sau cô nghỉ dạy và theo lang quân là Thầy Dương cũng cùng quê hương vùng Thừa Thiên. Hối trước Thầy cô có mở Trướng Tư Thục Nguyễn Trướng Tộ.tại thành phố PR trong mấy năm. Sau Thầy Dương hoạt động chính trị. Thầy ủng hộ Thủ Tướng NĐD. Thầy theo Th Tá Thái Quang Hoàng đứa Tiểu đoàn mình chỉ huy, lên Chiến Khu Đông chống lại lịnh của Tr Tướng Nguyễn Văn Hinh, lúc đó là TTM Trưởng QĐQG ỏ MNVN. Sau khi cướp kho bạc vá kho gạo PR  Th Tá TĐT dẫn đơn vị thoát ly lên chiến khu nằm trong núi rừng sâu thẳm thuộc tỉnh NT. Sau khi TTNĐD lật ngược thế cờ lên cầm quyền và trở thành Tổng Tống của MNVN,  truy thăng cấp bực trong vòng có mấy năm Th Q Hoàng lên Tr Tướng Tư Lịnh Quân Khu Thủ Đô.
  Vào thời kỳ  ấy, Thầy Dương được cử làm Phó TTrưởng tỉnh BT rồi Quận Trưởng Q Hàm Thuận thuộc Tỉnh này sau đó. Lúc bầy giờ cô Nam sống cùng chồng ở PT. ( Thủ Phủ của Q H Thuận vào thời điểm đó, tọa lạc gần Bịnh Viện PT, tỉnh BT, đối diện với Sân Vận Động thành phố PT và sát trường Trung Học Tư Thục Bạch Vân).
  Ngoài ra lúc bấy giờ có Thầy Trụ gốc Bắc dạy PV tại THDT. Thầy này phụ trách Văn Nghệ của trường lúc bấy giờ. Vào thời điểm đó có các thầy dạy Thể Dục Thể Thao cho HSDT. Trong Học Bạ có ghi môn học này. Vào thời kỳ ấy các HS phải thức dậy sớm ra Sân Vận Động ( lúc ấy là Bến Xe PR, nằm gần Trường TH Bán Công Nguyễn Công Trứ, để tập thể dục. Thầy Lang, Trưởng Ty Thanh Niên NT và Thầy Hùng phụ trách môn này. Thầy Lang, người Nam, đô con, hay cởi chiếc vespa đi dạy thể dục cho HSDT.
Thầy Hùng, người Bắc. Hai thầy dạy TDTT rất tận tâm “ Cường thân kiện thể” mà lị!
Ông bá ta cũng từng ca tụng:  
         “ Một linh hồn minh mẫn trong một thân thể tráng kiện.”
Ngoài ra, phải kể các Thầy dạy chữ Nho cho HS.như Thầy Phiên, Thầy Nguyễn Văn Anh nhà ở đường Hùng Vương PR. Sau này có thêm các Thầy trè như Thầy Điền dạy AV. Thầy Võ Hinh, quê Nha Trang dạy Việt Văn. Một số Thầy Cô tốt nghiệp Trường QGSPSG về dạy THDT lúc đó Minh đang học lớp Đệ Tứ là lớp cao nhất Trường THDT vì nhà trường vào năm ấy, chưa có các lớp Đệ Nhị Cấp như sau này. Các GS như Cô Phan Thị Lệ Hoa ( GS Việt Văn dạy tận tình, dễ hiểu và rất yêu nghể cầm phấn đứng bảng.).Các Thầy Phan Văn Thanh, Thầy Khánh, Thầy Lâm ( em Thầy HT)...Về sau nhà trường có biết bao nhiêu Thầy Cô trẻ về dạy THDT. Nhiều Thầy Cô tốt nghiệp ĐHSP hay có văn bằng Cử Nhân chuyển đến giảng dạy HS các cấp. Bộ môn nào cũng có một số GS nổi danh dạy tận tâm, dạy dễ hiểu, dạy hay. Họ được HS mến mộ yêu thương và kính trọng vô củng.  Không thể kể tên hết các vị GS ấy trong khuôn khổ bài hồi ký ngắn ngủi này. Tác giá chỉ nói về một số GS đã giảng dạy lớp mình học trước kia hay được nghe các bạn ĐMDT ca tụng các vị “ Sư Phụ /Sư Mẫu” của ngôi trường thân yêu nơi quê hương nắng gió PRNT, trong những năm Minh còn mài đũng quần trên ghế nhà trường.
  Có thể nói không ngoa kể từ niên khóa 1953-54 cho đến năm 1975. trong suốt thời gian hơn hai mươi năm ấy, Trường THDT đã đào tạo không biết bao nhiêu nhân tài cho quê hương đất nước. Biết bao BS, Nha Sĩ, DS, KS, GS, SQ/QLVNCH, SQCSQG, Đốc Sự HC phục vụ cho quốc gia dân tộc VN. Bao nhiêu thanh niên đã lên đường làm tròn nghĩa vụ quân sự của người trai trong thời loạn. Biết bao chiến sĩ vốn là cựu HS  hay GSDT đã hy sinh, bỏ minh ngoài trận mạc trong khi cầm súng chiến đấu chống kẻ thù xăm lăng trong cuộc chiến vừa qua, để bảo vệ quệ hương đất nước.  Hay trải qua bao gian khổ, tù đày sau đổi đời đầy bi thảm tang thương.
                                                 ooo
   Lúc bấy giờ, lòng ông Minh bỗng dâng lên một cảm giác bùi ngùi, bâng khuâng, xao xuyền. Chàng nhìn lần cuối cùng ngôi trướng thân yêu mà mình đã từng theo học và về dạy lại sau này. Rồi chàng quay mặt đi. Chàng lẩm nhẩm khi nhớ đến những vị Thầy Cô khả kính đã có công lao truyền đạt những kiến thức cơ bản cho mình để chuẩn bị vào đời.
 Một số Thầy Cô đã ra đi vĩnh vễin. Một số vắng bóng. Không rõ hiện giờ các Thầy xưa có còn khỏe mạnh không? Chàng bất giác nhủ thầm, như nói với chính mình vậy:
       - Chúng em luôn luôn ghi nhớ công ơn to lớn của quý Thầy Cô THDT. Những bậc
Sư Phụ/ Sư Mẫu khả kính.
   Chàng như rưng rưng dòng lệ khi ngâm khe khẻ:
                    “ Ta về thăm lại trường xưa
                       Thầy cô, bạn cũ bây giờ nơi đâu?
                       Tang thương nước chảy qua cầu
                        Bao nhiêu hoài niệm dạt dào trong tim”
                   
                                  THANH ĐÀO                  
  
Về Đầu Trang
Trình bày bài viết theo thời gian:   
Gửi bài mới   Trả lời chủ đề này    TRUNG HỌC DUY TÂN - PHAN RANG -> Truyện Ngắn, Bút Ký, Tạp Ghi... Thời gian được tính theo giờ GMT - 4 giờ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 
Chuyển đến 
Bạn không có quyền gửi bài viết
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Bạn không có quyền sửa chữa bài viết của bạn
Bạn không có quyền xóa bài viết của bạn
Bạn không có quyền tham gia bầu chọn

    
Powered by phpBB © 2001, 2005 phpBB Group
Diễn Đàn Trung Học Duy Tân